I- Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nêu được các thế hệ trong 1 gia đình.
- Có kỹ năng phân biệt các thế hệ trong một gia đình.
- Giới thiệu được các thế hệ trong gia đình của mình.
*GDBVMT- mức độ liên hệ: Giúp HS biết về các mối quan hệ trong một gia đình. Gia đình là một bộ phận của xã hội. Có ý thức nhắc nhở nhau giữ vệ sinh môi trường.
II- Đồ dùng dạy học:
GV: Giấy khổ to, bút, bảng phụ.ảnh gia đình 2,3 thế hệ.
HS: Mõi HS mang 1ảnh chụp gia đình mình.
Tuần 10. Ngày dạy: / / Bài 19: Các thế hệ trong một gia đình. I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nêu được các thế hệ trong 1 gia đình. - Có kỹ năng phân biệt các thế hệ trong một gia đình. - Giới thiệu được các thế hệ trong gia đình của mình. *GDBVMT- mức độ liên hệ: Giúp HS biết về các mối quan hệ trong một gia đình. Gia đình là một bộ phận của xã hội. Có ý thức nhắc nhở nhau giữ vệ sinh môi trường. II- Đồ dùng dạy học: GV: Giấy khổ to, bút, bảng phụ.ảnh gia đình 2,3 thế hệ. HS: Mõi HS mang 1ảnh chụp gia đình mình. III- Hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1- Tổ chức: 2- Kiểm tra:Sự chuẩn bị của học sinh. 3- Bài mới: HĐ1: Tìm hiểu về gia đình. a. Mục tiêu: kể được những ngưòi nhiều tuổi nhất ,ít tuổi nhất trong gia đình. b.Cách tiến hành: - Bước 1: - Kể tên những người trong gia đình em? Ai là người nhiều tuổi nhât? Ai là người ít tuổi nhất? KL: Những người ở các lứa tuổi khác nhau đó, được gọi là các thế hệ trong 1 gia đình. - Bước 2: - Chia lớp, phát ảnh gia đình cho các nhóm. - Yêu cầu thảo luận: + ảnh vẽ nhữnh ai? Ai nhiều tuổi nhất, Ai ít tuổi nhất ? + Gia đình trong ảnh có mấy thế hệ ? mỗi thế hệ có bao nhiêu người? HĐ2:Gia đình các thế hệ. a.Mục tiêu: Phân biệt được gia đình 2 thế hệ, gia đình 3 thế hệ. b. Cách tiến hành: - Bước 1: Thảo luận theo cặp đôi - Yêu cầu :QS tranh trang 38,39 thảo luận theo câu hỏi: +Thanh nói về gia đình ai? Gia đình đó có bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ? - Bước 2: hoạt động cả lớp. Theo em trong mỗi gia đình có bao nhiêu thế hệ? *KL mỗi gia đình có nhiều thế hệ cùng sinh sống. HĐ3: Giới thiệu gia đình mình. * Mục tiêu:GT cho các bạn trong lớp về các thế hệ trong gia đình mình. * Cách tiến hành: Giới thiệu các thành viên trong gia đình mình? 4- Hoạt động nối tiếp: * Củng cố: - Thế nào là gia đình nhiều thế hệ? (*) Chúng ta phải biết về các mối quan hệ trong một gia đình. Gia đình là một bộ phận của xã hội. Ta luôn có ý thức nhắc nhở nhau giữ gìn môi trường sạch đẹp. * Dặn dò: VN tìm hiểu về họ hàng nội ngoại nhà mình. Hoạt động cả lớp. - HS kể. - Lớp theo dõi, bổ xung, nhận xét. Thảo luận nhóm. - Thảo luận ghi kết quả ra giấy . - Đại diện báo cáo kết quả. - Các nhóm khác theo dõi , bổ xung. - Trang 38: Nói về gia đình bạn Minh.Gia đình Minh có 6 người, có 3 thế hệ. - Trang 39 nói về gia đình bạn Lan, có 4 người, có 2 thế hệ. - HS nêu - Vài h/s nêu. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Vài em nhắc lại - HS giới thiệu các thành viên trong gia đình mình. - Vài h/s nêu: - Gia đình có nhiều người cùng sinh sống cùng một nhà. _HS nghe Ngày dạy : / / Bài 20: Họ nội, họ ngoại. I Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội, ngoại và biết cách xưng hô đúng. - Biết giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình. II- Đồ dùng dạy học: GV: Giấy khổ to, bút, bảng phụ HS: Mỗi HS mang 1 ảnh chụp gia đình mình. III- Hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1- Tổ chức: 2- Kiểm tra:Sự chuẩn bị của học sinh. 3- Bài mới: Khởi động: Kể tên những người họ hàng mà em biết? HĐ1: Tìm hiểu hộ nội, họ ngoại. a.Mục tiêu Giải thích được những người thuộc họ nội, họ ngoại. b.Cách tiến hành: Bước 1: - Chia lớp thành 3 nhóm - Yêu cầu thảo luận: QS hình trang 40 và thảo luận các câu hỏi: - Hương đã cho xem ảnh của những ai? - Quang đã cho xem ảnh của những ai? - Ông ngoại của Hương sinh ra ai? - Ông nội của Quang sinh ra ai? *KL:Ông ngoại là người sinh ra mẹ, ông nội là người sinh ra bố. Bước 2:Kể tên họ nội , hộ ngoại. - Họ nội có những ai? - Họ ngoại có những ai? - Theo em nhà bạn Quang và bạn Hồng có họ với nhau như thế nào? KL: Ông bà sinh ra bố và các anh em của bố là hộ nội. Ông bà sinh ra mẹ và các anh em bên mẹ là họ ngoại. HĐ2:Kể về họ nội và họ ngoại nhà mình: a. Mục tiêu: Biết giới thiệu về họ nội và họ ngoại nhà mình b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - Hướng dẫn các nhóm thực hiện: Bước 2: Hoạt động cả lớp. *Kết luận: Mỗi người, ngoài bố mẹ và anh chị em ruột của mình ra còn có những người họ hàng nội ngoại thân thích của mình. HĐ3: Thái độ tình cảm với họ nội, họ ngoại. a. Mục tiêu: Biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình b. Cách tiến hành - Đóng vai theo các tình huống sau: +Em hoặc anh của bố đến chơi nhà khi bố mẹ đi vắng. + Em hoặc anh của mẹ ở quê ra chơi khi bố mẹ đi vắng. +Họ hàng bên nội hoặc bên ngoại có người bị ốm em cùng mẹ đến thăm. * Kết luận: Ông bà nội noại và các cô dì, chú bác là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý và quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình 4. Hoạt động nối tiếp: * Củng cố: - Em cần có thái độ tình cảm như thế nào đối với những người trong gia đình? - Tại sao chúng ta phải yêu quý những người họ hàng của nhà mình. * Dặn dò: Về nhà phải biết cách sưng hô cho đúng và thân thiện với những người họ hàng ruột thịt của mình - Lớp hát - HS kể. - Lớp theo dõi, lắng nghe. Thảo luận nhóm - Thảo luận ghi kết quả ra giấy . - Đại diện báo cáo kết quả. - Các nhóm khác theo dõi , bổ xung. - Hương cho xem ảnh chụp ông bà ngoại với mẹ và bác ruột của Hương và Hồng - Quang cho xem ảnh ông bà nội chụp cùng với bố và cô ruột Quang và thuỷ. - Ông ngoại của Hương sinh ra mẹ Hương. - Ông nội của Quang sinh ra bố Quang - Ông bà nội, chú, bác, cô - Ông bà ngoại , cậu gì - Bố bạn Quang là anh trai mẹ bạn Hồng Làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng hướng dẫn các bạn dán ảnh của gia đình mình vào tờ giấy to. -Từng nhóm treo ảnh của nhóm mình lên tường. - Từng bạn lên chỉ vào ảnh giới thiệu về gia đình mình - Vài bạn lên nói về cách sưng hô với anh, chị em của bố và anh chị em của mẹ theo địa phương mình. Đóng vai - Các nhóm nhân các tình huống rồi lên đóng vai theo tình huống đó. - Nhóm khác nhận xét. - Bổ sung cho bạn xem bạn nói ( sưng hô) như vậy với anh em họ hàng đã được chưa. - Vài em nhắc lại kết luận. - Vài em nêu câu trả lời. - Lớp nhận xét. - Vài em nhắc lại Tuần 11 Ngày dạy: / / Bài 21, 22: Thực hành phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng. I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng. - Phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể, ví dụ: 2 bạn Quang và Hương (anh em họ), Quang và mẹ hương (cháu và cô ruột) II- Đồ dùng dạy học: 1- GV: Giấy khổ to, bút, bảng phụ 2- HS:Mõi HS mang 1ảnh chụp gia đình , họ hàng