Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 3 - Tuần 25 - Vũ Thị Mai Phương

Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 3 - Tuần 25 - Vũ Thị Mai Phương

I/ MỤC TIÊU:

- Nhận biết được về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian).

- Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút (cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã).

- HS có hiểu biết về thời điểm làm công việc hàng ngày của các em.

II/ CHUẨN BỊ:

- GV: Mô hình đồng hồ + có chữ số La Mã.

- HS: Đồng hồ trong bộ học toán.

 

doc 13 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 3 - Tuần 25 - Vũ Thị Mai Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn : Toán	Tuần : 25	Tiết : 121
	Ngày dạy	: Thöù hai ngaøy 1 thaùng 3 naêm 2010. Lớp: Ba4
	Tên bài dạy 	: Thực hành xem đồng hồ (tt)
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I/ MỤC TIÊU:
- Nhận biết được về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian).
- Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút (cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã).
- HS có hiểu biết về thời điểm làm công việc hàng ngày của các em.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Mô hình đồng hồ + có chữ số La Mã.
- HS: Đồng hồ trong bộ học toán.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
THẦY
TRÒ
* Hoạt động 1: Ổn định
- Kiểm tra kiến thức:
 + GV quay đồng hồ: 7giờ 36phút, 9 giờ 49 phút
 + GV nhận xét.
{ Bài mới: Thực hành xem đồng hồ (tt)
- Hát
 + Trả lời , nhận xét.
* Hoạt động 2: Thực hành
v Củng cố kĩ năng xem đồng hồ
- Bài 1/125:Gọi HS đọc yêu cầu
+ Cho HS xem tranh, chơi trò chơi “Đố bạn” 
+ Nhận xét.Yêu cầu HS mô tả lại các hoạt động trong một ngày của bạn An.
- Bài 2/126: Gọi HS đọc yêu cầu bài
+ Cho HS thi đua nối hai đồng hồ cùng thời gian. 
+ Nhận xét, chốt ý đúng: 
H – B, I – A, K – C, L – G, M – D, N – E.
- Bài 3/126: HS đọc yêu cầu
+ Cho HS tính vào vở
+ GV chấm một số bài – nhận xét.
+ Em làm cách nào để biết Hà đánh răng, rửa mặt trong 10 phút?
+ Hướng dẫn lại: 
Ÿ Xem lúc bắt đầu kim giờ chỉ số 6, kim phút chỉ số 12.
Ÿ Khi kết thúc, kim giờ ở quá vị trí số 6 một chút, kim phút chỉ số 2. 
Ÿ Tính từ vị trí kim phút bắt đầu và vị trí kim phút kết thúc đượ 10 phút. Vậy Hà đã đánh răng và rửa mặt trong 10 phút.
- Đọc
+ Quan sát, tham gia trò chơi
+ 1, 2 HS. Nhận xét.
- Đọc
+ Thực hiện nhóm đôi. 2 nhóm. Lớp theo dõi. Nhận xét.
- Đọc
+ Thực hiện vở
+ Phát biểu. 
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
 - Gọi 2 HS lên bảng thi đua thực hiện quay đồng hồ: 3 giờ 17 phút.
- GV nhận xét - Tuyên dương
- Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập và làm thêm vào vở bài tập.
Chuẩn bị bài: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Thực hiện. Nhận xét
- Lắng nghe
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn : Thể dục	Tuần : 25	Tiết : 25
	Ngày dạy	: 3 /3 . Lớp 32
	Tên bài dạy 	: Ôn nhảy dây. Trò chơi “Ném bóng trúng đích”
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I/ MỤC TIÊU:
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu tập tương đối chính xác
- Chơi trò chơi: Ném trúng đích. Yêu cầu biết cách chơi, chơi tương đối chủ động.
- Có thái độ tập luyện đúng và trật tự.
II/ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: sân trường
- Phương tiện: còi, dây, dụng cụ ném.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
THẦY
TRÒ
1. Phần mở đầu:
v Phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
 - GV phổ biến nội dung yêu cầu tiết học
 - Giậm chân tại chỗ vỗ tay hát
 - Chạy một hàng dọc xung quanh sân
 - Trò chơi:Chim bay về tổ
 2. Phần cơ bản:
v Yêu cầu tập tương đối chính xác
 - Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân
 + Chia tổ ôn luyện
 + Thi đua giữa các tổ.
 + Thi đua cá nhân.
 + GV nhận xét. Tuyên dương tổ, cá nhân thực hiện tốt.
 - Trò chơi: Ném trúng đích
 + GV nêu tên trò chơi
 + Gọi HS nhắc lại cách chơi
 + Cho HS thực hiện trò chơi. GV điều khiển trò chơi.
 + Nhận xét, tuyên dương tổ nào ném được bóng nhiều lần vào rỗ.
3. Phần kết thúc:
v Hệ thống lại bài.
 - Tập một số động tác hồi tỉnh
 - GV và HS hệ thống lại bài.
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà ôn lại các động tác đã học.
- Nghe
- Thực hiện. Đội hình hàng dọc
- Đội hình vòng tròn. Tham gia
+ Thực hiện theo tổ
+ Thi đua 2 tổ. Lớp nhận xét.
+ Xung phong. Nhận xét.
+ Lắng nghe.
+ Nhắc lại
+ Tham gia mỗi lần 2 đội.
- Cả lớp thực hiện.
- Nhắc lại nội dung buổu tập.
- Lắng nghe
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn : Toán	 Tuần : 25	 Tiết : 122
	Ngày dạy	: Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2010. Lớp: Ba4
	Tên bài dạy 	: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tt)
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I. MỤC TIÊU
- HS biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Vận dụng vào việc giải toán.
- Rèn HS tính chính xác, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: 8 hình tam giác cho BT3. Bảng phụ BT2.
- HS: Xem bài trang 128. Bộ học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Thầy 	Trò
* Hoạt động 1: Ổn định 
- Trò chơi: “Đi chợ”
- Nhận xét
{ Bài mới: Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị
- Cả lớp hát
- Cả lớp cùng tham gia
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức
v HS biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- GV đọc đề toán 1 trong SGK. Gọi HS đọc lại đề bài
+ Bài toán cho biết những gì? Hỏi gì?
+ Gọi HS lựa chọn phép tính. Gọi 1 HS lên bảng giải
+ Nhận xét.
- GV đọc đề toán 2. Gọi HS đọc bài toán
+ Hướng dẫn HS tóm tắt, lập các bước giải bài toán như SGV/209.
+ Hướng dẫn HS trình bày cách giải như SGK/128.
Ø GVKL: Khi dạy bài toán có liên quan đến rút về đơn vị ta cần thực hiện các bước sau:
 Ÿ Bước 1 :Tìm giá trị 1 phần (Phép tính chia)
 Ÿ Bước 2:Tìm giá trị nhiều phần (Phép tính nhân)
- Nghe. HS đọc đề bài
+ Trả lời
Số lít mật ong mỗi can là:
 35 : 7 = 5 (l)
 Đáp số : 5 lít
- Nghe. HS đọc đề toán 
+ Trả lời. Lập các bước giải.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 3: Thực hành
v Vận dụng kiến thức vào giải toán
- Bài 1/128: Gọi HS đọc yêu cầu bài
+ Hướng dẫn HS tóm tắt và lập các bước giải
4 vỉ : 24 viên thuốc
3 vỉ : . . . viên thuốc?
+ Yêu cầu HS nêu lời giải và phép tính. Nhận xét.
- Bài 2/128: Cho HS đọc yêu cầu bài
+ Hướng dẫn HS tóm tắt:
7 bao có : 28kg
5 bao có : . . . kg?
+ Yêu cầu HS làm bài. Gọi HS sửa bài
+ Chấm một số vở, nhận xét.
