Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 3 - Tuần 30

Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 3 - Tuần 30

1. Kiểm tra bài cũ:

+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 145.

+ Nhận xét và cho điểm học sinh.

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.

* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập

Mục tiêu: - Biết cộng các số có đến năm chữ số ( có nhớ ) Giải bài toán bằng hai phép tính v.à tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.

 

doc 20 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 3 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Thứ  ngày  tháng năm 2010
Bài dạy : LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU.
- Biết cộng các số có đến năm chữ số ( có nhớ )
- Giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật..
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 145.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập 
Mục tiêu: - Biết cộng các số có đến năm chữ số ( có nhớ ) Giải bài toán bằng hai phép tính v.à tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Yêu cầu HS làm phần a, sau đó chữa bài.
+ Viết bài mẫu phần b lên bảng (chỉ viết số hạng không viết kết quả) Sau đó thực hiện phép tính này trước lớp cho học sinh theo dõi.
+ Yêu cầu học sinh làm tiếp bài tập.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ 3 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm một con tính, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Học sinh lớp theo dõi bài làm mẫu của GV.
+ 3 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
 46215
 + 4072
 19360
 69467
* 5 cộng 2 bằng 7; 7 cộng 0 bằng 7, viết 7.
* 1 cộng 7 bằng 8; 8 cộng 6 bằng 14, viết 4 nhớ 1.
* 2 cộng 0 bằng 2; 2 cộng 3 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6.
* 6 cộng 4 bằng 10; 10 cộng 9 bằng 19, viết 9 nhớ 1.
* 4 cộng 1 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6.
 Vậy 46215 + 4072 + 19360 = 69647
Bài tập 2.
+ Gọi Học sinh đọc đề bài trước lớp.
+ Nêu kích thước của hình chữ nhật ABCD ?
+ Yêu cầu học sinh tính chu vi và diện tích hình chữ nhật ABCD.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài tập 3
+ Vẽ sơ đồ bài toán lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát.
+ Con nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
+ Cân nặng của mẹ như thế nào so với cân nặng của con?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Yêu cầu học sinh đọc thành đề bài toán?
+ Yêu cầu học sinh làm bài
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
 + Hỏi thêm học sinh về cách đạt lời khác cho bài toán.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Bài tập về nhà:
+ Hình chữ nhật ABCD có chiều rộng bằng 3cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật đó?
+ Hình chữ nhật ABCD có chiều rộng 3cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
 Bài giải
 Chiều dài hình chữ nhật ABCD là:
 3 x 2 = 6 (cm)
 Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
 (6 + 3 ) x 2 = 18 (cm)
 Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
 6 x 3 = 18 (cm2)
 Đáp số : 18 cm ; 18 cm2.
+ Học sinh quan sát.
+ Con nặng 17 kg.
+ Cân nặng của mẹ gấp 3 lần cân nặng của con.
+ Tổng cân nặng của hai mẹ con.
+ “Con cân nặng 17 kg, mẹ cân nặng gấp 3 lần con. Hỏi cà hai mẹ con cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
 Bài gải
 Cân nặng của mẹ là:
 17 x 3 = 51 (kg)
 Cân nặng của cả hai mẹ con là:
 17 + 51 = 68 (kg)
 Đáp số: 68 kg.
Ví dụ: Con hái được 17 kg táo, số táo mẹ hái gấp 3 lần số táo của con. Hỏi cả hai mẹ con hái được bao nhiêu ki-lô-gam táo?
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
 13452 + 54098 + 4569 = 8763 + 23098 + 12593 = 
 19742 + 56298 + 9875 = 5065 + 12378 + 67894 =
Bài 2. Một hình chữ nhật có chiều rộng 27 cm, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật đó?
+ Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tuần 30 Thứ  ngày  tháng năm 2010
Bài dạy : PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
A. MỤC TIÊU.
- Biết trừ các số trong phạm vi 100 000 ( đặt tính và tính đúng ).
- Giải bài toán có phép trừ gắn với mối quan hệ giữa km và m 
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 146.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn cách thực hiện phép trừ:
Mục tiêu: HS thực hiện được phép tính trừ các số có 5 chữ số
Cách tiến hành: 
 85674 – 58329 
a) Giới thiệu phép trừ: 85674 – 58329 
+ Muốn tìm hiệu của hai số 85674 – 58329 ta phải làm như thế nào?
+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm kết quả của phép trừ 85674 – 58329 
b) Đặt tính và tính 85674 – 58329 
+ Yêu cầu học sinh dựa vào cách thực hiện phép trừ các số có đến bốn chữ số và phép cộng các số có đến năm chữ số để đặt tính và thực hiện phép tính trên.
+ Khi tính 85674 – 58329 chúng ta đặt tính như thế nào?
+ Chúng ta bắt đầu thực hiện phép tính từ đâu đến đâu?
+ Hãy nêu từng bước tính trừ?
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Chúng ta thực hiện tính trừ.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Chúng ta đặt tính sao cho các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.
+ Thực hiện phép tính bắt đầu từ hàng đơn vị (từ phải sang trái).
+ Học sinh lần lượt nêu các bước tính trừ từ hàng đơn vị ... đến hàng chục nghìn như SGK để có kết quả như sau:
 27345
4 không trừ được 9; lấy 14 trừ 9 bằng 5, viết 5 nhớ 1.
2 thêm 1 bằng 3; 7 trừ 3 bằng 4, viết 4.
6 trừ 3 bằng 3, viết 3.
5 kgông trừ được 8; lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7 nhớ 1.
5 thêm 1 bằng 6; 8 trừ 6 bằng 2, viết 2.
 Vậy 85674 – 58329 = 27345
c) Nêu qui tắc tính.
+ Muốn thực hiện tính trừ các số có năm chữ số với nhau ta làm như thế nào?
Hoạt động 2: Luyện tập Thực hành.
HS thực hiện được các phép tính trừ các Mục tiêu: HS thực hiện được phép tính trừ các số có 5 chữ số.
Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
 27148 37552
+ Yêu cầu học sinh nêu cách tính của mình?
Bài tập 2.
+ Yêu cầu học sinh nêu lại cách thực hiện tính trừ các số có đến năm chữ số?
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
Bài tập 3.
+ Học sinh đọc đề?
+ Học sinh tự làm bài.
 Tóm tắt.
 Có : 25850 m.
 Đã trải nhựa : 9850 m.
 Chưa trải nhựa : ... Km ?
+ Chữa bài và cho điểm học sinh. 
3. Hoạt động 3: Củng cố & dặn dò:
+ Bài tập về nhà:
+ Muốn trừ các số có năm chữ số với nhau ta làm như sau:
Đặt tính: Viết số bị trừ rồi viết số trừ xuống dưới sao cho các số cùng một hàng thẳng cột với nhau, rồi thực hiện phép trừ từ phải sang trái (thực hiện tính từ hàng đơn vị).
+ Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện tính trừ các số có năm chữ số.
+ 4 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
23307
+ H.sinh lần lượt nêu các bước tính của mình.
+ Học sinh làm tương tự như bài tập 1.
+ Một quãng đường dài 25 850 m, trong đó có 9850 m đường đã trải nhựa. Hỏi còn bao nhiêu ki-lô-mét đường chưa được trải nhựa?
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
 Bài giải
Số mét đường chưa trải nhựa là:
25850 – 9850 = 16000 (m)
Đổi : 16000 m = 16 km
Đáp số : 16 km.
Bài tập 1. Tính nhẩm:
 a) 50000 – 5000 = b) 70000 – 3000 =
 50000 – 6000 = 60000 – 2000 =
 50000 – 7000 = 50000 – 1000 =
Bài tập 2. Một đội công nhân tháng đầu sửa được 12305 m đường, tháng sau sửa được ít hơn tháng đầu 145 m đường. Hỏi cả hai tháng đội đó sửa được bao nhiêu mét đường?
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 30 Thứ  ngày  tháng năm 2010
Bài dạy : TIỀN VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU.
- Nhận biết được các tờ giấy bạc: 20 000 đồng; 50 0 00 đồng, 100 000 đồng.
- Bước đầu biết đổi tiền.
- Biết làm tính trên các số với đơn vị là đồng.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Các tờ giấy bạc 20 000 đồng; 50 000 đồng; 100 000 đồng.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 147.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* Hoạt động 1: Giới thiệu các tờ giấy bạc 20 000 đồng, 50000 đồng, 100 000 đồng.
Mục tiêu: HS nắm được các đồng tiền có mệnh giá khác nhau.
Cách tiến hành: 
+ Cho học sinh quan sát từng tờ giấy bạc trên và nhận biết giá trị các tờ giấy bạc bằng dòng chữ và con số ghi giá trị trên tờ giấy bạc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu của bài
Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để biết chiếc ví có bao nhiêu tiền, chúng ta làm như thế nào?
+ Trong chiếc ví A có bao nhiêu tiền?
+ Hỏi tương tự với các chiếc ví còn lại.
Bài tập 2.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
 Tóm tắt.
 Cặp sách : 15 000 đồng
 Quần áo : 25 000 đồng
 Đưa người b ... được 4, viết 4; 4 nhân 4 bằng 16; 16 trừ 16 bằng 0.
+ Lấy hàng chục để chia.
+ H.sinh vừa làm vừa nêu: Hạ 4; 4 chia 4 được 1, viết 1; 1 nhân 4 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0
+ Thực hiện chia hàng đơn vị.
+ Học sinh vừa làm vừa nêu: Hạ 8; 8 chia 4 được 2, viết 2; 2 nhân 4 bằng 8; 8 trừ 8 bằng 0
+ Học sinh thực hiện vào vở nháp. Một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
+ 3 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. 
+ Số kg xi măng còn lại sau khi bán.
+ Phải biết số kg cửa hàng đã bán.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
BÀI GIẢI
Số ki-lô-gam xi măng đã bán:
36550 : 5 = 7310 (kg)
Số ki-lô-gam còn lại:
36550 – 7310 = 29240 (kg)
Đáp số : 29240 kg.
3. Hoạt động 3: Củng cố & dặn dò:
+ Bài tập về nhà:
Bài tập 1. Đặt tính rồi tính: 85685 : 5 ; 87484 : 4 ; 37569 : 3
Bài tập 2. 5 kho thóc chứa 50500 kg thóc. Hỏi 7 kho thóc như thế chứa được tất cả bao nhiêu ki-lô-gam thóc?
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tuần 31 Thứ  ngày  tháng năm 2010
Bài dạy : CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tiếp theo)
A. MỤC TIÊU.
- Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp chia có dư 
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 153.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số 
 Mục tiêu: HS thực hiện tốt phép tính chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số
Cách tiến hành: 
a) Phép chia 12485 : 3
+ Viết lên bảng phép chia 12485 : 3 = ? và yêu cầu học sinh đặt tính.
+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ để thực hiện phép tính trên và nêu rõ cách thực hiện tính của mình. Nếu không có học sinh nào làm được thì giáo viên hướng dẫn học sinh tính từng bước như SGK.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ 1 học sinh lên bảng thực hiện đặt tính, học sinh lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp.
+ Theo dõi giáo viên hướng dẫn.
 12485 3
 04 4161
 18
 05
 0
* 12 chia 3 được 4, viết 4; 4 nhân 3 bằng 12; 12 trừ 12 bằng 0.
* Hạ 4; 4 chia 3 được 1, viết 1; 1 nhân 3 bằng 3; 4 trừ 3 bằng 1.
* Hạ 8; 18 chia 3 được 6, viết 6; 6 nhân 3 bằng 18; 18 trừ 18 bằng 0.
* Hạ 5; 5 chia 3 được 1, viết 1; 1 nhân 3 bằng 3; 5 trừ 3 bằng 2.
 Vậy : 12485 : 3 = 4161 (dư 2)
+ Ta bắt đầu chia từ hàng nào của số bị chia? Vì sao?
+ 12 chia 3 được mấy?
+ 1 học sinh lên bảng viết thương trong lần chia thứ nhất đồng thời tìm số dư trong lần chia này.
+ Ta tiếp tục lấy hàng nào của số bị chia để chia?
+ Em nào có thể thực hiện lần chia này?
+ Ta tiếp tục lấy hàng nào của số bị chia để chia?
+ Gọi 1 Học sinh khác lên thực hiện lần chia thứ ba.
+ Cuối cùng ta thực hiện chia hàng nào của số bị chia?
+ Gọi 1 Học sinh khác lên thực hiện lần chia thứ tư.
+Trong lượt chia cuối cùng, ta tìm được số dư là 2. Vậy ta nói phép chia 12485 : 3 = 4161 (dư 2) là phép chia có dư.
+ Yêu cầu học sinh cả lớp thực hiện lại phép chia trên vào vở nháp.
+ Hoạt động 2: Luyện tập:
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học 
Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Y.cầu HS tự làm bài tương tự như bài mẫu.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
Bài tập 2.
 + Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo và còn thừa mấy mét vải, chúng ta làm như thế nào? (nếu Học sinh không trả lời được thì giáo viên giải thích thêm cho học sinh hiểu).
+ Yêu cầu học sinh giải bài toán.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài tập 3.
+ Học sinh nêu yêu cầu bài toán.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
+ Từ hàng nghìn của số bị chia, vì 3 không chia được cho 4
+ 12 chia 3 được 4.
+ Học sinh lên bảng viết 4 vào vị trí của thương. Sau đó tiến hành nhân ngược để tìm và viết số dư vào phép chia: 4 nhân 3 bằng 12; 12 trừ 12 bằng 0.
+ Lấy hàng trăm để chia.
+ Học sinh vừa làm vừa nêu: Hạ 4; 4 chia 3 được 1, viết 1; 1 nhân 3 bằng 3; 4 trừ 3 bằng 1
+ Lấy hàng chục để chia.
+ H.sinh vừa làm vừa nêu: Hạ 8; 18 chia 3 được 6, viết 6; 6 nhân 3 bằng 18; 18 trừ 18 bằng 0
+ Thực hiện chia hàng đơn vị.
+ Học sinh vừa làm vừa nêu: Hạ 8; 5 chia 3 được 1, viết 1; 1 nhân 3 bằng 3; 5 trừ 3 bằng 2
+ Học sinh thực hiện vào vở nháp. Một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
+ 3 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. 
+ Bài toán cho biết có 10250 m vải. May mỗi bộ quần áo hết 3 m vải.
+ May được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo, còn thừa mấy mét vải.
+ Ta thực hiện phép chia 10250 : 3; thương tìm được là số bộ quần áo may được, số dư chính là số mét vải còn thừa.
+ 1học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
 Bài giải
 Ta có 10250 : 3 = 3416 (dư 2)
 Vậy may được nhiều nhất 3416 bộ quần áo và còn thừa 2 mét vải.
 Đáp số : 3416 bộ quần áo, thừa 2 mét vải.
+ Thực hiện phép chia để tìm thương và số dư
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
3. Hoạt động 3: Củng cố & dặn dò:
+ Bài tập về nhà:
Bài tập 1. Đặt tính rồi tính. 12458 : 5 ; 78962 : 7 ; 64875 : 9 ; 12780 : 8
Bài tập 2. Một bếp ăn dự trữ 21415 kg gạo gồm gạo nếp và gạo tẻ, trong đó số gạo nếp bằng một phần năm tổng số gạo trong kgo. Hỏi mỗi loại gạo có bao nhiêu ki-lô-gam?
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tuần 31 Thứ  ngày  tháng năm 2010
Bài dạy : LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU.
- Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 
- Giải bài toán bằng hai phép tính 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng nhóm, giấy nháp.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn thêm của tiết 154.
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học 
Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ và thực hiện phép tính 28921 : 4 (như bài mẫu tiết 154).
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Học sinh đặt tính và thực hiện trên giấy nháp.
 28921 4
 09 7230
 12
 01
 1
* 28 chia 4 được 7, viết 7; 7 nhân 4 bằng 28; 28 trừ 28 bằng 0.
* Hạ 9; 9 chia 4 được 2, viết 2; 2 nhân 4 bằng 8; 9 trừ 8 bằng 1.
* Hạ 2; 12 chia 4 được 3, viết 3; 3 nhân 4 bằng 12; 12 trừ 12 bằng 0.
* Hạ 1; 1 chia 4 được 0, viết 0; 0 nhân 4 bằng 0; 1 trừ 0 bằng 1.
 Vậy : 28921 : 4 = 7230 (dư 1)
+ Yêu cầu học sinh tiếp tục thực hiện các phép chia trong bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài tập 2.
+ Yêu cầu học sinh tự đặt tính và thực hiện tính.
+ Giáo viên kiểm tra vở của một số học sinh.
Bài tập 3.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Em sẽ tính số kg thóc nào trước và tính như thế nào?
+ Sau đó làm thế nào để tìm được số thóc tẻ?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
 Tóm tắt
 27180 kg 
 ? kg nếp ? kg tẻ
Bài tập 4.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Viết lên bảng 12000 : 6 và yêu cầu học sinh cả lớp thực hiện chia nhẩm với phép tính trên.
+ Em đã thực hiện chia nhẩm như thế nào?
+ Hướng dẫn học sinh cả lớp thực hiện chia nhẩm lại như SGK giới thiệu.
+ Yêu cầu học sinh cả lớp tự làm bài.
+ Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở và kiểm tra bài của nhau.
+ 3 học sinh lên bảng làm bài, sau đó trình bày lại các bước thực hiện của mình, cả lớp làm vào vở .
+ Học sinh cả lớp làm vào vở bài tập, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
+ Có 27280 kg thóc gồm thóc nếp và thóc tẻ, trong đó một phần tư số thóc là thóc nếp.
+ Số kg thóc mỗi loại.
+ Tính số kg thóc nếp trước bằng cách lấy tổng số thóc chia cho 4.
+ Lấy tổng số thóc trừ đi số thóc nếp.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
BÀI GIẢI
Số ki-lô-gam thóc nếp là:
27280 : 4 = 6820 (kg)
Số ki-lô-gam thóc tẻ là:
27280 – 6820 = 20460 (kg)
Đáp số : 6820 kg ; 20460 kg.
+ Tính nhẩm
+ H.sinh chia nhẩm và báo cáo kết quả: 2000.
+ Học sinh trả lời.
+ Theo dõi hướng dẫn của giáo viên.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
+ Bài tập về nhà:
Bài tập 1. Đặt tính rồ tính:
 45890 : 8 ; 45729 : 7 ; 98461 : 6 ; 78944 : 4
Bài tập 2. Một cửa hàng có 21455 kg gạo gồm gạo nếp và gạo tẻ, trong đó số gạo nếp bằng một phần tư số gạo tẻ. Hỏi mỗi laọi có bao nhiêu ki-lô-gam?
+ Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
 DUYỆT CỦA BGH
.
.
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_toan_lop_3_tuan_30.doc