Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tiết 23: Phòng cháy khi ở nhà - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Thúy Quỳnh

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tiết 23: Phòng cháy khi ở nhà - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Thúy Quỳnh

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài:

- Cho HS quan sát tranh có hình ảnh cháy và hỏi: Chuyện gì đang xảy ra?

=> Giới thiệu bài: Để biết được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đung nấu ở nhà, cũng như cách xử lí khi xảy ra cháy như thể nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài: Phòng cháy khi ở nhà.

- Gọi HS nhắc tên bài

* Hoạt động 1: Một số vật khi cháy và lí do để chúng xa lửa

- Yêu cầu HS quan sát tranh hình 1và trả lời câu hỏi:

+ Chỉ những gì dễ cháy trong hình 1?

+ Em hãy kể thêm những vật dễ gây cháy mà em biết?

- Yêu cầu HS quan sát hình 1 và hình 2, so sánh:

+ Bếp ở hình 1 hay bếp ở hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy? Vì sao?

- GV chốt: Vậy là bếp 2 an toàn, còn bếp 1 không an toàn vì có các những vật dễ cháy đặt gần lửa.

 

doc 3 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 902Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tiết 23: Phòng cháy khi ở nhà - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Thúy Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Môn: Tự nhiên xã hội Tiết: 23
Bài: PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ
I. Mục tiêu:
- Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
- Biết cách xử lí khi xảy ra cháy.
- Nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra.
- GDTKNL:Khi dùng những đồ bằng điện, bằng gas nên tắt khi không sử dụng. 
- GDKNS: GD học sinh biết sắp xếp ngăn nắp các vật dễ cháy. Đồng thờigiáo dục cho các em biết cách thoát hiểm khi gặp cháy.
- Lồng ghép QP và AN:Lấy ví dụ để chứng minh cho học sinh thấy hậu quả của những vụ cháy (nhà, kho, rừng)
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK, phiếu thảo luận
- Máy chiếu
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi:
+ Ông, bà nội sinh ra những ai?
+ Ông, bà ngoại sinh ra những ai?
+ Vì sao chúng ta phải yêu quý những người họ hàng của mình?
- GV nhận xét, tuyên dương
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
- Cho HS quan sát tranh có hình ảnh cháy và hỏi: Chuyện gì đang xảy ra?
=> Giới thiệu bài: Để biết được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đung nấu ở nhà, cũng như cách xử lí khi xảy ra cháy như thể nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài: Phòng cháy khi ở nhà.
- Gọi HS nhắc tên bài
* Hoạt động 1: Một số vật khi cháy và lí do để chúng xa lửa
- Yêu cầu HS quan sát tranh hình 1và trả lời câu hỏi: 
+ Chỉ những gì dễ cháy trong hình 1? 
+ Em hãy kể thêm những vật dễ gây cháy mà em biết? 
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 và hình 2, so sánh:
+ Bếp ở hình 1 hay bếp ở hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy? Vì sao?
- GV chốt: Vậy là bếp 2 an toàn, còn bếp 1 không an toàn vì có các những vật dễ cháy đặt gần lửa.
- GV hỏi: Khi để các vật dễ cháy gần lửa thì điều gì có thể xảy ra?
Hoạt động 2:Thiệt hại do cháy và cách đề phòng cháy khi ở nhà.
- GV cùng HS xem một số hình ảnh (mẩu tin) về việc cháy, nổ
- GV hỏi: 
+ Từ hình ảnh trên,các vụ cháy gây ra những hậu quả gì?
Lồng ghép QP-AN: Cháy làm chết và bị thương nhiều người. Cháy còn làm mất mát tài sản và gây ô nhiễm môi trường....
- GV hỏi: Vậy nguyên nhân cháy do đâu?
+ Ở gia đình em có sử dụng các loại bếp nào?
- Cho HS xem tranh về các loại bếp và hỏi: Khi dùng xong các loại bếp này, chúng ta cần phải làm gì?
GDTKNL: Khi dùng các đồ điện nên ngắt điện khi không sử dụng, tắt bếp và đóng gas khi không đun nấu.
Hoạt động 3:Cách xử lí khi xảy ra cháy
- Mời 2 học sinh đọc 2 tình huống
- Cho HS thảo luận nhóm đôi trong vòng 2 phút để xử lí tình huống
+ Mỗi nhóm được GV phát cho 1 tình huống
- GV mời đại diện 2 nhóm lần lượt giải quyết 2 tình huống, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến
- GV nhận xét, tuyên dương 
=>GDKNS: Giáo dục HS biết sắp xếp ngăn nắp các vật dễ cháy xa với lửa. Biết chạy nhanh và hô to khi gặp cháy, biết gọi cứu hỏa 114. 
* Cho HS xem video về kĩ năng thoát hiểm khi gặp cháy.
- GV hỏi: Để phòng cháy khi ở nhà thì cách tốt nhất là làm gì?
- GV rút ra bài học và yêu cầu HS đọc
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV hỏi:
+ Cách tốt nhất để phòng cháy là gì?
+ Phòng cháy là trách nhiệm của ai?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị bài mới: Một số hoạt động ở trường
- HS trả lời
+ Ông bà nội sinh ra bố (ba) và các anh, chị em của bố (ba).
+ Ông bà ngoại sinh ra mẹ và các anh, chị em của mẹ.
+ Vì ông bà nội, ngoại và các cô dì, chú bác cùng các con của họ là những người họ hàng ruột thịt của chúng ta.
- HS tuyên dương
- HS quan sát tranh và trả lời: Có một đám cháy đang xảy ra trong nhà.
- HS lắng nghe
- HS nhắc tên bài
- HS quan sát và trả lời
+Những vật dễ cháy trong hình 1: dầu hỏa, que diêm, củi khô, thùng cót, đèn dầu
+ Gas, xăng, xốp, rơm rạ...
- HS quan sát và trả lời
+ Bếp 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy, vì các vật dễ gây cháy được xếp gọn gàng ngăn nắp, xa với bếp lửa. Còn bếp 1 không an toàn vì để các vật dễ bắt lửa lửa khi đang nấu.
- HS lắng nghe
- HS trả lời: Xảy ra cháy...
- HS đọc 
- HS xem hình ảnh
- HS trả lời: Hậu quả cháy gây ra là: chết người, làm con người bị bỏng, thiệt hại tài sản,....
- HS nghe
- HS trả lời: Do con người bất cẩn để vật dễ cháy gần lửa, không tắt bếp khi không sử dụng, đặc biệt do con người chủ quan.
+ HS trả lời: bếp củi,bếp điện, bếp gas,...
- HS xem và trả lời: Tắt bếp khi không dùng
- HS nghe
- 2 HS đọc
- HS thảo luận nhóm đôi, giải quyết tình huống của mình được nhận.
- Đại diện nhóm nêu cách giải quyết, các nhóm có cùng tình huống nhận xét, bổ sung
- HS tuyên dương
- HS nghe
- HS xem video
- HS trả lời: không để các vật dễ cháy gần bếp, khi nấu phải coi cẩn thận và tắt bếp khi không sử dụng
- HS đọc
- GV trả lời
+ Để các thứ dễ cháy xa bếp, tắt khi không sử dụng
+ Trách nhiệm của mọi người
- HS nghe và thực hiện
Ngày dạy: 14/11/2018
Người dạy
Nguyễn Thị Thúy Quỳnh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_tiet_23_phong_chay_khi_o_nha_n.doc