Kế hoạch bài học các môn Lớp 3 - Tuần 18+19

Kế hoạch bài học các môn Lớp 3 - Tuần 18+19

* Em hãy nêu đặc điểm của hình vuông?

* Em hãy nêu đặc điểm của hình của hình chữ nhật?

* Nêu cách tính chu vi hình tứ giác mà em đã được học ở lớp 2?

- GV nhận xét cho điểm.

- ở lớp hai các em đã biết được cách tính chu vi hình tứ giác. Vậy chu vi hình chữ nhật được tính như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài : Chu vi hình chữ nhật

- GV ghi tên bài lên bảng.

- Gọi vài h/s nhắc lại

 

doc 7 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học các môn Lớp 3 - Tuần 18+19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 18
Ngày soạn : 13 / 12 / 2010
Ngày dạy :Thứ hai, ngày 20/ 12 / 2010
Toán
Bài 86 Chu vi hình chữ nhật(tr.87)
I) Mục tiêu : Giúp học sinh:
- Nắm được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
- Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật( biết chiều dài. chiều rộng của nó) và làm quen với giải toán có nội dung hình học( liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật)
II) Đồ dùng :
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3
III) Các hoạt động dạy học
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
(5p)
2. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài
(2p)
b) Hướng dẫn h/s tính chu vi hình chữ nhật
( 15p)
c) Thực hành
Bài 1
(7p)
Bài 2
( 4p)
Bài 3
(3p)
3. Củng cố, dặn dò
(2p)
* Em hãy nêu đặc điểm của hình vuông?
* Em hãy nêu đặc điểm của hình của hình chữ nhật?
* Nêu cách tính chu vi hình tứ giác mà em đã được học ở lớp 2?
- GV nhận xét cho điểm.
- ở lớp hai các em đã biết được cách tính chu vi hình tứ giác. Vậy chu vi hình chữ nhật được tính như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài : Chu vi hình chữ nhật
- GV ghi tên bài lên bảng.
- Gọi vài h/s nhắc lại
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD
- Gọi h/s lên đo độ dài mỗi cạnh
- Gọi h/s nêu lại độ dài mỗi cạnh
- Yêu cầu h/s tính chu vi hình chữ nhật ra ngoài giấy nháp
* Em hãy nêu kết quả tính của mình?
* Làm thế nào em có kết quả đó?
- HS nêu, giáo viên ghi bảng
Chu vi hình chữ nhậ ABCD là:
4 + 3 + 4 + 3 = 14( dm)
* Ngoài cách tính trên, em nào có cách tính khác?
- Nếu h/s không nêu được giáo viên gợi ý : Cạnh của hình chữ nhật có đặc điểm gì?
 Khi tính chu vi thì chiều dài được tính mấy lần, chiều rộng được tính mấy lần?
- Dựa vào đó ta có thể tính chu vi như thế nào?
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng
- Goi h/s nêu lại
- GV ghi bảng
( 4 + 3 ) x 2 = 14 (dm)
* Qua 2 cách làm em có nhận xét gì về kết quả?
* Với hai cách làm em thấy cách làm nào ngắn gọn hơn?
- Dựa vào cách làm đó em nào có thể tính được chu vi hình chữ nhật?
- GV lưu ý h/s số đo chiều dài và số đo chiều rộng phải cùng đơn vị đo.
- Yêu cầu h/s mở SGK tr 86 và đọc phần quy tắc
- Gọi 1 h/s đọc bài 1
* Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu h/s tính nhẩm phần a
* Phần a có chu vi là bào nhiêu? Làm thế nào em có kết quả đó?
- Phần b để tính chu vi hình chữ nhật ta cần lưu ý gì?
- Yêu cầu h/s làm bài vào vở
- Gọi 1 h/s lên bảng làm bài
- Gọi h/s nhận xét
- GV chốt lại : Khi giải toán có liên quan đến tính chu vi của hình các em làm bình thường và nhớ ghi đơn vị đo.
- Gọi h/s đọc bài toán
* Bài toán cho biết gì?
* Bài toán yêu cầu gì?
- Yêu cầu h/s vận dụng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật để làm bài vào vở.
- Gọi 1 h/s lên bảng làm bài
- GV theo dõi giúp đỡ h/s còn lúng túng.
- Gọi h/s nhận xét bài
- GV lưu ý h/s câu trả lời phải ghi đầy đủ.
- Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu h/s quan sát hình vẽ sgk và số đo các cạn sau đó đọc các câu trả lời A, B, C.
- Yêu cầu h/s làm theo đôi bạn.
- Gọi h/s trả lời.
- Gọi h/s nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
* Để tính chu vi hình chữ nhật ta cần biết gì?
- HV nhận xét giờ học
- HS nêu.
- Hình chữ nhật có 4 góc vuông, 2 cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau.
- Tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác là chu vi của hình đó.
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- 3 h/s nhắc lại
- HS quan sát
- HS lên đo
- Chiều dài : 4 dm
Chiều rộng : 3dm
- HS làm bài ra giấy nháp
- HS nêu kết quả, nhận xét kết quả
- Lấy 4 + 3 + 4 + 3 = 14 dm
- HS nêu
- 2 cạnh dài bằng nhau
 2 cạnh chiều rộng bằng nhau
- Chiều dài, chiều rộng được tính 2 lần.
- HS nêu, nhận xét
- 3 h/s nhắc lại.
- Kết quả đều bàng 14dm
- Cách hai ngắn gọn hơn
- Lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân với 2
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng chiều rộng cùng đơn vị đo rồi nhân với 2.
- 1 h/s đọc bài
- Tính chu vi hình chữ nhật 
a. Chiều dài : 10cm; chiều rộng:5cm
b. Chiều dài :2dm; chiều rộng :13cm
- HS nhẩm kết quả phần a
- Chu vi 30cm
( 10 + 5 ) x 2 = 30 cm
- Đổi dm về cm
- HS làm bài vào vở
- 1 h/s lên bảng làm bài
- Nhận xét bài làm của bạn để có bài làm đúng:
Bài giải
Đổi : 2 dm = 20 cm
Chu vi hình chữ nhật
(20 + 13 ) x 2 = 66 (cm)
Đáp số : 66 cm
- HS lắng nghe.
- 1 h/s đọc bài toán.
- Mảnh đất hình chữ nhật
Chiều dài : 35m
Chiều rộng : 20m
- Chu vi mảnh vườn.
- HS làm bài vào vở
- 1 h/s lên bảng làm bài
- Nhận xét bài làm của bạn để có bài làm đúng
Bài giải
Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
( 35 + 20 ) x 2 = 110(m)
Đáp số : 110 m
- Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- HS làm theo các yêu cầu của giáo viên.
- HS làm theo đôi bạn
- Khoanh vào C.
- 3 h/s nêu
- Biết được số đo chiều rộng và số đo chiều dài
 Ngày duyệt : 16 / 12 / 2010
Tuần 19
Ngày soạn : 15 / 12 / 2010
Ngày dạy :Thứ tư, ngày 29 / 12 / 2010
Toán
Bài 93 Các số có bốn chữ số ( tt-95)
I) Mục tiêu : Giúp học sinh
- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số ( trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0), nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn chữ số.
- Tiếp tục nhận ra thứ tự các số có bốn chữ số trong dãy số.
II) Đồ dùng : 
- Bảng kẻ sẵn khung bảng nội dung phần bài học
III) Các hoạt động dạy học
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
(5p)
2. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài
(2p)
b) Giới thiệu số có bốn chữ số các trường hợp có chữ số 0
(15p)
- Gọi h/s đọc các số : 6358; 4444; 8781; 7155
- Gọi h/s nhận xét
- GV nhận xét lưu ý h/s đọc các số 4444 : Bốn nghìn bốn trăm bốn mươi tư
Hoặc số 8781 : tám nghìn bảy trăm tám mươi mốt ( Lưu ý hs đọc chữ số ở hàng đơn vị)
- ở tiết toán trước các em đã đọc, viết số có bốn chữ số. Tiết toán hôm nay các em tiếp tục học đọc và viết số có bốn chữ số trường hợp có chữ số 0 ở mỗi hàng. Tiếp tục nhận ra thứ tự các số có bốn chữ số trong dãy số.
- GV ghi tên bài lên bảng.
- Gọi h/s nhắc lại.
- Yêu cầu h/s quan sát lên bảng và nêu nội dung từng cột của bảng giáo viên đã kể sẵn.
 Gọivài h/s nhắc lại.
 GV ghi các chữ số ở dòng thứ nhất.
 Gọi h/s nêu lại.
- Yêu cầu h/s viết số ra giấy nháp.
- Gọi 1 h/s lên bảng viết .
- Gọi h/s nhận xét. 
- Gọi h/s nêu lại cách viết.
 GV nhận xét. Gọi h/s nêu lại.
 Số này đọc như thế nào?
 GV ghi vào bảng cột đọc số.
 Gọi h/s đọc lại.
- GV lưu ý: Khi viết số hai nghìn không có đơn vị nào ở hàng trăm, chục, đơn vị nên ta viết chữ số 0 để chỉ các hàng đó.
 GV ghi các số dòng thứ hai.
 Gọi h/s đọc lại.
 Yêu cầu h/s viết và đọc số ra giấy nháp.
- Gọi 1 h/s lên bảng viết và đọc số.
- HS nêu lại cách viết.
- Yêu cầu h/s đọc lại số.
- Gv hướng dẫn h/s lập với các số của các dòng còn lại.
- 5 h/s đọc dãy số theo yêu cầu của giáo viên.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS quan sát.
- 2 h/s nhắc lại.
- 3 h/s nêu : Gồm 6 cột
- Cột hàng nghìn, cột hàng trăm, cột hàng chục, cột hàng đơn vị; cột viết số; cột đọc số.
 - HS nhắc lại.
- Hàng nghìn là 2
 Hàng trăm là 0
 Hàng chục là 0
 Hàng đơn vị là 0
- HS viết số ra giấy nháp.
- 1 h/s lên bảng viết bài.
- Nhận xét bài bạn.
- Viết số từ trái sang phải. Số có 2 nghìn viết 2 ở hàng nghìn, có 0 trăm viết 0 ở hàng trăm, có 0 chục viết 0 ở hàng chục, có 0 đơn vị viết 0 ở hàng đơn vị.
- HS nhắc lại.
- Hai nghìn.
- HS đọc lại.
- HS quan sát.
- HS nêu các số ở từng cột của mỗi hàng.
- HS làm bài ra giấy nháp.
- 1 h/s lên bảng viết.
- Viết từ trái sang phải. Số có 2 nghìn nên viết 2 ở hàng nghìn, có 7 trăm nên viết 7 ở hàng trăm, có 0 chục nên viết 0 ở hàng chục, có 0 đơn vị nên viết 0 ở hàng đơn vị.
- Hai nghìn bảy trăm.
- HS làm theo hướng dẫn của giáo viên.
Hàng
Viết
Số
Đọc số
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
2
0
0
0
2000
 Hai nghìn
2
7
0
0
2700
 Hai nghìn bảy trăm
2
7
5
0
2750
 Hai nghìn bảy trăm năm mươi
2
0
2
0
2020
Hai nghìn không trăm hai mươi
2
4
0
2
2402
 Hai nghìn bốn trăm linh hai
2
0
0
5
2005
Hai nghìn không trăm linh lăm
c) Thực hành
Bài 1
( 6p)
Bài 2
(5p)
Bài 3
(6p)
3. Củng cố, dặn dò
(2p)
- Gọi vài h/s đọc lại các số sau khi đã hoàn thành bài.
- Khi viết số hai nghìn bảy trăm em cần lưu ý gì?
- Với số hai nghìn không trăm hai mươi em cần lưu ý gì khi viết?
- GV lưu ý cách đọc số khi có hàng trăm là 0.
- Yêu cầu h/s nhận xét tiếp số hai nghìn không trăm linh năm.
GV chốt lại: Khi viết số có bốn chữ số các hàng trăm, chục, đơn vị nếu không có đơn vị nào ta viết chữ số 0 vào mỗi hàng tương ứng của số đó.
* Khi đọc và viết số ta cần lưu ý gì?
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV ghi bảng bài mẫu.
- Gọi hs đọc bài mẫu.
- Yêu cầu h/s làm bài vào vở.
- GV ghi các số lên bảng, gọi 2 h/s đọc lên bảng làm bài.
- Dưới lớp đổi bài để kiểm tra kết quả.
- Gọi h/s đối chiếu, nhận xét bài.
- Yêu cầu h/s nêu kết quả kiểm tra bài bạn.
- Yêu cầu những h/s sai tự chữa bài.
- Gọi h/s đọc lại các số.
- Lưu h/s cách đọc số : 6504; 5005
* Bài toán yêu cầu gì?
- Gọi h/s đọc 2 số phần a
* Em có nhận xét gì về hai số đó
- Từ quy luật trên yêu cầu h/s viết 4 số còn lại – nhận xét.
- Yêu cầu h/s tự làm phần b, c vào vở.
- Gọi 2 h/s lên bảng làm bài.
- Gọi h/s nhận xét.
- Gọi h/s đọc lại dãy số đã viết đúng
- Goi 1 h/s đọc bài tập
* Bài tập yêu cầu gì?
- Gọi h/s đọc 3 số ở phần a.
* Theo em số tiếp theo là số bao nhiêu? Vì sao?
- HS tự làm phần b, c
- Gọi h/s đọc bài- nhận xét.
* Em có nhận xét gì các số phần b, c?
- Gọi h/s đọc laị bài tập 3
- Gọi h/s nêu lại cách đọc, viết số có bốn chữ số.
- Khi viết số có bốn chữ số mà hàng trăm, chục, đơn vị không có đơn vị nào ta cần lưu ý gì?
- GV nhận xét giờ học
- HS đọc lại.
- Vì hàng chục và hàng đơn vị không có đơn vị nào nên em viết 0 ở hàng chục và hàng đơn vị.
- Vì hàng trăm và hàng đơn vị không có đơn vị nào nên em viết 0 vào mỗi hàng đó.
- Hàng trăm, hàng chục không có đơn vị nào nên khi viết số ta viết 0 ở hàng trăm và hàng chục.
- HS lắng nghe.
- Khi viết và đọc số đều viết đọc từ trái sang phải( Từ hàng cao đến hàng thấp)
- Đọc các số theo mẫu.
- 2 h/s đọc.
- HS làm bài vào vở.
- 2 h/s lên bảng làm bài.
- Đổi bài kiểm tra kết quả.
- Đối chiếu, nhận xét bài.
- Nêu kết quả nêu bài bạn làm sai.
- HS tự chữa bài.
+ 3690 : Ba nghìn sáu trăm chín mươi.
+ 6504 : Sáu nghìn năm trăm linh tư
+ 4801 : Bốn nghìn tám trăm linh 
một.
+ 5005 : Năm nghìn không trăm linh lăm.
- Điền số
+ Năm nghìn sáu trăm mười sáu.
+ năm nghìn sáu trăm mười bảy.
- Số 5616 thêm 1 đơn vị ta được số 5617 
- Số 5616 và số 5617 là hai số tự nhiên liên tiếp.
- 5618; 5619; 5620; 5621
- HS làm bài vào vở.
- 2 h/s lên bảng làm bài.
- Nhận xét để có bài làm đúng
b) 8009; 8010; 8011 ; 8012; 8013; 8014.
c) 6000; 6001; 6002; 6003; 6004; 6005.
- 3 h/s đọc lại.
- 1 h/s đọc bài.
- Điền số thích hợp.
- 3000; 4000; 5000
- Số tiếp theo là số 6000 vì đây là dãy số tròn nghìn, hai số liên tiếp nhau hơn kém nhau 1000 đơn vị
- HS tự làm phần b, c vào vở 
- Phần b là các số tròn trăm
- Phần c là các số tròn chục.
- 3h/s đọc lại bài
- 3 h/s nêu lại
- Viết chữ số 0 vào mỗi hàng tương ứng đó.
 Ngày duyệt: 23/ 12 / 2010 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_cac_mon_lop_3_tuan_1819.doc