1) III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
2) Khởi động : ( 1 )
3) Bài cũ : Thực hành xem đồng hồ ( 4 )
- GV sửa bài tập sai nhiều của HS
- Nhận xét vở HS
4) Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Thực hành xem đồng hồ ( tiếp theo )( 1 )
Hướng dẫn học sinh thực hành ( 33 )
Mục tiêu: giúp học sinh tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian ( thời điểm, khoảng thời gian ).
- Củng cố cách xem đồng hồ ( chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã ).
- Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của học sinh
Tuần 25 Toán I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian ( thời điểm, khoảng thời gian ). Củng cố cách xem đồng hồ ( chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã ). Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của học sinh. Kĩ năng: Biết xem đồng hồ nhanh, đúng, chính xác. Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV: mặt đồng hồ bằng bìa hoặc bằng nhựa ( có kim ngắn, kim dài, có ghi số, có vạch chia giờ, chia phút ) Đồng hồ để bàn ( loại chỉ có 1 kim ngắn và 1 kim dài ) Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập. HS: vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Thực hành xem đồng hồ ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Thực hành xem đồng hồ ( tiếp theo )( 1’ ) Hướng dẫn học sinh thực hành ( 33’ ) Mục tiêu: giúp học sinh tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian ( thời điểm, khoảng thời gian ). Củng cố cách xem đồng hồ ( chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã ). Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của học sinh Phương pháp: thi đua, trò chơi Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Bài 1: Viết theo mẫu: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên hướng dẫn: bài này yêu cầu các em hãy quan sát các tranh, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra hoạt động đó rồi trả lời câu hỏi. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh a và hỏi : + Bình tập thể dục lúc mấy giờ ? Cho học sinh làm bài các tranh còn lại. Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2: Nối theo mẫu : Cho HS đọc yêu cầu bài Giáo viên hướng dẫn: yêu cầu học sinh xem đồng hồ có kim giờ, kim phút và đồng hồ điện tử để thấy được 2 đồng hồ nào chỉ cùng thời gian ( vào buổi chiều hoặc buổi tối ) Giáo viên cho học sinh làm bài. Giáo viên cho mỗi dãy cử 3 bạn thi đua sửa bài, dãy nào thực hiện nhanh, đúng, chính xác thì dãy đó thắng Giáo viên nhận xét. Bài 3: Điền số : Cho HS đọc yêu cầu bài Giáo viên hỏi: + Hãy quan sát xem chương trình “Vườn cổ tích” bắt đầu từ lúc mấy giờ? + Kết thúc lúc mấy giờ ? Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào hình vẽ mặt đồng hồ để tính thời gian. Lúc bắt đầu kim giờ chỉ số 11, kim phút chỉ số 12, khi kết thúc, kim giờ ở quá vị trí số 11, kim phút chỉ số 6. như vậy, tính từ vị trí kim phút bắt đầu đến vị trí kim phút kết thúc ( theo chiều quay của kim đồng hồ ) được 30 phút. Vậy chương trình “Vườn cổ tích” kéo dài trong 30 phút. Giáo viên cho học sinh làm bài. Giáo viên nhận xét. Bài 4: Vẽ thêm kim phút còn thiếu vào đồng hồ B GV gọi HS đọc yêu cầu Yêu cầu HS làm bài. GV cho HS thi đua sửa bài. Giáo viên nhận xét Hát HS đọc. Học sinh quan sát Bình tập thể dục lúc 6 giờ 5 phút HS làm bài HS thi đua sửa bài Bình ăn sáng lúc 7 giờ kém 15 phút. Bình tan học lúc 11 giờ Bình tưới cây lúc 5 giờ 