I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức: giúp học sinh luyện các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000
2. Kĩ năng: học sinh biết so sánh các số trong phạm vi 100 000, tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số các số có 5 chữ số nhanh, chính xác.
3. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
Tuần 28 Toán So sánh các số trong phạm vi 100 000 I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh luyện các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000 Kĩ năng: học sinh biết so sánh các số trong phạm vi 100 000, tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số các số có 5 chữ số nhanh, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Số 100 000. Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: So sánh các số trong phạm vi 100 000 ( 1’ ) Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000 ( 25’ ) Mục tiêu: giúp học sinh củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000 Phương pháp: giảng giải, đàm thoại, quan sát So sánh hai số có số các chữ số khác nhau Giáo viên viết lên bảng: 999 1012 và yêu cầu điền dấu thích hợp ( >, <, = ) vào chỗ chấm rồi giải thích tại sao chọn dấu đó. Giáo viên hướng dẫn học sinh dấu hiệu dễ nhận biết: chỉ cần đếm số chữ số của mỗi số rồi so sánh các số chữ số đó: 999 có ba chữ số, 1012 có bốn chữ số, mà ba chữ số ít hơn bốn chữ số. Vậy 999 < 1012 Giáo viên nêu nhận xét: trong hai số có số chữ số khác nhau, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn So sánh hai số có số chữ số bằng nhau Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh 9790 và 9786 + Hai số cùng có bốn chữ số. + Ta so sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải : Chữ số hàng nghìn đều là 9 Chữ số hàng trăm đều là 7 Ở hàng chục có 9 > 8 Vậy: 9790 > 9786 Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nêu cách so sánh hai số đều có bốn chữ số. Ví dụ 1: so sánh 4597 với 5974 Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh Ví dụ 2: so sánh 3772 với 3605 Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh Ví dụ 3: so sánh 8513 với 8502 Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh Ví dụ 4: so sánh 655 với 1032 Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh Giáo viên: đối với hai số có cùng chữ số, bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ sốđầu tiên ở bên trái, nếu bằng nhau thì so sánh cặp số tiếp theo. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh Luyện tập so sánh các số trong phạm vi 100 000 ( 25’ ) Mục tiêu: giúp học sinh luyện các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000 Phương pháp: giảng giải, đàm thoại, quan sát So sánh hai số có số các chữ số khác nhau Giáo viên viết lên bảng: 100 000 99 999 và yêu cầu điền dấu thích hợp ( >, <, = ) vào chỗ chấm rồi giải thích tại sao chọn dấu đó. Giáo viên hướng dẫn học sinh dấu hiệu dễ nhận biết: chỉ cần đếm số chữ số của mỗi số rồi so sánh các số chữ số đó: 100 000 có sáu chữ số, 99 999 có năm chữ số, mà sáu chữ số nhiều hơn năm chữ số. Vậy 100 000 > 99 999 Giáo viên cho học sinh so sánh tương tự với 99 999 100 000 Ví dụ 1: so sánh 937 với 20 351 Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh Giáo viên cho học sinh so sánh tương tự với các cặp số: 97 366 và 100 000 98 087 và 9999 Giáo viên nêu nhận xét: trong hai số có số chữ số khác nhau, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn So sánh hai số có số chữ số bằng nhau Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh 76 200 và 76 199 + Hai số cùng có năm chữ số. + Ta so sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải : Chữ số hàng chục nghìn đều là 7 Chữ số hàng nghìn đều là 6 Ở hàng trăm có 2 > 1 Vậy: 76 200 > 76 199 Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nêu cách so sánh hai số đều có năm chữ số. Ví dụ 1: so sánh 73 250 với 71 699 Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh Ví dụ 1: so sánh 93 273 với 93 267 Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh Hoạt động 3: thực hành ( 8’ ) Mục tiêu: giúp học sinh biết so sánh các số trong phạm vi 100 000, tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số các số có 5 chữ số nhanh, chính xác Phương pháp: thi đua, trò chơi Bài 1: Điền dấu >, <, =: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2: Điền dấu >, <, =: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 3a: Khoanh vào số lớn nhất: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 3b: Khoanh vào số bé nhất: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 4: GV gọi HS đọc yêu cầu phần a Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài Giáo viên nhận xét. GV gọi HS đọc yêu cầu phần b Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài Giáo viên nhận xét. Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Số lớn nhất trong các số 49 376 ; 49 736 ; 38 999 ; 48 987 là: 49 376 49 736 38 999 48 987 GV gọi HS đọc yêu cầu và tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua nêu rồi viết số còn thiếu vào ô trống qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Giáo viên cho lớp nhận xét Hát Học sinh điền dấu < và giải thích. Học sinh thực hiện theo sự hướng dẫn của Giáo viên Học sinh so sánh chữ số ở hàng nghìn, vì 4 < 5 nên 4597 < 5974 Vì chữ số hàng nghìn giống nhau nên ta so sánh chữ số ở hàng trăm, 7 > 6 nên 3772 > 3605 Vì chữ số hàng nghìn, hàng trăm giống nhau nên ta so sánh chữ số ở hàng chục, 1 > 0 nên 8513 > 8502 Vì 655 có ba chữ số, 1032 có bốn chữ số, mà ba chữ số ít hơn bốn chữ số. Vậy 655 < 1032 Học sinh điền dấu > và giải thích. Học sinh điền dấu < và giải thích. 937 có ba chữ số, 20 351 có năm chữ số, mà ba chữ số ít hơn năm chữ số. Vậy 937 < 20 351 Học sinh đếm số chữ số trong từng cặp số cần so sánh Học sinh thực hiện theo sự hướng dẫn của Giáo viên Vì chữ số hàng chục nghìn giống nhau nên ta so sánh chữ số ở hàng nghìn, 3 > 1 nên 73 250 > 71 699 Vì chữ số hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm giống nhau nên ta so sánh chữ số ở hàng chục, 7 > 6 nên 93 273 > 93 267 HS đọc HS làm bài Học sinh sửa bài 2543 < 2549 7000 > 6999 4271 = 4271 26 513 < 26 517 100 000 > 99 999 99 999 > 9999 Học sinh nêu HS làm bài Học sinh sửa bài 27 000 < 30 000 8000 > 9000 – 2000 43000 = 42000 + 1000 86 005 < 86 050 72 100 > 72 099 23400 = 23000+400 HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài: khoanh vào số 73 954 Vì số 73 954 là số có hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm lớn nhất trong các số đó. HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài: khoanh vào số 48 650 Vì số 48 650 là số có hàng chục nghìn bé nhất trong các số đó. HS đọc: Viết theo thứ tự từ bé đến lớn HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài: 20 630 ; 30 026 ; 36 200 ; 60 302 HS đọc: Viết theo thứ tự từ lớn đến bé: HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài: 65 347 ; 47 563 ; 36 574 ; 35 647 HS đọc và làm bài Học sinh thi đua sửa bài: Khoanh câu B Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập. Toán Tuần 28 – Tiết 2 Luyện tập I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh: Luyện tập đọc và nắm được thứ tự các số có năm chữ số tròn nghìn, tròn trăm. Luyện tập so sánh các số. Luyện tính viết và tính nhẩm. Kĩ năng: học sinh biết đọc và nắm được thứ tự các số có năm chữ số tròn nghìn, tròn trăm, so sánh các số, tính viết và tính nhẩm nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ ) Hướng dẫn thực hành: ( 33’ ) Mục tiêu: giúp học sinh biết đọc và nắm được thứ tự các số có năm chữ số tròn nghìn, tròn trăm, so sánh các số, tính viết và tính nhẩm nhanh, đúng, chính xác Phương pháp: thực hành, thi đua Bài 1: Viết số: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh trí hơn”. Gọi học sinh đọc bài làm Giáo viên nhận xét Bài 2: Điền dấu >, <, =: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm 4658 6 nên 4658 < 4668 Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 3: Tính nhẩm: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bà ... vào 4 ô. Đoạn thơ có 3 khổ Những chữ đầu mỗi câu, đầu đoạn, tên bài Các dòng trong bài thơ phải viết hoa và lùi vào 2 ô Đoạn văn tả mâm cỗ đón Tết Trung thu của Tâm. Học sinh đọc Học sinh viết vào bảng con Cá nhân HS viết bài chính tả vào vở Học sinh sửa bài Học sinh giơ tay. Tìm các từ ngữ và điền vào chỗ trống: Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh hỏi, có nghĩa như sau: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài khiển, rổ, hỏi, nhảy, để Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả. Toán Diện tích của một hình I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh : Bước đầu làm quen với khái niệm diện tích. Có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình. Có biểu tượng về diện tích bé hơn, diện tích bằng nhau. Kĩ năng: học sinh biết được hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia. Hình P được tách thành hai hình M và N thì diện tích hình P bằng tổng diện tích hai hình M và N. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Diện tích của một hình ( 1’ ) Hoạt động 1: Giới thiệu biểu tượng về diện tích ( 15’ ) Mục tiêu: giúp học sinh bước đầu làm quen với khái niệm diện tích. Có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình Biết được hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia. Hình P được tách thành hai hình M và N thì diện tích hình P bằng tổng diện tích hai hình M và N Phương pháp : giảng giải, gợi mở, động não Ví dụ 1: Giáo viên đưa ra hình tròn và hỏi: + Đây là hình gì ? Giáo viên tiếp tục đưa ra hình chữ nhật và hỏi: + Đây là hình gì ? Giáo viên đặt hình chữ nhật lên trên hình tròn Giáo viên: khi ta đặt hình chữ nhật lên trên hình tròn thì thấy hình chữ nhật nằm trọn trong hình tròn. Ta nói diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn. Giáo viên cho học sinh lặp lại. Ví dụ 2: Giáo viên đưa ra hình A và hỏi: + Hình A có mấy ô vuông ? Giáo viên: diện tích hình A có 5 ô vuông Giáo viên đưa ra hình B và hỏi: + Hình B có mấy ô vuông ? + Diện tích hình B có mấy ô vuông ? Giáo viên: diện tích hình A có 5 ô vuông, diện tích hình B có 5 ô vuông. Vậy diện tích hình A bằng diện tích hình B Giáo viên cho học sinh lặp lại. Ví dụ 3: Giáo viên đưa ra hình P và hỏi: + Diện tích hình P có mấy ô vuông? Giáo viên dùng kéo cắt hình P thành hai hình M và N vừa thao tác vừa nêu: + Tách hình P thành hai hình M và N. Hãy nêu số ô vuông có trong mỗi hình M và N. + Lấy số ô vuông của hình M cộng với số ô vuông của hình N thì được bao nhiêu ô vuông ? + 10 ô vuông là diện tích của hình nào trong các hình P, M, N ? Giáo viên: ta nói diện tích hình P bằng tổng diện tích hai hình M và N Giáo viên cho học sinh lặp lại. Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành ( 18’ ) Mục tiêu: giúp học sinh biết được hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia nhanh, chính xác. Phương pháp: thi đua, trò chơi Bài 1: Điền các từ “lớn hơn”, “bé hơn”, “bằng” thích hợp vào chỗ chấm: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh đọc bài làm của mình Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình A B C Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Bài 4: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Hát Đây là hình tròn Đây là hình chữ nhật Học sinh quan sát Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn A B Hình A có 5 ô vuông Hình B có 5 ô vuông