Kế hoạch bài dạy Tuần 29 Lớp 3 - Phan Hoàng Khanh

Kế hoạch bài dạy Tuần 29 Lớp 3 - Phan Hoàng Khanh

Tiết 1 & 2

Môn: Tập đọc (KC)

Tiết (CT): 57

Bài: BUỔI HỌC THỂ DỤC

I. MỤC TIÊU

A. Tập đọc.

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: gà tây, bò mộng, chật vật.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền.

Rèn Hs

- Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.

- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: Đê-rốt-ti, Cô-rét-ti, Nen-li

 - Giáo dục Hs có thái độ cẩn thận trước khi làm việc.

 

doc 37 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1413Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tuần 29 Lớp 3 - Phan Hoàng Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 05 tháng 04 năm 2010
Tiết 1 & 2
Môn: Tập đọc (KC)
Tiết (CT): 57
Bài: BUỔI HỌC THỂ DỤC
I. MỤC TIÊU
A. Tập đọc.
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: gà tây, bò mộng, chật vật.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền.
Rèn Hs
- Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.
- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: Đê-rốt-ti, Cô-rét-ti, Nen-li 
 - Giáo dục Hs có thái độ cẩn thận trước khi làm việc.
B. Kể chuyện.
- Hs dựa vào trí nhớ, biết nhập vai, kể tự nhiên toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật.
 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa bài học trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra 2 Hs đọc bài: “Cùng vui chơi”
+ Hs chơi đá cầu vui và khéo như thế nào?
- GV nhận xét bài cũ.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
b) Cách tiến hành:
Gv đọc mẫu bài văn.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời Hs đọc từng câu.
+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
- Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
 - Giúp Hs giải thích các từ mới: gà tây, bò mộng, chật vật.
- Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Một Hs đọc cả bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
a) Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
b) Cách tiến hành: 
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm các đoạn và trả lời câu hỏi( SGK)
- Gv nhận xét, chốt lại: 
+ Nen-li leo lên một cách chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống, cậu vẫn cố sức leo. Cậu rướn người lên, thế là nắm chặt.
+ Thầy giáo khen cậu giỏi, khuyên cậu xuống, nhưng cậu còn muốn đứng thẳng trên xà và những bạn khác. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, mặt rạng rỡ vẽ chiến thắng.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
a) Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
b) Cách tiến hành:
- Gv đọc diễn cảm đoạn 3.
- Gv cho 4 Hs thi đọc truyện trước lớp . 
Gv yêu cầu 3 Hs tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài.
- Một Hs đọc cả bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
Hoạt động 4: Kể chuyện.
a) Mục tiêu: Hs kể lại câu chuyện bằng lời của một nhân vật.
b) Cách tiến hành:
- Gv cho Hs yêu cầu Hs chọn kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật
- Gv nhắc Hs chú ý nhập vai kể lại theo lời nhân vật.
- Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gv yêu cầu từng cặp Hs kể.
- Hs thi kể chuyện trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs đọc từng câu.
Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
4 Hs đọc 4 đoạn trong bài.
Hs giải thích từ.
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Đọc từng đoạn trứơc lớp.
Một Hs đọc cả bài.
Hs đọc thầm +TLCH( SGK)
Hs thi đọc diễn cảm truyện.
4 Hs thi đọc đoạn 3.
Bốn Hs thi đọc 4 đoạn của bài.
Một Hs đọc cả bài.
Hs nhận xét.
Hs kể chuyện theo lời nhân vật.
Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
Từng cặp Hs kể chuyện.
Một vài Hs thi kể trước lớp.
Hs nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3
Môn: Toán
Tiết (CT): 146
	Bài: DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU
 - Nắm được quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo hai cạnh của nó.