17 phút chiều Lúc 8 giờ 24 phút tối, Bình tập đàn Lúc 10 giờ kém 5 phút đêm, Bình đang ngủ. Lớp nhận xét HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Lớp Nhận xét Học sinh đọc Bắt đầu lúc 11 giờ Kết thúc lúc 11 giờ 30 phút HS làm bài. Lớp Nhận xét HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Lớp Nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Bài toán liên quan rút về đơn vị. Toán I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Kĩ năng: học sinh vận dụng giải toán nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Thực hành xem đồng hồ ( tiếp theo ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị ( 1’ ) Hoạt động 1: hướng dẫn giải bài toán Mục tiêu: giúp học sinh biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị Phương pháp: giảng giải, đàm thoại Bài toán 1 ( bài toán đơn ): Có 35l mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong ? Giáo viên cho học sinh đọc đề bài + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Muốn biết mỗi can có mấy lít mật ong ta làm như thế nào ? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên chốt: câu trả lời, phép tính và kết quả có tên đơn vị trong dấu ngoặc; đáp số ghi đầy đủ cả số và tên đơn vị Giáo viên cho học sinh nhắc lại: Muốn tính số lít mật ong trong mỗi can, phải lấy 35 chia cho 7 Giáo viên giới thiệu: bài toán cho ta biết số lít mật ong có trong 7 can, yêu cầu chúng ta tìm số lít mật ong trong một can. Để tìm được số lít mật ong trong một can, chúng ta thực hiện phép tính chia. Bước này gọi là rút về đơn vị, tức là tìm giá trị của một phần trong các phần bằng nhau. Bài toán 2 ( bài toán hợp có hai phép tính chia và nhân ): Có 35l mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi 2 can có mấy lít mật ong ? Giáo viên cho học sinh đọc đề bài + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt : 7 can có : 35 l 2 can có : l ? + Muốn biết 2 can có mấy lít mật ong ta làm như thế nào ? + Biết 7 can chứa 35l mật ong, muốn tìm mỗi can chứa mấy lít mật ong ta phải làm như thế nào ? + Biết mỗi can chứa 5l mật ong, muốn tìm 2 can chứa mấy lít mật ong ta phải làm như thế nào ? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải + Trong bài toán 2, bước nào được gọi là bước rút về đơn vị ? Giáo viên chốt: khi giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”, ta thường tiến hành theo 2 bước: Bước 1: Tìm giá trị 1 phần trong các phần bằng nhau ( thực hiện phép chia ) Bước 2: Tìm giá trị của nhiều phần bằng nhau ( thực hiện phép nhân ) Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước liên quan đến rút về đơn vị. Hoạt động 1: hướng dẫn thực hành Mục tiêu: giúp học sinh giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị nhanh, đúng, chính xác. Phương pháp: thực hành, thi đua Bài 1: GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt : 8 bàn có : 48 cái cốc 3 bàn có : cái cốc ? + Muốn biết trên 3 bàn đó có bao nhiêu cái cốc ta làm như thế nào ? + Biết 48 cái cốc xếp đều lên 8 bàn, muốn tìm mỗi bàn có bao nhiêu cái cốc ta phải làm phép tính gì ? + Biết mỗi bàn có 6 cái cốc, muốn tìm 3 bàn đó có bao nhiêu cái cốc ta phải làm phép tính gì ? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên nhận xét. Bài 2 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt : 5 hộp có : 30 cái bánh 4 hộp có : cái bánh ? + Muốn biết trong 4 hộp đó có bao nhiêu cái bánh ta làm như thế nào ? + Biết 30 cái bánh xếp đều vào 5 hộp, muốn tìm mỗi hộp có bao nhiêu cái bánh ta phải làm phép tính gì ? + Biết mỗi hộp có 6 cái bánh, muốn tìm 4 hộp đó có bao nhiêu cái bánh ta phải làm phép tính gì ? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên nhận xét. Bài 3: Cho 8 hình tam giác, mỗi hình như hình sau: Hãy xếp thành hình dưới đây: GV gọi HS đọc yêu cầu Cho học sinh thi đua xếp hình. Hát ( 4’ ) ( 13’ ) HS đọc Có 35l mật ong chia đều vào 7 can Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong ? Muốn biết mỗi can có mấy lít mật ong ta lấy 35 chia cho 7 Bài giải Số lít mật ong trong mỗi can có là : 35 : 7 = 5 ( lít ) Đáp số: 5 lít mật ong Cá nhân HS đọc Có 35l mật ong chia đều vào 7 can Hỏi 2 can có mấy lít mật ong ? Muốn biết 2 can có mấy lít mật ong ta phải tìm số lít mật ong trong mỗi can. Lấy số lít mật ong có trong 7 can chia cho 7 Lấy số lít mật ong có trong 1 can nhân lên 2 lần. Bài giải Số lít mật ong trong mỗi can có là : 35 : 7 = 5 ( lít ) Số lít mật ong trong 2 can có là : 5 x 2 = 10 ( lít ) Đáp số: 10 lít mật ong Bước tìm số lít mật ong trong 1 can gọi là bước rút về đơn vị. Cá nhân ( 13’ ) HS đọc Người ta đem 48 cái cốc xếp đều lên 8 bàn. Hỏi trên 3 bàn đó có bao nhiêu cái cốc? Muốn biết trên 3 bàn đó có bao nhiêu cái cốc ta phải tìm số cái cốc trên mỗi bàn. Ta làm phép chia: 48 : 8 = 6 (cái cốc) Phép nhân 6 x 3 = 18 (cái cốc) Bài giải Số cái cốc mỗi bàn có là : 48 : 8 = 6 (cái cốc) Số cái cốc 3 bàn có là : 6 x 3 = 18 (cái cốc) Đáp số: 18 cái cốc HS đọc Có 30 cái bánh xếp đều vào 5 hộp. Hỏi trong 4 hộp đó có bao nhiêu cái bánh ? Muốn biết trong 4 hộp đó có bao nhiêu cái bánh ta phải tìm số cái bánh trong mỗi hộp. Ta làm phép chia: 30 : 5 = 6 (cái bánh) Phép nhân 6 x 4 = 24 (cái bánh) Bài giải Số cái bánh mỗi hộp có là : 30 : 5 = 6 (cái bánh) Số cái bánh 4 hộp có là : 6 x 4 = 24 (cái bánh) Đáp số: 24 cái bánh HS đọc Học sinh thi đua Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập . Toán I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh: rèn luyện kĩ năng giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”, tính chu vi hình chữ nh ... nhân cho 8 Bài giải Số gói mì trong mỗi thùng có là : 1020 : 5 = 204 ( gói mì ) Số gói mì trong 8 thùng có có là : 204 x 8 = 1632 ( gói mì ) Đáp số: 1632 gói mì Lập bài toán theo tóm tắt sau rồi giải bài toán đó: 3 xe có : 5640 viên gạch 2 xe có : viên gạch? 3 xe có tất cả 5640 viên gạch Tính số viên gạch của 2 xe Có 3 xe như nhau chở được 5640 viên gạch. Hỏi 2 xe như thế chở được bao nhiêu viên gạch? Ta lấy số viên gạch của 3 xe chia cho 3 5640 : 3 = 1880 ( viên gạch ) Ta lấy số viên gạch của 1 xe nhân cho 2 1880 x 2 = 3760 ( viên gạch ) Bài giải Số viên gạch mỗi xe chở được là : 5640 : 3 = 1880 ( viên gạch ) Số viên gạch 2 xe chở được là: 1880 x 2 = 3760 ( viên gạch ) Đáp số: 3760 viên gạch Bài toán trên thuộc dạng bài toán liên quan đến rút về đơn vị Bước tìm viên gạch trong 1 xe Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập. Toán Tuần 25 I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh: rèn luyện kĩ năng giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”. Rèn luyện kĩ năng viết và tính giá trị của biểu thức. Kĩ năng: học sinh vận dụng giải toán nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ ) Hướng dẫn thực hành: ( 33’ ) Mục tiêu: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”, rèn luyện kĩ năng viết và tính giá trị của biểu thức nhanh, đúng, chính xác Phương pháp : thi đua, trò chơi Bài 1 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt: 6 bút bi : 7200 đồng 4 bút bi : đồng? + Bài toán thuộc dạng gì ? + Muốn biết mua 4 bút bi như thế hết bao nhiêu tiền ta làm như thế nào ? + Biết mua 6 bút bi hết 7200 đồng, muốn tìm mỗi bút bi mua hết bao nhiêu tiền ta làm như thế nào? + Biết mỗi bút bi mua hết 1200 đồng, muốn tìm 4 bút bi như thế mua hết bao nhiêu tiền ta làm như thế nào? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên nhận xét. Bài 2 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt : 4 căn phòng : 1660 viên gạch 5 căn phòng: viên gạch ? + Muốn biết lát nền 5 căn phòng như thế cần bao nhiêu viên gạch ta làm như thế nào ? + Biết lát nền 4 căn phòng như nhau cần 1660 viên gạch, muốn tìm mỗi căn phòng lát bao nhiêu viên gạch ta làm như thế nào? + Biết mỗi căn phòng có 415 viên gạch, muốn lát nền 5 căn phòng như thế cần bao nhiêu viên gạch ta làm như thế nào? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên nhận xét Bài 3 : Điền số: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên hỏi: + Trong ô thứ nhất, ta điền số nào ? Giáo viên cho học sinh làm bài Gọi học sinh đọc bài làm của mình: Thời gian đi 1 giờ 2 giờ 4 giờ 3 giờ 5 giờ Quãng đường đi 9km 18km 36km 27km 45km Giáo viên nhận xét Bài 4: Viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài: tự viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: 45 chia 9 nhân 2 45 : 9 x 2 = 5 x 2 = 10 45 nhân 2 chia 9 45 x 2 : 9 = 90 : 9 = 10 56 chia 7 chia 2 56 : 7 : 2 = 8 : 2 = 4 56 chia 2 chia 7 56 : 2 : 7 = 28 : 7 = 4 Hát HS đọc Mua 6 bút bi hết 7200 đồng. Hỏi nếu mua 4 bút bi như thế hết bao nhiêu tiền? Bài toán trên thuộc dạng bài toán liên quan đến rút về đơn vị Muốn biết mua 4 bút bi như thế hết bao nhiêu tiền ta phải tìm số tiền mua mỗi bút bi. Ta lấy số tiền mua 6 bút bi chia cho 6 7200 : 6 = 1200 ( đồng ) Ta lấy số tiền mua 1 bút bi nhân cho 4 1200 x 4 = 4800 ( đồng ) Bài giải Giá tiền mua 1 bút bi là : 7200 : 6 = 1200 ( đồng ) Số tiền mua 4 bút bi là : 1200 x 4 = 4800 ( đồng ) Đáp số: 4800 đồng HS đọc Muốn lát nền 4 căn phòng như nhau cần 1660 viên gạch. Hỏi muốn lát nền 5 căn phòng như thế cần bao nhiêu viên gạch ?. Muốn biết lát nền 5 căn phòng như thế cần bao nhiêu viên gạch ta phải tìm số viên gạch trong mỗi căn phòng. Ta lấy số viên gạch của 4 căn phòng chia cho 4 1660 : 4 = 415 ( viên gạch ) Ta lấy số viên gạch của 1 căn phòng nhân cho 5 Bài giải Số viên gạch cần lát nền 1 căn phòng là: 1660 : 4 = 415 ( viên gạch ) Số viên gạch cần lát nền 5 căn phòng là : 415 x 5 = 2075 ( viên gạch ) Đáp số: 2075 viên gạch Học sinh đọc Ta điền 18km vì bài cho biết 1 giờ đi được 9km. số cần điền ở ô trống thứ nhất là số ki-lô-mét đi được trong 2 giờ, vì thế ta lấy 9km x 2 = 18km Học sinh làm bài Cá nhân Học sinh đọc Học sinh làm bài Cá nhân Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài Thực hành xem đồng hồ. Toán I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh Nhận biết các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng. Bước đầu biết đổi tiền. Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. Kĩ năng: Nhận biết các tờ giấy bạc, biết đổi tiền, thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng nhanh, đúng, chính xác. Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV: Các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng HS: vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Tiền Việt Nam ( 1’ ) Hoạt động 1: Giới thiệu các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng ( 8’ ) Mục tiêu: giúp học sinh nhận biết các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng Phương pháp: giảng giải, đàm thoại Giáo viên giới thiệu: khi mua, bán hàng ta thường sử dụng tiền. Trước đây, chúng ta đã làm quen với những loại giấy bạc 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. Hôm nay, các em sẽ được biết thêm một số tờ giấy bạc khác, đó là: 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng Giáo viên cho học sinh quan sát từng tờ giấy bạc trên và nhận biết giá trị các tờ giấy bạc bằng dòng chữ và con số ghi giá trị trên tờ giấy bạc như: + Màu sắc của tờ giấy bạc. + Dòng chữ “Hai nghìn đồng” và số 2000 + Dòng chữ “Năm nghìn đồng” và số 5000 + Dòng chữ “Mười nghìn đồng” và số 10 000 Hoạt động 2: Thực hành ( 26’ ) Mục tiêu: giúp học sinh nhận biết các tờ giấy bạc, biết đổi tiền, thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng nhanh, đúng, chính xác Phương pháp: thi đua, trò chơi Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau quan sát các chú lợn và nói trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền. Giáo viên cho học sinh quan sát chú lợn thứ nhất và hỏi : + Chú lợn thứ nhất có bao nhiêu tiền ? Cho học sinh làm bài Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2: Tô màu các tờ giấy bạc để được số tiền tương ứng ở bên phải ( theo mẫu ): GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên hướng dẫn: bài tập yêu cầu chúng ta tô màu các tờ giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền tương ứng bên phải. Yêu cầu HS làm bài. GV cho HS cử đại diện 2 dãy lên thi đua sửa bài. Bài 3: Xem tranh rồi viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm : Cho HS đọc yêu cầu bài Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh rồi nêu giá từng đồ vật. Giáo viên hỏi: + Trong các đồ vật trên, đồ vật nào có giá tiền ít nhất ? Đồ vật nào có giá tiền nhiều nhất ? + Mua một chiếc thước kẻ và một đôi dép thì hết bao nhiêu tiền ? + Em làm cách nào để tính được ? + Giá tiền một cái com pa ít hơn giá tiền một gói bánh là bao nhiêu ? Giáo viên cho học sinh làm bài. Giáo viên nhận xét. Hát Học sinh lắng nghe Học sinh quan sát HS đọc. Học sinh quan sát Chú lợn thứ nhất có 6200 đồng. Ta tính nhẩm: 5000 đồng + 1000 đồng + 200 đồng = 6200 đồng. HS làm bài và thi đua sửa bài Chú lợn thứ hai có 7200 đồng. Ta tính nhẩm: 5000 đồng + 1000 đồng + 1000 đồng + 200 đồng = 7200 đồng. Chú lợn thứ ba có 6400 đồng. Ta tính nhẩm: 5000 đồng + 1000 đồng + 200 đồng + 200 đồng = 6400 đồng Chú lợn thứ tư có 2800 đồng. Ta tính nhẩm: 1000 đồng + 1000 đồng + 200 đồng + 200 đồng + 200 đồng + 200 đồng = 2800 đồng HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Lớp Nhận xét Học sinh đọc Học sinh nêu: cây thước giá 2000 đồng, com-pa giá 4500 đồng, búp bê giá 9000 đồng, bánh quy giá 7500 đồng, đôi dép giá 6800 đồng. Trong các đồ vật trên, đồ vật có giá tiền ít nhất là cây thước giá 2000 đồng. Đồ vật có giá tiền nhiều nhất là búp bê giá 9000 đồng Mua một chiếc thước kẻ và một đôi dép thì hết 8800 đồng Lấy giá tiền của thước kẻ cộng với giá tiền của đôi dép Giá tiền một cái com pa ít hơn giá tiền một gói bánh là 3000 đồng. HS làm bài. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) Chuẩn bị : Luyện tập GV nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: