Giáo án Tuần 30 - Buổi chiều - Lớp 3

Giáo án Tuần 30 - Buổi chiều - Lớp 3

Tiết : Tập đọc - kể chuyện

ÔN TẬP : GẶP GỠ Ở LÚC – XĂM - BUA

I. Mục đích yêu cầu

- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện.

- Hiểu nội dung truyện: Cuộc gặp gỡ bất ngờ đầy thú vị thể hiện tình hữu nghị Quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một tr¬¬ường tiểu học ở Lúc – xăm – bua.

- Biết kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước

- HS khá giỏi biết kể toàn bộ câu chuyện.

* GD học sinh tình đoàn kết giữa giữa các thiếu nhi trên toàn thế giới.

*HSKT: Luyện đọc 1-2 câu theo sự giúp đỡ của giáo viên

II. Các hoạt động dạy và học

 

doc 12 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 838Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 30 - Buổi chiều - Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30(Chiều)
Thứ hai ngày 01 tháng 4 năm 2013
Tiết 1: Thể dục
Tiết 59: HOÀN THIỆN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
VỚI HOA VỚI CỜ
Giáo viên dạy: Hà Lan Anh
____________________________________________
Tiết : Tập đọc - kể chuyện
ÔN TẬP : GẶP GỠ Ở LÚC – XĂM - BUA
I. Mục đích yêu cầu 
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện.
- Hiểu nội dung truyện: Cuộc gặp gỡ bất ngờ đầy thú vị thể hiện tình hữu nghị Quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc – xăm – bua.
- Biết kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước
- HS khá giỏi biết kể toàn bộ câu chuyện.
* GD học sinh tình đoàn kết giữa giữa các thiếu nhi trên toàn thế giới.
*HSKT: Luyện đọc 1-2 câu theo sự giúp đỡ của giáo viên
II. Các hoạt động dạy và học
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu chủ điểm và bài đọc qua tranh.
2. Luyện đọc
a. Giáo viên đọc toàn bài	 
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và giải nghĩa từ
* Đọc câu trong đoạn: 
- Học sinh tiếp sức đọc từng câu
- Sửa phát âm
* Đọc đoạn trước lớp 
- Cho học sinh chia đoạn 
- GV hướng dẫn học sinh đọc ngắt nghỉ
- Cho học sinh đọc từng đoạn
- Giải nghĩa các từ mới trong đoạn 
* Đọc đoạn trong nhóm
- Nhận xét
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh
3 Tìm hiểu bài
- Vì sao các em học sinh lớp 6 lại nói được Tiếng việt và sưu tầm được nhiều đồ lưu niệm của Việt Nam?
- Các bạn thiết nhi Lúc – xăm – bua muốn biết điều gì về các bạn học sinh ở Việt Nam ?
-Các bạn muốn nói gì với các bạn học sinh trong câu chuyện này cho câu chuyện
- Cho học sinh nêu nội dung câu chuyện
4. Luyện đọc lại
- Giáo viên đọc lại đoạn cuối của bài
- Hướng dẫn học sinh đọc đoạn cuối của bài
- Nhận xét và bình chọn
- Cho học sinh thi đọc cả bài
- Nhận xét
5. Kể chuyện
a. Giáo viên nêu nhiệm vụ
b. Hướng dẫn học sinh 
+ Câu chuyện được kể theo lời của ai?
+ Kể bằng lời của em như thế nào?
- Cho học sinh kể theo lời của từng nhân vật
- Nhận xét
- Gọi 3 học sinh kể 
- Nhận xét
6. Củng cố dặn dò
- Qua câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ?
- Nhận xét giờ học
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Theo dõi
- Học sinh đọc tiếp sức từng câu
- HS luyện phát âm một só từ khó.
- Học sinh chia đoạn: 4 đoạn
- Học sinh đọc và phát hiện cách nhấn giọng
Đã đến lúc chia tay ./ Dưới làn tuyết bay bụi mù,/ các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến//.
- Học sinh đọc tiếp sức đoạn
- Giải nghĩa các từ mới từng trong đoạn 
- Học sinh đọc nhóm đôi
- Đại diện các nhóm thi đọc
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài
- Vì cô giáo lớp 6 A đã ở Việt Nam
- Các bạn muốn biết thiếu nhi Việt Nam được học những môn gì ? thích những bài hát nào ?
- Rất cảm ơn các bạn đã yêu quý Việt Nam....
- Cuộc gặp gỡ đầy thú vị, bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc – xăm – bua.
- Học sinh thi đọc đoạn cuối của bài
- Nhận xét
- Thi đọc cả bài
- Học sinh nêu nhiệm vụ
- Học sinh tập kể lại từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý
- Học sinh kể câu chuyện
- Bình chọn bạn kể hay
- Tình cảm thân thiết giữa thiếu nhi quốc tế và thiếu nhi Việt Nam.
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Chú ý theo dõi.
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu 
- Biết cộng các số có đến năm chữ số ( có nhớ).
- Giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật.
- HS làm đúng các bài tập trong SGK.
- Rèn kĩ năng cộng các số trong phạm vi 10000.
* HSKT: Luyện làm bài 2 theo sự giúp đỡ của giáo viên.
III . Các hoạt động dạy và học
1. Giới thiệu bài
2. Bài tập
Bài 2 (156)
- Cho học sinh đọc đề bài 
- Hướng dẫn làm bài 
Tóm tắt
Chiều rộng: 3cm
Chiều dài : gấp đôi chiều rộng
Chu vi :....? cm
Diện tích :...? cm2
- GV chấm bài cho học sinh nhận xét
Bài 3 (156)
- Cho học sinh đọc đề bài 
- Hướng dẫn làm bài 
- Nhận xét
3. Củng cố dặn dò
- Hệ thống lại nội dung bài
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau
 - Chú ý theo dõi 
- Học sinh đọc yêu cầu - phân tích mẫu
- Học sinh nêu cách thực hiện
- HS làm bảng con, bảng lớp theo 3 tổ.
a) 
 b, 
- Học sinh đọc đề bài - phân tích
- HS nêu cách làm - làm PBT.
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật đó là:
3 2 = 6 (cm)
Chu vi hình chữ nhật đó là:
(6 + 3) 2 = 18 ( cm)
 Diện tích hình chữ nhật đó là:
6 3 = 18 ( cm2)
 Đáp số : 18 cm2
- Nhắc lại nội dung bài học
- Chú ý theo dõi
____________________________________________________
Thứ ba ngày 02 tháng 4 năm 2013
Tiết 1 : Chính tả (Nghe - viết)
ÔN TẬP: LIÊN HỢP QUỐC
I. Mục đích yêu cầu
- Luyện nghe viết đúng bài chính tả; viết đúng các chữ số, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2(a)
* HSKT : Luyện nghe – viết 1-2 câu theo sự giúp đỡ của giáo viên
II. Các hoạt động dạy và học
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Chuẩn bị
- Giáo viên đọc bài viết
- Liên hợp quốc được thành lập nhăm mục đích gì?
- Việt Nam trở thành Liên hợp quốc vào thời điểm nào?
- Giáo viên đọc một số từ khó trong bài
- Nhận xét
b. HD học sinh viết bài
- Giáo viên đọc thong thả từng câu
- Theo dõi học sinh viết
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết
c. Chấm chữa
- Giáo viên đọc lại bài
- Giáo viên thu bài
- Chấm 5 bài tại lớp 
- Nhận xét
2.3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 2(a): 
- Điền vào chỗ trống : tr hay ch
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm phần a
- Nhận xét, kết luận.
3. Củng cố dặn dò
- Cho học sinh viết lại các từ, tiếng hay viết sai
- Nhận xét giờ học
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau .
- Học sinh theo dõi
- Học sinh đọc bài viết
- Bảo vệ hoà bình, tăng cường hợp tác, và 
phát triển giữa các nước.
- Việt Nam trở thành Liên hợp quốc vào ngày 20/ 9/ 1977
- Học sinh viết các từ khó trong bài
- HS nêu quy tắc viết chính tả
- Học sinh viết bài vào vở
- Học sinh dùng bút chì soát lỗi
- Thu bài
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm phần a ra nháp
 Lời giải: 
buổi chiều, thuỷ triều, triều đình
- Nhắc lại nội dung bài
- Chú ý theo dõi
_______________________________________________
Tiết 2: Thể dục
Tiết 60: TUNG BẮT BÓNG CÁ NHÂN
Giáo viên dạy: Hà Lan Anh
_________________________________________________
Tiết 3: Tiếng Anh
Tiết 43: UNIT 9: MY HOU SE SECTION A(4,5,6,7)
Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Luân
	__________________________________________________
	Thứ tư ngày 03 tháng 4 năm 2013
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP: TIỀN VIỆT NAM
I. Mục tiêu 
 - Luyện tập nhận biết được các tờ giấy bạc: 20 000 đồng, 50 000 đồng và 100 000đồng
 - Thự hành đổi tiền đổi tiền
 - Biết làm tính trên các số với đơn vị là đồng. HS làm được các bài tập vở bài tập.
* HSKT: Luyện làm bài tập 1,2 theo sự giúp đỡ của giáo viên
II.Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập
Bài 2(158)
 Tóm tắt 
Mua cặp: 15000 đồng
1 bộ quần áo: 25000 đồng
Đưa: 50 000 đồng
Phải trả: ? đồng
- GV nhận xét.
Bài 3(158): 
- Nêu yêu cầu - HD học sinh phân tích
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau.
- Chú ý theo dõi
- HS đọc bài toán - phân tích - nêu cách giải
- HS làm bảng con, bảng lớp.
 Bài giải
Mẹ Lan mua hết số tiền là
15000 + 25000 = 40 000 (đồng)
Cô bán hàng phải trả lại số tiền là: 50000 - 40000 = 10000 (đồng)
 Đáp số: 10000 đồng
- HS nêu yêu cầu - phân tích
- HS làm bài ra SGK.
+ 2 cuốn: 1200 2 = 2400 đồng
+ 3 cuốn: 1200 3 = 3600 đồng
+ 4 cuốn: 1200 4 = 4800 đồng.
- HS đọc kết quả
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chú ý theo dõi.
_____________________________________________
Tiết 2: Tập đọc
ÔN TẬP: MỘT MÁI NHÀ CHUNG
I. Mục đích yêu cầu
- Biết ngắt nghỉ sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung: Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó.
- HS trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- HS đọc thuộc lòng bài thơ.
* HSKT: Luyện đọc 1-2 khổ thơ theo sự giúp đỡ của giáo viên
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2 HD học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. GV đọc mẫu - HD học sinh đọc.
b. Luyện đọc
- Cho HS đọc từng dòng thơ kết hợp luyện phát âm.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp kết hợp GNT
+ Giải nghĩa từ chú giải 
- HS đọc từng khổ thơ trong nhóm 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ
3. HD tìm hiểu bài: 
Câu 1: Ba khổ thơ đầu đã nói đến mái nhà riêng của những ai ?
Câu 2: Mỗi mái nhà riêng có những nét gì đáng yêu ? 
Câu 3: Mái nhà của muôn vật là gì ?
Câu 4: Em muốn nói gì với những 
người bạn chung một mái nhà ?
4. Học thuộc lòng bài thơ:
- Cho 3 HS thi đọc nối tiếp bài thơ 
- GV HD ngắt nghỉ
- GV cùng cả lớp bình chọn
5. Củng cố dặn dò
- Nêu nội dung bài học
- Cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn mái nhà chung?
- Nhận xét tiết học
- Chú ý theo dõi
- HS tiếp nối mỗi em đọc 2 dòng thơ
- 6 HS đọc tiếp nối nhau 6 khổ thơ
- Đọc nhóm 3
- HS đọc đồng thanh - Giọng đọc vừa phải
- Ba khổ thơ đầu nói đến nhà riêng của chim, của cá, của nhím, của ốc, của các bạn nhỏ.
- Mái nhà của chim là nghìn chiếc lá. Mái nhà của cá là sóng xanh rập rình. Mái nhà của nhím nằm sâu trong lòng đất. Mái nhà của ốc là vỏ tròn vo trên mình ốc. Mái nhà của bạn nhỏ có giàn gấc đỏ, hoa giấy lợp hồng. 
- Là bầu trời xanh
- Hãy yêu mái nhà chung. Hãy sống hoà bình dưới mái nhà chung. Hãy giữ gìn bảo vệ mái nhà chung... 
- Mỗi em đọc 2 khổ thơ
- HS luyện đọc ngắt nghỉ nhịp thơ.
- HS luyện đọc thuộc lòng theo nhom, tổ
- Từng tổ và cá nhân thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó. 
- Chú ý theo dõi	
________________________________________
Tiết 3: HĐGDNGLL
Tiết 30: NGHE KỂ CHUYỆN CHIẾN THẮNG 30/4/1975
Giáo viên dạy: Trần Thị Huề
_________________________________________________
Thứ năm ngày 04 tháng 4 năm 2013
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Học sinh biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn.
- Biết trừ các số có đến năm chữ số (có nhớ)và giải toán có phép trừ.
- HS thực hành làm đúng các bài tập trong SGK.
* HSKT: Luyện làm bài tập 1,2 theo sự giúp đỡ của giáo viên
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu bài tập (BT4)
- HS thực hành theo nhóm 2(BT1), nhóm 4(BT4)
III. Các hoạt động dạy và học
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Bài tập
Bài 1(159)
- Cho học sinh đọc đề bài 
- Hướng dẫn làm bài 
- GV làm mẫu:
90000 - 50000 = 400000
- Nhận xét
