Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tiết 40: Thực vật

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tiết 40: Thực vật

I. Mục tiêu:

- Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả.

- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật. Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, lá, hoa, quả của một số cây

• KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh tìm đặc điểm giống và khác nhau của các loại cây; Kĩ năng hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Gdhs: Yêu thích thiên nhiên biết trồng và chăm sóc cây để thiên nhiên thêm tươi đẹp, môi trường thêm trong sạch.

* BĐKH: HS biết ngoài việc mang lại những lợi ích vật chất, trong quá trình quang hợp cây nhả khí ôxi và hấp thụ khí cac-bo-nic làm giảm thiểu khí nhà kính, góp phần ứng phó với BĐKH.

II. Phương tiện dạy học:

-GV: Hình trong SGK trang 76, 77

-HS: Vở, bút

 

docx 3 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 357Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tiết 40: Thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40
Tự nhiên và Xã hội
Thực vật
(KNS + BĐKH-Bộ phận)
I. Mục tiêu: 
- Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật. Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, lá, hoa, quả của một số cây 
KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh tìm đặc điểm giống và khác nhau của các loại cây; Kĩ năng hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. 
Gdhs: Yêu thích thiên nhiên biết trồng và chăm sóc cây để thiên nhiên thêm tươi đẹp, môi trường thêm trong sạch.
* BĐKH: HS biết ngoài việc mang lại những lợi ích vật chất, trong quá trình quang hợp cây nhả khí ôxi và hấp thụ khí cac-bo-nic làm giảm thiểu khí nhà kính, góp phần ứng phó với BĐKH.
II. Phương tiện dạy học:
-GV: Hình trong SGK trang 76, 77
-HS: Vở, bút
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định : 
2. Bài cũ : Ôn tập: Xã hội
- Gọi 2HS làm bài
 Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho phù hợp: (chất thải, ô nhiễm, mầm bệnh)
 a.Phân và nước tiêu làcủa quá trình tiêu hóa và bìa tiết.
 b.Phân và nước tiểu có mùi hôi thối, chứa nhiềuvà gâymôi trường xung quanh.
-GV nhận xét
3. Bài mới : 
- Hát.
- 2HS làm bài
Khám phá : 
- Cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV giới thiệu chương Tự nhiên
-HS quan sát và trả lời
- Cho HS nêu tên các loại cây mà em biết.
- GV chốt : Những loại cây các em nêu có đặc điểm gì giống và khác nhau thì cô và các em cùng tìm hiểu thêm qua bài “Thực vật”
- HS quan sát và nêu tên từng loại cây.
b. Kết nối : 
*Hoạt động 1: Điểm giống và khác nhau của cây cối xung quanh 
KTDH: Quan sát, thảo luận
Mục tiêu: Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh; Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên
- Yêu cầu HS quan sát một số cây ở trường, ở nhà và trả lời vào phiếu bài tập.
 + Mô tả hình dạng, độ lớn của các cây?
-GV nhận xét
- Yêu cầu HS quan sát tranh
+ Nêu tên các loại cây có trong hình và cho biết kích thước độ lớn của các cây. Hình dạng lá của cây? 
+ Kể tên các bộ phận thường có của một cây.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trong 3 phút, ghi kết quả.
- Trình bày, nhận xét, tuyên dương.
* Kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây có rễ, thân, lá, hoa, quả. 
-HS nêu; cây ổi, cây bàng, 
 -HS nêu
-HS quan sát tranh
1/ cây khế.
2/ cây vạn tuế, cây trắc bách diệp.
3/ cây kơ- nia, cây cau.
4/ cây lúa ở ruộng bậc thang, cây tre.
5/ cây hoa hồng.
6/ cây bông sen.
- Mỗi cây có rễ, thân, lá, hoa, quả.
- HS nêu bài học trong SGK.
c. Thực hành : 
* Hoạt động 2: Vẽ tranh 
KTDH: Làm việc cá nhân
Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một số cây
- Y/c HS vẽ và tô màu 1 cây mà em đã quan sát trong 4 phút.
- Yêu cầu các tổ chọn 3 bức tranh đẹp nhất để dán lên bảng.
- Nhận xét, bình chọn, tuyên dương.
 + Theo em, cây cối mang lại cho chúng ta những lợi ích gì?
 +Vậy ngoài việc mang lại những ích lợi về vật chất, cây cối còn mang lại ích lợi gì cho môi trường?
-GV:Thực vật có vai trò rất quan trọng. Chúng cung cấp thức ăn cho người và động vật, dùng làm thuốc, cho bóng mát, cho gỗ, làm cảnh, cung cấp ôxi dùng cho hô hấp
* BĐKH: Chúng ta cần phải trồng nhiều cây xanh làm giảm thiểu khí nhà kính góp phần ứng phó với BĐKH.
- Hs tự vẽ
- Các tổ dán tranh và lên bảng giới thiệu, chỉ tên các bộ phận của cây. 
- Nhận xét, bình chọn
 + Đem lại bóng mát, cho hoa, cho quả, cho gỗ .
 +Làm cho không khí trong lành.
-HS lắng nghe
d. Vận dụng : 
- Hỏi tựa
-Thực vật
+ Qua bài học, em thấy trồng cây có ích lợi gì? 
+ Vậy các em phải làm gì đối với cây trồng?
- Đem lại bóng mát, cho hoa, cho quả, cho không khí trong lành
- Chăm sóc và không phá cây
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Thân cây.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe, chuẩn bị

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_tiet_40_thuc_vat.docx