Kế hoạch bài dạy Tuần 34 Lớp 3 - Phan Hoàng Khanh

Kế hoạch bài dạy Tuần 34 Lớp 3 - Phan Hoàng Khanh

Tiết 1 & 2

Môn: Tập đọc (KC)

Tiết (CT): 67

Bài: SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG

I. MỤC TIÊU

A. Tập đọc.

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Tình nghĩa thủy chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của lòai người .

Rèn Hs

- Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung của mỗi đoạn.

- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: bỗng đâu, liều mạng, vung rìu, lăn quay, bã trầu.

 - Giáo dục Hs yêu thích truyện cổ tích.

 

doc 34 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1406Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tuần 34 Lớp 3 - Phan Hoàng Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 10 tháng 05 năm 2010
Tiết 1 & 2
Môn: Tập đọc (KC)
Tiết (CT): 67
Bài: SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
I. MỤC TIÊU
A. Tập đọc.
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Tình nghĩa thủy chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của lòai người .
Rèn Hs
- Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung của mỗi đoạn.
- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: bỗng đâu, liều mạng, vung rìu, lăn quay, bã trầu.
 - Giáo dục Hs yêu thích truyện cổ tích.
B. Kể chuyện.
- Hs dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, nhớ và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm.
 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa bài học trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra 2 Hs đọc bài: “Mặt trời xanh của tôi.”
+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với âm thanh nào?
+ Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời?
- GV nhận xét bài cũ.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
b) Cách tiến hành:
Gv đọc mẫu bài văn.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời Hs đọc từng câu.
+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
- Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài. 
- Giúp Hs giải thích các từ mới: bỗng đâu, liều mạng, vung rìu, lăn quay, bã trầu.
- Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
a) Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
b) Cách tiến hành: 
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm bài và trả lời câu hỏi( SGK) 
+ Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?
+ Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì?
+ Thuật lại những việc đã xảy ra với chú Cuội?
+ Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng ?
- Gv nhận xét, chốt lại: 
 Vợ cuội quên lời chồng dặn, đem nước tười cho cây thuốc, khiến cây lừng lững bay lên trời. Cuội sợ mất cây, nhảy bổ tới, túm rễ cây. Cây thuốc cứ bay lên, đưa Cuội lên tận cung trăng.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
a) Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật.
b) Cách tiến hành:
- Gv đọc diễn cảm đoạn 3.
- Gv yêu cầu một số Hs đọc lại.
- Gv yêu cầu các Hs thi đọc đoạn 3.
- Gv yêu cầu 2 Hs thi đọc cả bài.
- Gv nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay
Hoạt động 4: Kể chuyện.
a) Mục tiêu: Hs dựa vào các bức tranh để kể lại câu chuyện.
b) Cách tiến hành:
- Gv cho Hs quan sát các gợi ý.
+ Gợi ý 1: Xưa, có một chàngtiều phu tốt bụng tên là Cuội sống ở vùng núi nọ.
+ Gợi ý 2: Một hôm, Cuội đi vào rừng, bất ngờ bị một con hổ con tấn công. Thấy hổ mẹ về, Cuội hoảng quá, quăng rìu, leo tót lên một cây cao.
+ Gợi ý 3: Từ đây, Cuội ngạc nhiên thấy một cảnh tượng lạ
- Một Hs kể mẫu đoạn.
- Gv yêu cầu từng cặp Hs kể.
- Hs thi kể chuyện trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Hs lắng nghe.
Hs đọc từng câu.
Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
3 Hs đọc 3 đoạn trong bài.
 Hs giải thích từ.
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Đọc từng đoạn trứơc lớp.
Cả lớp đọc đồng thanh.
Hs đọc thầm từng đoạn.
Hs thảo luận câu hỏi.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs nhận xét, chốt lại.
Hs lắng nghe.
Hs thi đọc đoạn 3.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs các gợi ý.
Hs kể.
Từng cặp Hs kể chuyện.
Một vài Hs thi kể trước lớp.
Hs nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3
Môn: Toán
Tiết (CT): 166
	Bài: ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH 
	TRONG PHẠM VI 100.000
I. MỤC TIÊU
- Củng cố cho Hs về cộng , trừ, nhân, chia (nhẩm và viết).
- Củng cố về giải toán bằng hai phép tính.
Làm bài đúng, chính xác.
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	Bảng phụ, phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2.
- Ba Hs đọc bảng chia 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
a) Mục tiêu: Củng cố cho Hs cách về cộng , trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100.000 trong đó có trường hợp cộng nhiều số.
b) Cách tiến hành:
Bài tập 1.
+ Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho học sinh tự làm.
+ Yêu cầu học sinh chữa bài.
+ Trong phần a. em đã thực hiện tính nhẩm như thế nào?
+ Em nhận xét gì về hai biểu thức ở phần a.
+ Vậy khi thực hiện bài tập ta cần chú ý điều gì?
+ Tiến hành tương tự như phần a.
Bài tập 2.
+ Yêu cầu học sinh đọc đề và tự làm bài.
+ Nhận xét bài làm của học sinh.
Hoạt động 2: Làm bài 3, 4
a) Mục tiêu: Củng cố cho Hs về về giải toán bằng hai phép tính.
b) Cách tiến hành:
Bài tập 3.
+ Yêu cầu học sinh tóm tắt đề toán (khuyến khích học sinh tóm tắt bằng sơ đồ).
+ Cửa hàng có bao nhiêu lít dầu.?
+ Bán được bao nhiêu lít? 
+ Bán được một phần ba số dầu nghĩa là như thế nào?
+ Muốn tìm số lít dầu còn lại ta làm như thế nào?
+ Em nào còn cách làm nào khác?
+Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Tóm tắt
 6450 lít dầu
 đã bán ? lít dầu
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài tập 4.
+ Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
+ Gọi Học sinh chữa bài.
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung bài học
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ 4 học sinh nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi học sinh đọc 1 con tính.
* 3 nghìn + 2 nghìn + x 2 = 3 nghìn + 4 nghìn = 7 nghìn.
* (3 nghìn + 2 nghìn) x 2 = 10 nghìn.
+ Hai biểu thức trên đều có các số là: 3000; 2000; 2 và các dấu +; x giống nhau, nhưng thứ tự khác nhau nên kết quả khác nhau.
+ Ta cần chú ý đến thứ tự thực hiện biểu thức: nếu biểu thức có đủ các phép tính và không có dấu ngoặc, ta làm nhân, chia trước cộng, trừ sau. Nếu biểu thức có dấu ngoặc ta làm trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
+ Học sinh đọc đề, Lớp làm vào vở 
+ 8 học sinh nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi học sinh chỉ đọc 1 con tính.
+ 1 học sinh lên bảng tóm tắt, lớp theo dõi.
+ Có 6450 lít dầu.
+ Bán được một phần ba số lít dầu.
Nghĩa là tổng số lít dầu được chia làm 3 phầnbằng nhau thì bán được một phần.
+ Ta thực hiện phép chia 6450 : 3 để tim ra số lít dầu đã bán, sau đó thực hiện phép trừ 6450 trừ đi số lít dầu đã bán để tìm ra số lít dầu còn lại.
+ Sau khi tìm được số lít dầu đã bán ta chỉ việc nhân 2 là tìm được số lít dầu còn lại.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 cách, cả lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải
Cách 1:
Số lít dầu đã bán:
6450 : 3 = 2150 (lít dầu)
Số lít dầu còn lại:
6450 – 2150 = 4300 (lít dầu)
Đáp số : 4300 lít dầu.
Cách 2:
Số lít dầu đã bán:
6450 : 3 = 2150 (lít dầu)
Số lít dầu còn lại:
2150 x ( 3 – 1 ) = 4300 (lít dầu)
Đáp số : 4300 lít dầu.
+ Viết chữ số thích hợp vào ô trống.
+ 4 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 con tính, cả lớp làm vào vở bài tập. Lớp nhận xét.
Tiết 4
Môn: Đạo đức
Tiết (CT): 34
	Bài: ĐẠO ĐỨC ĐỊA PHƯƠNG
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 11 tháng 5 năm 2010
Tiết 1
Môn: Chính tả
Tiết (CT): 65
	Bài: THÌ THẦM
I. MỤC TIÊU 
	- Nghe và viết chính xác , trình bày đúng, đẹp bài thơ : “ Thì thầm”.
Làm bài chính xác. Làm đúng bài tập điền tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ch dấu hỏi và dấu ngã.
Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ viết BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- Gv mời 2 Hs lên viết có tiếng có vần in/inh.
- Gv nhận xét bài của Hs.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
a) Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
b) Cách tiến hành:
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại bài viết .
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + Bài thơ cho thấy các sự vật, con vật đều biết trò chuyện, thì thầm với nhau. Đó là những sự vật, con vật nào?
- Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: 
- Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc cho Hs viết ba ... ø bắt đầu bằng chữ n/l.
- Gv và cả lớp nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
a) Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở.
 b) Cách tiến hành:
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc 1 lần bài viết .
Gv mời 2 HS đọc lại bài .
 Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào?
+ Trong đêm dòng suối thức để làm gì?
- Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai:
Hs nghe và viết bài vào vở.
 - Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày bài thơ lục bát.
 - Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài.
 - Gv chấm chữa bài.
 - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
 - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
 - Gv nhận xét bài viết của Hs.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
a) Mục tiêu: Giúp Hs biết điền đúng vào ô trống các từ ch/tr, dấu hỏi, dấu ngã.
b) Cách tiến hành: 
Bài tập 2: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài cá nhân vào vở.
- Gv dán 3 băng giấy mời 3 Hs thi điền nhanh Hs. Và giải câu đố.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
Vũ trụ – chân trời.
Vũ trụ – tên lửa.
Bài tập 3: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài cá nhân vào vở.
- Gv dán 4 băng giấy mời 4 Hs thi điền nhanh Hs
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
Trời – trong – trong – chớ – chân – trăng – trăng .
Cũng – cũng – cả – điểm - điểm – thể – điểm..
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung bài học
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Hs lắng nghe.
Hai Hs đọc lại.
Hs trả lời.
Dòng suối thức để nâng nhịp cối giã gạo, cối lợi dụng sức nước ở miền núi..
Yêu cầu các em tự viết ra nháp những từ các em cho là dễ viết sai.
Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
Học sinh nhớ và viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào vở.
3 Hs lên bảng thi làm nhanh .
Hs nhận xét.
Hs đọc lại các câu đã hoàn chỉnh.
Cả lớp chữa bài vào vở.
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào vở.
4 Hs lên bảng thi làm nhanh .
Hs nhận xét.
Hs đọc lại các câu đã hoàn chỉnh.
Cả lớp chữa bài vào vở.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
Tiết 2
Môn: Toán
Tiết (CT): 170
	Bài: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU
- Củng cố cho Hs kĩ năng giải bài toán có hai phép tính.
Làm bài đúng, chính xác.
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	Bảng phụ, phấn màu 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
Gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2.
- Ba Hs đọc bảng chia 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
a) Mục tiêu: Củng cố cho Hs kĩ năng giải bài toán có hai phép tính.
 b) Cách tiến hành:
Bài tập 1.
+ Để tímh số dân của xã năm nay ta làm thế nào? Có mấy cách tính?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
Tóm tắt: 5236 người 87 người 75 người.
 ? người.
Cách 1.
Số dân năm ngoái là:
5236 + 87 = 5323 (người)
Số dân năm nay là:
5323 + 75 = 5398 (người)
Đáp số: 5398 người.
Bài tập 2.
+ Gọi học sinh đọc đề, Hỏi: Cửa hàng đã bán một phần ba số áo nghĩa là thế nào?
+ Vậy số áo còn lại là mấy phần?
+ Yêu cầu học sinh tóm tắt và giải bài toán (làm theo 2 cách khác nhau).
Hoạt động 2: Làm bài 3, 4
a) Mục tiêu: Củng cố cho Hs cách giải bài toán bằng hai phép tính. Củng cố về tính giá trị biểu thức.
b) Cách tiến hành: 
Bài tập 3.
+ Tiến hành tương tự như bài tập 2.
Cách 1
Số cây đã trồng là:
20500 : 5 = 4100 (cây)
Số cây còn phải trồng theo kế hoạch là:
20500 – 4100 = 16400 (cây)
Đáp số : 16400 cây.
Bài tập 4.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Trước khi điền vào ô trống ta phải làm gì?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
+ Gọi học sinh chữa bài
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung bài học
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
+ Có 2 cách tính:
- Cách 1. Ta tính số dân năm ngoái bằng phép cộng: 5236 + 87 rồ tính số dân năm nay bằng phép cộng: số dân năm ngoái thêm 75.
- Cách 2. Ta tính số dân sau 2 năm tăng thêm bằng phép cộng: 87 + 75, rồi tính số dân năm nay bằng cách cộng số dân năm kia với số dân tăng thêm.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi em làm theo một cách, cả lớp làm vào vở bài tập. 
Cách 2.
Số dân tăng sau 2 năm là:
87 + 75 = 162 (người)
Số dân năm nay là:
5236 + 162 = 5398 (người)
Đáp số: 5398 người.
+ Học sinh đọc đề theo SGK. 
+ Là 2 phần.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi em làm theo một cách, cả lớp làm vào vở bài tập. 
Cách 2
Số cây đã trồng là:
20500 : 5 = 4100 (cây)
Số cây còn phải trồng theo kế hoạch là:
4100 x (5 – 1) = 16400 (cây)
Đáp số : 16400 cây.
+ Yêu cầu chúng ta điền Đúng hoặc Sai vào ô trống.
+ Ta phải tính và kiểm tra kết quả tính.
+ Học sinh làm vào vở bài tập.
+ 3 học sinh nối tiếp nhau chữa bài và giải thích rõ vì sao Đúng hoặc Sai.
a) Đúng vì làm đúng thứ tự và kết quả đúng.
b) Sai vì làm sai thứ tự của biểu thức.
c) Đúng vì làm đúng thứ tự và kết quả đúng.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4
Môn: Tập làm văn
Tiết (CT): 34
	Bài: VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO. GHI CHÉP SỔ TAY
I. MỤC TIÊU
Giúp Hs
- Hs Nghe đọc từg mục trong bài Vươn tới các vì sao, nhớ được nội dung, nói lại được thông tin về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ .
- Tiếp tục rèn luyện cách ghi sổ tay những ý cơ bản nhất của bài vừa nghe.
- Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. Tranh ảnh minh họa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
Gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- Gv gọi 2 Hs đọc lại bài viết của mình.
- Gv nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài.
a) Mục tiêu: Giúp các em hiểu câu chuyện.
 b) Cách tiến hành:
Bài 1.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv cho Hs quan sát từng ảnh minh họa, đọc tên tàu vũ trụ và tên hai nhà du hành vũ trụ.
- Gv đọc bài. Đọc xong Gv hỏi.
+ Ngày tháng, năm nào, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông?
+ Ai là người bay lên con tàu đó?
+ Con tàu bay mấy vòng trong trái đất?
+ Ngày nhà du hành vũ trụ Am-xtơ-rông được tàu vũ trụ A-pô-lô đưa lên mặt trăng là ngày nào?
+ Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay trên tàu Liên hợp của Liên Xô năm nào?
- Gv đọc bài lần 2, 3.
- Gv yêu cầu Hs trao đồi theo cặp.
- Gv nhận xét.
Hoạt động 2: Hs thực hành 
a) Mục tiêu: Giúp Hs biết ghi vào sổ tay những ý chính của từng tin 
b) Cách tiến hành: 
- Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv nhắc Hs lựa chọn những ý chính của từng tin để ghi vào sổ tay.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc trước lớp.
- Gv nhận xét.
+ Ý 1: Người đầu tiên bay vào vũ trụ: Ga-garin, 12 – 4 – 1961.
+ Ý 2: Ngừơi đầu tiên lên mặt trăng: Am-tơ-rông, người Mĩ, ngày 21 – 7 – 1969.
+ Ý 3: Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ: Phạm Tuân, 1980.
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung bài học
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Hs đọc yêu cầu của bài .
Hs quan sát tranh minh họa và
Hs đọc bài đọc tên tàu vũ trụ và tên hai nhà du hành vũ tru.
Ngày 12 – 4 – 1961.
Ga-ga-rin.
Một vòng.
Ngày 21 – 7 – 1969.
Năm 1980.
Hs ghi chép để điều chỉnh bổ sung những điều chưa nghe rõ ở các lần trước.
Đại diện các cặp lên phát biểu.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs viết bài vào vở.
Cả lớp viết bài vào vở.
Hs tiếp nối nhau đọc trước lớp.
Hs nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Long Điền Tiến A, ngày 10 tháng 05 năm 2010
	Người soạn
	PHAN HOÀNG KHANH
Ý kiến phê duyệt
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34.doc