Bài 2 (159)
- Cho học sinh đọc đề bài 
- Hướng dẫn làm bài 
- Nhận xét, cho HS nêu cáh làm 
Bài 3(159) 
- Cho học sinh đọc đề bài 
- Hướng dẫn làm bài 
 Tóm tắt 
Sản xuất : 23 560l 
Đã bán : 21 800l 
Còn lại : .... l mật ong ? 
- Nhận xét
3. Củng cố – dặn dò 
- Hệ thống lại nội dungbài
- Nhận xét giờ học
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau.
- Chú ý theo dõi
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài theo nhóm 2
- HS báo cáo kết quả dưới hình thức thi đua.
 60 000 - 30 000 = 30 000
 100 000 - 40 000 = 60 000
 80 000 - 50 000 = 30 000
 100 000 - 70 000 = 30 000
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài bảng con, bảng lớp
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài bảng con, bảng lớp
Bài giải
Số lít mật ong còn lại là:
 23560 - 21800 = 1760 ( l)
 Đáp số : 1760 l mật ong.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chú ý thep dõi.
______________________________
Tiết 4: Chính tả (Nhớ - Viết)
Tiết 60: MỘT MÁI NHÀ CHUNG
I. Mục đích yêu cầu
- HS nhớ viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
- Làm đúng được bài tập chính tả 2(a) phân biệt tr/ch.
 - Rèn kĩ năng nhớ – viết đúng chính tả.
II. Đò dùng dạy học
1. Giáo viên:- SGK, bài tập chuẩn bị ra bảng phụ, PBT
2. Học sinh:- Sách giáo khoa, bảng, vở
3. Hình thức:- HS thực hành làm bài cá nhân
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc cho học sinh viết.
- GV nhận xét.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2. 2.Hướng dẫn viết chính tả
a. Chuẩn bị
- Giáo viên đọc bài viết
CH; Nêu nội dung của bài viết?
CH: Những chữ nào trong bài được viết hoa?
- Giáo viên đọc một số từ khó
- Nhận xét
b. Giáo viên đọc bài
- Cho học sinh nhớ lại nội dung 3 khổ thơ đầu và viết
- Theo dõi học sinh viết
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết
c. Chấm chữa
- Giáo viên cho học sinh soát lại bài
- Giáo viên thu bài
- Chấm 5 bài tại lớp 
- Nhận xét
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 Bài tập 2(a): 
- Điền vào chỗ trống : tr hay ch
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm phần a
- Nhận xét
3. Củng cố – dặn dò 
- Cho học sinh viết lại các từ, tiếng hay viết sai
- Nhận xét giờ học
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau
- HS viết bảng con:
 thuỷ chung, trăn trở.
- Học sinh theo dõi
- 2 Học sinh đọc bài viết
- Nói về mài nhà chung của vạn vật trên trái đất
- Chữ đầu dòng thơ.
- Học sinh viết bảng con các từ khó :
 tròn vo; lợp, sóng xanh...
 rập rình 
- HS nhắc lại quy tắc viết chính tả.
 - Học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh dùng bút chì soát lỗi
- Thu bài
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm phần a ra PBT, bảng phụ
Lời giải:
Ban trưa; Trời mưa.
 Hiên che; Không chịu.
- HS đọc lại các từ vừa tìm được
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chú ý theo dõi.
_____________________________________________
Tiết 3: Luyện chữ
Tiết 27: CÓC KIỆN TRỜI
I. Mục đích yêu cầu
- Học sinh luyện viết đoạn chính tả, trình bày sạh đẹp.
- Rèn luyện kĩ năng viết đẹp cho học sinh
II. Các hoạt động dạy học
- Giáo viên đọc cho học sinh viết, quan sát giúp đỡ học sinh.
- Giáo viên chấm bài, tuyên dương khen ngợi học sinh viết đẹp.
 Cóc kiện trời 
	Thấy trời hạn hán quá lâu, làm ruộng đồng, cây cỏ, chim muông chết dần chết mòn vì khát, Cóc quyết tâm lên thiên đình kiện ông Trời. Cùng đi với Cóc có Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo. Dưới sự chỉ huy khôn khéo của Cóc, các con vật đã đánh thắng đội quân nhà Trời, buộc Trời phải cho mưa xuống trần gian.
___________________________________________
	Thứ sáu ngày 05 tháng 4 năm 2013 
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- HS biết cộng trừ các số trong phạm vi 100 000.
- Giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị.
- HS thực hành làm đúng các bài tập trong SGK.
II. Các hoạt động dạy và học
1. Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1(160) Tính nhẩm 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Nhận xét
Bài 2(160) Tính
- Gọi học sinh đọc yêu cầu 
- Hướng dần học sinh làm bài PBT
- GV thu bài chấm 6 bài - nhận xét
Bài 3(160) 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
Tóm tắt
 68700 cây 
X Phương:
5200 Cây
X Hoà
4500 Cây
X Mai
.... Cây?
- Nhận xét chữa bài cho HS
Bài 4(160)
Tóm tắt
5 cái : 10000 đồng
3 cái :....... đồng ?
- Nhận xét
3. Củng cố dặn dò
- Hệ thống lại nội dung bài
- Nhận xét giờ học
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Chú ý theo dõi
- Học sinh làm bài theo nhóm 2 - báo cáo kết quả dưới hình tiếp sức.
a) 40000 + 30000 - 20000 = 90000
b) 60000 – 20000 – 10000 = 30000
c) 40000 + (30000 + 20000) = 90000
d) 60000 – (20000 + 10000) = 30000
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài ra PBT
- HS đọc yêu cầu - phân tích - thảo luận theo nhóm 4 nêu cách giải.
- HS giải :
 Bài giải
 Xã Xuân Hoà có số cây là:
 68 700 + 5200 = 73 900 (cây)
 Xã Xuân Mai có số cây là:
 73 900 - 4500 = 69 400 (cây)
 Đáp số: 69 400 cây
- HS đọc bài toán- phân tích
- Nhận dạng toán - nêu cách giải
- HS làm bài ra nháp + bảng lớp.
 Bài giải
Số tiền mua một cái com pa là :
10000 : 5 = 2000 (đồng)
Số tiền mua 3 cái com pa là :
2000 3 = 6000 (đồng)
 Đáp số: 6000 đồng.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chú ý theo dõi.
_______________________________________________
Tiết 2 : Tập làm văn
ÔN TẬP: VIẾT THƯ
I. Mục đích yêu cầu
- Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài theo gợi ý 
- Lá thư trình bày đúng thể thức ; đủ ý ; dùng từ đặt câu ; thể hiện tình cảm với người nhận thư.
* HSKT: Luyện viết thư nhắn theo sự giúp đỡ của giáo viên.
II. Các hoạt động dạy và học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS viết bài
- Mời em đọc yêu cầu
- HD học sinh phân tích yêu cầu bài 
- Gọi một học sinh đọc phần gợi ý 
- Hướng dẫn học sinh viết bài
+ Em viết thư cho ai ? 
+ Em biết bạn qua đâu ?
- Nội dung thư phải thể hiện 
+ Mong muốn làm quên với bạn. 
+ Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung : Thế giới.
- Hình thức trình bày 1 lá thư 
- Cho học sinh trình bày vào giấy 
- Nhận xét – tuyên dương
3. Củng cố – dặn dò 
- Hệ thống lại nội dung bài học
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Về nhà tập học bài và chuẩn bị bài sau.
- Chú ý theo dõi
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh theo dõi
- HS đọc gợi ý
- HS nêu hình thức trình bày một bức thư.
- Dòng đầu thư
- Lời xưng hô
- Nội dung thư 
- Cuối thư 
- Học sinh viết thư vào giấy. 
- Đọc thư trước lớp.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chú ý theo dõi.
Tiết 3: Sinh hoạt 
SINH HOẠT LỚP TUẦN 30
I. Mục tiêu
 - Nhận xét hoạt động trong tuần 30, giúp học sinh thấy được những ưu khuyết điểm của cá nhân, tập thể trong tuần và cách khắc phục những nhược điểm..
 - Đề ra phương hướng hoạt động tuần sau.
II. Nội dung
1. Nhận xét hoạt động tuần 30
- Lớp trưởng tổng hợp, nhận xét chung.
- Ý kiến cá nhân về hoạt động trong tuần và đề xuất cho phương hướng tuần tới:
+ Tuyên dương: Ngân, Mới, Hảo, Tiến, 
+ Nhắc nhở: Tuấn, Quỳnh 
2. Văn nghệ
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi mà các em thích. 
- Nhận xét tiết học, giao nhiệm vụ cho ban cán sự lớp ổn định nề nếp và các hoạt động khác.
3. Phương hướng tuần sau
- Duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần.
- Tiếp nâng cao chất lượng học tập
- Chăm sóc hoa, cây cảnh; lao động vệ sinh sân trường và lớp học sạch sẽ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 30.doc