- HS đọc đề bài toán
+ Phân tích đề toán. Làm vào bảng con: 24 : 4 = 6 (viên)
6 x 3 = 18 (viên)
- Đọc 
+ Phân tích đề
+ Làm vào vở. Sửa bài: 
Số ki-lô-gam gạo đựng trong mỗi bao: 
28 : 7 = 4 (kg)
Số ki-lô-gam gạo đựng trong 5 bao là:
4 x 5 = 20 (kg)
Đáp số: 20kg.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
- Bài 3/128: Thực hành ghép hình
+ Nhận xét
+ Nêu lại các bước giải bài toán vừa học.
- Nhận xét. Dặn dò: Xem bài Luyện tập.
- Thi đua ghép hình theo nhóm đôi.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn : Tự nhiên – Xã hội	Tuần : 25	Tiết : 49
	Ngày dạy	: Thöù ba ngaøy 2 thaùng 3 naêm 2010. Lớp: Ba4
	Tên bài dạy 	: Động vật
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I. MỤC TIÊU:
- Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển. Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước, cấu tạo bên ngoài.
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người. Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số động vật.
- Yêu thích thiên nhiên, có ý thức bảo vệ động vật.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh trang 94, 95
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thầy 	Trò
* Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định: Trò chơi: Nêu tên các con vật mà em biết.
- Nhận xét.
{ Bài mới: Động vật
- Tham gia trò chơi.
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức
v Nêu được một số điểm giống và khác nhau một số con vật, đa dạng của động vật
- Bước 1: Quan sát và thảo luận nhóm đôi
Ÿ Quan sát tranh trang 94, 95 và nêu tên các con vật, kể tên các bộ phận giống nhau bên ngoài của con vật.
- Bước 2: Gọi một số HS trình bày
Ø Cơ thể động vật thường gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển (chân, cánh, vây, đuôi gọi chung là cơ quan di chuyển).
+ Hình dạng và kích thước các con vật như thế nào?
Ø Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật, chúng có hình dạng, độ lớn,  khác nhau.
+ Động vật sống ở đâu? Chúng di chuyển bằng cách nào?
Ø Động vật sống ở khắp nơi, chúng đi bằng chân, nhảy, bay.
v Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người
- Bước 1: Thảo luận và phân loại thành 2 nhóm động vật: nhóm động vật có lợi và nhóm động vật có hại đối với con người.
- Bước 2: Gọi một số HS trình bày
Ø Nhận xét, kết luận.
- Từng cặp quan sát, thảo luận
- Trình bày, nhận xét.
- Lắng nghe
+ Phát biểu, bổ sung.
- Lắng nghe.
+ Phát biểu
- Lắng nghe.
- Thực hiện yêu cầu.
- Trình bày, nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
- Trò chơi: “Đố bạn con gì?”
+ GV đính hình con vật quay ngược lại không cho HS thấy con gì. GV đặt câu hỏi về đặc điểm các con vật đó Sau đó các em phải đoán được tên con vật.
- Tổ chức cho chơi
- GV nhận xét. Dặn dò: Về nhà quan sát côn trùng
- Lắng nghe
- Cả lớp cùng tham gia.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn : Thủ công	Tuần : 25	Tiết : 25
	Ngày dạy	: Thứ tư ngày 3 tháng 3 năm 2010. Lớp: Ba4
	Tên bài dạy 	: Làm lọ hoa gắn tường
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cách làm lọ hoa gắn tường
- Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.
- HS hứng thú làm đồ chơi. Biết quý sản phẩm mình làm ra.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Tranh quy trình. Mẩu lọ hao gắn tường
 - HS: Dụng cụ học thủ công
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thầy 	Trò	
* Hoạt động 1: Khởi động 
- Trò chơi: “Đi chợ”
- Nhận xét
{ Bài mới: Làm lọ hoa gắn tường
- Cả lớp tham gia
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức
Œ Hướng dẫn HS quan sát mẫu và nhận xét 
- Gọi HS lên bảng mở dần lọ hoa để tìm cách gấp
+ Gấp lọ hoa bằng tờ gấp hình gì?
+ Lọ hoa được gấp như thế nào?
+ Trước khi gấp các nếp gấp cách đều em sẽ làm gì?
 Hướng dẫn mẫu
- GV thực hiện các thao tác gấp lần 1
- GV treo tranh quy trình và hỏi HS:
+ Bước 1 : Gấp phần giấy làm đế và gấp các nếp gấp đều
+ Bước 2 : Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa
+ Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường
* Hoạt động 3: Thực hành
- Gọi HS nhắc lại cách gấp
- Cho HS thực hành
- Theo dõi, giúp đỡ HS. 
- Thực hiện
+ Hình chữ nhật
+ Nếp gấp như gấp quạt
+ Gấp 1 phần tờ giấy làm đế và đáy lọ
- Quan sát
- Trả lời, bổ sung
- 2 HS nhắc lại
- Thực hành gấp trên giấy nháp.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá sản phẩm
- Cho HS quan sát một số sản phẩm của các bạn
- Nhận xét, đánh giá
- Yêu cầu HS nhắc lại qui trình làm lọ hoa gắn tường
- Về nhà tập làm lọ hoa gắn tường cho đẹp
- Quan sát, nhận xét
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn : Toán	Tuần : 25	Tiết : 123
	Ngày dạy	: Thứ tư ngày 30 tháng 2 năm 2010. Lớp: Ba4
	Tên bài dạy 	: Luyện tập
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố kĩ năng giải bài toán rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật
- Giải được bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Bảng phụ bài tập 3, 4
- HS: Xem bài trang 129
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thầy 	Trò
* Hoạt động 1: Ổn định
- Kiểm tra kiến thức: Gọi HS thực hiện BT1/128.
- nhận ...  côn trùng
- Bước 1: Các nhóm quan sát và thảo luận tranh trang 96, 97 và trả lời câu hỏi:
+ Hãy chỉ đầu, ngực, bụng, chân, cánh của từng côn trùng trong hình? Chúng có mấy chân? Chúng sử dụng chân để làm gì?
+ Bên trong cơ thể chúng có xương sống không?
- Bước 2: Trình bày kết quả thảo luận của các nhóm
Ø Côn trùng (sâu bọ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh.
v Kể được tên một số côn trùng có ích và côn trùng có hại. Nêu được cách diệt trừ
- Bước 1: Làm việc với những côn trùng ở ảnh sưu tầm
+ Các nhóm phân loại các côn trùng sưu tầm được thành hai nhóm : Côn trùng có ích và Côn trùng có hại. + Nêu cách diệt trừ các côn trùng có hại
- Bước 2: Các nhóm trình bày 
+ Nhận xét và chốt ý đúng.
Ø Có nhiều côn trùng có hại như: ruồi, muỗi,  Vì vậy cần luôn làm vệ sinh nhà ở, chuồng trại gia súc làm cho chúng không nơi sinh sống. Đối với loài côn trùng phá hoại mùa màng (sâu, châu châu) có thể dùng thuốc trừ sâu. 
- Quan sát, thảo luận
- Trình bày, nhận xét
- Lắng nghe
- Làm việc theo nhóm
- Trình bày, nhận xét
- Lắng nghe
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò 
- Trò chơi tiếp sức
+ Gọi hai nhóm, mỗi nhóm 5 em lên thi đua tiếp sức ghi tên các côn trùng có ích và côn trùng có hại vào hai cột. Nhóm nào ghi được nhiều côn trùng trong thời gian qui định thì nhóm đó thắng.
+ Tổ chức trò chơi
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét tiết học. Về nhà quan sát kĩ hai con vật: Tôm, cua. 
- Lắng nghe phổ biến trò chơi
+ Cả lớp cùng tham gia chơi
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn : Luyện từ và câu	Tuần : 25	Tiết : 25
Ngày dạy	: Thöù tư ngaøy 3 thaùng 3 naêm 2010. Lớp: Ba4
Tên bài dạy 	: Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I. MỤC TIÊU:
- Nhận ra hiện tượng nhân hoá, bước đầu nêu được cảm nhận về cái hay của những hình ảnh nhân hoá (BT1).
- Xác định được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? (BT2). Trả lời đúng 2, 3 câu hỏi Vì sao? Trong BT3.
- Rèn HS sử dụng Tiếng Việt vào hoat động giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Nội dung các bài tập
- HS: Xem bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thầy 	Trò
* Hoạt động 1: Khởi động
- Kiểm tra kiến thức: Bài tập 1b, c tuần 24.
- Nhận xét.
{ Bài mới: Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
- 2 HS thực hiện, nhận xét.
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức
- Bài 1/61: Gọi HS đọc yêu cầu
+ Cho HS thảo luận nhóm 
+ Yêu cầu HS trình bày
 Ø Nhận xét, chốt lại ý đúng:
Tên sự vật
Được gọi
Sự vật được tả
Nét hay
lúa
Chị
Phất phơ bím tóc
Làm cho các sự vật,con vật trở nên sinh động,gần gũi 
tre
Cậu
Bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò
Áo trắng khiêng nắng qua sông
gió
cô
Chăn mây trên đồng
Mặt trời
bác
Đạp xe qua ngọn núi
- Bài 2/62: Gọi HS đọc yêu cầu
+ Yêu cầu HS làm bài vào vở
+ Gọi HS sửa bài. Nhận xét, chốt ý đúng:
vì câu thơ vô lí quá.
Vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.
Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
- Bài 3/62 : Gọi HS đọc yêu cầu
+ Thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi
+ Gọi một số HS lên trình bày
+ Nhận xét, chốt ý đúng:
a) . . . vì ai cũng muốn được xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ.
b) . . . vì ông Cản Ngũ không vật giỏi như người ta tưởng.
c) . . . vì ông muốn đánh lừa Quắm Đen.
d) . . . vì Quắm Đen mắc mưu ông Cản Ngũ.
- Đọc
+ Thảo luận
+ Trình bày. Nhận xét
+ Theo dõi
- Đọc
+ Làm bài
+ Sửa bài. Lớp theo dõi, nhận xét.
- Đọc
+ Nhớ lại các bài tập đọc đáp.
+ Trình bày, nhận xét
+ Theo dõi
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
- Tổ chức cho HS thi đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
- GV nhận xét. Tuyên dương . Về nhà xem lại các bài tập.
- Tham gia. Nhận xét.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn : Toán	 Tuần : 25	 Tiết : 124
	Ngày dạy	: Thöù hai ngaøy 29 thaùng 2 naêm 2010. Lớp: Ba4
	Tên bài dạy 	: Luyện tập
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I. MỤC TIÊU:
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Viết và tính được giá trị của biểu thức.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nội dung bài tập. Bảng phụ BT2, 4
- HS: Xem bài trang130
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
* Hoạt động 1: Ổn định
- Kiểm tra kiến thức: Gọi HS thực hiện BT2/129
- Nhận xét.
{ Bài mới: Luyện tập
- Hát
- Bảng lớp + nháp
* Hoạt động 2: Luyện tập
v Rèn kỹ năng giải toán
- Bài 1/130: (giảm tải)
- Bài 2/130: Gọi HS đọc yêu cầu
+ Yêu cầu HS tóm tắt bài toán và tự làm bài
Tóm tắt
6 căn phòng : 2550 viên gạch
7 căn phòng :  viên gạch?
+ Gọi HS sửa bài. Nhận xét.
+ GV chấm một số bài, nhận xét
- Bài 4/130 :Gọi HS đọc yêu cầu, thi đua 2 dãy bàn 
+ Hướng dẫn HS làm mẫu:
a) 32 chia 8 nhân 3, gọi 1 HS lên viết biểu thức. Sau đó 1 HS khác lên tính giá trị của biểu thức đó.
+ Tương tự cho các câu còn lại.
+ Nhận xét.
- Đọc
+ Thực hiện yêu cầu:
Bài giải
Số viên gạch lát 1 căn 
2550 : 6 = 425(viên gạch)
Số viên gạch lát 7 căn 
 425 x 7 = 2975(viên)
Đáp số: 2975 viên gạch.
+ Lên bảng sửa bài. Nhận xét.
+ Lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài
+ Theo dõi:
+ Viết, tính: 32 : 8 x 3 = 4 x 3
 = 12.
+ Làm bài. Sửa bài. Nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
- Cho HS lên bảng thi đua tính bài 3/130
- Kết quả bài toán:
Thời gian đi
1 giờ
2 giờ
4 giờ
3 giờ
5giờ
Quãng đường đi
4 km
8km
16km
12km
20km
- Nhận xét, tuyên dương.
- Dặn dò: Về nhà xem lại bài. Bài mới: Tiền Việt Nam.
- 2 đội
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn : Tập làm văn	Tuần : 25	Tiết : 122
	Ngày dạy	: Thöù saùu ngaøy 5 thaùng 3 naêm 2010. Lớp: Ba4
	Tên bài dạy 	: Kể về lễ hội
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I. MỤC TIÊU:
- Quan sát hai bức ảnh lễ hội và cho biết tên của Lễ hội và thấy được cảnh nhộn nhịp của lễ hội. 
- HS bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lể hội trong một bức ảnh.
- HS có ý thức bảo vệ va phát huy tryền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Hai bức ảnh lễ hội trong SGK . - HS: Một số ảnh lễ hội khác. SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thầy 	Trò 
* Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định: Hát
- Vào các dịp nghỉ lễ, nghỉ hè, Tết, các em thường được bố mẹ cho đi đâu chơi?
- Có bao giờ các em được ba mẹ dẫn đi đúng vào các dịp lễ hội chưa?
- Chốt lại và giới thiệu bài
{ Bài mới: Kể về lễ hội
- Cả lớp hát
- Phát biểu
- Trả lời
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức
v Hướng dẫn:
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Quan sát ảnh 1và tranh 2: 
+ Cho biết tên lễ hội của 2 bức ảnh
+ Chốt lại ý đúng: w Bức ảnh 1: Lễ hội hoa xuân
 w Bức ảnh 2: Lễ hội đua thuyền
- Khai thác nội dung ảnh 1:
+ Quan sát ảnh 1 và cho biết quang cảnh trong ảnh ( cảnh vật có trong ảnh)
+ Mọi người đi dự lễ hội như thế nàothế nào?
+ Mọi người đang làm gì?
+ Trò chơi đu quay thế nào? Em quan sát, tưởng tượng như các em đang xem và tả chi tiếc trò chơi này.
+ GV nói thêm về trò chơi đu quay
+ Qua xem ảnh, em thấy lễ hội như thế nào? Em có thích tham gia không? Giáo dục học sinh.
- Khai thác nội dung ảnh 2:
+ Quan sát ảnh 2 và cho biết quang cảnh trong ảnh ( cảnh vật có trong ảnh)
+ Mọi người đi như thế nào? Mọi người đang làm gì?
+ Hãy tả quang cảnh trên sông. Trên thuyền có những ai? 
+ Các tay đua đang cố làm gì?
+ Mọi người hai bên bờ sông đang làm gì?
+ Không khí lúc ấy thế nào?
- Tập nói trước lớp
- Từng cặp HS quan sát tấm ảnh nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội
- Gọi một số HS kể 1 trong 2 bức ảnh về quang cảnh và hoạt động những người tham gia lễ hội
- GV nhận xét – Tuyên dương
- Đọc. 
- Quan sát
+ Phát biểu
+ Lắng nghe, nhắc lại
+ Bầu trời trong xanh, đình làng, chữ Chúc mùng năm mới, lá cờ, 
+ Rất đông, mặc đồ rất đẹp
+ Người thì đang đi, người thì đứng lại xem trò chơi đu quay,  
+ Tả lại theo quan sát
+ Theo dõi
+ Phát biểu
+ Quan sát và nêu
+ Có rất nhiều thuyền, trên thuyền là những chàng trai khoẻ mạnh, 
+ Họ đang cố bơi để thuyền về đích.
+ Chăm chú theo dõi , cổ động vang dậy
+ Tưng bừng và náo nhiệt
- 2 HS, mỗi HS 1 ảnh
- Kể theo cặp
- 3, 5 HS.
- Nhận xét và bình chọn 
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại các bài văn đã học.
- Nghe
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn : Toán	Tuần : 25	Tiết : 122
	Ngày dạy	: Thöù hai ngaøy 29 thaùng 2 naêm 2010. Lớp: Ba4
	Tên bài dạy 	: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tt)
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
 Mĩ thuật	
Tiết 25 :VẼ TRANG TRÍ
VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH CHỮ NHẬT
I-MỤC TIÊU:
HS nhận biết thêm về hoạ tiết trang trí
Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu ở hình chữ nhật.
HS thấy được vẽ đẹp của trang trí hình chữ nhật
II-CHUẨN BỊ:
 -Sưu tầm thảm mẫu trang trí hình chữ nhật
 -Hình gợi ý cách vẽ tranh
 -Vở tập vẽ,bút màu
III-CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Bài cũ : 
Kiểm tra chuẩn bị HS 
Nhận xét 
Giới thiệu bài mới 
Thực hiện theo yêu cầu 
Hoạt động 1:Quan sát,nhận xét
Mục tiêu:HS nhận xét các hoạ tiết trong hình chữ nhật
-Cho HS quan sát hình chữ nhật có trang trí và nhận xét:
Hoạ tiết chính to đặt ở đâu?Hoạ tiết phụ đặt ở đâu?
Hoạ tiết và màu sắp xếp như thế nào?
-Quan sát vở tập vẽ nhận xét:
Hoạ tiết vẽ xong chưa?
Vậy ta cần nhìn theo mẫu để vẽ,các hoạ tiết giống nhau sẽ vẽ bằng nhau.
Hoạt động 2:Cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật
Mục tiêu:HS nắm được cách vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu
-Cho HS quan sát hình vẽ ở vở và nhận xét:
 +Hoạ tiết chính ở hình chữ nhật là gì?
 +Bông hoa có bao nhiêu cánh?Hình của bông hoa thế nào?
 +Hoạ tiết trang trí các góc có dạng hình gì?
GVKL: Cần vẽ các hoạ tiết cho hoàn chỉnh,hoạ tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau,vẽ màu theo ý thích.Hoạ tiết giống nhau vẽ cùng một màu.Hoạ tiết chính có thể vẽ lớp cánh trước 1 màu,lớp cánh sau 1 màu.Nếu hoạ tiết chính là màu sáng thì nền vẽ là màu đậm và ngược lại.
Hoạt động 3:Thực hành
Mục tiêu:HS vẽ tiếp hoạ tiết vào hình chữ nhật
-GV nhắc nhở HS:vẽ đều,không nên quá nhiều màu,không vẽ màu ra ngoài hoạ tiết
-HS thực hành
Quan sát
ở giữa,xung quanh,các góc
cân đối theo trục
Lắng nghe
4 cánh lớp trước,4 cánh lớp sau,các cánh hoa đối xứng theo từng cặp
Lắng nghe
Lắng nghe
Lắng nghe
Thực hành
Hoạt động 4:Nhận xét,đánh giá
 -Trình bày sản phẩm
 -Cho HS nhận xét:hoạ tiết,màu sắc
 -GV và Hs đánh giá bài làm của HS
Về nhà quan sát con vật
Trình bày
Nhận xét
Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_toan_lop_3_tuan_25_vu_thi_mai_phuong.doc