 - HS vận dụng tính được diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông.
 - HS ham thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 - Một số hình chữ nhật có kích thước 3cm + 4cm, 6cm + 5cm, 20cm + 30cm; bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên sửa câu a, b bài tập 3 trong SGK - 1 HS lên giải bài tập 4.
- HS lên sửa bài, cả lớp nhận xét bằng bảng đ/s.
 Giải
 Diện tích tờ giấy màu xanh lớn hơn 
 diện tích tờ giấy màu đỏ là:
 300 - 280 = 20 (cm2)
 Đáp số: 20cm2
 - Cả lớp nhận xét.
 - GV nhận xét bài cũ.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
a) Mục tiêu: HS biết cách xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
b) Cách tiến hành:
 - GV đưa trực quan hình chữ nhật có chiều rộng 3cm, chiều dài 4cm (như trong SGK) và đưa ra các yêu cầu:
 + Tính số ô vuông trong hình?
 + Biết 1 ô vuông có diện tích 1cm2. Vậy diện tích hình chữ nhật là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
 Ê Vậy ta có thể thực hiện tính diện tích như sau:
 4 ´ 3 = 12 (cm2)
 . 12cm2 là diện tích hình chữ nhật ABCD.
 Ê Vậy muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo).
 - GV có thể đưa ra một số hình chữ nhật có kích thước chiều dài, chiều rộng. Yêu cầu HS tính diện tích.
Hoạt động 2: : Thực hành 
a) Mục tiêu: HS vận dụng quy tắc vừa học vào giải toán.
b) Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề.
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài tập 2.
+ Gọi HS đọc đề và yêu cầu HS tự làm bài.
 Tóm tắt.
 Chiều rộng : 5 cm.
 Chiều dài : 14 cm.
 Diện tích : ....... ?
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài tập 3.
+ Gọi HS đọc đề và hỏi: Em có nhận xét gì về chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật trong phần b?
+ Vậy muốn tính được diện tích của hình chữ nhật b, chúng ta phải làm gì trước?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung bài học
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS quan sát hình và trả lời các câu hỏi:
 + Hình chữ nhật có 12 ô vuông :
 4 ´ 3 = 12 (ô vuông)
 + Hình chữ nhật có diện tích 12cm2.
- HS thấy được 4 chính là số xăng-ti-mét của chiều dài và 3 chính là số xăng-ti-mét chiều rộng hình chữ nhật.
- HS nhắc lại quy tắc.
- HS nêu yêu cầu bài.
- Một số HS nhắc lại.
- HS làm bài.
+ Học sinh đọc đề trong SGK, 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. 
 Bài giải.
 Diện tích của miếng bìa hình chữ nhật là :
 14 x 5 = 70 (cm2)
 Đáp số : 70 cm2.
+ HS đọc đề và trả lới: Chiều dài và chiều rộng không cùng một đơn vị đo.
+ Phải đổi số đo chiều dài thành xăng-ti-mét.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
a) Diện tích hình chữ nhật là:
 5 x 3 = 15 (cm2)
b) Đổi 2 dm = 20 cm
Diện tích hình chữ nhật là:
 20 x 9 = 180 (cm2).
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4
Môn: Đạo đức
Tiết (CT): 29
	Bài: TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS hiểu: 
 Nước sạch rất cần thiết đối với cuộc sống của con người. Nước dùng trong sinh hoạt 
 (ăn,uống) dùng trong lao động sản xuất. Nhưng nguồn nước không phải là vô tận. Vì thế chúng ta cần phải biết sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. 
 Quý trọng nguồn nước. Có ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước,Tán thành 
và học tập những người biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Không đồng ý với những 
người lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước. 
 ·Thực hành tiết kiệm nước, vệ sinh nguồn nước. 
 ·Tham gia vào các hoạt động, phong trào tiết kiệm nước ở địa phương. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 ·4 tranh (ảnh) chụp cảnh đang sử dụng nước (ở miền núi và đồng bằng hay miền biển). Aûnh chụp dùng trong hoạt động 2- tieets. 
 ·Tranh, bảng phụ (Hoạt động 3- tiết1). 
 ·Giấy khổ to, bút dạ (Hoạt động 1- tiết2). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra bài cũ 2 em
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Trình bày kết quả điều tra
a) Mục tiêu: HS biết tán thành và học tập những người biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Không đồng ý với những người lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước. 
b) Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS chia nhóm. Yêu cầu các 
 HS căn cứ vào kết quả phiếu điều tra của mình để điền vào bảng báo cáo của nhóm. Mỗi nhóm được phát 4 bảng báo cáo có nội dung: 
Bảng 1: Những việc làm tiết kiệm nước ở nơi em sống. 
Bảng 2: Những việc làm gây lãng phí nước. 
Bảng 3: Những việc làm bảo vệ nguồn nước nơi em sống. 
Bảng 4: Những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước- 
- Yêu cầu các nhóm lên dán thành 4 nhóm ở trê ... --------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 09 tháng 04 năm 2010
Tiết 1
Môn: Chính tả
Tiết (CT): 58
	Bài: LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC
I. MỤC TIÊU
Hs Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “ Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”.
 Làm đúng các bài tập có các âm đầu dễ lẫn n/l hoặc dấu hỏi / dấu ngã.
Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	Ba, bốn băng giấy viết BT2. Bảng phụ viết BT3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
Gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ bắt đầu bằng chữ n/l.
- Gv và cả lớp nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
a) Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở.
 b) Cách tiến hành:
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc 1 lần đoạn viết
Gv mời 2 HS đọc lại bài .
 Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Vì sao mỗi người dân phải luyện tập thể dục?
+ Những từ nào trong đoạn viết cần viết hoa?
- Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai. 
Gv đọc và viết bài vào vở.
 - Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
 - Gv đọc và Hs viết bài.
 - Gv chấm chữa bài.
 - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
 - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
 - Gv nhận xét bài viết của Hs
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
a) Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong vở.
b) Cách tiến hành: 
Bài tập 2: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài cá nhân vào VBT.
- Gv dán 3 băng giấy mời 3 Hs thi điền nhanh Hs
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bác sĩ – mỗi sáng – xung quanh – thị xã – ra sao – sút.
Lớp mình – điền kinh – tin – học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung bài học
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Hs lắng nghe.
Hai Hs đọc lại.
Hs trả lời.
Yêu cầu các em tự viết ra nháp những từ các em cho là dễ viết sai.
Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
Học sinh nghe và viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào VBT.
3 Hs lên bảng thi làm nhanh .
Hs nhận xét.
Hs đọc lại các câu đã hoàn chỉnh.
Cả lớp chữa bài vào VBT.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
Tiết 2
Môn: Toán
Tiết (CT): 140
	Bài: PHÉP CỘNG CÁC SỐ 
	TRONG PHẠM VI 100.000
I. MỤC TIÊU
 - Giúp HS biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100.000 (bao gồm đặt tính và tính đúng).
 - Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính và về tính diện tích hình chữ nhật.
 Rèn kĩ năng nhẩm nhanh, nhận dạng toán đúng.
 Giáo dục các em cách ghi số rõ, đẹp, đặt tính thẳng hàng. Lời giải gọn, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	Nội dung bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
Gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- GV mời 2 HS lên bảng sửa bài 2.
 Bài 2: 
 Diện tích 1 viên gạch men là: 
 10 ´ 10 = 100 (cm2)
 Diện tích 9 viên gạch men là:
 100 ´ 9 = 900 (cm2)
 Đáp số: 900cm2
- GV chấm một số vở.
- Nhận xét chung.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng: 45 732 + 36 194
a) Mục tiêu: Giúp HS biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100.000.
 b) Cách tiến hành:
- GV viết phép tính: 45 732 + 36 194 lên bảng.
