1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng.
Một hôm, ông bảo con:
- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây!
2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng:
- Đây không phải tiền con làm ra .
Trường : Tiểu học Vĩnh Bình 2 Họ tên : ................................................................ Lớp : . SBD:.Phòng:. KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN : ĐỌC THẦM LỚP 3 Năm học : 2012-2013 A/ Đọc thầm Hũ bạc của người cha 1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng. Một hôm, ông bảo con: - Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây! 2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng: - Đây không phải tiền con làm ra . 3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vô một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành dụm được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền. 4. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt : - Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền. 5. Ông đào hũ bạc lên, đưa cho con và bảo : - Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con. (Theo truyện cổ tích Chăm) B/ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1 : Ông lão trước khi nhắm mắt muốn con trai mình trở thành người như thế nào? (0,5 điểm) a. Muốn con trai trở thành người có nhiều hũ bạc. b. Muốn con trai trở thành người tự mình kiếm nổi bát cơm. c. Muốn con trai trở thành người ăn nhiều bát cơm. Câu 2 : Người con đã vất vả làm lụng và tiết kiệm như thế nào để đem tiền về cho cha? (0,5 điểm) a. Anh này cầm tiền của mẹ đưa đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha.. b. Đi buôn bán, được bao nhiêu tiền thì để dành không dám ăn uống gì. c. Xay thóc thuê, xay một thúng thóc trả công 2 bát gạo. Anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng dành dụm chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền. Câu 3 : Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con đã làm gì ? Vì sao? (1 điểm) a. Người con vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra vì tiền đó do anh vất vả kiếm được. b. Người con vẫn thản nhiên như không vì tiền đó không phải do anh làm ra. c. Người con vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra vì đó là tiền mẹ anh cho. Câu 4 : Ý nào dưới đây nói lên ý nghĩa của truyện? (1 điểm) a. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền. b. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con người. c. Cả hai ý trên đều đúng . Câu 5: Trong câu ‘Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền’’,từ chỉ hoạt động là : (1 điểm) a.Vất vả. b.Đồng tiền . c.Làm lụng Trường : Tiểu học Vĩnh Bình 2 Họ tên : ................................................................ Lớp : . SBD:.Phòng:. KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN:CHÍNH TẢ LỚP 3 Năm học : 2012-2013 Thời gian : 40 phút Bài viết : “Đêm trăng trên Hồ Tây” sách TV3 ( tập 1 - trang 105.) Trường : Tiểu học Vĩnh Bình 2 Họ tên : ................................................................ Lớp : . SBD:.Phòng:. KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN:TẬP LÀM VĂN LỚP 3 Năm học : 2012-2013 Thời gian : 40 phút Đề : Viết một đoạn văn ngắn( 8 – 10 câu) giới thiệu về tổ em dựa vào các gợi ý sau: Tổ em gồm những bạn nào? Mỗi bạn có đặc điểm gì hay? Tháng vừa qua, các bạn làm được những việc gì tốt? HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI ĐỌC THẦM Câu 1 2 3 4 5 Đáp án b c a c c Điểm 0,5 0,5 1 1 1 II. Cách cho điểm đọc (6 điểm) - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( Tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút ); trả lời được 1 câu hỏi liên quan đến nội dúng bài: + Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1,5 điểm ( Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm ). + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1,5 điểm. ( Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm). + Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm. ( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm). + Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm. ( Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm ) + Trả lời đúng các ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm. ( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời đượ: 0 điểm). III. CÁCH CHO ĐIỂM VIẾT 1. Chính tả : ( 5 điểm ) - HS nghe viết chính xác được bài chính tả trong 15 phút. Không mắc quá 5 lỗi ( lỗi trùng trừ một lần), viết đúng quy tắc chính tả, kỹ thuật viết liền mạch, viết hoa đúng theo quy định, chữ viết đều nét, thẳng hàng trình bày đúng thể loại văn xuôi ( ghi 5 điểm ) - HS viết không đạt một trong các yêu cầu trên GV trừ từ 0,5 điểm trở lên 2. Tập làm văn : ( 5 điểm ) - Giới thiệu được tổ của mình, nêu được đặc điểm nổi bật của các bạn trong tổ, nêu các hoạt động của tổ đạt được trong tháng vừa qua. - Trình bày đúng đủ yêu cầu của bài Tập làm văn, chữ viết đẹp, không sai lỗi chính tả, trình bày đẹp. - Mắc một trong các lỗi trên trừ dần từ 0,25 trở đi
Tài liệu đính kèm: