Kế hoạch dạy học Lớp 3 – Tuần 2 - Giáo viên: Lưu Thị Hồng Hải

Kế hoạch dạy học Lớp 3 – Tuần 2 - Giáo viên: Lưu Thị Hồng Hải

TIẾT 1- 2 : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

BÀI 3: AI CÓ LỖI

I. MỤC TIÊU

A- Tập đọc

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

B- Kể chuyện

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

• Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện trong TV3/1.

 

doc 40 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1024Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học Lớp 3 – Tuần 2 - Giáo viên: Lưu Thị Hồng Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 30 tháng 8 năm 2010
TIẾT 1- 2 : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
BÀI 3: AI CÓ LỖI
I. MỤC TIÊU 
A- Tập đọc
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trĩt cư xử khơng tốt với bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
B- Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện trong TV3/1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TẬP ĐỌC
1 . Ổn định tổ chức (1’)
2 . Kiểm tra bài cũ (5’)
GV gọi 2 HS lên bảng đọc lại bài “Hai bàn tay em” và y/c HS nêu n/ dung của bài.
GV nhận xét, cho điểm.
3 . Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’ )
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và giới thiệu : Đây là bức tranh vẽ đôi bạn thân En-ri-cô và Cô-ret-ti , hai bạn ngồi học cạch nhau. Có một làn, En-ri-cô hiều lầm Cô-rét-ti và giận bạn nhưng rồi sau đó, cách xử sự của Cô-rét-ti đã làm En-ri-cô hiểu bạn hơn và tình bạn của họ càng thêm gắn bó. Nội dung cụ thể của câu chuyện như thế nào ? Chúng ta cùng học bài, Ai có lỗi.
- GV ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 1 : Luyện đọc (30’)
Mục tiêu : 
- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai đã nêu ở phần mục tiêu. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Cách tiến hành : 
a, Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt . Chú ý thể hiện giọng đọc phù hợp với diễn biến nội dung của câu chuyện mà chủ yếu là suy nghĩ, tình cảm của nhân vật tôi:
+ Đoạn 1: Giọng đọc chậm, nhẹ nhàng.
+ Đoạn 2: giọng đọc hơi nhanh khi En- ri-cô giận bạn.
+ Đoạn 3 4 5 : trở lại giọng chậm, hơi trầm khi En-ri-cô bắt đầu hối hận.
+ Lời của Cô-rét-ti thân thiện, dịu dàng ; Lời của En-ri-cô trả lời bạn xúc động ; Lời của bố En-ri-cô nghiêm khắc .
b, Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
▶ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
- Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu, đọc từ đầu cho đến hết bài.
▶ Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc đoạn1 của bài.
- Theo dõi HS và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc.
- Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với từ kiêu căng.
- Kiêu căng là tự cho mình hơn người khác, trái nghĩa với kiêu căng là khiêm tốn. 
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 2, 3, 4, 5 tương tự như cách hướng dẫn đọc đoạn 1.
(Trong vòng đọc tiếp nối theo đoạn thứ nhất, khi có HS đọc hết đoạn 3, GV dừng lại để giải nghĩa từ hối hận, can đảm, dừng lại ở cuối đoạn 4 để giải nghĩa từ ngây. Có thể cho HS đặt câu với các từ này).
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn lần thứ 2. 
▶Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Gọi 2 nhóm tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.
▶ Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (8’)
Mục tiêu : 
 HS hiểu nội dung của câu chuyện.
Cách tiến hành : 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2.
- Câu chuyện kể về ai ?
- Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ?
 - GV: Vì hiểu lầm nhau mà En-ri-cô và Cô-rét-ti đã giận nhau . Câu chuyện tiếp diễn thế nao ? Hai bạn có làm lành với nhau được không ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 3.
- Yêu cầu HS đọc đoạn3 .
- GV hỏi : Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti ?
- En-ri-cô có đủ can đảm đẻ xin lỗi Cô-rét -ti không ?
GV: En-ri-cô thấy hối hận về việc làm cuả mình nhưng không đủ can đảm xin lỗi Cô-rét-ti . Chuyện gì đã sảy ra ở cổng trường sau giờ tan học, chúng ta tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4, 5.
- GV:Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?
- Bố đã trách En-ri-cô như thế nào ? 
- Bố trách En-ri-cô như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
- Có bạn nói, mặc dù có lỗi nhưng En-ri-cô vẫn có điểm đáng khen. Em hãy tìm điểm đáng khen của En-ri-cô ?
- Còn Cô-rét-ti có gì đáng khen ?
Kết luận : Câu chuyện muốn khuyên các em, đối với bạn bè phải biết tin yêu và nhường nhịn, không nên nghĩ xấu về bạn
bè.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5’)
Mục tiêu : 
Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
Cách tiến hành : 
- Gọi HS khá đọc đoạn 3, 4, 5.
- Chia HS làm nhám nhỏ, mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu các nhóm luyện đọc theo vai.
- Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm.
- Nhận xét , tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Quan sát tranh minh hoạ câu chuyện và nghe GV giới thiệu để chuẩn bị vào bài mới.
-Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS tiếp nối nhau đọc bài. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn cảu GV. Các từ dễ phát âm sai đã giới thiệu ở phần Mục tiêu .
- Tiếp nối nhau đọc lại bài, mỗi HS đọc1 câu.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV :
- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng.
- Tập ngắt giọng đúng khi đọc câu :
Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì/ Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi,/ làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu.//
-Trái nghĩa với kiêu căng là : khiêm tốn.
- HS lần lượt đọc các đoạn 2, 3, 4, 5 ( mỗi đoạn 1 HS đọc).
+ Chú ý đọc đúng lời đối thoại của các nhân vật:
- Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa,/ phải không / En-ri-cô ?( giọng đọc thân thiện, dịu dàng)
-Khôngbao giờ ! không bao giờ !// - tôi trả lời.// ( bgiọng xúc động).
-Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn/ vì con có lỗi.// Thế mà con lại giơ thước doạ đánh bạn.// ( giọng nghiêm khắc )
- 5 HS đọc bài, mỗi HS đọc 1 đoạn của bài . Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Mỗi nhóm 5 HS, lần lượt từng HS đọc 1 đoạn trong nhóm, các HS trong cùng nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 2 nhóm đọc bàii, các nhóm khác nghe và nhận xét.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Câu chuyện kể về En-ri-cô và Cô-rét-ti .
- Vì Cô-rét-ti vô tình chạm vàokhuỷu tay En-ri-cô, làm cây bút của En-ri-cô nguệch ra một đường rất xấu. Hiểu lầm bạn cố ý làm hỏng bài viết của mình, En-ri-cô tức giận và trả thù Cô-rét-ti bằn cách đẩy vào khuỷu tay bạn.
- HS thảo luận theo cặp,. Sau đó đại diện HS trả lời, các HS khác theo dõi để bổ sung ( nếu cần) : En-ri-cô hối hận vì sau cơn giận, khi bình tĩnh lại En-ri-cô thấy rằng Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình . En-ri-cô nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ , thấy thương bạn và càng hối hận.
- En-ri-cô đã không đủ can đảm để xin lỗi Cô-rét-ti.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm .
- 1 đến 2 HS trả lời: Đúng lời hẹn, sau giờ tan học En-ri-cô đợi Cô-rét-ti ở cổng trường, tay lăm lăm cây thước. Khi Cô-rét-ti tới En-ri-cô giơ thước lên doạ nhưng Cô-rét-ti đã cười hiền hậu làm lành . En-ri-cô ngây người ra một lúc rồi ôm chầm lấy bạn. Hai bạn nói với nhau sẽ không bao giờ giận nhau nữa .
- Bố đã trách En-ri-cô là người có lỗi đã không xin lỗi bạn trước lại còn giơ thước doạ đánh bạn.
- Bố trách En-ri-cô như vậy là đúng vì bạn là người có lỗi đáng lẽ phải xin lỗi Cô-rét-ti nhưng không đủ can đảm. Sau đó , En-ri-cô còn hiểu lầm Cô-rét-ti nên đã giơ thước doạ đánh bạn.
- En-ri-cô có lỗi nhưng có điểm đáng khen, đó klà cậu biết thương bạn khi thấy bạn vất vả , biết hối hận khi có lỗi và biết cảm động trước tình cảm của bạn giành cho mình.
- Cô-rét-ti là người bạn tốt, biết quí trọng tình bạn , biết tha thứ cho bạn khi bạn mắc lỗi, chủ động làm lành với bạn.
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Luyện đọc trong nhóm, mỗi HS nhận một trong các vai: En-ri-cô,Cô-rét-ti, bố của En-ri-cô.
- 2 đến 3 nhóm thi đọc, các nhóm còn lại theo dõi và chọn nhóm đọc hay nhất.
KỂ CHUYỆN
Hoạt động 4 : Định hướng yêu cầu (2’)
- Gọi 1 HS đọc yều cầu của phần kể chuyện.
- Câu chuyện trong SGK được kể lại bằng lời của ai ?
- Phần kể chuyện yêu cầu chúng ta kể lại bằng lời của ai ?
Vậy nghĩa là khi kể chuyện, con phải đóng vai trò là người dẫn chuyện. Muốn vậy các em cần chuyển lời của En-ri-cô thành lời của.
- Yêu cầu HS đọc phần kể mẫu 
Hoạt động 5 : Thực hành kểå chuyện (18’)
Mục tiêu : 
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạnvà toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diến biến nội dung của câu chuyện.
- Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét được lời kể của bạn.
Cách tiến hành : 
- Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 5 HS yêu cầu HS tập kể trong nhóm.
- Gọi 1 đến 2 nhóm kể trước lớp theo hình thức tiếp nối, mỗi HS trong nhóm kể 1 đoạn truyện tương ứng với 1 tranh minh hoạ.
- Tuyên dương các HS kể tốt.
- Dựa vào các tranh minh hoạ, kể lại từng đoạncủa câu chuyện Ai có lỗi 
- Câu chuyện vốn được kể bằng lời của En-ri-cô .
- Kể lại chuyện bằng lời của em.
- 1 HS đọc bài , cả lớp theo dõi.Sau đó 1 HS tập kể lại nội dung bức tranh 1.
- Mỗi HS kể 1 đoạn trong nhóm các HS trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau .
- Lần lượt từng nhóm kể. Sau mỗi lần có nhóm kể, các HS trong lớp nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện của c ... ả, sau đó chuyền bút cho bạn khác cùng đội nối.
+ Mỗi phép tính đúng được 10 điểm đội xong trước được thưởng 20 điểm .
- Tuyên dương đội thắng cuộc
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Cô vừa dạy bài gì?
- Về nhà ôn lại các bảng nhân chia đã học.
- Về nhà làm bài 1, 2, 3/11
- Nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 3 tháng 9 năm 2010
TIẾT 1: TẬP LÀM VĂN
VIẾT ĐƠN
I/ MỤC TIÊU : 
 - Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội (SGK tr9).
II/ CHUẨN BỊ:
GV : mẫu đơn : Đơn xin vào Đội 
HS : Vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
Hãy nói những điều em biết về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 
Giáo viên kiểm tra vở của 3 – 4 học sinh viết đơn xin cấp thẻ đọc sách.
Nhận xét 
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên : trong các tiết Tập đọc và Tập làm văn tuần trước, các em đã được đọc một lá đơn xin vào Đội, nói những điều em đã biết về tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Trong tiết Tập làm văn hôm nay, dựa theo mẫu đơn xin vào Đội, mỗi em sẽ tập viết một lá đơn xin vào Đội của chính mình.
Ghi bảng.
Hoạt động 1:hướng dẫn viết đơn (17’)
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài.
+ Hãy nêu lại những nội dung chính của đơn xin vào Đội.
Giáo viên nghe học sinh trả lời, viết lại lên bảng.
Mở đầu viết tên Đội ( Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh) 
Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn
Tên của đơn : Đơn xin vào Đội
Tên người hoặc tổ chức nhận đơn.
Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, lớp, trường của người viết đơn.
Trình bày lí do, nguyện vọng của người viết đơn.
Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng
Họ tên và chữ ký của người làm đơn
+ Trong các nội dung trên, nội dung nào cần viết theo đúng mẫu, nội dung nào không cần viết hoàn toàn theo đơn mẫu ?
Giáo viên nhận xét : phần trình bày lí do, nguyện vọng của người viết đơn không cần viết theo khuôn mẫu vì khi viết đơn mỗi người có một lí do, nguyện vọng khác nhau, suy nghĩ khác nhau. Các nội dung còn lại cần viết theo mẫu cho rõ ràng, cụ thể.
Giáo viên gọi một số học sinh tập nói trước lớp về lá đơn của mình theo các nội dung cụ thể đã ghi trên bảng.
Giáo viên nhận xét và sửa lỗi cho học sinh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh : đơn viết phải đúng mẫu nhưng cần thể hiện được những hiểu biết của em về Đội, tình cảm tha thiết của em muốn được vào Đội. Ví dụ : “Từ lâu em đã mơ ước được đứng trong hàng ngũ Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, được đeo trên vai khăn quàng đỏ. Em đọc rất kĩ bản điều lệ của đội và càng hiểu đội là một tổ chức rất tốt giúp em rèn luyện trở thành người có ích cho Tổ quốc. Vì vậy em viết đơn này đề nghị Ban chỉ huy Liên đội xét cho em được vào đội, được thực hiện ước mơ từ lâu của mình. 
Được đứng trong hàng ngũ của đội, em xin hứa sẽ thực hiện tốt điều lệ đội, sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để xứng đáng là đội viên gương mẫu, là con ngoan, trò giỏi.”
Hoạt động 2: thực hành viết đơn (15’ )
Giáo viên cho học sinh thực hành viết đơn vào VBT.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Giáo viên cho lớp nhận xét theo các tiêu chí :
+Đơn viết có đúng mẫu không? (Trình tự của lá đơn, nội dung trong đơn, bạn đã kí tên trong đơn chưa?)
+ Cách diễn đạt trong lá đơn ( dùng từ, đặt câu )
+ Lá đơn viết có chân thực, thể hiện hiểu biết về Đội, tình cảm của người viết và nguyện vọng tha thiết muốn được vào Đội hay không ?
Giáo viên chấm điểm một số bài, nhận xét và tuyên dương những học sinh viết đúng lá đơn của mình.
Hát
Em hãy điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống trong mẫu đơn dưới đây :
Học sinh tiếp nối nhau trả lời, mỗi học sinh chỉ cần nêu 1 nội dung của đơn.
Học sinh trả lời 
Học sinh thực hành nói trước lớp. 
Học sinh thực hành viết đơn.
Cá nhân. 
Lớp nhận xét. 
4.Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
 - Yêu cầu học sinh nhớ một mẫu đơn.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài : Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn.
------------------------—µ–--------------------------
TIẾT 2: TOÁN
TIẾT 10: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết tính giá trị của biểu thức cĩ phép nhân, phép chia.
- Vận dụng được vào giải tốn cĩ lời văn (cĩ một phép nhân).
- HS làm Bài 1, bài 2, bài 3
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi HS lên bảng làm bài 1, 2, 3/11
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động1 : Luyện tập - Thực hành 
Bài 1 
- GV ghi lên bảng : 4 x 2 + 7
- Y/c HS nhận xét về 2 cách tính giá trị của biểu thức trên
Cách 1 : 4 x 2 + 7 = 8 + 7 = 15
Cách 2 : 4 x 2 + 7 = 4 x 9 = 36
- Trong 2 cách tính trên cách nào đúng, cách nào sai.
- Cách 1 đúng, cách 2 sai
- Y/c HS suy nghĩ và làm bài.
- 3 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở
- Gọi 1 HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức 
- Chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 2 - 1 HS nêu y/c của bài.
- Y/c HS quan sát hình vẽ và hỏi : Hình nào đã khoanh vào 1 phần 4 số con vịt ? vì sao?
- Hình a đã khoanh vào 1 phần tư số con vịt.Vì có tất cả 12 con vịt, chia thành 4 phần bằng nhau thì mối phần có 3 con vịt, hình a đã khoanh vào 3 con vịt
- Hình b đã khoanh vào 1 phần mấy số con vịt ? Vì sao ?
- Hình b đã khoanh vào 1 phần 3 số con vịt, vì có tất cả 12 con,chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần được 4 con vịt, hình b đã khoanh vào 4 con vịt.
Bài 3 - Gọi 1HS đọc đề bài
- Mỗi bàn có 2 HS. Hỏi 4 bàn như vậy có bao nhiêu HS ?
- Y/c HS suy nghĩ và tự làm bài
- 1 HS làm bảng bài, HS cả lớp làm vở
