Giáo án Tuần 16 Lớp 5

Giáo án Tuần 16 Lớp 5

TIẾT 1:

GIÁO DỤC TẬP THỂ

TIẾT 2: TẬP ĐỌC

KÉO CO

I. Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

- Hiểu ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của ông cha ta, cần được giữ gìn và phát huy.( TL được các câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dùng:

- Thầy: Bảng phụ

- Trò: Đọc trước bài ở nhà

III. Các hoạt động dạy- học:

 1. Ổn định tổ chức: - Lớp hát

 2. Kiểm tra: - Đọc bài: Tuổi Ngựa

 

doc 17 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1036Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 16 Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai ngày 7 tháng 12năm 2009
TIẾT 1: 
GIÁO DỤC TẬP THỂ
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
KÉO CO
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
- Hiểu ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của ông cha ta, cần được giữ gìn và phát huy.( TL được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng:
- Thầy: Bảng phụ 
- Trò: Đọc trước bài ở nhà
III. Các hoạt động dạy- học:
	1. Ổn định tổ chức: - Lớp hát 
	2. Kiểm tra: - Đọc bài: Tuổi Ngựa
	3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Giảng bài:
- 1HS đọc bài, lớp đọc thầm
- Bài chia làm mấy đoạn? (3 đoạn)
- HS đọc nối tiếp đoạn, rèn đọc từ khó, câu dài + giải nghĩa từ khó sgk.
- Đọc theo cặp- đọc trước lớp.
- GV đọc mẫu bài
- HS đọc đoạn 1: Em hiểu chơi kéo co là cách chơi như thế nào?
- Đọc đoạn 2: Cách chơi kéo co của lang Hữu Trấp có gì đặc biệt?
- Đọc đoạn 3: Cách chơi kéo co của làng Tích Sơn như thế nào?
- Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?
- Ngoài kéo co còn có trò chơi gì?
- HS đọc nối tiếp đoạn, nêu cách đọc từng đoạn
- HS đọc theo cặp đôi- thi đọc trước lớp
* Luyện đọc:
- đấu tài, Quế Võ, keo đầu...
- Câu: Hội làng Hữu Trấp/ thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ.
* Tìm hiểu bài:
- Có 2 đội, số người bằng nhau, nắm chung một sợi dây, kéo đủ 3 keo, bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình là thắng.
- Đó là cách thi giữa nam và nữ, cuộc thi rất vui, không khí sôi nổi, tiếng hò reo náo nhiệt...
- Đó là cuộc thi giữa trai tráng 2 giáp trong làng, số lượng người không hạn chế...
- Có đông người tham gia, không khí ganh đua sôi nổi...
* Luyện đọc diễn cảm:
- Đoạn: Hội làng Hữu Trấp... xem hội.
	4. Củng cố- dặn dò:
 	- Trò chơi kéo co đem lại niềm vui gì cho những người tham gia?
	- Nội dung bài nói gì?
	- Học và chuẩn bị bài: Trong quán ăn “Ba cá bống”
––––––––––––––––––––––––––––
TIẾT 3: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
- Giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu bài tập.
- Trò: Sách vở 
III. Các hoạt động dạy- học:
	1. Ổn định tổ chức: - Lớp hát 
	2. Kiểm tra: - HS thực hiện tính: 42546 : 37 = 1149 (dư 33)
	3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Giảng bài:
HS khá, giỏi làm dòng 3
- Nêu yêu cầu của bài
- HS tính nhẩm kết quả
- HS đọc đề và tóm tắt đề
- Phân tích đề - nêu cách giải
- HS giải vào vở.
HS khá, giỏi làm
- HS đọc đề bài- nêu tóm tắt
- 1 HS lên bảng giải- Lớp làm vào vở
- Nhận xét- chữa bài
* Bài 1 (84). Tính
4725 : 15 = 315 35136 : 18 = 1952
4674 : 82 = 57 18408 : 52 = 354
4935 : 44 = 112(dư7) 17826 : 48 = 371(dư18)
* Bài 2 (84). Giải
 Số mét vuông nền nhà lát được là:
 1050 : 25 = 42 (m2)
 Đáp số: 42 m2.
* Bài 3 (84). Giải
 Trong 3 tháng đội đó làm được là:
+ 920 + 1350 = 3125(sản phẩm)
 Trung bình mỗi người làm được là:
: 25 = 125 (sản phẩm)
Đáp số: 125 sản phẩm. 
4. Củng cố- dặn dò: 
- Nêu nội dung vừa ôn tập?