 - Hướng dẫn đặt tính và tính: 
 - GV nhận xét.
 C Chốt lại: Muốn cộng 2 số có nhiều chữ số ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau, rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang cộng từ phải sang trái.
Hoạt động 2: Thực hành
a) Mục tiêu: 
- Tính đúng các phép tính cộng 2 số có nhiều chữ số.
- Giải toán có lời văn và tính diện tích hình chữ nhật.
b) Cách tiến hành: 
Bài tập 1
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Học sinh tự làm bài.
+ Yêu cầu học sinh nêu cách tính?
Bài tập 2.
+ Học sinh làm bài tương tự như bài 1.
Bài tập 3.
+ Hình chữ nhật ABCD có kích thước như thế nào?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài tập 4.
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, giảng lại về những dữ kiện đề bài đã cho trên hình vẽ, sau đó yêu cầu học sinh làm bài.
+ Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng, cho học sinh khác nêu các cách giải khác với cách giải của bạn trên bảng.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh. 
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung bài học
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Quan sát.
- HS tự nêu cách thực hiện.
 + Từ phải sang trái, hàng đơn vị cộng hàng đơn vị 
- 3 HS nhắc lại.
+ Y.cầu chúng ta thực hiện tính cộng các số.
+ 4 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. 
+ HS làm xong nêu cách tính của mình, lớp theo dõi và nhận xét.
+ Thực hiện các yêu cầu như bài tập 1.
+ Hình chữ nhật ABCD có chiều dài 9cm và chiều rộng là 6cm.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
 Bài giải
 Diện tích hình chữ nhật ABCD là
 9 x 6 = 54 (cm2)
 Đáp số: 54 cm2.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
Ví dụ về lời giải:
Đoạn đường AC dài là:.
2350 – 350 = 2000 (m)
Đổi : 2000m = 2km.
Đoạn đường AD dài là:
2 + 3 = 5 (km)
 Đáp số : 5km.
+ Đoạn đường AD có thể tính theo các cách:
 AD = AC + CD
 AD = AB + BD
 AD = AC + CB + BD
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
Tiết 4
Môn: Tập làm văn
Tiết (CT): 29
	Bài: VIẾT VỀ MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO
I. MỤC TIÊU
- Dựa vào bài viết miệng tuần trước, Hs viết đựơc một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể lại một trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem.
- Bài viết đấy đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung đựơc trận đấu.
- Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. Tranh ảnh minh họa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
Gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- Gv gọi 2 Hs kể lại “Kể lại một trận thi đấu thể thao” .
- Gv nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài.
a) Mục tiêu: Giúp các em biết viết về buổi thi đấu thể thao.
 b) Cách tiến hành:
Bài 1.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv nhắc nhở Hs:
+ Trước khi viết, cần xem lại những câu hỏi gợi ý ở BT1 (tiết trước) đó là những nội dung cơ bản cần kể tuy người viết vẫn có thể linh hoạt, không phụ thuộc vào các gợi ý.
+ Viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung đựơc trận đấu.
+ Nên viết vào giấy nháp những ý chính trước khi viết bài vào vở (để có thói quen cân nhắc, thận trọng khi nói, viết).
- Gv mời vài Hs đứng lên kể theo 6 gợi ý.
- Gv yêu cầu vài Hs đứng lên tiếp nối nhau thi kể.
-Gv nhận xét, bình chọn bạn nào kể tốt nhất.
Hoạt động 2: Hs thực hành
a) Mục tiêu: Giúp Hs biết viết bài
b) Cách tiến hành: 
- Gv mời vài Hs đứng đọc bài viết của mình.
- Gv nhận xét, tuyên dương các bạn viết tốt. 
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung bài học
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Hs đọc yêu cầu của bài .
Hs trả lời.
Hs quan sát kĩ để trả lời câu hỏi.
Hs viết bài.
Hs đọc bài viết của mình.
Hs cả lớp nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Long Điền Tiến A, ngày 05 tháng 04 năm 2010
	Người soạn
	PHAN HOÀNG KHANH
Ý kiến phê duyệt
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 29.doc