1. Khởi động : ( 1 )
2. Bài cũ: Sự chuyển động của Trái Đất ( 4 )
- Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào ?
- Nhận xét về hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời (cùng hướng và đều ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn từ cực Bắc xuống)
- Nhận xét
3. Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời ( 1 )
Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp (17 )
Mục tiêu: Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời
- Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Phương pháp: thảo luận, giảng giải
Cách tiến hành :
- Giáo viên giảng cho học sinh biết: Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK trang 116 và trả lời với bạn các câu hỏi sau:
+ Quan sát hình 1, em hãy mô tả những gì em thấy trong hệ Mặt Trời ? Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh ?
+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?
+ Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất và hành tinh nào xa Mặt Trời nhất ?
+ Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời?
Kết luận: Trong hệ Mặt Trời có 9 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời.
Hoạt động 2: thảo luận nhóm ( 16 )
Mục tiêu: Biết trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống.
- Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp
Phương pháp: thảo luận, giảng giải
Cách tiến hành :
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, cho học sinh quan sát hình 2 trong SGK thảo luận các câu hỏi sau:
+ Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống ? Nêu ví dụ
+ Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp ?
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp, chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; vứt rác, đổ rác đúng nơi quy định; giữ vệ sinh môi trường xung quanh
Hoạt động 3: củng cố: Thi kể về hành tinh trong hệ Mặt Trời ( 16 )
Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng hiểu biết về một số hành tinh trong hệ Mặt Trời
Phương pháp: thảo luận, giảng giải
Cách tiến hành :
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm và phân công các nhóm sưu tầm tư liệu về một hành tinh nào đó trong 9 hành tinh của hệ Mặt Trời
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Giáo viên khen nhóm kể hay, đúng và nội dung phong phú
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4. Nhận xét – Dặn dò : ( 1 )
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Bài 62: Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất.
Bài Trái đất là một hàng tinh trong hệ Mặt Trời I/ MỤC TIÊU : Nêu được vị trí Trái Đất trong hệ Mặt trời. Từ Mặt trời ra xa dần. Trái Đất là hành tinh thứ ba trong hệ Mặt Trời. II/ CHUẨN BỊ: Giáo viên : các hình trang 116, 117 trong SGK. Học sinh : SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: Sự chuyển động của Trái Đất ( 4’ ) Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào ? Nhận xét về hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời (cùng hướng và đều ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn từ cực Bắc xuống) Nhận xét Các hoạt động : Giới thiệu bài: Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời ( 1’ ) Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp (17’ ) Mục tiêu: Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên giảng cho học sinh biết: Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK trang 116 và trả lời với bạn các câu hỏi sau: + Quan sát hình 1, em hãy mô tả những gì em thấy trong hệ Mặt Trời ? Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh ? + Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy? + Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất và hành tinh nào xa Mặt Trời nhất ? + Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời? Kết luận: Trong hệ Mặt Trời có 9 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời. Hoạt động 2: thảo luận nhóm ( 16’ ) Mục tiêu: Biết trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành các nhóm, cho học sinh quan sát hình 2 trong SGK thảo luận các câu hỏi sau: + Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống ? Nêu ví dụ + Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp ? Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Kết luận: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp, chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; vứt rác, đổ rác đúng nơi quy định; giữ vệ sinh môi trường xung quanh Hoạt động 3: củng cố: Thi kể về hành tinh trong hệ Mặt Trời ( 16’ ) Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng hiểu biết về một số hành tinh trong hệ Mặt Trời Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành các nhóm và phân công các nhóm sưu tầm tư liệu về một hành tinh nào đó trong 9 hành tinh của hệ Mặt Trời Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Giáo viên khen nhóm kể hay, đúng và nội dung phong phú Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Bài 62: Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất. Hát - 2 HS trả lời câu hỏi. Học sinh quan sát + Quan sát hình 1 em thấy hệ Mặt Trời có 9 hành tinh. Đó là: sao Thuỷ, sao Kim, Trái Đất, sao Hoả, sao Thổ, sao Mộc, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và sao Diêm Vương. + Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3 + Hành tinh gần Mặt Trời nhất là sao Thuỷ và hành tinh xa Mặt Trời nhất là sao Diêm Vương + Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời vì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. + Trong hệ Mặt Trời, hành tinh có sự sống là Trái Đất. Ví dụ: quan sát hình 2 ta thấy sự sống có mặt ở hầu hết khắp mọi nơi trên Trái Đất. Ở biển có các loài cá, tôm sinh sống; trên đất liền có các loài hươu cao cổ, lạc đà, đà điểu, sinh sống. Ở Bắc cực, Nam cực lạnh giá cũng còn có cả gấu trắng, chim cánh cụt sinh sống. + Giữ vệ sinh môi trường chung; không xả rác bừa bãi; tuyên truyền cho mọi người có ý thức bảo vệ môi trường Trái Đất Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh chia nhóm, nghiên cứu tư liệu để hiểu về hành tinh và tự kể về hành tinh trong nhóm. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Bài Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất I/ MỤC TIÊU : - Sử dụng mũi tên mơ tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh trái Đất II/ CHUẨN BỊ: Giáo viên : các hình trang 118, 119 trong SGK. Học sinh : SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh ? Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời? Nhận xét Các hoạt động : Giới thiệu bài: Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp ( 9’ ) Mục tiêu: Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng. Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành các nhóm, cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý: + Hãy chỉ trên hình 1: Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và trình bày hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. + Nhận xét về chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất ( cùng chiều hay ngược chiều ) + Nhận xét độ lớn của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng. Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần. Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất ( 9’ ) Mục tiêu: Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên giảng cho học sinh biết: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh Giáo viên hỏi: + Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất ? Giáo viên mở rộng cho học sinh biết: Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái Đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ. Giáo viên cho học sinh vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 trong SGK trang 119 vào vở của mình rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Giáo viên cho học sinh trao đổi và nhận xét Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên nó được gọi là vệ tinh của Trái Đất. Hoạt động 3: Củng cố: Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất ( 8’ ) Mục tiêu: Củng cố cho học sinh kiến thức về sự chuyển động Mặt Trăng quanh Trái Đất Tạo hứng thú học tập. Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành các nhóm và hướng dẫn nhóm trưởng điều khiển nhóm. Giáo viên cho các nhóm ra sân, chỉ vị trí chỗ cho từng nhóm và hướng dẫn cách chơi: + Gọi 2 bạn ( một bạn đóng vai Mặt Trăng, một bạn đóng vai Trái Đất ) + Bạn đóng vai Mặt Trăng đi vòng quanh quả địa cầu một vòng theo chiều mũi tên sao cho mặt luôn hướng về quả địa cầu như hình dưới của trang 119 trong SGK. + Các bạn khác trong nhóm quan sát hai bạn và nhận xét. Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lên biểu diễn trước lớp. Giáo viên mở rộng cho học sinh biết: trên Mặt Trăng không có không khí, nước và sự sống. Đó là một nơi tĩnh lặng. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 61 : Ngày và đêm trên Trái Đất Hát ( 4’ ) ( 1’ ) Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh lắng nghe + Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất vì Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng từ Tây sang Đông. Học sinh vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 trong SGK trang 119 vào vở của mình rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Hai học sinh ngồi cạnh nhau trao đổi và nhận xét sơ đồ của nhau. Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Đại diện các nhóm lên biểu diễn trước lớp Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Tài liệu đính kèm: