Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn Toán lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn Toán lớp 3

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1. Lý do khách quan:

Toán học có vị trí và tầm quan trọng trong quá trình nhận thức của học sinh tiểu học. Toán học góp phần đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Ở Tiểu học, toán học là môn khoa học cung cấp kiến thức ban đầu về số học, số tự nhiên, phân số, các đại lượng.

Toán học là một môn khoa học tự nhiên có tính logic và chính xác cao, là chìa khóa mở đầu cho sự phát triển các bộ môn khoa học khác. Yêu cầu hiện nay phải đổi mới phương pháp dạy học Toán ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì vậy, người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho học sinh trong hoạt động học.

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1872Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn Toán lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Lý do khách quan:
Toán học có vị trí và tầm quan trọng trong quá trình nhận thức của học sinh tiểu học. Toán học góp phần đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Ở Tiểu học, toán học là môn khoa học cung cấp kiến thức ban đầu về số học, số tự nhiên, phân số, các đại lượng.
Toán học là một môn khoa học tự nhiên có tính logic và chính xác cao, là chìa khóa mở đầu cho sự phát triển các bộ môn khoa học khác. Yêu cầu hiện nay phải đổi mới phương pháp dạy học Toán ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì vậy, người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho học sinh trong hoạt động học.
Dạy Toán là dạy cho học sinh sáng tạo, rèn cho học sinh kỹ năng trau dồi phẩm chất đạo đức, tính siêng năng, cần cù, chịu khó sáng tạo. Thông qua học Toán mà các đức tính đó ngày càng phát triển hoàn thiện hơn.
2. Lý do chủ quan:
Chương trình môn Toán ở Tiểu học là một công trình khoa học mang tính truyền thống và hiện đại. Việc dạy Toán đổi mới về phương pháp cũng như hình thức dạy học để nó gần gũi, dễ hiểu cho học sinh có khả năng ghi nhớ lâu.
Qua nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Toán 3, tôi thấy môn Toán lớp 3 được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh. Hệ thống kiến thức của môn toán rất cần thiết ứng dụng vào cuộc sống thực tiễn. Những kiến thức toán học là công cụ cần thiết để học sinh học các môn học khác.
Môn Toán có khả năng giáo dục học sinh nhiều mặt như: phát triển tư duy logic, bồi dưỡng năng lực trí tuệ (tư duy trìu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh) giúp học sinh phát triển suy nghĩ sáng tạo, giáo dục phẩm chất đạo đức tốt của người tri thức.
Ở lớp 3, Toán học có vị trí quan trọng và là chìa khóa mở ra kho kiến thức phong phú cần thiết cho các lớp học sau.
Môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện.
Vì dạy học nhiều năm lớp 3 nên tôi nhận thấy : Trên thực tế của từng lớp, từng trường nói riêng, các trường nói chung đều có một số em giỏi toán và một số em kém toán. Những em giỏi thì say mê học tập. Những em yếu kém thì lười học, sợ học và chán học. 
Do yêu cầu phổ cập giáo dục cấp Tiểu học. Để đảm bảo chất lượng học tập của các em trong một lớp, một khối phải đồng đều như nhau. Các trường cũng phải bằng nhau.
Nên tôi đã chọn đề tài : “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn Toán lớp 3” để giúp các em yếu kém học tập tốt hơn bộ môn toán trong đó có giải toán đúng ở chương trình này.
3. Cơ sở khoa học và thực tiễn:
Chương trình tiểu học là chương trình đồng bộ được mở rộng và khắc sâu kiến thức môn toán nói chung và phương pháp giải toán nói riêng. 
Chương trình toán lớp 3 là chương trình chuyển tiếp giữa lớp 1, 2 và lớp 3, 4. Học sinh được củng cố mở rộng phép cộng trừ và làm phép nhân chia. Đồng thời rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh : 4 phép tính + - x : trong phạm vi 1000; và các dạng giải toán điển hình. Vì vậy đối với việc rÌn kÜ n¨ng tÝnh vµ giải toán trong từng tiết học để học sinh yếu kém cã kÜ n¨ng lµm tÝnh giải toán đúng quả là khó khăn cả về tính toán lẫn trả lời. 
Nhưng trên thực tế đối với học sinh yếu kém giải toán, các em rất ngại làm bài, sợ giải toán vì khả năng tư duy "phân tích, tổng hợp của các em có nhiều hạn chế". 
Với thực tế học sinh lớp tôi, trường tôi còn có một số em kÜ n¨ng tÝnh chËm vµ giải toán có lời văn thiếu chính xác, chưa đúng, tính toán còn sai, nhiều khi làm bài chưa có kỹ năng phán đoán, suy luận, không biết làm thế nào? Các em rất sợ học. Mà môn toán là môn "Thể thao trí tuệ" vừa giúp các em giải trí tinh thần, vừa giúp việc dạy tốt môn toán là điều cần thiết mà giáo viên cần quan tâm, trong đó "các kỹ năng tính và cách giải toán" là chú trọng trong chương trình toán 3.
4. Đối tượng nghiên cứu: 
Học sinh lớp 3A4 trường Tiểu học Ba Trại - Ba Vì - Hà Nội.
5. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm nâng cao kĩ năng tính và giải toán cho học sinh yếu lớp 3.
6. Phạm vi nghiên cứu.
- Học sinh yếu khối 3.Trực tiếp là học sinh lớp 3A4.
 7. Thời gian: 2 năm ( 2011 - 2012) và (2012 - 2013).
PHẦN II: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. THỰC TRẠNG CỦA DẠY - HỌC:
1. Đối với giáo viên:
- Nhìn chung giáo viên đều thích dạy môn Toán hơn môn Tiếng Việt, song kiến thức về Toán học yêu cầu phải chính xác, logic. Dạy phải khắc sâu kiến thức để học sinh nhớ lâu và chắc kiến thức mới để vận dụng vào bài sau.
- Khi giáo viên dạy đủ kiến thức chưa sâu, học sinh nhớ còn hời hợt, nhanh quên. Qua các buổi dự giờ thăm lớp tôi nhận thấy các đồng chí giáo viên đa số quan tâm đến đối tượng học sinh khá, giỏi nhiều hơn. Khi tìm hiểu khám phá bài các em khá, giỏi được gọi lên bảng và trả lời nhiều hơn là các em học yếu. Bởi vậy các em học đã yếu lại ít có điều kiện để nâng cao kiến thức hơn do vậy đã yếu lại càng học yếu hơn.
2. Đối với học sinh:
- Học sinh lớp tôi dạy phần đa là con em nông thôn và là lớp đầu yếu trong nhà trường, bố mẹ các em mải đi làm ăn chưa có sự quan tâm sâu sát trong việc học tập của con cái. Bài tập giao về nhà hầu như các em không hoàn thành.
- Trong quá trình học các em đã yếu lại ít được quan tâm nên lại càng mai một dần kiến thức và các em càng tự ti trước thầy cô và bạn bè, ngại lên bảng làm toán và trả lời câu hỏi. Do không hiểu bài và nhút nhát lại không dám hỏi bài thầy cô và bạn bè nên các em lại càng không có phương pháp học. Về phía gia đình nhiều em cha được quan tâm đến đồ dùng, sách vở và việc học ở nhà. 
3. Số liệu điều tra:
- Ngay từ khi được phân công nhận lớp, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát trực tiếp lớp và cho thấy kết quả như sau.
Năm học
Số học sinh
Giỏi - khá
Trung bình
Yếu
2011 - 2012
35
7
20
8
2012 -2013
35
6
21
8
Qua số liệu trên tôi nhận thấy mình cần có biện pháp để thúc đẩy các em có niềm say mê học môn toán để giảm bớt số học sinh yếu môn toán. Tôi đã mạnh dạn đa ra một số biện pháp sau để giúp các em học yếu đợc tiến bộ hơn. 