Diện tích hình B có 5 ô vuông Diện tích hình A bằng diện tích hình B M P N Diện tích hình P có 10 ô vuông Học sinh quan sát Hình M có 6 ô vuông và hình N có 4 ô vuông Lấy số ô vuông của hình M cộng với số ô vuông của hình N thì được 10 ô vuông 10 ô vuông là diện tích của hình P Cá nhân B A C D HS nêu Học sinh làm bài Diện tích hình tam giác ABD bé hơn diện tích hình tứ giác ABCD Diện tích hình tứ giác ABCD lớn hơn diện tích hình tam giác ABD Diện tích hình tứ giác ABCD bằng tổng diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác ABD HS nêu Học sinh làm bài Học sinh thi đua sửa bài Cá nhân S Diện tích hình C bé hơn diện tích hình B S Tổng diện tích hình A và hình B bằng diện tích hình C Đ Diện tích hình A bé hơn diện tích hình B M N Học sinh khoanh vào câu A Vẽ thêm một đoạn thẳng vào hình bên để được hai hình chữ nhật có diện tích bằng nhau Học sinh làm bài Cá nhân Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập Toán Đơn vị đo diện tích. Xăng-ti-mét I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh : Biết xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm. Kĩ năng: học sinh biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập, hình vuông cạnh 1cm HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Diện tích của một hình ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Đơn vị đo diện tích. Xăng-ti-mét ( 1’ ) Hoạt động 1: Giới thiệu xăng-ti-mét vuông (cm2 ) ( 15’ ) Mục tiêu: giúp học sinh biết xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông Phương pháp : giảng giải, gợi mở, động não Giáo viên giới thiệu: để đo diện tích, người ta dùng đơn vị đo diện tích. Một trong những đơn vị đo diện tích thường gặp là xăng-ti-mét vuông Xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm Xăng-ti-mét vuông viết tắt là cm2 Giáo viên phát cho mỗi học sinh 1 hình vuông có cạnh 1cm và yêu cầu học sinh đo cạnh của hình vuông này Giáo viên hỏi: + Vậy diện tích của hình vuông này là bao nhiêu ? Giáo viên cho học sinh lặp lại. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành ( 18’ ) Mục tiêu: giúp học sinh biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông nhanh, chính xác. Phương pháp: thi đua, trò chơi Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Đọc số Viết số Sáu xăng-ti-mét vuông Mười hai xăng-ti-mét vuông Ba trăm linh năm xăng-ti-mét vuông Hai nghìn không trăm linh tư xăng-ti-mét vuông 6 cm2 12 cm2 305 cm2 2004 cm2 Bài 2a: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: 1 cm2 A 1 cm2 B GV gọi HS đọc yêu cầu phần a Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Bài 2b: Đúng ghi Đ, sai ghi S: GV gọi HS đọc yêu cầu phần b Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Bài 3: Tính: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Bài 4: 1 cm2 GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh thi đua sửa bài Gọi học sinh đọc bài làm của mình Hát Học sinh lắng nghe Giáo viên giới thiệu Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của Giáo viên Diện tích của hình vuông này là 1 cm2 Cá nhân HS nêu Học sinh làm bài HS thi đua sửa bài Cá nhân HS nêu Học sinh làm bài Học sinh thi đua sửa bài Diện tích hình A bằng 1 cm2 Diện tích hình B bằng 1 cm2 HS nêu Học sinh làm bài Học sinh thi đua sửa bài Cá nhân S S Đ Diện tích hình A bé hơn diện tích hình B Diện tích hình A lớn hơn diện tích hình B Diện tích hình A bằng diện tích hình B HS nêu Học sinh làm bài Học sinh thi đua sửa bài 15cm2 + 20cm2 = 35cm2 60cm2 – 42cm2 = 18cm2 20cm2 + 10cm2 + 15cm2 = 45cm2 12cm2 x 2 = 24cm2 40cm2 : 4 = 10cm2 50cm2 – 40cm2 + 10cm2 = 50cm2 HS nêu Học sinh làm bài Học sinh thi đua sửa bài Tờ giấy gồm 20 ô vuông 1cm2 Diện tích tờ giấy là 20cm2 Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Diện tích hình chữ nhật.
Tài liệu đính kèm: