Giáo án Tuần 12 - Lớp 3 Học kì 1

Giáo án Tuần 12 - Lớp 3 Học kì 1

Tập đọc – kể chuyện

NẮNG PHƯƠNG NAM

 I .Mục tiêu:

 A.Tập đọc

 - Đọc các từ ngữ có âm, vần, thanh dễ viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương:nắng phương Nam, , ríu rít, sững lại, xoắn xuýt, sửng sốt, đông nghị, .

 - Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài; phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ khó, từ địa phương được chú giải sau bài.

- Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ,thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua sáng kiến của bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.

 B. Kể chuyện

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tóm tắt.

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 12 - Lớp 3 Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ 2 ngày 7 tháng 11 năm 2011
Tập đọc – kể chuyện
NẮNG PHƯƠNG NAM
 I .Mục tiêu:
 A.Tập đọc
 - Đọc các từ ngữ có âm, vần, thanh dễ viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương:nắng phương Nam, , ríu rít, sững lại, xoắn xuýt, sửng sốt, đông nghị, .....
 - Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài; phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ khó, từ địa phương được chú giải sau bài.
- Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ,thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua sáng kiến của bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.
 B. Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tóm tắt.
 II Đồ dùng dạy- học: 
- Tranh trong SGK
- Bảng phụ ghi các ý tóm tắt từng đoạn (trong SGK) để HS kể chuyện.
 III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
 - GV kiểm tra 2 HS đọc bài thơ “Vẽ Quê hương”. sau đó trả lời câu hỏi: 
- GV nhận xét, cho điểm.
B.Dạy bài mới( 30 phút)
- Giới thiệu bài: 
Tình bạn đẹp đẽ,thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua bài : Nắng phương Nam
Hoạt động 1: Luyện đọc :
a. GV đọc mẫu toàn bài 
- Với giọng sôi nổi ; diễn tả rõ sắc thái tình cảm trong lời nói của nhân vật 
b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu . 
-Yêu cầu HS nối tiếp đọc từng câu. 
- GV nghe rút ra từ khó -> Ghi bảng: ríu rít, vui lắm, xoắn xuýt, sửng sốt, đông nghịt, bỗng sững lại,....
- GV theo dõi HS sửa phát âm sai một số từ.
+ Đọc từng đoạn trước lớp, kết hợp giải nghĩa từ.
- GV treo bảng phụ chép sẵn các câu nhắc nhở các em cách đọc: ngắt, nghỉ hơi đúng và đọc đúng các câu kể, câu hỏi.
- Giải nghĩa từ .
+ Đọc từng đoạn trong nhóm (3 nhóm)
- Y/C HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn .
- GV theo dõi. 
+ Thi đọc giữa các nhóm. 
- GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm cả bài, trả lời: 
+ Truyện có những bạn nhỏ nào? 
+ Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào?
- HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
+ Nghe đọc thư Vân, các bạn ước mong điều gì?
+ Phương nghĩ ra sáng kiến gì? 
+ Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà Tết cho Vân?
- Y/c HS thảo luận nhóm và trả lời .
+ Chọn thêm một tên khác cho truyện:
GV chốt lại: Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ,thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua sáng kiến của bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại: 
- GV gọi HS đọc diễn cảm lại 1 đoạn trong bài.
- GV hướng dẫn HS thi đọc từng đọan: đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Thi đọc toàn chuyện theo vai.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 4: Kể chuyện( 25 phút)
a.Nêu nhiệm vụ: 
b. Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo tranh.
+ Xác định yêu cầu 
+ Kể mẫu 
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn các ý tóm tắt mỗi đoạn.
+ Ý 1: Chuyện xảy ra lúc nào?
+ Ý 2: Uyên và các bạn đi đâu?
+ Ý 3: Vì sao mọi người sững lại?
+ Kể theo nhóm
- HS tập kể trong nhóm (Nhóm 3HS).
+ HS thi kể trước lớp
- Kể toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, người kể hay nhất.
C.Củng cố, dặn dò( 5 phút)
+ Điều gì làm en xúc động nhất trong câu chuyện trên?
- GV nhận xét tiết học, dặn về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
- Chuẩn bị: “Cảnh đẹp non sông”
- 2HS đọc.
- HS nhận xét.
 Hs theo dõi ,nêu đầu bài
- HS nghe, đọc thầm theo.
- HS nối tiếp đọc từng câu -> hết bài. Phát hiện từ khó.
- HS phát âm từng từ khó.
- 2 HS đọc lại các từ khó.
- Mỗi HS đọc 1 đoạn.
- Chú ý ngắt giọng :
- Một cành mai? // Tất cả sửng sốt, / rồi cùng kêu lên / Đúng! / Một cành mai chở nắng phương Nam. // 
- HS giải nghĩa từ.
- Mỗi nhóm 3HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
- 3 Nhóm thi đọc nối tiếp. 
- Nhận xét, bình chọn.
 - 1HS đọc to cả bài.
+ Uyên, Huệ , Phương cùng một số bạn ở TP.Hồ Chí Minh. Cả bọn nói chuyện về Vân ở miền Bắc. 
- HS đọc thầm đoạn 1.
+ Uyên cùng các bạn đi chợ hoa, vào ngày 28 Tết .
-1HS đọc, cả lớp đọc thầm đoạn 2.
+Gửi cho Vân ít nắng phương Nam.
+ Gửi tặng Vân ở ngoài Bắc một cành mai.
- Vài HS nêu ý kiến của mình 
- HS trao đổi nhóm, đặt tên bài và HS phải nêu giải thích rõ vì sao em lại chọn tên đó. 
- 1 HS đọc 1 đoạn của bài.
- HS chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS tự phân các vai (Uyên, Phương Huê). 
- 3 nhóm thi đọc.
- Lớp bình chọn CN đọc tốt.
 - 1 HS đọc to y/c bài.
- 1HS kể mẫu đoạn 1 
+ Chuyện xảy ra đúng vào ngày 28 Tết, ở TP.HCM.
+ Lúc đó Uyên và các bạn đi giữa chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ. Chợ tràn ngập hoa, 
+ Cả bọn đang ríu rít trò chuyện bỗng sững lại vì tiếng gọi: “Nè, sắp nhỏ kia đi đâu vậy?”
- HS lần lượt tập kể. Mỗi em kể 1 đoạn trong nhóm. 
- 3 HS nối tiếp nhau thi kể 
 - 1 HS kể toàn bộ chuyện.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm, CN kể hay nhất..
- HS tự do phát biểu ý kiến:
-----------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Biết đặt tính và tính nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số.
- Biết giải bài toán có phép tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện gấp lên giảm đi một số lần.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - Phấn màu, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA: ( 3 phút)
Gọi 2 hs nêu bảng nhân 6 và7
Gv nhận xét ghi điểm
BÀI MỚI: ( 32 phút)
GIỚI THIỆU: ( 2 phút)
phép tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện gấp lên giảm đi một số lần.
NỘI DUNG:
HĐ1: Thực hành nhân số có 3 chữ số cho số có một chữ số ( 10 phút)
- Đặt tính và tính : 203 x 3; 106 x 7; 
- HS nêu miệng cách đặt tính và cách tính 
HĐ2. Hướng dẫn luyện tập( 15 phút)
Bài 1
- Kẻ bảng nội dung bài tập 1 lên bảng.
- Hỏi: BT yêu cầu chúng ta làm gì?
- Muốn tính tích chúng ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Củng cố cho HS về cách thực hiện các phép nhân trong bài.
Bài 2: Tìm X 
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Củng cố giải toán bằng 2 phép tính .
Bài 5
- Yêu cầu HS cả lớp đọc bài mẫu và cho biết cách làm của bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ( 5 phút)
-HS nêu lại bảng nhân 8
- Nhận xét tiết học.
Hs nêu
Hs lần lược nêu đầu bài
- 2 Hs lên bảng làm
- Cả lớp làm bảng con 
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính tích.
- Muốn tính tích chúng ta thực hiện phép nhân giữa các thừa số với nhau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2 Hs lên bảng làm bài
a) x : 3 = 212 b) x : 5 = 141
 x = 212 x 3 x = 141 x 5
 x = 636 x = 705
- Hs nhắc lại cách tìm X
- 1 HS đọc đề bài.
- Hs phân tích bài theo hướng dẫn của Hs.
- 1 Hs lên bảng làm , lớp làm vào vở.
- 1 HS đọc đề bài
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số lít dầu có trong 3 thùng dầu là:
125 x 3 = 675 (l)
Số lít dầu còn lại là:
750 –185= 575 (l)
Đáp số: 575l dầu
- Trong bài toán này chúng ta phải thực hiện gấp 1 số lên 3 lần và giảm một số đi 3 lần.
- Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 2 Hs lên bảng làm.
 Hs nêu
--------------------------------------------
Thứ 3 ngày 08 tháng 11 năm 2011
Chính tả
	CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG
I. MỤC TIÊU
- Nghe – viết đúng bài chính tả trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oc/ ooc( BT2)
- Làm đúng bài 3b .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 GV: - Bảng phụ viết bài chính tả, bảng viết bài tập 2
 - Miếng trầu, (lá trầu) mấy hạt thóc 
 HS: - Vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
trời xanh, xứ sở, khu vườn, vấn vương, bay lượn
- GV nhận xét - ghi điểm cho HS
B .Dạy bài mới : ( 25 phút)
1. Giới thiệu bài :
Sông Hương ở Huế rất đẹp. Hôm nay các em cùng viết bài : Chiều trên sông Hương.
2. Hướng dẫn HS viết chính ởtả :
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị 
- GV đọc toàn bài 1 lượt.
- GV: Đoạn văn tả cảnh buổi chiều trên sông Hương, là dòng sông nổi tiếng ờ TP Huế.
- Gọi một HS đọc lại bài
+ Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương ?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
- GV cho HS viết bảng con từ khó: lạ lùng, nghi ngút, tre trúc, vắng lặng, thuyền chài
b. GV đọc cho HS viết vào vở chính tả
- GV đọc lại một lần cho HS soát bài
c. Chấm – chữa bài
- Nhận xét bài viết của HS
3. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài tập2: gọi HS đọc đề bài
- Gọi 2 HS lên bảng làm bảng phụ, lớp làm vào VBT.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài trên bảng
- Gv nhận xét, chốt ý đúng.
- Y/C HS đọc bài tập vừa điền
Bài tập 3a: 
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 trong vòng 2 phút, để tìm lới giải câu đố .
- GVnhận xét chữa bài chốt ý đúng,
C. Củng cố – dặn dò: ( 5 phút)
- Quê em ở đâu?
- Nhận xét tuyên dương tiết học.
- Chuẩn bị bài hôm sau: chính tả nghe viết: Cảnh đẹp non sông.
- 2HS lên bảng viết. Lớp viết bảng con
Hs theo dõi và nêu đầu bài
- HS mở SGK /96 đọc thầm theo 
- 1 HS đọc lại bài, lớp đọc thầm SGK
- Khói thả nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước, tiếng lanh canh của thuyền chài gõ những mẻ cá cuối cùng.
- Viết hoa chữ Chiều, Cuối, Phía , Đầu : là chữ đầu câu và tên riêng Huế, Hương, Cồn Hến
- Một HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
- HS nghe - viết vào vở chính tả
- HS soát bài
- Một HS đọc đề bài bài tập 2
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm VBT
+ Con sóc, ...
- HS nhận xét bài trên bảng
- Một HS đọc đề bài tập 3b
- HS thảo luận nhóm 4 giải câu đố
- Ghi lời giải vào bảng con: cát
2 hs trả lời.
--------------------------------------------
Toán 
SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết thực hiện so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Phấn màu, bảng phụ.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: ( 5 phút)
345 x 4 257 x 3
- Gv nhận xét , cho điểm.
2. Bài mới: ( 25 phút)
- Gv giới thiệu bài.
So sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
HĐ1. Hướng dẫn thực hiện so sánh số lớn gấp mấy lần số bé
Bài toán
- Nêu bài toán SGK
- Yêu cầu mỗi HS lấy một sợi dây dài 6cm quy định hai đầu A, B.  ... 
- Các tổ trưởng đọc nhận xét kết quả theo dõi của tổ trong tuần.Giáo viên nhận xét chung:
- Ưu điểm: - Lớp học tốt, chuẩn bị bài chu đáo.
 - Nhiều bạn đạt kết quả cao trong cuộc thi hoa điểm 10 chào mừng nhày nhà giáo Việt Nam 20 - 11.
-Khuyết điểm: 
 - Một số bạn chưa làm được bài tập ở lớp.
 - Vẫn còn một số bạn nói tục trong trường học.
 - Sinh hoạt 15 phút đầu giờ chưa tốt, các em vẫn còn nói chuyện.
 Hoạt động 2 : Triển khai hoạt động tuần 11: ( 15 phút)
- Không ăn hàng rong quà vặt .Đi học đúng giờ. Xem kĩ thời khoá biểu trước khi đến lớp. 
- Thực hiện phong trào đội “rác không chạm đất” thu gom giấy vụn.
- Thực hiện kiểm tra việc giữ gìn vở sạch chữ đẹp. Tiếp tục duy trì tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Các tổ trưởng kiểm tra sách vở đồ dùng của các thành viên trong tổ.
- Giữ gìn trường lớp sạch sẽ. Kiểm tra và thực hiện tắt điện trước khi ra về.
- Sinh /h văn nghệ tập thể- cá nhân.Lớp phó phụ trách văn thể điều khiển.
* Củng cố dặn dò (2’): - Sinh hoạt văn nghệ tập thể, lớp phó văn thể điều khiển.
 - Nhận xét tuyên dương, nhắc nhở khuyến khích học sinh.
	*********&YYYYY&**********
GIÁO ÁN BUỔI CHIỀU
Tập đọc: LUÔN NGHĨ ĐẾN MIỀN NAM
I .Mục tiêu:
- Chú ý các từ ngữ: trăm tuổi, hằng nghĩ, bảy mươi chín tuổi, mỉm cười, hóm hỉnh, tỉnh lại, vẫn hỏi, sắp thở.
 - Đọc đúng giọng văn kể chuyện tự nhiên, cảm động, đọc phân biệt lời dẫn chuyện và các nhân vật (chị cán bộ miền Nam, Bác Hồ). 
- Hiểu tình cảm bao la của Bác Hồ dành cho đồng bào miền Nam cũng như tình cảm kính yêu của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ.
 II .Đồ dùng dạy- học 
	+ Bảng phụ ghi câu văn dài
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu
GV
HS
A.Kiểm tra bài cũ. ( 5 phút)
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài ca dao: “Cảnh đẹp non sông” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
B.Dạy bài mới( 25 phút)
1.Giới thiệu bài:Luôn nghĩ đến miền Nam
2. Luyện đọc
a. GV đọc mẫu toàn bài: Với giọng kể chuyện thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm 
b. HD HS luyện đọc và giải nghiã từ 
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu . GV phát hiện sửa lỗi phát âm cho HS.
+ Đọc từng đoạn trước lớp .
- HD các em chia bài thành 3 đoạn:
+ Đoạn1: Từ đầu đến dám nhắc đến.
+ Đoạn 2: Từ năm ấyđến vào thăm đồng bào miền Nam. 
+ Đoạn 3: Còn lại.
+ Luyện đọc trong nhóm.
+Thi đọc giữa các nhóm.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
+ Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác điều gì? 
+ Câu nói đó thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác như thế nào?
+ Tình cảm của Bác với đồng bào miền Nam như thế nào?
GV chốt lại: Bác rất yêu quý đồng bào miền Nam, không phút giây nào không nghĩ đến miền Nam.
4. Luyện đọc lại 
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn 2 và 3.
- GV chia nhóm và yêu HS luyện đọc theo vai.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
C.Củng cố dặn dò( 5 phút)
-Hs nêu nội dung bài?
- Nhận xét tiết học
- 3 HS đọc TL và trả lời.
- HS nhận xét.
Hs theo dõi.
- HS mở SGK/ đọc thầmtheo. 
-1 HS khá đọc lại.
- Mỗi HS đọc 1 câu từ đầu đến - > hết bài. 
- 3 HS đọc. Mỗi em đọc 1 đoạn 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt đọc.
 - 3 nhóm thi đọc nối tiếp.
+ Chúng cháu đánh Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác  trăm tuổi. 
+ Bác đã mệt nặng nhưng cố nói đùa để chị cán bộ yên lòng.
+ Bác mong được thăm đồng bào miền Nam.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi SGK.
- Tổ chức 2 đến 3 nhóm thi đọc bài theo vai.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
Bác rất yêu quý đồng bào miền Nam, không phút giây nào không nghĩ đến miền Nam.
=========================
Chính tả: Nghe-viết 
 Bài: NẮNG PHƯƠNG NAM
I. Mục tiêu: 
Nghe và chép lại chính xác đoạn ( Vui nhưng mà lạnh ... Huê nói) trong bài Nắng phương Nam.
Làm đúng bài tập chính tả phân biệts/x.
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập chính tả.
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
- Vaấn vương, nhường nhịn, thương lượng
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới: ( 25 phút)
Giới thiệu : Viết một đoạn bài : Nắng phương Nam.
 Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
a) Trao đổi về nội dung đoạn viết
- Giáo viên đọc bài viết 1 lượt 
- Hỏi Hs về nội dung bài viết
b) Hướng dẫn trình bày
- Đoạn viết có mấy câu?
- Trong bài có những chữ nào phải viết hoa? 
c) Hướng dẫn viết từ khó
- GV đọc các từ khó cho HS viết vào bảng con. 3 HS lên bảng viết.
- Yêu cầu HS đọc lại các từ đã viết.
d) Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó viết cho HS soát lỗi.
- Thu chấm bài.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
+ GV chọn phần 3a bài tập chính tả trang 92 sgk
 - Gv nhận xét chữa bài .
3.Củng cố dặn dò : ( 5 phút)
Cành mai vàng chỉ có ở đâu?
Gv hệ thống lại bài học 
- 3 HS viết trên bảng lớp. Cả lớp viết vào giấy nháp.
Hs theo dõi.
- 2 HS đọc lại ,cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- HS trả lời (Thời tiết và phong cảnh ngày tết ở miền Bắc.)
- Đoạn viết có 8 câu
- Chữ õ đầu câu 
- Viết bảng con: 
- Đọc các từ trên bảng.
- HS nghe GV đọc và viết bài thơ.
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- 1 Hs lên bảng làm, Hs lớp nhận xét .
- Sàn, xơ, suối, sáng
Hs trả lời.
-------------------------------------------------
Toán:
 Bài : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Hs thực hiện được phép cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 7
- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lầ và vận dụng vào giải toán.
II.Đồ dùng:
VBT
III. Các hoạt động dạy học:
GV
HS
Kiểm tra: ( 5 phút)
2 hs nêu bảng nhân và chia 7
Bài mới: ( 25 phút)
Giới thiệu bài: Luyện tập
- Gv hướng dẫn các bài tập
Bài 1:
Đặt tính rồi tính:
972 + 37	87 x 7
583 - 378	98: 2
Bài 2: Ngăn trên có 6 quyển sách, ngăn dưới có 36 quyển vở. Hỏi ngăn dưới có số sách gấp mấy lần ngăn trên?
- Gv nhận xét chốt ý đúng.
Bài 3 Tính chu vi của hình sau.
 A M 3cm N
 4cm
2cm 3cm 3cm
 B 4cm C
 P Q
Bài 4:Thu hoạch thửa ruộng thứ nhất được 125 kg rau, thửa ruộng thứ hai gấp đôi thửa ruộng thứ nhất.Hỏi cả hai thử ruộng thu hoạch được bao nhiêu ki- lô- gam rau?
Gv nhận xét , chữa bài.
3 Củng cố dặn dò: ( 5 phút)
- Gv nhận xét tiết học
Hs nêu.
Hs làm bài
4 Hs lên bảng thực hiện tính
Lớp nháp, nhận xét.
Hs làm vào vở
1 Hs lên bảng làm.
Lớp nhận xét
1Hs nêu yêu cầu bài
Hs nhắc lại cách tính chu vi của một hình.
2 Hs lên bảng thực hiện
- Tương tự bài 2
===========================
Luyện từ và câu:
Bài : TỪ NGỮ VỀ QUÊ HƯƠNG - ÔN TẬP CÂU AI LÀM GÌ?
I Mục tiêu:
Đặt được câu với từ đã cho là từ nói về quê hương.
- Đặt được câu kể Ai làm gì? 
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập 
III Các hoạt động dạy học:
GV
HS
Kiểm tra: ( 5 phút)
2 hs đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
Bài mới: ( 25 phút)
Giới thiệu: Chủ đề Quê hương
Hoạt động 1: Đặt câu có sử dụng từ ngữ về quê hương:
Bài 1: Đặt câu với từ đã cho sau đây:
Quê hương, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn, giang sơn.
Gv hướng dẫn.
Nhận xét cho điểm
Hoạt động 2: Đặt câu kể Ai làm gì?
Bài 2: Đặt câu kể Ai làm gì?
Dì tôi.
Phương( trong bài Nắng phương Nam)
Em( Vẽ quê hương)
Người Ê- ti- ô- pi- a( Đất quý , đất yêu)
? Câu kể Ai làm gì gồm mấy bộ phận?
Gv thu bài chấm nhận xét.
Củng cố -dặn dò: ( 5 phút)
Cho hs nêu quê quán của mình?
Nhận xét tiết học
Hs theo dõi
1 Hs đọc yêu cầu bài.
1 Hs khá đặt mẫu một câu.
Hs làm vào vở bài tập
Một số Hs trình bày câu mình đã đặt.
Lớp nhận xét bổ sung.
1 Hs đọc yêu cầu bài.
- Hai bộ phận: Ai, Cái gì, con gì?
 Làm gì?
Hs tự làm bài vào vở.
Vài hs nêu
Tập làm văn:
ÔN TẬP VIẾT VỀ QUÊ HƯƠNG
I Mục tiêu:
- Bước đầu biết viết về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý.
II Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập
III Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1. Giới thiệu bài:
- Viết về quê hương hoặc nơi mình đang ở?.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Nói về quê hương qua các câu hỏi gợi ý
- Em định kể về quê hay nơi em đang ở?
- Quê em ở đâu? Là thành thị hay nông thôn, là vùng núi hay vùng biển?
- Em yêu nhất là cảnh vật nào?
- Cảnh vật đó có gì đáng nhớ? Nó đẹp như thế nào?
- Tình cảm của em với quê hương như thế nào?...
-Gv theo dõi giúp đỡ.
Hoạt động 2: Luyện viết
- Gv nêu yêu cầu Em hãy viết đoạn văn 5- 7 câu nói về cảnh đẹp quê em hoặc nơi em ở.
Gv nhận xét , bổ sung, ghi điểm.
Thu bài của Hs chấm.
3. Củng cố dặn dò: ( 5 phút)
- Gv đọc lại bài viết hay
- Gv nhận xét tiết học:
Hs nêu.
- Hs lắng nghe , trả lời các câu hỏi của Gv.
Hs luyện nói theo nhóm đôi.
Một số em nói trước lớp.
Hs lớp nhận xét bổ sung
1 Hs đọc yêu cầu bài
Hs viết vào vở.
Một số Hs đọc bài viết của mình.
Hs theo dõi.
-----------------------------------------
Toán:
 ÔN BẢNG CHIA 8
I. Mục tiêu:
- Hs thuộc bảng chia 8 vận dụng vào giải toán và thực hiện các phép tính.
II.Đồ dùng:
VBT
III. Các hoạt động dạy học:
GV
HS
Giới thiệu bài: ( 2 phút)
Bảng chia 8 vận dụng vào giải toán và thực hiện các phép tính
Bài mới: ( 30 phút)
- Gv hướng dẫn các bài tập
Bài 1:Viết số thích hợp vào ô trống
S bi chia
16
24
32
40
48
56
64
Số chia
8
8
8
8
8
8
8
Thương
- Gv nhận xét chốt ý đúng.
Bài 2: Tính nhẩm
8 x 2 =	8 x 7 =	8 x 6 =
16 : 2 =	56: 8 =	48 : 8 =
16 : 8 =	56: 7 =	48 : 6 =
Bài 3: Có 40 con thỏ nhốt đều vào 8 chuồng. Hỏi mỗi chuồng có bao nhiêu côn thỏ ?
Gv nhận xét , chữa bài.
Bài 4: Có 40 con thỏ nhốt vào các chuồng, mỗi chuồng có 8 con thỏ . Hỏi có mấy chuồng thỏ?
3 Củng cố dặn dò: ( 2 phút)
- Cho HS đọc đồng thanh bảng chia 8
- Gv nhận xét tiết học
Hs theo dõi
Hs làm bài
- 4 Hs lên bảng thực hiện tính
Lớp nháp, nhận xét.
Hs làm vào vở
3 Hs lên bảng làm.
Lớp nhận xét
1Hs nêu yêu cầu bài
1Hs lên bảng thực hiện
1Hs nêu yêu cầu bài
1Hs lên bảng thực hiện
Hs đọc
-------------------Hết--------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12.doc