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 
1. Phân loại học sinh yếu kém môn toán lớp. 
2. Củng cố rèn kĩ năng từ dễ đến khó, từ kiến thức cũ đến kiến thức mới.
3. Định hướng cho học sinh giải được các bài toán có dữ kiện cụ thể sang các dạng toán điển hình lớp 3.
4. Kết hợp giải toán là rèn luyện kĩ năng tính toán giúp học sinh giải toán đúng tránh nhầm lẫn trong khi tính toán.
5. Một số trò chơi toán học lớp 3.
PHẦN III: CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ
1. Biện pháp 1: Phân loại học sinh yếu kém môn toán lớp:
Phân loại học sinh yếu môn toán là rất cần thiết khi dạy, có như vậy mới nắm được mức độ, kiến thức của các em để bồi dưỡng, bổ sung giúp các em nắm chắc kiến thức mình còn rỗng. Nhất là những em yếu kém về kĩ năng tính và giải toán có lời văn, ngay từ đầu năm khi nhận lớp tôi phải phân loại từng em, yếu kém loại toán điển hình nào để tôi có kế hoạch kèm cặp, hướng dẫn kĩ năng tính và phương pháp giải toán kịp thời cho từng em. 
Lớp tôi có em Hưng, Hiền, Chi, Phương, Hường... là những em làm tính và giải toán còn yếu. Các em thường sợ học toán. Các em không biết giải, hay trả lời sai, làm tính không đúng. Tôi luôn quan tâm động viên các em chăm học, tích cực làm bài để các em tự tin vào khả năng của mình để suy nghĩ, phán đoán tìm cách giải đúng. 
Trong các giờ lên lớp tôi luôn động viện cho các em suy nghĩ tìm ra cách giải. Tôi thường xuyên kiểm tra bài làm của em trên lớp, chấm chữa tay đôi với học sinh để củng cố kiến thức. Tuyên dương khen thưởng kịp thời bằng điểm số nếu các em có cố gắng (mặc dù chưa đạt yêu cầu) để các em phấn khởi học tập xoá đi ấn tượng sợ làm tính và giải toán. 
Về nhà : Tôi yêu cầu các em làm lại bài toán vừa giải ở lớp để các em yếu kém nắm vững cách giải. Lần sau gặp loại bài như thế là làm được ngay. Tôi còn yêu cầu phét huynh kết hợp chặt chẽ với giáo viên, có trỏch nhiệm hướng dẫn con học ở nhà giúp các em làm đầy đủ bài tập cô giao. Ngoài ra tôi còn giao cho những em giỏi toán ở lớp mỗi em giỏi giúp một em kém. Lập thành đôi bạn cùng tiến bằng cách : Giờ truy bài kiểm tra bài làm của bạn. Nếu bạn tính hoặc giải sai thì hướng dẫn giải lại cho bạn nắm được phương pháp tính và giải toán. Khi giao bài về nhà không nên giao nhiều, chỉ cần giao 1 đến 2 bài cho học sinh làm thôi, tôi lồng thêm những bài toán vui gắn với thực tế giúp các em hứng thú học toán hơn. 
2. Biện pháp 2: Củng cố rèn kĩ năng từ dễ đến khó, từ kiến thức cũ đến kiến thức mới.
a) Ở lớp một: Các em đó học các bài toán đơn giản : giải bẳng 1 phép tính về thêm bớt nhiều hơn 1 số đơn vị. 
Loại toán này đơn giản. Nhưng còn phải củng cố cho các em nắm vững thì mới làm được các bài toán ở lớp trên. 
Ví dụ: 
- Hải gấp được 4 cái thuyền, Huy gấp được nhiều hơn Hải 2 cái. Hỏi Huy gấp được mấy cái thuyền ? 
- Hà làm được 4 bài toán, Lan làm được 6 bài toán. Hỏi ai làm được nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu bài toán? 
Đây là các bài toán có dữ kiện cụ thể. Các em cần suy nghĩ làm tính cộng hay tính trừ là đúng và chú ý dựa vào câu hỏi mà trả lời cho đúng. 
b) Ở lớp hai : Các em được ôn lại các dạng toán lớp 1 và luyện thêm 5 mẫu giải toán dạng : a + b + c ; a + b - c ; a + (a - b) ; a + (a + b) 
Đây là dạng toán tổng hợp giải bằng 2 phép tính. Tôi cho các em yếu toán, trung bình nên luyện các dạng toán này với các số trong phạm vi 100, giúp các em hiểu mối quan hệ giữa các đối tượng với các dữ kiện đơn giản của bài toán. Từ đó hình thành tư duy toán cho học sinh, giúp các em phân tích, tổng hợp, giải được các dạng toán nhanh, chính xác. Bước đầu có kỹ năng trình bày bài toán.
c) Ở lớp ba: Các em được học cộng, trừ, nhân, chia số có 4, 5 chữ số cho số có 1 chữ số, trước hết tôi yêu cầu các em học thuộc bảng cửu chương và nắm vững được cách thực hiện các phép tính +, -, x, : cơ bản. Đối với từng dạng toán tôi khắc sâu kiến thức trọng tâm và yêu cầu các em học thuộc các quy tắc để áp dụng vào giải toán và cho các em tự lập cho mình một hệ thống các quy tắc và đã học vào một tờ giấy và để ngay phía ngoài vở viết môn toán bên trong tờ bọc nilon để khi các em quên nhìn vào đó là nhớ ngay.
VD: Các công thức và cách tính.
Tổng
Tích
Hiệu
Thơng
2 + 3 = 5
SH SH Tổng
2 x 3 = 6
Tsố Tsố tích
7 -  ...  các lượt chia như sau
VD: 816 4
 016 24
 0
Hướng dẫn học sinh cách nhân khi thực hiện phép chia có dư trong mỗi lượt chia như sau:
VD: 43 : 5 = ?
Cách 1: Đếm ngược từ 43 cho đến khi gặp một tích (hoặc số bị chia) trong bảng nhân 5 (chia 5) : 43; 42; 41; 40.
40 : 5 = 8
Vậy 43 : 5 = 8 (dư 3)
Cách 2: Tìm số lớn nhất (không vượt quá 43) trong các tích (số bị chia) của bảng nhân (chia 5) ta được 40; 40: 5 = 8. Vậy 43 : 5 = 8 (dư 3)
Nhìn chung, khi học nội dung về phép nhân, phép chia các số tự nhiên ở lớp 3, hầu hết học sinh đều nắm được kiến thức có kỹ năng nhân, chia. Những sai lầm trên đầy chỉ xảy ra với số ít học sinh ở giai đoạn đầu học về nội dung này. Giáo viên cần lưu ý để có biện pháp giúp đỡ học sinh kịp thời.
Như vậy để làm được tính đúng tôi yêu cầu các em làm ra nháp cẩn thận, kiểm tra kết quả, đúng mới viết vào bài làm. Cần rèn luyện kỹ năng tính nhẩm, tính viết thành thạo cho học sinh trong quá trình giải toán, để hoàn thiện bài giải. 
5. Biện pháp 5: Một số trò chơi toán học lớp 3:
a. Tổ chức trò chơi trong môn Toán:
	Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau :
* Thiết kế trò chơi học trong môn Toán :
	- Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Toán nói chung và môn Toán lớp 3 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy toán có hiệu quả cao thì đũi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau :
	+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục
	+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học
	+ Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 3, phự hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
	+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.
	+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo.
	+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh.
	- Cấu trúc của trò chơi học tập:
	+ Tên trò chơi.
	+ Mục đích : Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.
	+ Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi học tập.
	+ Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
	+ Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi
	+ Nêu cách chơi.
* Cách tổ chức trò chơi :
	Thời gian tiến hành : thường từ 5 - 7 phút
	- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi :
	+ Nêu tên trò chơi.
	+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quy định chơi.
	- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi.
	- Chơi thật.
	- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
	- Thưởng - phạt: Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thâm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò...)
b. Giới thiệu một số trò chơi toán học lớp 3:
	Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đó áp dụng trong quá trình dạy toán cho học sinh lớp 3 :
 Trò chơi 1 : Truyền điện
- Mục đích :
 + Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ trong phạm vi 1000.
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em
- Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào
- Cách chơi : Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ em xướng to 1 số trong phạm vi 1000 chẳng hạn “358 và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ 142 rồi chỉ nhanh vào em C bất kỳ. Thế là e C phải nói tiếp “bằng 216”. Nếu C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai (chẳng hạn A nói “358 truyền cho B, mà B nói trừ “149 tức là sai dạng tính hoặc là C đọc kết quả tính sai) thì phải nhảy lò cò một vũng từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh.
	* Lưu ý :
	+ Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ...
	+ Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ : Luyện tập các bảng cộng trừ, nhân chia) và có thể thay đổi hình thức “truyền”. Ví dụ : 1 em hét to 6x3 và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc núi kết quả bằng 18.
	+ Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em.
Trò chơi 2 : Ai nhiều điểm nhất
(Tiết 58 : Luyện tập)
- Mục đích :
+ Luyện tập củng cố kỹ năng cộng 2 số có nhớ trong phạm vị 100
5
7
9
6
8
+ Tập cho học sinh cách đánh giá, cho điểm
- Chuẩn bị
+ 2 cây chậu cảnh có đánh số 1, 2
+ Một số bông hoa bằng giấy màu cứng, mặt trước màu trắng ghi các phép tính như :
367 + 125
93 + 58
367 + 120
487 + 130
168 + 503
487 + 302
+ Phấn màu
+ Đồng hồ theo dừi thời gian
+ Chọn 3 học sinh khá nhất lớp làm giám khảo và thư ký
- Cách chơi : Chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ làm nhanh phép tính ghi trên bông hoa, sau đó cài bông hoa lên cây của đội mình. Người này làm xong cài hoa lên cây thì lại đến lượt người khác. Cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Sau khi giáo viên hô hết giờ thì 2 đội mỗi đội cử 1 đại diện lên đọc lần lượt từng phép tính trên cây của mình đồng thời giơ cho cả lớp xem bông hoa đó. Giám khảo đánh giá và thư ký ghi lại kết quả.
- Cách tính điểm :
+ Mỗi phép tính đúng được 10 điểm
+ Tổng hợp số điểm của từng đội. Đội nào nhiều đuểm hơn là đội đó thắng cuộc.
* Lưu ý : Sau giờ chơi giáo viên nêu nhận xét đánh giá các đội chơi khuyến khích tổ giám khảo, thư ký, nhắc nhở các em những sai sót vấp phải để lần sau các em chơi tốt hơn.
PHẦN IV: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM CÓ ĐỐI CHỨNG
Sau khi áp dụng đề tài. Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn toán ở lớp 3. Số lượng học sinh yếu về toán đã giảm hẳn so với đầu năm. Các em từ chỗ ngại học toán đến chỗ các em không ngại học nữa mà lại thích giải toán để khắng định khả năng của chính mình.
	Đầu năm học, lớp tôi có những em học sinh yếu như em Hưng, Hiền, Chi, Phương, Hường. Các em đã đã có khả năng phân tích, tổng hợp để tìm ra các cách giải toán và có tiến bộ. Điểm kiểm tra giửa kì và cuối kì đã đạt kết quả tốt. Bằng những biện pháp đơn giản mà hiệu quả cao. Học sinh tiếp thu bài một cách hứng thú và tích cực.
	Dưới đây là bảng thống kê kết quả môn toán lớp 3A5 mà tôi đã thực hiện các biện pháp nêu trên:
Tên HS 
Đầu năm
Giữa HK I
Cuối HK I 
Giữa HK II
Cuối HK II
Hưng
4
6
7
8
8
Hiền
3
4
5
6
8
Chi 
3
4
5
6
7
Phương
3
6
7
8
8
Hường
5
6
7
7
8
Tổng số
Xếp loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
35
Đầu năm
0
0
6
17,1
19
54,3
10
28,6
35
Giữa HK I
0
0
6
17,1
22
62,9
7
20,0
35
Cuối HK I
2
5,7
7
20,0
22
62,9
4
11,4
35
Giữa HK II
3
8,6
8
22,8
22
62,9
2
5,7
35
Cuối HK II
3
8,6
8
22,8
23
65,7
1
2,6
Những con số trên đây thể hiện phần nào áp dụng kinh nghiệm của tôi trong việc bồi dưỡng học sinh yếu học môn toán. Tôi nhận thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt sau khi tôi thực hiện các biện pháp trên các em dần dần say mê và yêu thích môn toán, các em mạnh dạn hơn và không còn tự ti với bản thân các em.
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
I. KẾT LUẬN:
Qua việc thực hiện theo các biện pháp của đề tài tôi nhận thấy các em tự tin hơn vào bản thân và có tính tự giác học hỏi. Các em nề nếp phương pháp học tập tốt hơn không gò bó, áp lực mà nhận thức bài một cách thỏa mái, hứng khởi, say mê. Bên cạnh dó người giáo viên cần có sự sáng tạo tìm tòi trong bài giảng và phải nhiệt tình, say mê, yêu nghề mến trẻ, tận tụy dạy dỗ các em. Ngoài ra còn nhờ sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường là chủ đạo.
	Kết quả cho thấy việc thực hiên đề tài: “ Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu lớp 3” là rất tốt. Dễ áp dụng với đối tượng học sinh yếu môn toán.
II. KIẾN NGHỊ:
Để phát huy tốt những ưu điểm của đề tài tôi có một số ý kiến đề xuất với BGH như sau:
- Đề nghị BGH nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng học sinh yếu (thời gian - sự đãi ngộ với giao viên dạy lớp yếu). 
- Nhà trường nên tổ chức nhiều sân chơi ngoại khóa để học sinh vui chơi- giao lưu giữa các lớp.
- Đối với các lớp đầu yếu cần giảm sĩ số học sinh hơn các lớp thường. Và chỉnh đánh giá thi đua cho phù hợp với những giáo viên trực tiếp dạy lớp yếu.
* Khi thực hiện đề tai này trong phạm vi hẹp nên không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất kính mong hội đồng khoa học các cấp bổ sung để đề tài này được hoàn thiện hơn.
	Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ba Trại, ngày 11 tháng 5 năm 2013
Tác giả ký tên
Trần Thị Thúy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học môn Toán Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
2. Toán cao cấp 1 và 2 - GS.TS .Vũ Quốc Trung, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2005.
3. Tuyển tập các số Toán Tuổi thơ từ năm 2009 đến năm 2013
4. Sách giáo khoa môn Toán lớp 3 - Nhà xuất bản Giáo dục, 2010. 
5. Trò chơi dạy học toán 1, 2, 3.
MỤC LỤC
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
.
.
.
.
.
.
.
Ngày..tháng..năm 20..
Chủ tịch hội đồng
ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN
.
.
.
.
.
.
.
Ngày..tháng..năm 20..
Chủ tịch hội đồng
ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Ngày..tháng..năm 20..
Chủ tịch hội đồng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SƠ YẾU LÝ LỊCH
- Họ và tên: TRẦN THỊ THÚY
- Sinh ngày: 08 tháng 02 năm 1976
- Năm vào ngành: 2001
- Ngày vào Đảng : 26 tháng 11 năm 2011
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ba Trại, Ba Vì, Thành phố Hà Nội.
- Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm Tiểu học 
- Hệ đào tạo : Từ xa
- Bộ môn giảng dạy : Chủ nhiệm lớp 3A4 
- Ngoại ngữ: Không
- Trình độ chính trị: Sơ cấp
- Khen thưởng hình thức cao nhất: Giáo viên giỏi cấp trường. 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Mot so BP boi duong HS yeu Toan 3.doc