 Giải:
 Bốn bàn có số HS là :
 2 x 4 = 8 (HS)
 Đáp số: 8 HS
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 4 - Y/c 1 HS nêu y/c của bài
- Tổ chức cho HS thi xếp hình trong thời gian 2’, tổ nào có nhiều bạn xếp đúng nhất là tổ thắng cuộc.
- Xếp thành hình kiểu chiếc mũ
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
-Thầyâ vừa dạy bài gì
- Gọi 1HS nhắc lại cách tính giá trịcủa biểu thức. 
- Về nhà làm bài 1,2,5/12
- Nhận xét tiết học.
------------------------—µ–--------------------------
TIẾT 3: THỂ DỤC
TIẾT 4: ƠN ĐI ĐỀU -TRỊ CHƠI “TÌM NGƯỜI CHỈ HUY ”
 I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết cách đi 1- 4 hàng dọc theo nhịp (nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải), biết dĩng hàng cho thẳng trong khi đi.
- Biết cách đi theo vạch kẻ thẳng, đi nhanh chuyển sang chạy.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trị chơi.
 II. ĐỊA ĐIỂN VÀ PHƯƠNG TIỆN 
 -Địa điểm: trên sân trường. vệ sinh nơi tập, đảm bảo an tồn tập luyện. 
 - Phương tiện: chuẩn bị 1 cịi, kẻ sân chơi trị chơi. 
III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Nội dung
Cách thức tổ chức các hoạt động
1. Phần mở đầu(5 phút)
- Nhận lớp
- Chạy chậm
 -Khởi động các khớp 
- Giậm chân đếm theo nhịp 
- Trị chơi “Làm theo hiệu lệnh”
 2. Phần cơ bản (24 phút)
- Tập đi đều theo hàng 
- Chia nhĩm.
-Trị chơi vận động 
- Chị chơi “Tìm người chi huy”
 3. Phần kết thúc (6 phút )
-Thả lỏng cơ bắp, đi chậm vịng quanh sân 
-Củng cố,
-Nhận xét 
 -Dặn dị
GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học 
GV điều khiển HS chạy 1 vịng sân 
GV hơ nhịp khởi động cùng HS
Cán sự lớp hơ nhịp, G giúp đỡ 
GV nêu tên trị chơi, tổ chức cho HS chơi.
GV nêu tên động tác, sau đĩ vừa làm mẫu động tácvừa nhắc lại để HS nắm được
GV dùng khẩu lệnh để hơ cho HS tập 
HS tập GV kiểm tra uốn nắncho các em. 
HS tập theo nhĩm, các nhĩm trưởng điều khiển HS nhĩm mình 
GV đi giúp đỡ sửa sai
GV nêu tên động tác, làm mẫu, hơ nhịp cho HS tập 
Cán sự lớp hơ nhịp điều khiển.
GV giúp đỡ sửa sai 
GV nêu tên trị chơi, giải thích cách chơi , luật chơi. 
GV chơi mẫu HS quan sất cách thực hiện
HS từng tổ lên chơi thử GV giúp đỡ sửa sai cho từng HS 
GV quan sát nhận xét biểu dương tổ thắng và chơi đúng luật .
Cán sự lớp hơ nhịp thả lỏng cùng HS
đi một vịng sân.
HS + GV củng cố nội dung bài.
G nhận xét giờ học, nhắc nhở một số điều mà HS chưa nắm được.
 GV ra bài tập về nhà.
HS ơn đi đều. 
------------------------—µ–--------------------------
TIẾT 4: sinh ho¹t líp TuÇn 2
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 - Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể, ý thức phê và tự phê.
 - Giáo dục HS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt.
III. Nội dung sinh hoạt :
1. Đánh giá các hoạt động tuần2:
 - Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt .
 - Các tổ trưởng lần lượt nhận xét, đánh giá và tổng kết hoạt động của tổ mình .
 - Ý kiến của các thành viên – GV lắng nghe, giải quyết.
 - GV đánh giá chung :
a) Nề nếp : Đi học chuyên cần, nhanh chóng ổn định và đi vào nề nếp ngay từ ngày đầu, bao bọc sách vở và mua sắm dụng cụ học tập tương đối đầy đủ, duy trì sinh hoạt 10 phút đầu giờ.
b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu : 
 c) Học tập: - Các em có ý thức học tập, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài 
 - Một số em chữ viết còn xấu, vở chưa sạch 
 d) Các hoạt động khác : Tham gia các hoạt động Đội, vệ sinh trường lớp đầy đủ, sạch sẽ.
2. Kế hoạch tuần 3: 
 - Học chương trình tuần 3. 
 - Duy trì sĩ số, đi học chuyên cần, đúng giờ. 
 - Thực hiện nề nếp qui định của trường, lớp. Tham gia sinh hoạt Sao đầy đủ.
 - Thực hiện tốt phong trào“Đôi bạn học tập”để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 - Thi KSCL đầu năm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2 lop 3 CKTKN BVMT.doc