mình. III- Hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *Tiết 1: 1- Tổ chức: 2- Kiểm tra:Sự chuẩn bị của học sinh. 3- Bài mới: HĐ1: Phân tích và vẽ sơ đồ họ hàng. a.Mục tiêu:Nhận biết mói quan hệ họ hàng qua tranh. b.Cách tiến hành: Bước 1: Thảo luận nhóm - Trong hình vẽ 1 có những ai? gia đình đó có mấy thế hệ? - Ông bà Quang có bao nhiêu người con, đó là những ai? - Ai là con rể của ông bà? - Ai là con dâu của ông bà? - Ai là cháu ngoại của ông bà, cháu nội của ông bà? KL: Đây là bức vẽ gia đình 3 thế hệ , đó là ông bà, bố mệ và các con. Bước 2:Hoạt động cả lớp. HD học sinh vẽ sơ đồ gia đình. - Gia đình có mầy thế hệ? - Thế hệ thứ nhất gồm những ai? - Ông bà sinh được ai? Ông bà có mấy con rể, côn dâu? là những ai? - Con ông bà sinh được mấy người con? HĐ2:Xưng hô đói xử vói họ hàng. * Mục tiêu: biết cách ứng xử, xưng hô vơi những người trong họ hàng. Cách tiến hành: Bước 1: - Yêu cầu : thảo luận theo câu hỏi: - Mẹ Hương thuộc họ nội hay họ ngoại của Quang? - Bố Quang thuộc họ nội hay họ ngoại củaHương? Bước 2: Anh em Quang và chị em Hương có nghĩa vụ gì về những người trong họ hàng mình? 4-Hoạt động nối tiếp: * Củng cố: - Những người trong gia đình cần có tình cảm như thế nào với nhau? * Dặn dò: - VN thực hành lễ phép với những người họ hàng nhà mình - HS kể. - Lớp theo dõi, bổ xung, nhận xét. - Ông bà Quang có 2 người con. - Bố bạn Hương. - Mẹ bạn Quang. - Hương và em Hương. - Quang và em Quang. - HS thực hành vẽ sơ đồ theo sự hướng dẫn của cô giáo. Bố- mẹ Quang và Thuỷ Bố- mẹ Hương và Hồng Ông – bà Q T H H Thảo luận theo cặp đôi - Thảo luận ghi kết quả ra giấy . - Đại diện báo cáo kết quả. - Các nhóm khác theo dõi , bổ xung. - Mẹ Hương thuộc họ nội bạn Quang. - Bố Quang thuộc họ ngoại của bạn Hương. Hoạt động cả lớp. - Vài em nêu. - Lớp nhận xét bổ sung. Anh em Quang và chị em Hương phải yêu thương, quý trọng và lễ phép với những người họ hàng nhà mình. - Vài em nêu *Tiết 2: 1- Tổ chức: 2- Kiểm tra:Sự chuẩn bị của học sinh. 3- Bài mới: HĐ1:Khởi động: a.Muc tiêu:Củng cố lại kiến thức về họ hàng cho học sinh. b. Cách tiến hành - Kể tên những ngưỡi trong gia đình em? - Họ nội em có những ai? - Họ ngoại có những ai? HĐ2: Trò chơi : xếp hình gia đình và liên hệ bản thân. a.Mục tiêu:Củng cổ những hiểu biết của học sinh về mối quan hệ họ hàng. b. Cách tiến hành Bước 1: Trò chơi : xếp hình gia đình. - Phổ biến cách chơi: phát miếng ghép những thành viên trong gia đình. - Chơi trò chơi. Bước 2: Liên hệ bản thân: - Liên hệ bản thân gia đình mình đang sống? 4- Hoạt động nối tiếp * Củng cố, dặn dò - Những ai là họ hàng bên nội ? Những ai là họ hàng bên ngoại? - Những người trong gia đình cần có tình cảm như thế nào với nhau? - Về nhà ôn bài - HS kể tên những người trong gia đình nhà mình. - HS kể. - HS kể. - Chơi trò chơi: vẽ sơ đồ và giải thích mõi quan hệ họ hàng . - Liên hệ bản thân. - HS nêu vài em nhắc lại Tuần 12. Ngày dạy : / / Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà. I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. - Biết cách xử lí khi xảy ra cháy. - Nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra. II- Đồ dùng dạy học: 1- GV: Các hìnhtrang 44,45 SGK, sưu tầm trên báo về những vụ hoạ hoạn . 2- HS: Liệt kê những vật dễ cháy cùng với nơi cất chúng. III- Hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1- Tổ chức: 2- Kiểm tra:Sự chuẩn bị của học sinh. - Nhận xét 3- Bài mới: Hoạt động 1 Làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra. a.Mục tiêu: xác định được 1 số vật dễ cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gàn lửa. b.Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - Yêu cầu HS làm việc theo c ... ệ sinh, biết một vài biệp pháp xử lý phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh. Có ý thức giữ vệ sinh MT II. Đồ dùng dạy học: Các hình trang 70, 71; sưu tầm tranh ảnh III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1.Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ -GV nêu câu hỏi :.. -GV nhận xét 3. Bài mới *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm -GV nêu MT. -Tiến hành: -Bước1: Gv chia nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát hình: 1,2 t68 và trả lời theo gợi ý. -Bước2 : Đại diện các nhóm báo cáo -Gv nêu thêm những hiện tượng về sự ô nhiễm của rác thải ở những nơi công cộng và tác hại đối với sức khoẻ con người. -Kết luận: Trong các loại rác, .. *Hoạt động 2: Làm viẹc theo cặp GV nêu MT -Tiến hành: -Bước1: Từng cặp hs quan sát các hình trong SGK và tranh ảnh sưu tầm được đồng thời trả lời theo gợi ý. -Bước2: Mời đại diên các nhóm báo cáo -Gv nhận xét, bổ sung và liên hệ đến môi trường nơi các em đang sống. -Gv đưa bảng phụ để điền những câu trả lời của hs và căn cứ vào phần trả lời, gv giới thiệu những cách xử lí rác hợp vệ sinh Tên phường/ quận Chôn Đốt Ủ Tái chế -Kết luận: Rác thải được xử lí theo 4 cách: chôn, đốt, ủ (để bón ruộng ), tái chế. *Hoạt động 3: Đóng vai -Mục tiêu: Có ý thức trong việc xử lí rác. -Tiến hành: -Bước1:Gv nêu tình huống: -Các bạn ở tổ 1 đang dọn vệ sinh, 1 bạn hốt rác đổ vào 1 góc tường -Bước 2: Các nhóm tự phân vai, hoàn chỉnh lời thoại , đóng vai. -Bước3: Các nhóm trình bày. -Gv nhận xét, tuyên dương các nhóm xử lí tình huống đúng nhất . 4.Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học -Dặn dò HS về nhà -Hát -HS trả lời -HS nghe - Các nhóm thảo luận. -Đai diện các nhóm trình bày. -HS nghe -Hs lắng nghe. -HS nghe -Làm việc theo y/c -Đại diện các nhóm báo cáo. -HS nghe -HS nghe -HS nghe -Các nhóm thảo luận, phân vai và đóng vai -Một số nhóm trình bày. -Lớp nhận xét. -2 hs đọc lại mục Bạn cần biết Tuần 19. Ngày day: / / Bài 37 : Vệ sinh môi trường (tiếp theo). I- Mục tiêu: - Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Thực hiện đại tiểu tiện dúng nơi quy định. II Đồ dùng GV : Hình vẽ SGK trang 70,71 HS : SGK III Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. Tổ chức Kiểm tra - Rác thải có hại nh thế nào đối với sức khoẻ con ngời? - Nhận xét, chốt ý đúng Bài mới: Hoạt động 1: Mục tiêu: Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người. a. Cách tiến hành: Bước 1: - Chia nhóm. - Yêu cầu: QS hình trang 70,71 trả lời câu hỏi. Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi? Cần phải làmgì để tránh những hiện tượng trên? Bước2: Làm việc cả lớp: KL: Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiểu tiện đúng nơi quy định, không đẻ vật nuôi (chó, mèo...)phóng uế bừa bãi. Hoạt động 2: Mục tiêu:Biết được các loại nhà tiêu và cách sử lý hợp vệ sinh Cách tiến hành: Bước 1: - Chia nhóm. - Giao việc: + QS hình trang 71 trả lời câu hỏi: + Chỉ và nêu từng loại nhà tiêu trong hình? + ở địa phương em thường dùng loại nhà tiêu nào? + Đối với vật nuôi cần làm gì để phân vật nuôi không bi ô nhiễm môi trường? Bớc 2: Trình bày trước lớp KL: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lý phân người và động vật hợp lý góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước. Hoạt động nối tiếp: * Củng cố: - Nêu tác hại của việc con người và gia súc phóng úê bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người? *Dặn dò: Nhắc nhở h/s công việc về nhà - Hát. Vài em nêu: Rác thải gây ô nhiễm môi trường, là nơi tập trung nhiều các con vật truyền bệnh cho con người * Quan sát tranh: - Lớp chia làm 3 nhóm - Đọc nội dung công việc của nhóm mình: - Các nhóm thực hiện: - Đại diện báo cáo KQ. +Người và gia súc phóng uế bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. +Chúng ta phải đi đại tiểu tiện đúng nơi quy định, không để các con vật nuôi( chó, mèo...)phóng uế bừa bãi. * Thảo luận nhóm. - Các nhóm nhận công việc của nhóm mình. - Quan sát tranh và thảo luận các câu hỏi: - Nhà tiêu tự hoại. - Nhà tiêu hai ngăn. - Địa phương mình dùng nhà tiêu tự hoại là chính còn nhà tiêu hai ngăn còn lại rất ít. - Các con vật nuôi cần nhốt cho chúng đi vệ sinh đúng nơi quy định + Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung - Vài em nêu Việc con người và súc vật phóng uế bừa bài gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là không khí, đất và nước. - Thực hành đi vệ sinh đúng nơi quy định Ngày dạy: / / Bài 38 : Vệ sinh môi trường (tiếp theo). I.Mục tiêu: Nêu được tầm quan trọng của việc xử lý nước thải hợp vệ sinh đối với đối với đời sống con người và động vật, thực vật. II- Đồ dùng GV : Hình vẽ SGK trang 72,73. HS : SGK. III- Hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1-Tổ chức 2-Kiểm tra Những hành vi đúng để giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh. 3-Bài mới QS tranh, Hoạt động 1 a. Mục tiêu: Nêu được những hành vi đúng và sai trong việc thải nước bẩn ra m. trường b. Cách tiến hành: Bước 1: Thảo luận nhóm. Chia nhóm. Yêu cầu: QS hình trang 72 trả lời câu hỏi. - Nói và nhận xét những gì bạn thấy trong hình.Theo bạn hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Hành vi trên có xẩy ra ở nơi bạn sống không? Bước2: Làm việc cả lớp: - Trong nước thải có gì gây hại cho con người và các sinh vật khác? KL: Trong nước thải có nhiều chất bẩn, độc hại. Nếu để nước thải chứa xử lý thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông, ngòi làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước. Hoạt động 2 Thảo luận về cách xử lý nước thải hợp vệ sinh. Mục tiêu:Giải thích vì sao cần phải sử lý nước thải. Cách tiến hành: Chia nhóm. Giao việc:QS hình trang 71 trả lời câu hỏi: Chỉ và nêu từng loại nhà tiêu trong hình? KL: Việc xử lý các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung. 4.Hoạt động nối tiếp: * Củng cố: - Tại sao cần sử lý nước thải? * Dặn dò: Nhắc nhở h/s công việc về nhà - Hát. Vài HS. - Lắng nghe. - Thảo luận. - Đại diện báo cáo KQ. - Trong nước thải có nhiều chất bẩn, độc hại. Nếu để nước thải chứa xử lý thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông, ngòi làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước. - Tranh hình 3có hệ thống cống hợp vệ sinh vì nước được xử lý trước khi thải. - Tranh hình 4có hệ thống cống không hợp vệ sinh vì nước không được xử lý trước khi thải. Xử lí nước thải tránh ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước. - VN thực hành giữ vệ sinh môi trường Tuần 20 Ngày day: / / Bài 39 : Ôn tập: Xã hội. I-Mục tiêu: - Kể tên các kiến thức đã học về xã hôị. - Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh. II- Đồ dùng dạy học: -Thầy:Giấy A0. - Trò: Sưu tầm tranh ảnh về chủ đề xã hội. III- Hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò. Tổ chức. Kiểm tra: - Kể tên các bài đã học về chủ đề xã hội? - Nhận xét: Bài mới: Hoạt động1: *Mục tiêu:Hệ thống, củng cố các kiến thức đã học về chủ đề xã hội. *Cách tiến hành: - Bước 1:Chia nhóm. - Bước 2:Giao việc. Dán tranh ảnh sưu tầm được về chủ đề xã hội theo nội dung: hoạt động nông nghiệp, công nghiệp,thương mại, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục. Đại diện lên mô tả nội dung và ý nghĩa bức tranh. -Bước 3: Các nhóm thực hành theo yêu cầu của GV -Nhận xét, bổ xung. Hoạt động 2: *Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học về chủ đề xã hội. *Cách tiến hành: -Bước1:Phổ biến cách chơi trò chơi. Vừa hát vừa truyền tay nhau hộp giấy.Khi bài hát dừng lại hộp giấy dừng ở tay người nào thì người đó phải nhặt 1 câu hỏi trong hộp để trả lời. -Bước 2: HS thực hành: Nhận xét 4.Hoạt động nối tiếp: * Củng cố: - Nhận xét giờ. * Dặn dò: Nhắc nhở h/s công việc về nhà Hát. - Học sinh nêu. - Nhận xét, bổ xung. * Hoạt động nhóm. -Phân công nhóm trưởng. -Lắng nghe. Các nhóm thực hành: +Phân tranh theo chủ đề +Mô tả các bức tranh từng chủ đề. -Nhận xét, bổ xung. * Trò chơi truyền hộp. -Lắng nghe g/v phổ biến luật chơi - Thực hành: +Chơi thử: +Chơi thật (trong khi chơi nếu em nào đến lượt mà không trả lời được thì phải hát 1 bài) - Nhận xét - Theo dõi - Vn ôn tập tốt, giờ sau chuẩn bị một số cây hoặc lá cây Ngaỳ dạy: / / Bài 40. Thực vật I-Mục tiêu: - Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả. -Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật. -Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, lá, hoa, quả của một số cây II- Đồ dùng dạy học: -Thầy: Giấy A4, hình trong sách trang 76,77,các cây ở sân trường - Trò: Bút mầu,hồ dán. III- Hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò. 1.Tổ chức. 2.Kiểm tra: - Kể tên các bài đã học về chủ đề xã hội? - Nhận xét: 3.Bài mới: Hoạt động1: QS theo nhóm ngoài trời. *Mục tiêu:Nêu được những điểm giống và khác nhau của cây cối xung quanh. Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên. *Cách tiến hành: Bước 1:Tổ chức, hướng dẫn. Chia nhóm HD học sinh QS Giao việc - Bước 2: QS theo nhóm ngoài trời. -Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả -Nhận xét, bổ xung. *Kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây cối. chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ,thân , lá, hoa, quả. - QS tranh SGK kể tên các cây có trong sách? - Kể tên 1 số cây khác mà em biết? Hoạt động 2:Làm việc cá nhân *Mục tiêu: Biết vẽ và tô mầu 1 số cây. *Cách tiến hành: -Bước1: Giao việc: vẽ 1 cây mà em quan sát được. -Bước 2: HS thực hành theo yêu cầu của GV -Bước 3:Trưng bày. Nhận xét 4.Hoạt động nối tiếp: * Củng cố: -Nêu đặc điểm giống và khác nhau của cây cối? - Nêu ích lợi của cây cối? * Dặn dò: Nhắc nhở h/s công việc về nhà - VN: học bài. Hát. - Học sinh nêu. - Nhận xét, bổ xung. - Phân công nhóm trưởng. - Lắng nghe. - Các nhóm thực hành theo yêu cầu của GV - Các nhóm báo cáo kết quả -Nhận xét, bổ xung. - Hình 1: Cây khế. - Hình 2: Cây vạn tuế - Hình 3: Cây kơ- nia. - Hình 4: Cây lúa ruộng bậc thang. - Hình 5: Cây hoa hồng - Hình 6: Cây súng. - Kể tên những cây khác mà em biết - Vẽ bất kì cây gì mà mình quan sát được - Thực hành theo yêu cầu Trưng bày. Nhận xét - HS nêu.
Tài liệu đính kèm: