Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

* Luyện đọc các bài đã học tuần 10

- HS mở SGK bài: Giọng quê hương; Thư gửi bà, đọc thầm bài.

- HS đọc theo nhóm, nêu cách đọc. GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc chậm, ngọng, đọc sai l/ n; s/x; ch/tr.

- Các nhóm tự trả lời các câu hỏi SGK trang 76, 81 cho nhau nghe.

+ Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai?

+ Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên?

+ Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương?

+ Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương?

+ Đức viết thư cho ai? Đức hỏi thăm bà điều gì? Đức kể với bà những gì?

+ Đoạn cuối bức thư cho thấy tình cảm của Đức với bà thế nào?

- GV yêu cầu HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài.

+ Thi đọc:

- GV nêu cách thi: HS bắt thăm phiếu, nêu tên đoạn, bài trong phiếu đã ghi, đọc bài.

- HS dưới lớp đặt câu hỏi, nhận xét.

- GV nhận xét, chọn bạn đọc hay nhất lớp, tuyên dương.

 

doc 7 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Soạn: 24/10 	 Dạy: Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2015
TOÁN*
Ôn tập về bảng đơn vị đo độ dài (tiếp) . Giải toán có lời văn
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về bảng đơn vị đo độ dài, giải toán có lời văn.
- HS có kĩ năng đổi các số đo độ dài có đơn vị đo lớn hơn thành số đo độ dài có đơn vị đo bé hơn; đổi được số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo và ngược lại; giải đúng bài toán có lời văn về số đo độ dài, bài toán về tính tuổi. 
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán, có phương pháp tự học.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp bài mới
2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài:Ghi đầu bài
	 2.2 Nội dung
* Ôn: Bảng đơn vị đo độ dài.
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
2m 5dm = dm	2km 500m = ....m
3m 5cm = cm	5km 50m = .......m
7m 8mm= .mm	3km 50m = .....m
- HS nêu yêu cầu bài, làm vở, 3 HS lên bảng làm bài. 
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài. HS nêu cách điền số thích hợp vào một số chỗ trống trong bài.
+ Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề?
=> Củng cố cách đổi các đơn vị đo độ dài.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 a/4236 cm = ..m.dm.cm
	b/ 2356 m = km.m
	c/ 7210 mm = mcm
- HS nêu yêu cầu. 3 HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài vào vở nháp.
- GV cùng HS nhận xét. chữa bài. HS nêu cách đổi từng phần.
=> Củng cố cách đổi các đơn vị đo độ dài.
* Giải toán có lời văn
Bài 3: Ô tô thứ nhất đi được 125km 6hm, ô tô thứ hai đi được ít hơn ô tô thứ nhất 36km 7hm. Hỏi ô tô thứ hai đi được đoạn đường dài bao nhiêu?
- HS đọc đề bài, nêu yêu cầu bài toán, làm vở, bảng lớp. GV hướng dẫn HS còn lúng túng làm bài, nhận xét bài làm của HS vào vở, nếu HS làm bài chưa đúng, GV hướng dẫn HS làm lại vào vở.
- GV- HS chữa bài, nhận xét, chỉnh sửa.
=> Củng cố cách giải bài toán có lời văn về các số đo độ dài.
Bài 4: Bố hơn Dũng 36 tuổi, ba năm nữa tuổi bố sẽ gấp 5 lần tuổi Dũng. Hỏi hiện nay bố bao nhiêu tuổi? Dũng bao nhiêu tuổi?
- HS đọc bài, phân tích bài toán, thảo luận nhóm đôi tìm cách giải bài toán.
- 1 HS làm bảng lớp.
+ Hiện nay bố hơn Dũng bao nhiêu tuổi?
+ Ba năm nữa, hiệu số tuổi của hai người có thay đổi không?
+ Ta vẽ sơ đồ như thế nào?
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
=> Củng cố bài toán về tính tuổi.
3. Củng cố, dặn dò
+ HS đọc bảng đơn vị đo độ dài, liên hệ thực tế.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT*
Ôn các bài tập đọc, câu chuyện tuần 10. Phân biệt l/n
I.Mục đích yêu cầu
- Ôn các bài tập đọc, kể chuyện đã học trong tuần; phân biệt l/n.
- HS đọc bài trôi chảy, trả lời được các câu hỏi; tập trung theo dõi các bạn kể lại câu chuyện theo tranh, nhận xét, đánh giá đúng cách kể của mỗi bạn; tìm đúng các từ có âm đầu l/n.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: tranh minh hoạ các đoạn câu chuyện.
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: kết hợp bài mới
2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2:Nội dung:
* Luyện đọc các bài đã học tuần 10
- HS mở SGK bài: Giọng quê hương; Thư gửi bà, đọc thầm bài.
- HS đọc theo nhóm, nêu cách đọc. GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc chậm, ngọng, đọc sai l/ n; s/x; ch/tr.
- Các nhóm tự trả lời các câu hỏi SGK trang 76, 81 cho nhau nghe.
+ Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai?
+ Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên?
+ Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương?
+ Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương?
+ Đức viết thư cho ai? Đức hỏi thăm bà điều gì? Đức kể với bà những gì?
+ Đoạn cuối bức thư cho thấy tình cảm của Đức với bà thế nào?
- GV yêu cầu HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài.
+ Thi đọc:
- GV nêu cách thi: HS bắt thăm phiếu, nêu tên đoạn, bài trong phiếu đã ghi, đọc bài. 
- HS dưới lớp đặt câu hỏi, nhận xét.
- GV nhận xét, chọn bạn đọc hay nhất lớp, tuyên dương.
=> Củng cố nội dung bài, GV giáo dục liên hệ.
* Kể lại câu chuyện đã học trong tuần
+ Nêu câu chuyện đã học trong tuần? (Giọng quê hương)
+ Thi kể từng đoạn dựa theo tranh minh hoạ
+ Thi kể cả câu chuyện
- HS thi kể trước lớp, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay.
* Phân biệt l/n: Thi tìm, viết nhanh các từ, câu văn, đoạn văn, đoạn thơ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n.
- HS làm bài vào vở nháp, đọc bài trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- GV gắn bảng một số bài làm tốt của HS. HS đọc, tự nêu một cặp từ phân biệt l/n rồi đặt câu với cặp từ đó. 
=> Củng cố phân biệt l/n.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
Rèn kĩ năng tự bảo vệ bản thân (1 tiết)
I. Mục tiêu bài dạy
- HS biết cần làm gì để tự bảo vệ bản thân. 
- HS thực hiện tự bảo vệ bản thân; việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày. 
- Giáo dục HS biết tự bảo vệ bản thân.
II. Chuẩn bị
1. GV: Bảng nhóm, bút dạ.
2. HS: Bút viết
III. Nội dung và hình thức hoạt động
1.Nội dung: 
- Trao đổi, thảo luận về công việc tự bảo vệ bản thân
2. Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. Nội dung và phương pháp
 Nội dung
1. Giới thiệu bài
2. Thực hiện
* Thảo luận về 
công việc tự bảo vệ bản thân
*Đóng vai, xử lí tình huống
3. Kết thúc hoạt động
 Hoạt động của GV
- GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi đầu bài.
- GV gợi ý, chia lớp thành các nhóm 6, phát bảng nhóm, bút cho từng nhóm, hướng dẫn.
- GV cùng HS nhận xét, đếm xem nhóm nào viết được nhiều việc đúng theo yêu cầu là nhóm đó thắng cuộc.
- GV chốt lại những việc nên làm và những việc không nên làm để tự bảo vệ bản thân mình và người khác khi ở trường, ở nhà, liên hệ thực tế việc tự bảo vệ bản thân của học sinh trong lớp, giáo dục HS.
+ Trong những việc các em vừa viết thì các em đã thực hiện được những việc nào?
=> GV tiểu kết hoạt động 1.
- GV đưa ra một số tình huống yêu cầu HS thảo luận, đóng vai xử lí tình huống.
VD: Trên đường đi học về, có nhóm bạn thường xuyên doạ đánh em thì em sẽ làm thế nào?
- GV cùng HS nhận xét, bình xét, tuyên nhóm đóng vai, xử lí tình huống khéo léo.
- GV tổ chức cho HS tự đưa ra các tình huống tự bảo vệ bản thân và thi đua xử lí các tình huống đó.
- GV liên hệ, nhận xét giờ học, dặn dò HS biết vận dụng tốt những kiến thức đã học vào thực tế.
Hoạt động của HS
- HS ghi vở.
- HS nghe, nắm được nội dung cần thảo luận: Nêu và viết nhanh vào bảng nhóm những việc nên làm và những việc không nên làm để tự bảo vệ bản thân mình và người khác khi ở trường, ở nhà
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận. 
- HS đọc lại những việc vừa viết.
- Đại diện nhóm trình bày, HS nhận xét, nêu câu hỏi để nhóm trình bày trả lời, nêu ý kiến của mình.
- HS nhắc lại, nhớ để thực hiện.
- HS trả lời, liên hệ.
- HS cùng nhau trao đổi về cách xử lí tình huống và đóng vai xử lí tình huống.
- Đại diện 1 số nhóm lên trình bày trước lớp. 
- HS nhắc lại.
- HS nêu các tình huống trong cuộc sống hang ngày, cùng nhau trao đổi nêu cách xử lí tình huống.
- HS lắng nghe và thực hiện.
V. Kết quả
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Soạn: 25/10 	 Dạy: Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2015
TOÁN*
Ôn: Nhân, chia số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số. Giải toán có lời văn
I.Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về nhân, chia số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số; giải bài toán bằng hai phép tính, tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Rèn kĩ năng đặt tính, tính nhân, chia số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số; thực hiện dãy tính có phép nhân, phép chia, giải bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS tích cực tư duy học toán.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: HS đọc các bảng nhân chia trong bảng.
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
* Ôn nhân, chia số có hai chữ số cho (với) số có một chữ số.
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 48 x 2 53 x 4 55 x 6 67 x 5
 68 : 2 96 : 4 59 : 5 86 : 3
- HS nêu yêu cầu bài, 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bảng con. 
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài. HS nêu cách thực hiện một số phép tính trong bài.
=> Củng cố nhân, chia số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số.
Bài 2: Tính:
 36 : 6 x 4 = 24 : 3 x 5 = 36 : 4 x 7 =
 24 : 4 x 10 84 : 2 x 6 = 93 : 3 x 4 =
- HS nêu yêu cầu, 3 HS lên bảng làm bài, làm bài vào vở nháp. 
- GV cùng HS nhận xét. chữa bài. HS nêu cách thực hiện một số dãy tính trong bài.
=> Củng cố cách thực hiện dãy tính có phép nhân và phép chia.
* Giải toán có lời văn
Bài 3: Linh sưu tầm được 69 con tem. Linh cho Hà số tem đó. Hỏi Hà nhận được bao nhiêu con tem?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Muốn biết Hà nhận được bao nhiêu con tem ta làm thế nào?
- 1 HS lên bảng làm bài, HS làm vào vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 4: Năm nay con 8 tuổi, bố 40 tuổi. Khi tuổi bố gấp 3 lần tuổi con thì bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- 1 HS làm bài bảng lớp, lớp làm vở. GV cùng HS nhận xét, chốt bài giải đúng.
+ Hiện nay bố hơn con bao nhiêu tuổi?
+ Khi tuổi bố gấp 3 lần tuổi con thì hiệu số tuổi của hai người có thay đổi không? Ta vẽ sơ đồ như thế nào?
=> Củng cố cách giải bài toán về tính tuổi.
3. Củng cố, dặn dò: + Muốn giảm đi một số lần ta làm thế nào?, liên hệ.
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
TIẾNG VIỆT*
Ôn tập về so sánh, dấu chấm. Phân biệt et/oet
I.Mục đích yêu cầu:
- Củng cố về so sánh (so sánh âm thanh với âm thanh); dấu chấm. Phân biệt et/oet.
- HS tìm được từ ngữ chỉ âm thanh thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh; điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn; điền đúng các từ chứa tiếng có vần et/oet.
- HS có ý thức chăm chỉ chăm sóc vật nuôi trong gia đình.
II.Đồ dùng dạy học: Tranh con vẹt.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1.Giới thiệu bài: 
 2 .2.Nội dung:
* Ôn tập về so sánh; dấu chấm.
Bài 1: Tìm từ ngữ chỉ âm thanh thích hợp để điền vào chỗ trống ở mỗi câu sau:
a. Từ xa, tiếng thác dội về nghe như ..
b. Tiếng chuyện trò của bầy trẻ ríu rít như .
c. Tiếng sóng biển rì rầm như .
- HS đọc đề bài, thảo luận theo nhóm đôi làm bài tập vào vở nháp. Đại diện 1 nhóm lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt đáp án đúng. HS nêu điểm giống nhau giữa các sự vật được so sánh.
- Cả lớp ghi lại các từ chỉ sự so sánh vào vở.
+ Các hình ảnh so sánh trên thuộc loại so sánh nào?
=> Củng cố về so sánh âm thanh với âm thanh.
Bài 2: Chép lại đoạn văn sau khi đã đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa chữ cái đầu câu:
 Hậu là em họ tôi sống ở thành phố, mỗi lần về quê, Hậu rất thích đuổi bướm, câu cá có khi cả buổi sáng em chạy tha thẩn trên khắp thửa ruộng của bà để đuổi theo mấy con bướm vàng, bướm nâu một lần, em mải miết ngồi câu từ sáng đến chiều mới câu được một con cáto bằng bàn tay.
- HS đọc yêu cầu bài. 
- GV làm mẫu: + Hậu là ai? (Hậu là em họ tôi) -> Điền dấu chấm sau chữ tôi; viết hoa chữ sống.
- HS dựa vào ý nghĩa thông báo của các câu còn lại, làm vở, bảng lớp. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài; nhận xét một số bài của HS vào vở. (Nếu HS làm bài chưa đúng, GV hướng dẫn HS làm lại vào vở)
- GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng. 1HS đọc lại đoạn văn sau khi đã hoàn thành. 
 Hậu là em họ tôi. Sống ở thành phố, mỗi lần về quê, Hậu rất thích đuổi bướm, câu cá. Có khi cả buổi sáng em chạy tha thẩn trên khắp thửa ruộng của bà để đuổi theo mấy con bướm vàng, bướm nâu. Một lần, em mải miết ngồi câu từ sáng đến chiều mới câu được một con cá to bằng bàn tay.
=> Củng cố cách đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu. 
*Phân biệt et/oet. 
Bài 3: Điền vào chỗ trống et hay oet:
 - Chiếc mũi t - Ăn như mỏ kh
 - Cười toe t - Nói như v
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào vở nháp. 2 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS nhận xét, chốt từ đúng. HS đọc và giải nghĩa một số từ trong bài, đặt câu có từ đó. GV nhận xét về phát âm, dùng từ, đặt câu.
3. Củng cố, dặn dò: + Tìm một số từ chứa vần et/oet? Đặt câu có hình ảnh so sánh?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_10_nam_hoc_201.doc