Lịch báo giảng tuần 16 - Lớp 3

Lịch báo giảng tuần 16 - Lớp 3

I / Mục tiêu:

 Giúp HS củng cố về:

-Kỹ năng thực hiện tính nhân, chia số có ba chữ số với số có một chữa số.

-Tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.

-Giải bài toán có hai phép tính liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

-Gấp, giảm một số đi một số lần. Thêm, bớt một số đi một số đơn vị.

-Góc vuông, góc không vuông.

II. Các hoạt động dạy-học.

doc 275 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 3846Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lịch báo giảng tuần 16 - Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 16
Thứ 
ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
2
12/12/05
1
2
3
4
5
Toán
ÂN
TĐ
KC
TN-XH
Luyện tập chung
Kể chuyển âm nhạc : Cá heo với âm nhạc
Đôi bạn
Đôi bạn
Hoạt động công nghiệp , thương nghiệp
3
13/12/05
1
2
3
4
Toán
TĐ
TD
TD
Làm quen với biểu thức
Về quê ngoại
Ôn đội hình đội ngũ và TD rèn luyện TT và KNVĐCB
Ôn thểdục RLTTCB và đội hình đội ngũ
4
14/12/05
1
2
3
4
5
Toán
LT&Câu
CT
Tập viết
MT
Tính giá trị biểu thức
Từ ngữ về thành thị, nông thôn. Dấy phảy
(N-V): Đôi bạn
Ôn chữ hoa M
Vẽ màu vào hình có sẵn
5
15/12/05
1
2
3
4
Toán
TĐ
ĐĐ
TN-XH
Ba điều ước
Biết ơn thương binh, liệt sĩ (tt)
Làng quê và đô thị
6
16/12/05
1
2
3
4
5
Toán
TLV
CT
TC
HĐTT
Luyện tập
Nghe-kể: Kéo cây lúa lên. Nói về thành thị, nông thôn
(Nhớ-Viết): Về quê ngoại.
Cắt dán chữ E
Tổng kết cuối tuần
Thứ Hai ngày 12 tháng 12 năm 2005
Tiết 1 Toán	
LUYỆN TẬP CHUNG
I / Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố về:
-Kỹ năng thực hiện tính nhân, chia số có ba chữ số với số có một chữa số.
-Tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.
-Giải bài toán có hai phép tính liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
-Gấp, giảm một số đi một số lần. Thêm, bớt một số đi một số đơn vị.
-Góc vuông, góc không vuông.
II. Các hoạt động dạy-học.
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ.
-Đặt tính và tính:
134 x 5 ; 87 x 8 ; 564:8 ; 457 : 6
-Gọi 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp.
-Nhận xét, sửa chữa, ghi điểm.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài-Ghi đề bài.
b. HD luyện tập.
-Bài 1: Yêu cầu HS tự làm.
+Chữa bài, yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân khi biết các thành phần còn lại.
+Chữa bài và cho điểm HS.
-Bài2: Yêu cầu hS đặt tính và tính.
+Lưu ý HS, phép chia c, d là các phép chia có 0 ở tận cùng của thương.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài.
+Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài
+Chữa bài và cho điểm HS.
-Bài 4: Yêu cầu HS đọc cột đầu tiên trong bảng:
+Muốn thêm bốn đơn vị cho một số ta làm thế nào?
+Muốn gấp một số lên 4 lần ta làm thế nào?
+Muốn bớt đi 4 đơn vị của một số ta làm thế nào?
+Muốn giảm một số đi 4 lần ta làm thế nào?
+Yêu cầu HS làm bài:
+Chữa bài và cho điểm HS.
-Bài 5: Yêu cầu HÓ quan sát để tìm đồng hồ có 2 kim tạo thành góc vuông.
+Yêu cầu HS so sánh 2 góc của 2 kim đồng hồ còn lại với góc vuông.
+Chữa bài, cho điểm HS.
4. Củng cố, dặn dò.
-Nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà luyện thêm về phép nhân và phép chia.
 IV / Rút kinh nghiệm : 
 HS hiểu bài, làm bài tập đúng.
1’
5’
27’
2’
-HS thực hiện.
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
-Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
-4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-1 HS đọc.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở:
Số máy bơm đã bán là:
36 : 9 = 4 (chiếc)
Số máy bơm còn lại là:
36 – 4 = 32 (chiếc)
ĐS: 32 chiếc máy bơm.
-HS đọc bài.
-Ta lấy số đó cộng với 4.
-Ta lấy số đó nhân với 4.
-Ta lấy số đó trừ đi 4.
-Ta lấy số đó chia cho 4.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-Đồng hồ A có 2 km tạo thành góc vuông.
-Góc do 2 kim đồng hồ B tạo thành nhỏ hơn 1 góc vuông.
-Góc do 2 kim của đồng hồ C tạo thành lớn hơn 1 góc vuông.
Tiết 2 : Âm nhạc
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC
GIỚI THIỆU TÊN NỐT NHẠC QUA TRÒ CHƠI.
Tiết 3,4: Tập đọc, kể chuyện: 	
ĐÔI BẠN
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc.
1. Đọc thành tiếng:
-Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: giặc Mỹ, thị xã, san sát, nườm nượp, lăn tăn, vùng vẫy tuyệt vọng, ướt lướt thướt, hốt hoảng, sẵn lòng, sẻ nhà sẻ cửa
-Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
-Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
2. Đọc hiểu.
-Hiểu nghĩa của các TN trong bài: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng
-Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người dân làng quê sẵn sàng giúp đỡ người khác, hy sinh vì người khác và lòng thủy chung của người thành phố với những người sẵn sàng giúp đỡ mình lúc khó khăn, gian khổ.
B. Kể chuyện.
-Dựa vào gợi ý kể lại được toàn bộ câu chuyện.
-Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy-học.
-Tranh minh họa bài TĐ.
-Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy-học.
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
-Yêu cầu HS đọc và TLCH về nội dung bài TĐ Nhà Rông ở Tây nguyên.
-Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới.
a.Giới thiệu chủ điểm và bài mới.
-Ghi đề bài lên bảng.
b. Luyện đọc.
*Đọc mẫu:
-GV đọc mẫu toàn bài một lượt chú ý:
+Giọng người dẫn chuyện: thong thả, rõ ràng.
+Giọng chú bé: kêu cứu thất thanh.
+Giọng bố Thành: trầm lắng, xúc động.
*HD luyện đọc +Giải nghĩa từ.
-Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
-HD đọc từng đoạn+giải nghĩa từ khó.
+Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
+HDHS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
+Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
-GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
-Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 và hỏi: Thành và Mến kết bạn với nhau vào dịp nào?
-Giảng: Vào những năm 1965 đến năm 1973, giặc Mỹ không ngừng ném bom phá hoại miền Bắc, nhân dân thủ đô và các thành thị ở miền Bắc đều phải sơ tán về nông thôn, chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại thành phố.
-Mến thấy thị xã có gì lạ?
-Ra thị xã Mến thấy cái gì cũng lạ nhưng em thích nhất là ở công viên. Cũng chính ở công viên, Mến đã có một hành động đáng khen để lại trong lòng những người bạn thành phố sự khâm phục. Vậy ở công viên, Mến đãcó hành động gì đáng khen?
-Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý?
-Hãy đọc câu nói của người bố và cho biết em hiểu như thế nào về câu nói của người lớn?
-Yêu cầu HS đọc câu hỏi 5 và thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi này. Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thủy chung của gia đình Thành đối với những người giúp đỡ mình.
-GV kết luận: Câu chuyện cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của những người làng quê, họ sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người khác, sẵn sàng hy sinh cứu người và lòng thủy chung của người thành phố đối với những người đã giúp đỡ mình.
d. Luyện đọc lại bài.
-GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài, sau đó yêu cầu HS chọn đọc lại một đoạn trong bài.
*Kể chuyện.
a. Xác định yêu cầu.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu 1 của phần kể chuyện trang 132, SGK.
b. Kể mẫu.
-Gọi HS kể mẫu đoạn 1.
-Nhận xét phần kể chuyện của HS.
c. Kể trong nhóm.
-Yêu cầu HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
d. Kể trước lớp.
-Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện. Sau đó, gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố, dặn dò.
-Hỏi: Em có nhận xét về người thành phố (người nông thôn).
-Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và CBBS.
5. Rút kinh nghiệm bổ sung:
-Rèn cho HS đọc tốt hơn.
-HS cần rèn thêm khả năng nói trước lớp.
1’
5’
43’
17’
4’
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Đọc tên chủ điểm và nghe GV giới thiệu.
-Theo dõi GV đọc mẫu.
-Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài đọc 2 vòng.
-HS nhìn bảng đọc các TN cần chú ý phát âm.
-Đọc từng đoạn trước lớp, chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu câu và khi đọc các câu khó: -Người làng quê như thế đấy,/con ạ.//Lúc đất nước có chiến tranh,/họ sẵn lòng sẻ nhà/sẻ cửa.//Cứu người/họ không hề ngần ngại.
-Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. HS đặt câu với từ tuyệt vọng.
-3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
-3 HS một nhóm, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
-2 nhóm thi đọc tiếp nối.
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
-Đọc thầm và TL: Thành và Mến kết bạn với nhau từ ngày nhỏ khi giặc Mỹ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố, sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
-Nghe GV giảng.
-Mến thấy cái gì ở thị xã cũng lạ, thị xã có nhiều phố, phố nào nhà ngói cũng san sát, cái cao, cái thấp chẳng giống những ngôi nhà ở quê Mến; những dòng xe cộ đi lại nườm nượp; đêm đèn điện sáng như sao sa.
-Khi chơi ở công viên, nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
-Mến dũng cảm và sẵn sàng cứu người, bạn còn rất khéo tay trong khi cứu người.
-Câu nói của người bố khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, họ sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn gian khổ với người khác, khi cứu người họ không hề ngần ngại.
-HS thảo luận và trả lời: Gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến. Bố Thành về lại nơi  ... c sống để TLCH.
Tiết 4
Đạo đức:	TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
1. HS hiểu.
-Đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
-Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn chất người đã khuất.
2. HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.
3. HS có thái độ tôn trọng đám tang, thông cảm với nỗi đau khổ của những gia đình có người mất.
II. Đồ dùng dạy-học.
-Phiếu học tập.
-Thẻ xanh, đỏ, trắng: trò chơi ghép hoa.
-Truyện kể: Đám tang.
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ.
-Thế nào là tôn trọng khách nước ngoài.
-Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài?
=>Nhận xét, đánh giá.
-Nhận xét cho điểm.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài-ghi đề lên bảng.
b. Kể chuyện : Đám tang.
-Sử dụng tranh minh họa để kể chuyện.
-GV nêu câu hỏi đàm thoại.
+Mẹ Hoàng và một số người đã làm gì khi gặp đáp tang?
+Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe nhường đường?
+Hoàng đã hiểu ra điều gì?
+Qua câu chuyện trên em thấy cần làm gì khi gặp đám tang?
+Vì sao phải tôn trọng đám tang:
c. GV phát phiếu và yêu cầu HS ghi vào ô trống chữ Đ trước câu trả lời đúng và S trước câu trả lời sai.
=>GV nhận xét.
d. Liên hệ.
=>Nhận xét và khen những em có hành vi đúng.
4. Củng cố, dặn dò.
-Nhận xét tiết học.
-Thực hiện tôn trọng đám tang và nhắc mọi người cùng thực hiện.
5. Rút kinh nghiệm, bổ sung
1’
5’
27’
-2 HS trả lời theo yêu cầu của GV.
-Theo dõi GV kể.
-HS lần lượt trả lời.
-Dừng xe, đứng nép vào lề đường.
-Vì mẹ tôn trọng người đã khuất và cảm thông với người thân của họ.
-Chúng em không nên cười đùa và chạy theo xem, chỉ trỏ khi gặp đám tang.
-Phải nhường đường, không chỉ trỏ, chạy theo xem hoặc cười đùa khi gặp đám tang.
-Vì tôn trọng đám tang là tôn trọng những người đã khuất.
-HS nhận phiếu và thực hiện yêu cầu.
-HS trình bày kết quả.
-HS tự liên hệ trong nhóm về hành vi của bản thân.
Tiết 1
Toán:	CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tt)
I. Mục tiêu: Giúp HS
-Biết thực hiện phép chia trường hợp có chữ số 0 ở thương.
-Rèn luyện kỹ năng giải bài toán có hai phép tính.
II. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ.
-Gọi 3 HS làm bài, cả lớp làm vào vở nháp.
-Tính:
=>GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài-ghi đề lên bảng.
b. HD thực hiện phép chia 4218:6
-GV nêu vấn đề: HS đặt tính và tính.
-Quy trình thực hiện: Thực hiện lần lượt từ trái sang phải hoặc từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất; mỗi lần chia đều tính nhẩm: chia, nhân, trừ.
-Thực hiện:
+Lần 1: 42 chia 6 được 7, 7 nhân 6 bằng 42. 42 trừ 42 bằng 0, viết 0.
+Lần 2: 1 chia 6 được 0, viết 0, 0 nhân 6 bằng 0.
+Lần 3: hạ 8 được 18, 18 chia 6 được 3, viết 3, 3 nhân 6 bằng 18, 18 trừ 18 bằng 0, viết 0.
c. HD thực hiện phép chia 2407:4.
-HDHS thực hiện tương tự như trường hợp: 4218:6. Mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm: chia, nhân, trừ nhẩm.
d. Thực hành.
-Bài 1: Yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
=>Nhận xét, đánh giá.
-Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài.
+GV hướng dẫn HS giải theo 2 bước:
.Đã sửa bao nhiêu m đường? (1215:3=405 m)
.Còn phải sửa bao nhiêu mét đường? (1215 – 405 = 810 m)
=>GV nhận xét, đánh giá.
-Bài 3: Yêu cầu HS nhận xét để tìm ra phép tính hoặc sai.
=>Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò.
-Nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà thực hiện phép chia cho thành thạo.
5. Rút kinh nghiệm, bổ sung
1’
5’
27’
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-HS đặt tính và tính.
-HS theo dõi rồi thực hiện.
 07
 3
2407 : 4 = 601 (dư 3)
-4 HS lên bảng thực hiện, cả lớp thực hiện vào vở: 3224 : 4
 24 16
 0 0
 19 06
 5 05
 5
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
-HS theo dõi rồi 1 HS lên bảng giải, lớp giải vào vở.
Số mét đường đã sửa là:
1215 : 3 = 405 m.
Số mét đường còn phải sửa là:
1215 – 405 = 810 m.
ĐS: 810 m.
-HS theo dõi rồi nhận xét.
Phép tính ở phần a đúng, phần b và phần c sai.
Tiết 2
Tập làm văn:	KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
I. Mục tiêu: 
-Rèn kỹ năng nói: Kể lại một cách tự nhiên, rõ ràng một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem.
-Rèn kỹ năng viết: Dựa vào những điều vừa kể, viết được một đoạn văn ngắn (từ 7-10 câu) kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật.
II. Đồ dùng dạy-học.
-Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi gợi ý của bài tập 1.
-Một số tranh ảnh về các loại hình nghệ thuật: kích nói, chèo, cải lương, tuồng, xiếc, ca nhạc 
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ.
-Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc bài văn kể về một người lao động trí óc mà em biết.
-Nhận xét cho điểm.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài-ghi đề lên bảng.
b. HD làm bài tập.
-Bài 1: GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
+GV cho HS xem hình ảnh về các buổi biểu diễn nghệ thuật đã chuẩn bị và giới thiệu về môn nghệ thuật chèo, tuồng, cải lương, kịch nói, ca nhạc.
+Gọi 1 HS khác đọc các câu hỏi gợi ý của bài.
+GV nêu: Khi kể các em có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý để kể, cũng có thể kể theo những điều mình thích, mình nhớ và ấn tượng về buổi biểu diễn đó.
-GV gọi 2 HS khá kể mẫu theo các câu hỏi gợi ý.
-GV nhận xét.
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh dựa vào gợi ý nói cho nhau nghe.
-Gọi 5-7 HS nói trước lớp, nhận xét và chỉnh sửa cho bài của HS.
-Bài 2: GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
+Yêu cầu HS tự viết bài đã nói của mình vào vở. Nhắc HS khi viết phải chú ý diễn đạt thành câu, dùng dấu chấm để phân tác các câu cho bài rõ ràng.
+Gọi 3-5 HS đọc bài trước lớp, yêu cầu HS cả lớp cùng theo dõi.
4. Củng cố, dặn dò.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà xem lại bài và CBBS.
5. Rút kinh nghiệm, bổ sung
1’
5’
27’
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
-Quan sát tranh ảnh và nghe giảng.
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
-Nghe GV hướng dẫn.
-2 HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Làm việc theo cặp.
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
-Viết bài vào vở theo yêu cầu.
Tiết 3
Chính tả (Nghe-viết):	NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT NAM
I. Mục tiêu: 
-Nghe-viết chính xác, đẹp đoạn văn Người sáng tác Quốc ca Việt Nam.
-Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt vần ut/uc. Đặt câu để phân biệt ut/uc.
II. Đồ dùng dạy-học.
-Viết sẵn bài tập 2 b lên bảng.
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ.
-Gọi 1 HS đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
-Nhận xét cho điểm.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài-ghi đề lên bảng.
b. HD viết chính tả.
*Tìm hiểu nội dung bài viết.
-GV đọc đoạn văn 1 lần.
-Giải nghĩa từ.
+Quốc hội: là cơ quan do nhân dân cả nước bầu ra, có quyền cao nhất.
+Quốc ca: là bài hát chính thức của một nước.
-Cho HS xem ảnh cố nhạc sĩ Văn Cao là nhạc sĩ đã sáng tác Quốc ca Việt Nam.
-Hỏi: Bài hát Quốc ca Việt Nam có tên là gì? Do ai sáng tác? sáng tác trong hoàn cảnh nào?
*HD cách trình bày.
-Đoạn văn có mấy câu?
-Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? vì sao?
-Tên bài hát được đặt trong dấu gì?
*HD viết từ khó.
-Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
-Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
-Chỉnh, sửa lỗi chính tả cho HS.
*Viết chính tả.
-Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn.
-GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu.
*Soát lỗi.
-GV đọc lại bài, dừng lại phân tích tiếng khó cho HS soát lỗi.
*Chấm bài.
-Thu chấm 10 bài.
-Nhận xét về chữ viết của HS.
c. HD làm bài tập chính tả.
-Bài 2b: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+Yêu cầu HS tự làm.
+Gọi HS chữa bài.
+Chốt lại lời giải đúng.
-Bài 3b: Gọi HS đọc yêu cầu.
+Gọi HS đặt câu, GV ghi nhanh lên bảng.
+Yêu cầu HS viết các câu đặt được vào vở.
4. Củng cố, dặn dò.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà xem lại bài và CBBS.
5. Rút kinh nghiệm, bổ sung.
1’
5’
27’
-1 HS đọc cho các bạn viết.
-trút nước, chúc mừng, hút thuốc, húc nhau.
-Theo dõi GV đọc, 1 HS đọc lại.
-Quan sát.
-Bài Quốc ca Việt Nam là bài tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác, Ông sáng tác bài này trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa.
-Đoạn văn có 4 câu.
-Những chữ đầu câu Nhạc, Ông, Bà, Không và tên riêng: Văn Cao, Tiến Quân ca, Quốc hội.
-Tên bài hát được đặt trong dấu ngoặc kép.
-Nhạc sĩ, trẻ, vẽ tranh, sáng tác, khởi nghĩa.
-1 HS đọc, cho 2 HS viết trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
-HS nghe GV đọc và viết lại đoạn văn.
-Tự soát lỗi, chữa bài.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm bằng chì vào SGK.
-2 HS chữa bài.
Con chim chiền chiện
Bay vút vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-HS lần lượt đặt câu. VD:
+Trời mưa như trút nước.
+Bố em có cây sáo trúc.
+Năm nay ở nước ta có nhiều lũ lụt.
+Bé lục tung mọi thứ mà chẳng thấy chiếc máy bay mới đâu.
-HS viết các câu đặt được vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3(181).doc