Kế hoạch bài học các môn Lớp 3 - Tuần 16

Kế hoạch bài học các môn Lớp 3 - Tuần 16

TOÁN

BÀI 78 : TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC ( tr 79 )

I) MỤC TIÊU : Giúp học sinh

- Biết tính nhẩm giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc nhân chia.

- Biết áp dụng tính giá trị của biểu thức vào điền dấu >, <,>

- Ôn giải toán có lời văn.

II) ĐỒ DÙNG : Bảng phụ

 

doc 8 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học các môn Lớp 3 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 16
Ngày soạn : 29 / 11 / 2008
Ngày dạy :..../ 12 / 2008
Toán
Bài 78 : Tính giá trị của biểu thức ( tr 79 )
I) Mục tiêu : Giúp học sinh
- Biết tính nhẩm giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc nhân chia.
- Biết áp dụng tính giá trị của biểu thức vào điền dấu >, <, =
- Ôn giải toán có lời văn.
II) Đồ dùng : Bảng phụ
III) Các hoạt động dạy học
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
(5p)
- Gọi 1 h/s lên bảng làm bài
+ Tính giá trị của biểu thức
125 + 18 48 : 2
- Yêu cầu lớp làm ra vở nháp
- Gọi h/s nhận xét.
- Giáo viên nhận xét cho điểm
- 1 h/s lên bảng làm bài.
- Lớp làm bài ra giấy nháp.
- Đối chiếu, nhận xét bài
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
(2p)
- ở tiết toán trước các em đã được làm quen với biểu thức và biết giá trị của biểu thức. Vậy giá trị của biêu thức được tính như thế nào? Tiết toán hôm nay sẽ giúp chúng ta: Tính giá trị của biểu thức
- GV ghi tên bài lên bảng.
- Gọi 2 h/s nhắc lại
- HS lắng nghe
- HS quan sát.
- 2h/s nhắc lại
Hướng dẫn cách tính giá trị của biểu thưc chỉ có phép cộng, trừ
(7p)
- GV nêu : Khi tính giá trị biểu thức thường phải thực hiện nhiều phép tính, Như vậy cần phải có quy ước chung về thứ tự thực hiện các phép tính đó.
- GV ghi bảng biểu thức
 60 + 20 - 5
- Gọi 2 h/s đọc
- Yêu cầu h/s tính giá trị biểu thức ra ngoài giấy nháp
- Gọi 1 h/s lên bảng làm.
- Yêu cầu lớp đối chiếu, nhận xét bài.
- GV chốt lại cách làm đúng
- Gọi h/s nêu lại cách làm, giáo viên ghi bảng
60 + 20 - 5 = 80 - 5
 = 75
* Với biểu thức có phép cộng, phép trừ ta làm như thế nào?
- GV chốt lại- gọi h/s nêu, giáo viên ghi bảng: Nếu trong biểu thức chỉ có phép cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- Gọi vài h/s nêu lại
- Yêu cầu h/s tính ra vỏ nháp:
75 + 15 - 10
- Gọi h/s nêu bài làm, nhận xét
- HS lắng nghe
- HS quan sát.
- 2 h/s đọc
- HS làm bài ra vở nháp.
- 1 h/s lên bảng làm bài
- Đối chiếu, nhận xét bài.
- HS nêu lại cách làm
- HS nêu
- 3 h/s nêu lại
- HS làm bài ra vở nháp
- Đối chiếu, nhận xét bài
c. Hướng dẫn cách tính giá trị của biểu thức chỉ có phép nhân, chia
(6p)
- GV ghi bảng
49 : 7 x 5 =
* Em hãy nhận xét biểu thức trên?
* Em hãy nêu cách tính giá trị của thức trên
- Gọi h/s nhận xét
- GV nhận xét, ghi bảng
49 : 7 x 5 = 7 x 5
 = 35
* Với biểu thức chỉ có nhân và chia ta làm như thế nào?
- Gọi h/s nhận xét, gv chốt lại và ghi bảng : Nếu trong biểu thức chỉ có phép nhân và phép chia ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- Gọi vài h/s nêu lại.
- Yêu cầu h/s mở SGK trang 79 đọc lại 2 quy tắc
- HS quan sát
- Biểu thức có phép tính nhân và phép tính chia
- HS nêu
- Nhận xét 
- HS nêu
- 3 h/s nêu lại.
- 4 h/s đọc lại
Thực hành
Bài 1
(5p)
- Gọi 1 h/s nêu yêu cầu
- Yêu cầu h/s tự làm bài vào vở
- Gọi 2 h/s lên bảng làm bài.
- Yêu cầu lớp đối chiếu, nhận xét bài
* Em hãy nêu lại cách tính giá trị của biểu thức trên?
- 1 h/s nêu yêu cầu
- HS làm bài vào vở.
- 2 h/s lên bảng làm bài
- Đối chiếu, nhận xét bài làm để có bài làm đúng
a).
 205 + 60 + 3 = 265 + 3
 = 268
268 - 68 + 17 = 200 + 17
 = 217
b). 462 - 40 + 7 = 422 + 7
 = 429
 387 - 7 - 80 = 380 - 80
 = 300
- Thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
Bài 2
( 4p)
Tính giá trị của biểu thức 
- Yêu cầu h/s làm bài vào vở
- Yêu cầu h/s đổi bài kiểm tra kết quả.
- GV chấm một số bài.
- Gọi h/s nêu lại bài làm
- Gọi h/s đối chiếu, nhận xét bài.
- Gọi h/s nêu lại cách làm khi biểu thức chỉ có nhân chia.
- HS làm bài vào vở
- HS đổi bài kiểm tra kết quả.
a). 15 x 3 x 2 = 45 x 2
 = 90
 48 : 2 : 6 = 24 : 6
 = 4
b). 8 x 5 : 2 = 40 : 2
 = 20
 81 : 9 x 7 = 9 x 7
 = 63
- HS nhận xét bài mình kiểm tra
- HS nêu.
Bài 3
( 3p)
* Yêu cầu của bài tập là gì?
GV ghi bảng 
55 : 5 x 3 ....... 32
* Để điền đúng dấu ta làm như thế nào?
- Yêu cầu h/s tự làm bài vào vở.
- GV theo dõi, giúp đỡ h/s còn lúng túng.
- Gọi 1 h/s đọc bài làm – nhận xét.
- Điền dấu ; =
- Ta phải tính giá trị của biểu thức 55 : 5 x 3
- HS tự làm bài vào vở.
- Đọc bài làm - nhận xét bài
Bài 4
(5p)
- Gọi 1 h/s đọc bài toán.
* Bài toán cho biết gì?
* Bài toán yêu cầu gì?
* Ta có tìm luôn được khối lượng của 2 gói mì và 1 hộp sữa không? Vì sao?
* Muốn tìm khối lượng 2 gói mì ta làm thế nào?
- Yêu cầu h/s làm bài vào vở.
- Gọi 1 h/s làm bảng phụ.
- Yêu cầu h/s đối chiếu, nhận xét bài
- GV khuyến khích h/s đưa ra lời giải khác
- 1 h/s đọc bài toán
- 1 gói mì : 80g
 1 hộp sữa : 455g
- 2 gói mì và 1 hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam
- Không vì chưa biết được khối lượng 2 gói mì.
- Lấy khối lượng 1 gói mì nhân với 2.
- HS làm bài vào vở
- 1 h/s làm bảng phụ.
- Đối chiếu, nhận xét bài để có bài làm đúng
Bài giải
 Số g 2 gói mì cân nặng là:
80 x 2 = 160( g)
Số g 2 gói mì và 1 hộp sữa cân nặng là:
160 + 455 = 615 (g)
Đáp số : 615 g
3. Củng cố, dặn dò
(2p)
- Gọi h/s nêu lại cách tính giá trị của biểu thức chỉ có cộng trừ hoặc chỉ có nhân chia.
- GV nhận xét giờ học
- 3 h/s nêu
 Ngày duyệt:
 .....................................................................................................................................
Tuần 17
Ngày soạn : 29 / 11 / 2008
Ngày dạy: .... / 12 / 2008
Toán
Bài 85 : Hình vuông (tr 85)
I) Mục tiêu :
 Giúp học sinh
- Nhận biết hình vuông qua đặc điểm về cạnh và góc của nó.
- Biết vẽ hình vuông đơn giản.
II) Đồ dùng 
- Tấm nhựa hình vuông trong bộ đồ dùng.
- Ê- ke Thước kẻ, bảng phụ ghi bài tập 3.
III) Các hoạt động dạy học.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
( 3p)
* Nêu đặc điểm của hình chữ nhật?
- 2 h/s nêu: + 4 góc vuông
 + 2 cạnh chiều dài bằng nhau, 2 cạnh chiều rộng bằng nhau
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
(2p)
- Tiết toán hôm nay các em sẽ được làm quen với một hình tiếp theo đó là hình vuông.
- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.
- Gọi h/s nhắc lại
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- 3 h/s nhắc lại
b. Giới thiệu hình vuông
(13p)
- GV gắn tấm nhựa hình vuông trong bộ đồ dùng lên bảng
* Với hình trên em hãy ước lượng xem 4 góc ở 4 đỉnh của hình là loại góc gì?
- Mời 1 h/s đùng ê ke lên kiểm tra lại các góc.
* Qua đo, kiểm tra em hãy cho biết 4 góc của hình là loại góc gì?
* Em hãy ước lượng và nhận xét gì về 4 cạnh của hình vuông.
- Mời 1 h/s lên đo và nêu kết quả
- GV khẳng định : hình đó được gọi là hình vuông.
 GV vẽ hình vuông lên bảng 
 A B
 D C
- Mời 1 h/s lên kiểm tra 4 góc của hình.
- Gọi h/s lên đo độ dài các cạnh
* Hình vuông ABCD có đặc điểm gì?
- HS nêu, giáo viên ghi bảng
Hình vuông ABCD có :
 + 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là các góc vuông.
 + 4 cạnh có độ dài bằng nhau
AB = BC = CD = DA
* Để nhận biết một hình có phải là hình vuông không ta dựa vào những đặc điểm nào?
- Đó chính là phần kết luận được in đậm ở SGK tr 85
- Gọi h/s đọc.
- Yêu cầu h/s tìm trong bộ đồ dùng toán 1 hình vuông.
* Em hãy tìm và nêu một số vật trong thực tế có dạng hình vuông?
- HS quan sát.
- HS nêu.
- 1 h/s lên đo góc
- 4 góc ở 4 đỉnh của hình đều là các góc vuông.
- HS nêu
- 4 cạnh của hình có độ dài bằng nhau.
- HS quan sát hình.
- 1 h/s lên kiểm tra các góc bằng ê ke.
- 1 h/s lên đo độ dài các cạnh.
- HS nêu.
- Phải có 4 góc đều là các góc vuông. 4 cạnh dài bằng nhau.
- HS mở SGK.(tr 85)
- 3 h/s đọc 
- HS sử dụng bộ đồ dùng toán để tìm hình vuông.
- Viên gạch hoa lát nền.
- Chiếc khăn mùi xoa.
c. Thực hành
Bài 1
(5p)
* Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu h/s tự làm
* Trong 3 hình ở bài tập 1 hình nào là hình vuông? Vì sao?
* Vì sao hình ABCD không phải là hình vuông?
* Vậy hình ABCD là hình gì?
* Vì sao hình MNPQ không phải là hình vuông?
- Xác định hình vuông
- HS tự làm bài
- Hình EGHI là hình vuông vì có 4 góc ở đỉnh E, G, H, I đều là các góc vuông và 4 cạnh có độ dài bằng nhau.
- Vì 4 cạnh không bằng nhau
- Hình ABCD là hình chữ nhật.
- Vì 4 góc không phải là 4 góc vuông.
 Bài 2
(5p)
- Gọi 1 h/s nêu yêu cầu.
- Yêu cầu h/s dùng thước đo có chia cm để đo cạnh hình vuông 
ABCD
* Hình vuông ABCD có độ dài cạnh là bao nhiêu?
- Yêu cầu h/s đo cạnh hình MNPQ.
* Độ dài cạnh hình vuông MNPQ là bao nhiêu?
- HS nêu.
- HS đo theo yêu cầu của giáo viên.
- Cạnh hình vuông ABCD có độ dài là 3cm
- HS đo
- Cạnh hình vuông MNPQ là 4cm
Bài 3
(3p)
* Bài tập yêu cầu gì?
- GV treo bảng phụ kẻ sẵn bài tập 3 
- Gọi h/s lên bảng kẻ phần a
- Gọi h/s nhận xét
* Em hãy nêu cách kẻ
- Phần b h/s làm tương tự
- Gọi 1 h/s lên bảng kẻ
- Gọi h/s nhận xét
- Kẻ thêm một đoạn thẳng để được một hình vuông.
- HS quan sát
- 1 h/s lên kẻ
- Nhận xét
- Vì một cạnh có 6 ô vuông nhỏ do vậy đếm ở cạnh kia 6 ô vuông và kẻ xuống ta được 1 hình vuông
- HS tự làm phần b
- 1 h/s lên bảng kẻ 
- Nhận xét.
Bài 4
(3p)
- Yêu cầu h/s quan sát hình vẽ
* Em có nhận xét gì về hình vẽ mẫu
- Yêu cầu h/s tự vẽ vào vở lớp
- GV theo dõi giúp đỡ h/s còn lúng túng 
- HS quan sát hình vẽ
- Hình mẫu gồm 2 hình vuông, hình vuông ngoài có độ dài cạnh là 6ô li, mỗi đỉnh của hình vuông bên trong nằm ở điểm giữa của hình vuông bao ngoài.
- HS vẽ hình vào vở
3. Củng cố, dặn dò
(2p)
- Gọi h/s nêu lại đặc điểm của hình vuông.
- Nêu đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa hình vuông và hình chữ nhật.
- GV nhận xét giờ học
- HS nêu
- HS nêu
 Ngày duyệt: 
 .....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_cac_mon_lop_3_tuan_16.doc