Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp ghép

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp ghép

ĐẶT VẤN ĐỀ

Để góp phần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên (GV) tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 9548 /BGD&ĐT-GDTH ngày 13/140/2008 V/v hướng dẫn quản lí và tổ chức dạy học lớp ghép cấp tiểu học giúp cở sở quản lý và tổ chức lớp ghép có hiệu quả. Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên tiểu học dạy học lớp ghép điều chỉnh biên tập một số nội dung của các tài liệu đã có nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục tiểu học theo chương trình, sách giáo khoa (SGK) tiểu học mới.

 Điểm mới của các tài liệu viết theo các chuyên đề và thiết kế các hoạt động, nhằm tích cực hóa các hoạt động học tập của người học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, tự giám sát và đánh giá kết quả học tập của người học; giúp người học dễ học, dễ hiểu và gây được hứng thú học tập.

 

doc 108 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp ghép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Để góp phần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên (GV) tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 9548 /BGD&ĐT-GDTH ngày 13/140/2008 V/v hướng dẫn quản lí và tổ chức dạy học lớp ghép cấp tiểu học giúp cở sở quản lý và tổ chức lớp ghép có hiệu quả. Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên tiểu học dạy học lớp ghép điều chỉnh biên tập một số nội dung của các tài liệu đã có nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục tiểu học theo chương trình, sách giáo khoa (SGK) tiểu học mới.
	Điểm mới của các tài liệu viết theo các chuyên đề và thiết kế các hoạt động, nhằm tích cực hóa các hoạt động học tập của người học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, tự giám sát và đánh giá kết quả học tập của người học; giúp người học dễ học, dễ hiểu và gây được hứng thú học tập.
	· Dạy - học lớp ghép là tài liệu phục vụ cho công tác bồi dưỡng GV đang trực tiếp giảng dạy lớp ghép tại các trường Tiểu học ở vùng khó khăn, vùng có nhiều học sinh dân tộc ít người. Tài liệu gồm 4 chuyên đề được sắp xếp theo từng vấn đề liên quan đến dạy học lớp ghép (LG).
Tài liệu dạy học lớp ghép giúp Giáo viên:
	+ Nắm được các hình thức tổ chức dạy học LG và các kĩ thuật dạy học LG.
	+ Ứng dụng được các kĩ thuật dạy học LG và tự làm các đồ dùng dạy học bằng vật liệu rẻ tiền, có thể sử dụng linh hoạt trong tổ chức dạy học ở LG.
	+ Thể hiện sự tự tin phấn đấu trở thành GV dạy LG giỏi, linh hoạt trong tổ chức các hoạt động dạy học LG.
	- Nội dung của tài liệu in gồm: 
	+ Chuyên đề I: Những vấn đề chung bao gồm:
	1. Những vấn đề chung cảu lớp ghép; 
	2. Giới thiệu chung về hình thức tổ chức dạy học LG: Những đặc điểm về LG
	3. Môi trường dạy học LG, một số khái niệm, những vấn đề đặt ra khi dạy học LG.
	+ Chuyên đề II:Kế hoạch dạy học lớp ghép bao gồm:
	1. Kế hoạch dạy học lớp ghép: 
	2. Kế hoạch bài học lớp ghép:
 Cung cấp việc chuẩn bị những điều kiện cơ bản nhất để dạy học LG, cách thiết kế kế hoạch dạy học tuần, ngày, bài học cùng các ví dụ minh họa.
	+ Chuyên đề III: Phương pháp dạy học lớp ghép Bao gồm:
	1. Phương pháp dạy học tích cực trong lớp ghép:
	2. Dạy học sinh cách học trong môi trường lớp ghép 
	3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp ghép
 Cung cấp các kĩ thuật chủ yếu được dùng trong dạy học LG. Tổ chức hoạt động nhóm, dạy học sinh (HS) cách học trong môi trường LG, làm và sử dụng đồ dùng dạy học, tổ chức trò chơi học tập. Các kĩ thuật này được GV chuẩn bị cụ thể chi tiết khi ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực với sự tham gia chủ động của HS.
+ Chuyên đề IV: Dạy tiếng việt cho Học sinh dân tộc trong lớp ghép 
Khi tiến hành bồi dưỡng theo tài liệu này, các địa phương cần tổ chức cho GV học theo hình thức tự học có hướng dẫn để phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Tài liệu chỉ đưa ra thời lượng tối thiểu để bồi dưỡng cho từng môn học. Tùy vào tình hình cụ thể của học viên và điều kiện học tập của từng địa phương, các cấp quản lí giáo dục sẽ quyết định thời lượng bồi dưỡng từng môn cho phù hợp.
Lần đầu tiên, tài liệu được biên soạn theo chương trình và phương pháp mới, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Nhóm biên tập rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, GV tiểu học trong các trường có lớp ghép.
Trân trọng cảm ơn !
Nhóm biên tập nội dung Hè 2009
B¶ng giíi thiÖu ch÷ viÕt t¾t
D¹y häc líp ghÐp
§å dïng d¹y häc 
Gi¸o viªn 
Häc sinh 
Häc viªn
KÕ ho¹ch d¹y häc 
Líp ghÐp
Nhãm tr×nh ®é 
Ph­¬ng ph¸p d¹y häc
Tr×nh ®é
Trß ch¬i häc tËp
S¸ch gi¸o khoa
Häc sinh d©n téc thiÓu sè
BiÓu t­îng h×nh häc
Ho¹t ®éng gÊp h×nh 
DHLG
§DDH 
GV
HS
HV
KHDH
LG
NT§
PPDH
T§
TCHT
SGK
HSDTTS
BTHH
H§GH
Chuyªn ®Ò 1 
 Nh÷ng vÊn ®Ò chung vÒ d¹y häc líp ghÐp
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC LỚP GHÉP 
 m«i tr­êng häc tËp líp ghÐp
I) NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC LỚP GHÉP 
1) Công văn số 9548 /BGD&ĐT-GDTH V/v hướng dẫn quản lí và tổ chức dạy học lớp ghép cấp tiểu học.
Tổ chức dạy học lớp ghép là đòi hỏi cần thiết của giá dục tiểu học ở những địa bàn đặc biệt khó khăn nhằm thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở những vùng khó khăn.
 	- Dạy học lớp ghép là hình thức tổ chức dạy học mà một giáo viên trong cùng một thời gian và không gian có trách nhiệm daỵ học cho học sinh ở hai hay nhiều nhóm trình độ ( Lớp) khác nhau nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra cho từng nhóm trình độ.
	+ Những lưu ý :
	- Mỗi lớp ghép không quá 15 học sinh và không quá 2 trình độ. Trường hợp đặc biệt có thể ghép 3 trình độ nhưng mỗi lớp không quá 10 học sinh. Nên hạn chế tổ chức lớp ghép ở những lớp đầu cấp hoặc cuối cấp. Nên tổ chức lớp ghép ở các nhóm trình độ liền nhau.
	- Trong tổ chức dạy học lớp ghép, tập trung dạy học 2 môn Tiếng việt và Toán theo đúng quy định của chương trình, các môn còn lại được vận dụng chương trình một cách linh hoạt phù hợp với khả năng nhận thức của đối tượng học sinh và hoàn cảch điều kiện cụ thể của từng lớp.
	a) khi xây dựng kế hoạch
	- Kế hoạch dạy học lớp ghép không mang tính ổn định bền vững, có thể thay đổi theo từng tuần học.
	Khi sắp xếp kế hoạch dạy học cần lưu ý : Ghép những bài học kiến thức mới ở trình độ này với những bài ôn tập,luyện tập thực hành ở trình độ kia.
- Hạn chế ghép những môn học đánh giá bằng điểm số với những môn học đánh giá bằng nhận xét.
	- Đối với 2 môn Toán và Tiếng việt, dạy học theo đúng nội dung chương trình cho từng nhóm trình độ. Các môn còn lại có thể tổ chức dạy chung cho các nhóm trình độ khác nhau . Lưu ý lấy nội dung chương trình của nhóm trình độ thấp hơn làm cơ sở , nội dung chương trình của nhóm trình độ cao hơn được xem là phần mở rộng.
	b) Xây dựng kế hoạch bài học
	c) Tổ chức các hoạt động dạy học
	d) Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
	-Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp ghép tập trung vào 2 môn Toán và Tiếng việt Theo yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức và kĩ năng tại QĐ số 16/ 2006/QĐ-BGD&ĐT. Các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí chủ yếu được đánh giá về kĩ năng đọc ; điểm tập đọc nội dung các môn học này được tính là điểm kiểm tra thường xuyên, giữa kì cuối kì của chính môn học đó.
Các môn học đánh giá bằng nhận xét cần coi trọng động viên sự tiến bộ của học sinh, khơi dậy hứng thú học tập để học sinh trong lớp ghép đều có thể đạt loại hoàn thành vào cuối năm học.
	e) Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học
	- Cần lưu ý mỗi nhóm trình độ có một bảng lớp riêng bàn ghế có thể sắp xếp cơ động để phục vụ việc học riêng của từng nhóm trình độ.
	- Tăng cường các hoạt động sưu tầm và làm thêm đồ dùng dạy học.
	g) Chế độ chính sách
	- Thực hiện theo thông tư số 17/TTLB/LĐ-TBXH-TC-GD&ĐT ngày 27 tháng 07 năm 1995.
	*) Lưu ý khi ghi hồ sơ cho học sinh học các lớp ghép : Khi ghi học bạ cho học sinh lớp ghép chỉ ghi tên nhóm trình độ mà học sinh đang theo học ( Ví dụ lớp ghép 2+5 thì ghi 2 đối với học sinh học chương trình lớp 2 và ghi 5 đối với học sinh đang theo học chương trình lớp 5) .
	2) Khái niệm lớp ghép và dạy học lớp ghép
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm lớp ghép và dạy học lớp ghép
Thế nào là lớp ghép và dạy học lớp ghép ?
Dạy học lớp ghép (DHLG) là một hình thức tổ chức dạy học mà một GV có trách nhiệm tổ chức dạy học cho HS ở hai hay nhiều trình độ khác nhau đạt đến những mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Như vậy, LG là lớp học gồm HS ở các trình độ (TĐ) khác nhau và trong mỗi lớp có hai hay vài nhóm trình độ (NTĐ) khác nhau. Hình thức dạy học LG khác với hình thức tổ chức dạy học phổ biến ở nước ta hiện nay ở chỗ trong mỗi LG có một GV, cùng một lúc dạy HS ở các TĐ khác nhau. Định nghĩa trên cũng nhấn mạnh rằng người GV cùng một lúc phải tổ chức cho HS các NTĐ học tập. Hơn nữa, khái niệm này cũng làm rõ đặc điểm của LG về sự đa dạng của mục tiêu giáo dục của HS ở các NTĐ khác nhau. Do vậy, có rất nhiều yêu cầu đặt ra cho người GV dạy LG trong công tác tổ chức dạy học. 
Thông tin tham khảo thêm
Dạy học LG ở nước ta đã có lịch sử khá lâu dài. Ngày nay, các LG chủ yếu được thấy ở những vùng xa xôi hẻo lánh, dân cư thưa thớt với đa số HS là người dân tộc thiểu số. Các LG được thành lập ở những thôn xóm, bản làng để thu hút trẻ em trong độ tuổi đi học trong cộng đồng đến trường học mà không phải đi xa nên tránh được những rủi ro trên quãng đường đi học cho các em. Trong hoàn cảnh thiếu GV, thiếu phòng học, tổ chức cho các trẻ em ở một vài NTĐ cùng học với nhau trong một lớp do một GV quản lí được coi là hình thức tổ chức dạy học tiết kiệm và phù hợp nhất. Trong những năm qua, LG đã góp phần thực hiện mục tiêu Giáo dục cho mọi người cũng như mục tiêu Phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em những vùng khó khăn.
Hoạt động 2. Phân biệt sự khác nhau giữa lớp ghép và lớp đơn, từ những đặc điểm trên hãy chỉ rõ những vấn đề đặt ra cho người giáo viên trong tổ chức dạy học lớp ghép. 
Câu hỏi hoạt động: Hãy chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa dạy học lớp ghép và dạy học lớp đơn bằng cách xây dựng bảng sau:
Các tiêu chí so sánh
Lớp đơn
Lớp ghép
Về học sinh
..................................................
.................................................
Về giáo viên
..................................................
...................................................
Từ những điểm trên hãy chỉ ra những vấn đề đặt ra cho người giáo viên trong việc tổ chức dạy học lớp ghép?
Thông tin tham khảo
Trong LG, HS ở các NTĐ khác nhau nên có độ tuổi khác nhau và khả năng khác nhau. Vì thế, môi trường LG có những đặc điểm của một xã hội hay một gia đình: có người lớn tuổi hơn, có người ít tuổi hơn, có người có khả năng hơn và có người kém hơn cùng hoạt động và sinh hoạt chung. Chính những đặc điểm này sẽ tạo điều kiện để khuyến khích các em quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong học tập và trong cuộc sống.
Trong LG ở nước ta, các nhóm HS ở những TĐ khác nhau nên các em theo học những chương trình và mục tiêu riêng, do vậy nhiệm vụ học tập và các hoạt động của HS trong cùng một LG cũng khác nhau. Chính sự đa dạng này đòi hỏi LG phải được trang bị những nguồn tài liệu và đồ dùng dạy học hết sức phong phú để đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của các  ... hoa huệ thơm nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm mầm xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá, lại sắp buông tỏa ra những tán hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.
Đoạn văn trên có rất nhiều từ ngữ khó cần được giải nghĩa. Với vốn từ của học sinh DTTS lớp 2, nếu không sử dụng tiếng mẹ đẻ, các em khó có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài văn. Trong các từ được gạch chân, một số từ có thể giải nghĩa bằng phương pháp trực quan hành động như thơm nức, lấm tấm mầm xanh, khẳng khiu... tuy nhiên, vẫn nên kết hợp giải thích bằng tiếng mẹ đẻ.
Ví dụ 2: Nói lời đáp của em (TV2, tuần 24):
- Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà bác Hạnh ở đâu ạ.
- Rất tiếc, cô không biết, vì cô không phải người ở đây.
-........
Để học sinh thực hiện được bài tập này, giáo viên và nhân viên hỗ trợ cần giải thích bằng tiếng mẹ đẻ cho học sinh hiểu được nội dung của tình huống giao tiếp và yêu cầu bài tập.
Phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ còn được dùng vào hoạt động hỗ trợ phát triển tư duy. Học sinh sử dụng tiếng mẹ đẻ trao đổi với nhau theo nhóm, cặp về nội dung của chủ đề cần nói, trao đổi ý tưởng về điều mình muốn nói... 
Hoạt động kể về người/vật; kể về một sự việc, câu chuyện đã chứng kiến, học sinh có thể tập kể bằng tiếng mẹ đẻ trước, sau đó tập kể bằng tiếng Việt...
Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ giúp học sinh hiểu chính xác các câu lệnh, câu hỏi, lời hướng dẫn, học sinh dễ hiểu bài, thấy bài học không quá khó. Từ đó, các em có tâm lí thoải mái, tự tin, hứng thú trong học tập. Nhưng nếu quá lạm dụng tiếng mẹ đẻ có thể sẽ làm chậm quá trình phát triển các kĩ năng tiếng Việt và thói quen tư duy bằng tiếng Việt của học sinh. Vì vậy, phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ chỉ nên sử dụng khi học sinh còn hạn chế về vốn từ tiếng Việt.
c.Phương pháp trực quan hành động
- Loại trực quan hành động sử dụng đồ vật, tranh ảnh thường được sử dụng để giải nghĩa từ khó (những từ có nghĩa chỉ sự vật, hành động, tính chất cụ thể) trong các câu chuyện, bài đọc; mô phỏng các tình huống giao tiếp. Tranh ảnh minh họa giúp học sinh hiểu đúng nội dung tình huống và yêu cầu bài tập. Với những tình huống không có tranh minh họa có thể cho học sinh phác thảo tranh để tập nói. 
Ví dụ: Nói lời cảm ơn của em trong những trường hợp sau (Bài tập 1, TV 2 tuần 4). 
a. Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa.
b. Cô giáo cho em mượn quyển sách.
c. Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi.
Giáo viên có thể vẽ mỗi tình huống thành một bức tranh mô tả lại nội dung sự việc. Bóng nói thể hiện lời hội thoại của các nhân vật được để trống và ghi một dấu chấm hỏi ở giữa. Mỗi nhóm sẽ được phát một bức tranh với yêu cầu đóng vai thể hiện lời hội thoại của các nhân vật. Tùy khả năng của học sinh và thời gian của giờ học, các nhóm có thể đổi tranh cho nhau để tập nói.
Ba tranh có thể được thiết kế như sau:
Tranh a: Vẽ cảnh trường học, trời đang mưa to, các bạn có áo mưa đang đi ra sân trường về nhà, một cô bé đang đứng ôm chiếc túi xách trên hè lớp. Một bạn gái đến cạnh đang giơ chiếc áo mưa (vẽ 2 bóng nói của 2 em bé nhưng để trống không viết lời và ghi một dấu chấm hỏi ở giữa).
Tranh b: Vẽ cảnh trong lớp học, cô giáo nét mặt tươi cười đưa cho học sinh (nữ) một quyển sách. Em bé đưa 2 tay đón, nét mặt rất tươi, vui.
(vẽ 2 bóng nói của 2 cô giáo và học sinh nhưng để trống không viết lời và ghi một dấu chấm hỏi ở giữa).
Tranh c: Vẽ cảnh sân trường, một em trai nhỏ đưa cho một chị học sinh lớn hơn cái bút (vẽ 2 bóng nói của 2 chị em nhưng để trống không viết lời và ghi một dấu chấm hỏi ở giữa).
+ Loại trực quan hành động sử dụng cơ thể được vận dụng nhiều hơn trong việc giải thích những từ ngữ có nội dung chỉ hành động của người, vật.
d.Phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp 
Là phương pháp thường dùng trong các bài tập thực hành sử dụng ngôn ngữ phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau để đạt mục đích giao tiếp. học sinh được đặt trong những tình huống giao tiếp cụ thể và sử dụng tiếng Việt phù hợp với tình huống đó. Đây là dạng bài tập chủ yếu của nội dung dạy các nghi thức lời nói của phần Tập làm văn. Sử dụng phương pháp này, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh các kĩ năng giao tiếp, tính độc lập và linh hoạt trong việc xử lí các tình huống giao tiếp. Cả giáo viên và nhân viên hỗ trợ giáo viên chỉ đóng vai trò tư vấn, không can thiệp quá sâu và chi tiết vào hoạt động thực hành của học sinh, chỉ can thiệp khi các em thực sự gặp khó khăn và yêu cầu được giúp đỡ. 
Ví dụ: Nói lời của em (Bài tập 1, TV2, tuần 2):
- Chào bố, mẹ để đi học.
- Chào thầy, cô khi đến trường.
- Chào bạn khi gặp nhau ở trường.
Ví dụ 2: Nói lời đáp của em (Bài tập 1, TV2, tuần 29):
a. Bạn tặng hoa chúc mừng sinh nhật của em.
b. Bác hàng xóm sang chúc Tết. Bố mẹ đi vắng, chỉ có em ở nhà.
c. Em là lớp trưởng. Trong buổi học cuối năm, cô giáo phát biểu chúc mừng thành tích của lớp.
Học sinh có thể thực hành theo cặp/ nhóm nhỏ. Giáo viên và nhân viên hỗ trợ cần khuyến khích các em chủ động, linh hoạt và tự tin, không nên nhắc hoặc điều chỉnh ngay khi các em đang thực hành. Mọi biểu hiện về thái độ, cử chỉ của học sinh đều phải được tôn trọng... 
Kế hoạch bài học minh họa
(Giờ Tập làm văn lớp 2, tuần 8)
1. Tập nói những câu mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị đối với bạn:
a. Bạn đến thăm nhà em. Em mở cửa và mời bạn vào chơi.
b. Em thích 1 bài hát mà bạn đã thuộc. Em nhờ bạn chép lại cho mình.
c. Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học. Em yêu cầu (đề nghị) bạn giữ trật tự để nghe cô giáo giảng bài.
2. Trả lời câu hỏi:
a. Cô giáo (hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì?
b. Tình cảm của cô (hoặc thầy giáo) đối với học sinh như thế nào?
c. Em nhớ nhất điều gì ở cô (hoặc thầy)?
d. Tình cảm của em đối với cô giáo (hoặc thầy giáo) như thế nào?
3. Dựa vào các câu trả lời ở bài tập 2, em hãy viết một đoạn khoảng 4,5 câu nói về cô giáo (hoặc thầy giáo) cũ của em.
Điều chỉnh:
Giờ học gồm 3 bài tập:
- Bài tập 1 là những mẫu câu khó trong giao tiếp (mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị) nhưng lại rất hay sử dụng trong giao tiếp nên cần dành nhiều thời gian cho học sinh thực hành theo nhóm (nếu trình độ học sinh trong lớp tương đối khá có thể đổi nhau để mỗi nhóm được thực hành cả 3 tình huống).
- Bài tập 2, trả lời câu hỏi. Tùy đối tượng học sinh và hoàn cảnh cụ thể ở lớp học mà giáo viên có thể thay đổi nội dung câu hỏi. Ví dụ: cô giáo cũng chính là người đã dạy lớp 1 của các em thì có thể chuyển sang cô giáo khác, ví dụ: cô giáo dạy mẫu giáo. Nếu trẻ không học qua lớp mẫu giáo sẽ phải tiếp tục có phương án khác...
- Bài tập 3, Dựa vào các câu trả lời ở bài tập 2 để viết một đoạn khoảng 4,5 câu nói về cô giáo (hoặc thầy giáo) cũ của em. Với học sinh lớp 2 (tuần 8) bài tập này là quá nặng. Hai bài tập trên đã chiếm gần hết thời gian của giờ học. Giáo viên có thể giảm bớt số lượng câu (2,3 câu) hoặc cắt giảm cả bài. Dưới đây là minh họa cụ thể:
Mục tiêu chung (SGV)
1. Rèn kĩ năng nghe và nói :
- Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Biết trả lời câu hỏi về thầy giáo (cô giáo) lớp 1.
2. Rèn kĩ năng viết: Dựa vào các câu trả lời viết được 1 đoạn văn 4,5 câu về thầy cô giáo.
	Mục tiêu TCTV
	- Rèn luyện cách sử dụng từ ngữ xưng hô với bạn và cách nói lời yêu cầu đề nghị.
	- Cách trả lời câu hỏi về người, vật, sự việc.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ minh họa cho 3 tình huống của bài tập 1.
- Bảng phụ viết các câu hỏi của bài tập 2.
Các hoạt động thực hiện bài tập 
STT
Mục đích
Hoạt động
Phương pháp
Bài tập 1
1
Xác định yêu cầu bài tập
-Dẫn nhập, tạo tâm thế cho học sinh: Giáo viên kể 1 câu chuyện có liên quan tới các nội dung mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị...
- Học sinh làm việc theo nhóm (mỗi nhóm 1 tình huống) đọc bài tập để hiểu nghĩa, miêu tả tình huống giao tiếp giả định được nêu trong bài tập, xác định yêu cầu bài tập 
PP trực tiếp
2
Giải nghĩa từ ngữ mới trong bài tập: thăm, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị.
- HS quan sát tranh vẽ, dùng tiếng mẹ đẻ để mô tả lại. 
- Dùng tiếng mẹ đẻ giải thích các từ: thăm, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị.
- PP sử dụng tiếng mẹ đẻ
3
Học sinh thực hành tình huống
-Đưa ra lời nói phù hợp với tình huống 
- Học sinh đóng vai theo tình huống của nhóm (đổi vai để ai cũng được nói lời của mình)
- Học sinh trình diễn cuộc thoại trước lớp.
- Giáo viên ghi lại các lời thoại lên bảng lớp.
- Lớp bình chọn lời nói hay, ngữ điệu thể hiện tốt.
PP đóng vai
4
Hỗ trợ phát triển tư duy cho học sinh
- Học sinh nói bằng tiếng mẹ đẻ những điều trẻ tưởng tượng (a.về niềm vui của bạn khi đến nhà mình; b. về nội dung của bài hát; c.về bài giảng của cô giáo...).
PP sử dụng tiếng mẹ đẻ
5
Chốt lại bài để học sinh có thể hiểu được những gì vừa học
Giáo viên chốt lại kiến thức và kĩ năng cơ bản của bài: cách nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp để đạt mục đích giao tiếp khiến người được mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị hài lòng. 
Bài tập 2
1
Xác định yêu cầu bài tập
- Học sinh đọc bài tập, thảo luận theo nhóm để xác định nội dung và yêu cầu của từng câu hỏi.
-PP sử dụng tiếng mẹ đẻ
2
Chuẩn bị kiến thức nền cho học sinh
- Khơi gợi ý tưởng về nội dung câu trả lời: Học sinh trao đổi với nhau bằng tiếng mẹ đẻ về cô giáo/thầy giáo đã dạy lớp 1.
-Nhân viên hỗ trợ sử dụng tiếng mẹ đẻ để giải nghĩa từ mới hoặc gợi ý về yêu cầu cần trả lời của câu hỏi khó (c.Em nhớ nhất điều gì ở cô (hoặc thầy)? d.Tình cảm của em đối với cô giáo/thầy giáo như thế nào?).
3
Học sinh thực hiện bài tập
-Học sinh tập trả lời câu hỏi theo cặp (1 người hỏi 1 người trả lời, sau đó đổi vai cho nhau).
-Các cặp hỏi - trả lời trình diễn trước lớp.
-Lớp nhận xét và bình chọn câu trả lời hay (câu c,d).
PP trực tiếp
PP giao tiếp
4
Hỗ trợ tư duy cho học sinh
Học sinh nói bằng tiếng mẹ đẻ (theo nhóm) những mong muốn của bản thân về cô giáo/thầy giáo của mình.
-PP sử dụng tiếng mẹ đẻ
5
Chốt lại bài để học sinh có thể hiểu được những gì vừa học
Giáo viên chốt lại những kiến thức và kĩ năng của bài: cách trả lời câu hỏi về người, vật, sự việc.
Bài tập 3: cắt giảm
( Tài liệu đã hoàn chỉnh – là cẩm nang để sử dụng trong chỉ đạo và dạy học lớp ghép cấp tiêu học).

Tài liệu đính kèm:

  • docTai Lieu day Lop ghep.doc