- Làm bài tập vở bài tập xem trước bài sau.
TIẾT 4: LỊC SỬ
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN 
XÂM LƯỢC MÔNG- NGUYÊN
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông- Nguyên, thể hiện:
+ Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: tập trung vào các sự kiện như hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay 2 chữ “ Sát Thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
+ Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo( thể hiện khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và giành được thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng).
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu học tập.
- Trò: Sách vở, đọc bài trước ở nhà 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - Nhà Trần đã thu được kết quả gì trong việc đắp đê?
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 
b, Giảng bài:
- Thời nhà Trần mấy lần quân Mông- Nguyên sang xâm lược nước ta?
- Trước sức mạnh của giặc vua Trần đã làm gì?
- Trần Thủ Độ trả lời vua thế nào?
- Vua Trần mời các bô lão về kinh đô làm gì? Ý kiến của các bô lão thế nào?
- Ai là người chỉ huy trận đánh?
- Trước sức mạnh của giặc vua tôi nhà Trần đã làm gì? Vì sao?
* Vua Trần bàn kế đánh quân Mông- Nguyên:
- Thời nhà Trần 3 lần quân Mông Nguyên sang xâm lược nước ta.
- Vua Trần hỏi Trần Thủ Độ nên hoà hay nên đánh.
- Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”.
* Ý chí quyết tâm đánh giặc của quân và dân ta:
- Hỏi kế đánh giặc.
- Các bô lão đồng thanh “Đánh”.
- Trần Hưng Đạo người chỉ huy đọc hịch tướng sĩ..
- Quân sĩ thích vào tay chữ “Sát thát”.
- Chủ động rút khỏi kinh thành Thăng Long, giặc vào thành vừa đói, khát điên cuồng phá phách. Lúc đó ta phản công tiêu diệt...
	4. Củng cố- dặn dò:
	- Ý chí quyết tâm đánh giặc của quân dân nhà trần được thể hiện như 
 thế nào?
	- Học bài và đọc trước bài: Ôn tập.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009
TIẾT 1: CHÍNH TẢ(Nghe- Viết)
KÉO CO
I. Mục tiêu:
- HS nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong bài: Kéo co.
- Làm đúng bài tập 2a
II. Đồ dùng:
- Thầy: Bảng phụ ghi bài tập
- Trò: Bảng con, vở bài tập
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - HS viết bảng: trốn tìm, chọi dế.
 - Nhận xét – đánh giá
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
- GV đọc mẫu bài viết 
- HS đọc thầm lại đoạn viết
- Kéo co là trò chơi có đặc điểm gì?
- Nêu cách trình bày 1 đoạn văn?
* Luyện viết từ khó:
- GV đọc- học sinh viết bảng con
* Viết chính tả:
- GV đọc chính tả- HS viết bài vào vở 
- GV đọc lại bài- HS soát lỗi chính tả
- Thu chấm một số bài- Nhận xét
c, Luyện tập:
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm trên phiếu
- Trình bày bài- Nhận xét 
- Hs theo dõi Sgk 
- Kéo co là trò chơi dân gian phổ biến, ai cũng biết, trò chơi có đông người tham gia, đông người cổ vũ,...
- Hữu Trấp, ganh đua, đến, đông...
* Bài tập 2 (156).
- r: múa rối
- d: nhảy dây
- gi: giao bóng.
	4. Củng cố:
	- Nhận xét tiết học, tuyên dương những hs viết đẹp, đúng.
	5.Dặn dò:
	- Làm bài tập 2b(156), chuẩn bị bài giờ sau.
-–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TIẾT 2: TOÁN
THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết thực hiện phép chia có hai chữ số trường hợp có chữ số 0 ở thương.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu bài tập.
- Trò: Bảng con, vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - HS làm bảng lớp, bảng con: 4674 : 82 = 57 
	 - Nhận xét – đánh giá 
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
- GV nêu ví dụ
- HS nhận xét
- Nêu cách thực hiện phép chia?
- GV hướng dẫn HS cách chia
- Nhận xét kết quả phép chia?
c, Luyện tập:
Dòng 3 HS khá, giỏi làm
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm bảng lớp, bảng con
HS khá, gỏi làm trên lớp
- HS đọc đề bài, tóm tắt 
- 1 HS lên bảng giải, lớp làm vào vở
HS khá, gỏi làm ở nhà
- HS đọc đề- nêu tóm tắt
- Phân tích bài toán- nêu cách giải
- HS làm vở- trình bày
- Nhận xét- chữa bài
* Ví dụ:
 a, 9450 : 35 = ? b, 2448 : 24 = ?
Đặt tính 
 9450 35 2448 24
 245 270 048 102
 000 00
* Bài 1 (85).
8750 : 35 = 250 2966 : 28 = 107 
23520 : 56 = 420 2420 : 12 = 201(dư 8)
11780 : 42 = 280(dư 20) 13870 : 45 = 308(dư10)
* Bài 2 (85). Giải
 1giờ 12 phút = 72 phút
 Trung bình mỗi phút bơm được là:
 97200 : 72 = 1350 (l)
 Đáp số: 1350 l.
* bài 3 (85). Giải 
Chu vi mảnh đất là: 307 x 2 = 614 (m)
Chiều rộng mảnh đất là: (307 – 97) : 2 = 105 (m)
Chiều dài mảnh đất là: 105 + 97 = 202 (m)
Diện tích mảnh đất là: 105 x 202 = 21210 (m2)
 Đáp số: Chu vi 614 m
 Diện tích 21210 m2
4. Củng cố- dặn dò:
	- Nhắc lại cách thực hiện phép chia?
- Làm bài tập vở bài tập. Xem trước bài sau.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TIẾT 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI- TRÒ CHƠI
 I. Mục tiêu:
- Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân biệt một số trò chơi quen thuộc, tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm; bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ trong tình huống cụ thể.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu bài tập
- Trò: Đọc trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy- học:
	1. Ổn định tổ chức: - Lớp hát 
	2. Kiểm tra: - Vì sao phải giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi?
	3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Giảng bài:
- Nêu yêu cầu của bài 
- GV giải thích 1 số trò chơi HS chưa biết.
- HS làm phiếu
- Đọc yêu cầu của bài(HS làm việc theo nhóm)
- Trình bày bài- nhận xét
- Đọc yêu cầu của bài
- HS nối tiếp nhau nói lời khuyên bạn
* Bài 1 (157). 
- Trò chơi rèn luyện sức mạnh: kéo co, vật
- Trò chơi rèn luyện sự khéo léo: đá cầu, lò cò, nhảy dây.
- Trò chơi rèn luyện trí tuệ: Ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình.
* Bài 2 (157).
- Chơi với lửa: Làm một việc nguy hiểm.
- Ở chọn nơi chơi chọn bạn: Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống.
- Chơi diều đứt dây: Mất trắng tay.
- Chơi dao có ngày đứt tay: Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ.
* Bài 3 (157).
a, Cậu nên chọn bạn tốt mà chơi.
b, Cậu xuống ngay đi, đừng có chơi với lửa.
	4. Củng cố- dặn dò:
	- HS đọc lại nội dung bài tập 2
- Học bài, làm bài vở bài tập, chuẩn bị bài sau: Câu kể.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TIẾT 4: KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I. Mục tiêu
Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra 1 số t/c của không khí: trong suốt, không màu, không vị, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và giãn ra.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng 1 số t/c của không khí trong đời sống: bơm xe,...
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu học nhóm
- Trò: xem bài trước.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - Không khí có ở những đâu?
 - Nhận xét- đánh giá 
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
- HS quan sát hình 1 SGK 
- Em có nhìn thấy không khí không? tại sao?
- Không khí có mùi, có vị không?
- Đôi khi ta ngửi thấy mùi thơm hay mùi khó chịu đó có phải là mùi của không khí không?
- GV kết luận
* HĐ nhóm(nhóm4): Các nhóm thổi bóng và mô tả hình dạng của các quả bóng đó? Tại sao có hình dạng như vậy?
- Không khí còn có tính chất gì?
- Quan sát tiếp hình 2, 3, 4 (65)
- Các nhóm làm thí nghiệm- nêu nhận xét
- Nêu một số ví dụ về việc ứng ...  cũng biết. Trò chơi có đông người tham gia và đông người cổ vũ nên lúc nào cũng sôi nổi, náo nhiệt,...
- Hội làng Hữu Trấp- Bắc Ninh: thi kéo co một bên là nữ- 1 bên là nam.
- Tục lệ kéo co ở làng Tích Sơn- Vĩnh Phúc: thi kéo co gfiữa trai tráng 2 giáp trong làng, số người tham gia không hạn chế.
* Bài 2 (160).
- VD: Quê tôi ở Bắc Ninh, hàng năm vào dịp sau tết, cả nhà tôi thường về quê dự lễ hội hát quan họ. 
- Lễ hội đua voi ở Tây Nguyên...
	4. Củng cố- dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Viết bài văn tả đồ chơi mà em thích.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2009
TIẾT 1: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết chia cho số có 3 chữ số.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu bài tập
- Trò: Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - Hs thực hiện phép tính: 4957 : 165 = 30 (dư 7)
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
HS khá, giỏi làm phần b
- Nêu yêu cầu của bài 
- HS lên bảng đặt tính và tính
- HS đọc đề toán- nêu tóm tắt
- 1 HS lên bảng giải- lớp làm vở
- Nhận xét chữa bài
HS khá, giỏi làm
- Nêu yêu cầu của bài
- HS nêu cách tính và tính 2 cách
- Nêu cách chia 1 số cho một tích?
* Bài 1 (87).
708 : 354 = 2 704 : 234 = 3 (dư 2)
7552 : 236 = 32 8770 : 365 = 24 (dư 10)
9060 : 453 = 20 6260 : 156 = 40 (dư 20)
* Bài 2 (87). Giải
 Số gói kẹo trong 24 hộp
 120 24 = 2880 (gói)
Nếu mỗi hộp chứa 160 gói kẹo thì cần số hộp là:
 2880 : 160 = 18 (hộp)
 Đáp số: 18 hộp.
* Bài 3 (87). 
2205 : (35 7) = 2205 : 245 = 9
2205 : 35 : 7 = 63 : 7 = 9
3332 : (4 49) = 3332 : 196 = 17
3332 : 4 : 49 = 833 : 49 = 17 
	4. Củng cố- dặn dò:
	- Nêu cách chia cho số có ba chữ số?
	- Làm bài vở bài tập Xem bài sau: 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KỂ
I. Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là câu kể? Tác dụng của câu kể.
- Biết tìm câu kể trong đoạn văn, biết đặt một vài câu kể để tả, trình bày ý kiến.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu bài tập.
- Trò: Xem trước bài ở nhà
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - Kể tên 1 số đồ chơi, trò chơi mà em biết?
	 - Nhận xét- đánh giá 
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
- HS đọc nhận xét 1: 
- Câu in đậm trong đoạn văn được dùng làm gì? Cuối câu có dấu gì?
- Đọc nhận xét 2: Những câu còn lại trong đoạn văn được dùng làm gì? Cuối mỗi câu có dấu gì?
- Đọc nhận xét 3: 3 câu kể trên được dùng làm gì?
- Thế nào là câu kể? cho ví dụ?
c, Luyện tập:
- Đọc nội dung bài tập
- HS thảo luận nhóm 2 và trình bày kết quả
- Nhận xét- chữa bài
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài và trình bày kết quả
1. Nhận xét:
- Là câu hỏi về một điều chưa biết, cuối câu có dấu chấm hỏi.
- Dùng giới thiệu (Bu- ra- ti- nô là một chú bé bằng gỗ, miêu tả chú có cái mũi rất dài hoặc kể về một sự việc (Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở kho báu). Cuối câu có dấu chấm- Là câu kể.
- Câu 1, 2: Kể về Ba- ra- ba
- Câu 3: Nêu suy nghĩ của Ba- ra- ba
- Câu thứ 2 là câu kể nhưng kết thúc bằng dấu hai chấm.
2. Ghi nhớ (SGK- 161).
* Bài 1 (161).
- Đoạn văn có 5 câu kể
+ Câu 1: Kể sự việc
+ Câu 2: Tả cách diều 
+ Câu 3: Kể lại sự viẹc và nói nên tình cảm 
+ Câu 4: Tả tiếng sáo diều
+ Câu 5: Nêu ý kiến, nhận định
* Bài 2 (161).
a, Hằng ngày, sau khi đi học về, em giúp mẹ nấu cơm.
b, Em có một chiếc bút bi rất đẹp.
c, Hôm nay em rất vui vì lần đầu tiên em được điểm 10 môn tập làm văn.
4. Củng cố- dặn dò:
	- Câu như thế nào gọi là câu kể?
	- Nhận xét tiết học.
- Học và làm bài ở vở bài tập, bài sau: Câu kể Ai làm gì?
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TIẾT 3: ÂM NHẠC
GV chuyên dạy
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TIẾT 4: KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO?
I. Mục tiêu:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni- tơ, khí ô- xi và khí các- bô- ních.
- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni- tơ và khí ô- xi, ngoài ra còn có khí các- bô- níc, hpi nước, bụi và vi khuẩn.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Lọ thuỷ tinh, nến, nước vôi trong
- Trò: xem bài trước
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - Không khí có những tính chất gì?
	 - Nhận xét- đánh giá 
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
* HĐ nhóm: nêu các đồ dùng chuẩn bị
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm- quan sát hiện tượng sảy ra sau khi úp lọ thuỷ tinh?
- Tại sao khí nến tắt nước lại dâng vào trong cốc?
- Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không? Tại sao?
- Không khí gồm mấy thành phần chính?
- HS làm thí nghiệm như SGK giải thích hiện tượng xảy ra?
- Trong không khí cón có những thành phần nào khác ngoài ô xi và ni tơ?
* Xác định thành phần chính của không khí:
- Nến cháy đã lấy đi toàn bộ khí cần cho sự cháy có chứa trong lọ. Khí còn lại trong lọ không duy trì sự cháy.
- Sự cháy đã làm mất đi 1 phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi. Phần không khí bị mất đi chính là chất duy trì sự cháy- Ô xi.
- Phần không khí còn lại trong cốc không duy trì sự cháy vì vậy nến đã bị tắt.
* Kết luận (SGK/ 66)
* Một số thành phần khác của không khí
- Không khí còn chứa khí các bô níc, hơi nước, bụi và các vi khuẩn.
4. Củng cố- dặn dò: 
- Không khí có mấy thành phần chính? là những thành phần nào?
	- Học bài và đọc bài sau: Ôn tập.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009
TIẾT 1: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu: 
- HS biết dựa vào dàn ý đã lập trong bài tập làm văn tuần 15, Hs viết được 1 bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần.
II. Đồ dùng:
- Thầy: Bảng phụ
	- Trò: dàn ý tập làm văn.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - HS đọc lại dàn bài đã chuẩn bị
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
- GV chép đề lên bảng- HS đọc lại đề.
- HS đọc nối tiếp các gợi ý SGK.
- Gọi vài HS đọc lại dàn ý đã chuẩn bị.
- Trình bày phần mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp?
- 1 HS trình bày phần thân bài.
- 2 HS trình bày kết quả.
* Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích.
-Trong những đồ chơi em có, em thích nhất là con gấu bông.
- Gấu bông của em trông rất đáng yêu. Nó không to lắm. Nó là gấu ngồi lên dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng. Bộ lông nó màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, gan bàn chân trông khác kiểu của những chú gấu khác.
- Ôm chú gấu như một cục bông lớn để ngủ thật thoải mái dễ chịu.
c, HS viết bài:
- HS hoàn chỉnh bài viết vào vở.
- GV đến từng bàn theo dõi hưỡng dẫn, gợi ý HS yếu.
 4. Củng cố- dặn dò:
	- Thu bài- nhận xét giờ học.
	- Học bài và chuẩn bị bài sau: Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TIẾT 2: THỂ DỤC
GV chuyên dạy
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
TIẾT 3: TOÁN
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp)
I. Mục tiêu:
- HS biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số.(phép chia hết, phép chi có dư).
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu bài tập
- Trò: Xem trước bài ở nhà 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: HS thực hiện phép chia 6260 : 156 = 40 (dư 20).
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
- GV nêu ví dụ- HS nhận xét
- HS nêu cách tính và tính kết quả.
- HS so sánh ví dụ a với b
c, Luyện tập:
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm bảng lớp, bảng con.
- Nhận xét- chữa
HS khá, giỏi làm phần b
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài vào phiếu
- Nhận xét- chữa
HS khá, giỏi làm
- HS đọc đề- tóm tắt bài toán
- Phân tích bài toán, nêu cách giải. HS làm bài
a, 41535 : 195 = ? b, 80120 : 245 = ?
 41535 195 80120 245 
 0253 213 0662 327
 0585 1720 
 000 005
 41535 : 195 = 213 80120 : 245 = 327(dư 5)
* Bài 1 (88).
62321 307 81350 187
00921 203 0655 435
 000 0940
 005 
* Bài 2 (88). 
x 405 = 86265 89658 : x = 293
 x = 86265 : 405 x = 89658 : 293
 x = 213 x = 306
* Bài 3 (88). Giải
 Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất là:
 49410 : 305 = 162 (sản phẩm)
 Đáp số: 162 sản phẩm.
4. Củng cố- dặn dò:
	- Nhắc lại cách chia cho số có ba chữ số?
	- Làm bài tập vở bài tập, chuẩn bị bài sau.
TIẾT 4: ĐỊA LÝ
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
I. Mục tiêu:
- Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hà Nội
- Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
- Hà Nội là trung tâm chính Trị, khoa học văn hóa và kinh tế lớn của đất nước- Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ( lược đồ).
- HS khá, giỏi dựa vào các hình trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cỏ và khu phố mới( về nhà cửa, đường phố...)
II. Đồ dùng:
- Thầy: Phiếu học tập, bản đồ Việt Nam, tranh ảnh Hà Nội.
- Trò: Xem trước bài ở nhà 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: Kể tên một số nghề thủ công của người dân ở ĐBBB?
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
- Quan sát bản đồ và chỉ vị trí thủ đô Hà Nội trên bản đồ? Hà Nội giáp với những tỉnh nào?
- Từ Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng những loại đường giao thông nào?
- Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác?
- Hà Nội được chọn là kinh đô vào năm nào? Khi đó kinh đô có tên gọi là gì?
- Quan sát H 3, 4 cho biết ku phổ cổ và khu phố mới có gì khác nhau?
- Nêu dẫn chứng cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học hàng đầu của nước ta?
- Kể tên các danh lam thắng cảnh, di tích lich sử nổi tiếng ở Hà Nội mà em biết?
1 Hà Nội – thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ:
- Hà Nội giáp các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc...
- Đường sắt, đường ô tô, đường hàng không.
2. Thành phố cổ đang ngày càng phát triển:
- Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan.
- Năm 1010 có tên là Thăng Long.
3. Hà Nội trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế của cả nước: 
- Trung tâm chính trị: Nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước.
- Trung tâm kinh tế: công nghiệp, thương mại, giao thông.
- Trung tâm văn hoá, khoa học: viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng...
	4. Củng cố- dặn dò:
- Tại sao nói Hà Nội là trung tâm chính trị, KT, VH, KH lớn của nhà nước?
	- Về học và chuẩn bị bài: Ôn tập học kì I.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 16.doc