I)MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
A/-TẬP ĐỌC
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
-Hiểu ND, ý nghĩa:Giết hại thú rừng là tội ác, cần có ý thức bảo vệ môi trường.(trả lời được các CH 1, 2, 4, 5)
B/ KỂ CHUYỆN.
-Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn, dựa vào tranh minh hoạ.(SGK)
- HSKG biết kể lại câu chuyện theo lời của bác thợ săn.
II) CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
TUẦN 32 Ngày soạn: 15/ 04/ 2010 Ngày dạy: 19/ 04/ 2010 Môn: Tập đọc-Kể chuyện. Bài: NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN I)MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: A/-TẬP ĐỌC -Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. -Hiểu ND, ý nghĩa:Giết hại thú rừng là tội ác, cần có ý thức bảo vệ môi trường.(trả lời được các CH 1, 2, 4, 5) B/ KỂ CHUYỆN. -Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn, dựa vào tranh minh hoạ.(SGK) - HSKG biết kể lại câu chuyện theo lời của bác thợ săn. II) CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa truyện trong SGK. III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A- Ổn định tổ chức: B- Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS đọc bài: Bài hát trồng cây. GV nêu 1 số câu hỏi về nội dung bài. - GV nhận xét, khen ngợi, cho điểm HS. C- Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: a. GV đọc toàn bài. - Nhắc HS chú ý cách đọc. b. Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: * Luyện đọc từng câu. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu. - GV sửa cách phát âm sai cho HS. * Luyện đọc đoạn. - Mời 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp. - Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ ngữ. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm - Mời 1 nhóm đọc trước lớp. - Mời 1 số HS đọc cả bài. 3. Tìm hiểu bài: * Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1. GV hỏi: + Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn? * Gọi 1 HS đọc đoạn 2. + Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì? GV: nó tức giận kẻ bắn nó chết trong lúc vượn con đang cần được chăm sóc. * Gọi 1 HS đọc đoạn 3. + Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm? * Gọi 1 HS đọc đoạn 4. + Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì? + Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta? GV nhận xét, chốt ý: phải bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ môi trường sống xung quanh ta. TIẾT 2 4. Luyện đọc lại: - GV đọc lại đoạn 2. - Hướng dẫn HS luyện đọc, ngắt nghỉ hơi nhấn giọng cho đúng. KỂ CHUYỆN 1. GV nêu nhiệm vụ. 2. Hướng dẫn HS kể chuyện: - Cho HS quan sát tranh, yêu cầu HS nêu vắn tắt nội dung tranh. - Yêu cầu HS từng cặp kể theo tranh 1, 2. - Mời từng cặp thi kể trước, lớp mỗi em kể 2 tranh. - Yêu cầu HS nhận xét, bình chọn bạn kể nhập vai bác thợ săn kể hay nhất. - GV nhận xét, khen ngợi HS. IV. Củng cố - dặn dò: - GV hỏi: Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta? - Yêu cầu HS về kể lại chuyện cho người nhà nghe. Chuẩn bị bài tập đọc tiết sau: “Mè hoa lượn sóng”. - 2 HS đọc TL bài: Bài hát trồng cây và trả lời câu hỏi. - HS nghe giới thiệu. - HS lắng nghe và mở SGK đọc thầm theo. - HS đọc nối tiếp câu. - 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp. - HS đọc giải nghĩa từ SGK. - HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm 4. - 1 nhóm đọc trước lớp. - 2 HS thi đọc cả bài. - HS đọc thầm đoạn 1, trả lời. + Con thú nào không may gặp bác coi như ngày tận số. - 1 HS đọc đoạn 2. + HS trả lời tùy ý hiểu. VD: Nó căm ghét người thợ săn. Nó tức giận - 1 HS đọc đoạn 3. + Vượn mẹ vơ nắm bùi nhùi vắt sữa hét to rồi ngã xuống. - 1 HS đọc đoạn 4. + Bác đứng lặng, chảy nước mắt cắn môi, bẻ gãy nỏ, lẳng lặng ra về, từ đó bác bỏ nghề đi săn. + HS trả lời tùy ý hiểu. Không nên bắn giết muông thú. Phải bảo vệ động vật - HS đọc cá nhân đoạn 2. - HS nghe nhiệm vụ kể chuyện. - HS quan sát tranh và nêu vắn tắt nội dung từng tranh. - 2 HS ngồi gần kể cho nhau nghe. - HS thi kể trước lớp, mỗi em kể 2 tranh. - HS nhận xét, bình chọn. Ngày soạn: 15/ 04/ 2010 Ngày dạy: 20/ 04/ 2010 Môn: Chính tả: ( Nghe – Viết). Bài: MỘT MÁI NHÀ CHUNG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Nghe - viÕt ®ĩng bµi chÝnh t¶; tr×nh bµy ®ĩng h×nh thøc bài v¨n xu«i. - Lµm ®ĩng bài tËp 2b. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng lớp viết 3 lần các từ ngữ cần điền của bài tập 2b III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - GV mời 1 HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp 2 từ có tiếng chứa vần êt/êc - 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp. B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài 2. Hướng dẫn HS viết chính tả a. Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc 3 khổ thơ đầu của bài thơ. - 3 HS đọc thuộc lòng - GV cho HS nhìn SGK nêu nhận xét chính tả: Những chữ nào phải viết hoa ? - Yêu cầu HS viết từ khó ra giấy nháp - HS tập viết những chữ các em dễ viết sai ra nháp: nghìn, lá biếc, sóng xanh, rập rình, lòng đất, nghiêng, lợp b. HS viết bài . - GV yêu cầu HS đọc lại 3 khổ thơ trong SGK - HS đọc lại 3 khổ thơ trong SGK - HS gấp SGK, nhớ và viết bài vào vở - GV nhắc HS chú ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày đoạn văn. c. Chấm – chữa bài - Cho HS đổi chéo vở để chữa bài cho nhau, ghi bằng bút chì ra lề vở. - GV thu vở chấm một số bài. - Nhận xét chung bài viết, chữ viết, cách trình bày bài. - HS đổi chéo vở để chữa bài 3. Hướng dẫn HS làm bài tập 2 - GV chọn bài 2b: điền êt hoặc êch vào chỗ trống. - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS tự làm bài. - GV mời 3 HS lên làm bài trên bảng lớp, đọc kết quả. - 3 HS thi làm bài - GV cùng cả lớp nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lại lời giải đúng. - HS làm bài vào VBT - Nhiều HS đọc lại bài thơ, câu thơ đã điền âm vần hoàn chỉnh. 4. Củng cố - dặn dò. - Nhận xét, tuyên dương tiết học - GV dặn HS về nhà HTL bài thơ, các câu thơ ở bài tập 2b - Tiếp tục chuẩn bị nội dung viết thư cho một bạn nước ngoài, đọc lại thư gửi bà (Tiếng Việt 3 tập 1 trang 81) để nhớ thể thức viết một lá thư (chuẩn bị tốt cho tiết TLV tới. Ngày soạn: 15/ 04/ 2010 Ngày dạy: 21/ 04/ 2010 Môn: Tập đọc. Bài: CUỐN SỔ TAY I) MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: -Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. -Nắm được công dụng của sổ tay; biết cách ứng xử đúng; không tự tiện xem sổ tay của người khác.(trả lời được các câu hỏi trong SGK) II) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ thế giới để chỉ tên các nước có trong bài. - Hai , ba cuốn sổ tay đã có ghi chép. III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A- Ổn định tổ chức: B- Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS kể mỗi em một đoạn bài Người đi săn và con vượn. - GV nêu câu hỏi 2, 3 SGK. - GV nhận xét, cho điểm HS. C- Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV hỏi: + Ai đã thấy 1 cuốn sổ tay? Sổ tay dùng để làm gì? 2. Hướng dẫn HS luyện đọc: a. GV đọc mẫu toàn bài: b. Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: * Luyện đọc từng câu. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu. - GV chú ý cửa phát âm sai cho HS. * Luyện đọc từng đoạn. - GV chia bài thành 4 đoạn. Đoạn 1: từ đầu ð sao lại xem sổ tay của bạn? Đoạn 2: tiếp đến ð những chuyện lí thú. Đoạn 3: tiếp đến ð trên 50 lần. Đoạn 4: còn lại. - Mời 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp. Hướng dẫn HS tìm hiểu các từ ngữ. - GV treo bảng đồ, chỉ cho HS biết các nước Mô - na - cô, Va - ti - căng, Nga, Trung Quốc. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm. - Mời 1 nhóm đọc trước lớp. - Gọi 1 HS đọc lại toàn bài. 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: * Yêu cầu HS đọc thầm bài. GV hỏi: + Thanh dùng sổ tay làm gì? 4. Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng bài thơ: + Hãy nêu một vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh? + Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn? - GV nhận xét, chốt ý. - 3 HS kể và trả lời câu hỏi. - HS nhận xét. - HS nghe giới thiệu. Và trả lời câu hỏi. - HS mở SGK đọc thầm theo. - HS đọc nối tiếp câu. - HS đánh dấu ngắt đoạn trong SGK. - 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp. - 4 HS đọc giải nghĩa từ SGK. - HS quan sát bản đồ. - HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm 4. - Một nhóm đọc trước lớp. - HS đọc thầm bài và trả lời. + ghi nội dung cuộc họp, các việc cần làm, những chuyện lí thú. + tên nước nhỏ nhất, nước lớn nhất, nước có số dân đông nhất, nước có số dân ít nhất. + HS trả lời tùy ý hiểu. IV. Củng cố - dặn dò: Ngày soạn: 15/ 04/ 2010 Ngày dạy: 21/ 04/ 2010 Môn: Luyện từ và câu Bài : ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI : BẰNG GÌ ? DẤU CHẤM, DẤU HAI CHẤM. I.MỤC TIÊU : - T×m vµ nªu được t¸c dơng cđa dÊu hai chÊm trong ®o¹n v¨n (BT1 - §iỊn ®ĩng dÊu chÊm , dÊu hai chÊm vµo chç thÝch hỵp (BT2). - T×m ®ỵc bé phËn c©u tr¶ lêi cho c©u hái B»ng g× ?(BT3) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV: Bảng lớp viết các câu văn ở BT1; 3 câu văn ở BT3. HS: VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : Giáo viên Học sinh Kiểm tra bài cũ : Giáo viên cho học sinh làm bài tập 1 và 3 tiết luyện từ tuần trước. Bài mới : Giáo viên nêu yêu cầu của tiết học. Bài tập 1 : Tìm dấu hai chấm. Giáo viên cho 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập Giáo viên cho 1 học sinh lên bảng làm mẫu Giáo viên cho học sinh trao đổi theo nhóm tìm những dấu chấm còn lại và cho biết những dấu chấm này dùng làm gì ? Giáo viên chốt kiến thức bài học. Bài tập 2 : Giáo viên cho 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Giáo viên cho học sinh làm bài cá nhân. Giáo viên cho học sinh lên bảng thi làm bài theo cách tiếp sức. Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa bài. Bài tập 3 : Tìm bộ phận trả lời câu hỏi : Bằng gì? Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập Giáo viê ... . - Hoạt động theo cặp. Học sinh quan sát hình 1 và 2 trong SGK trang 120, 121 và trả lời với bạn theo câu hỏi thảo luận của giáo viên . - 1 số học sinh trả lời câu hỏi trước lớp. Học sinh khác nhận xét bổ sung hoàn thiện câu trả lời. - Học sinh lắng nghe. - Hoạt động nhóm. - Học sinh trong nhóm lần lượt làm thực hành như hướng dẫn ở phần “thực hành” trong SGK. 1 vài học sinh lên làm thực hành trước lớp. Học sinh khác nhận xét phần làm thực hành của bạn. - Học sinh lắng nghe. - Hoạt động cả lớp. - Học sinh theo dõi lắng nghe. - Một ngày có 24 giờ. - Học sinh trả lời. Học sinh khác nhận xét bổ sung. - Học sinh lắng nghe. Ngày soạn: 17/ 04/ 2010 Ngày dạy: 22/ 04/ 2010 Môn: TN - XH. Bài: NĂM, THÁNG VÀ MÙA I- MỤC TIÊU - BiÕt được một năm trênTrái đất cóbao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa. GD BVMT: Bước đầu biết có các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng chúng đối với sự phân bố của các sinh vật. II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - Các hình trong SGK trang 112, 113. - Một số quyển lịch. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. ỔN ĐỊNH: 2. BÀI CŨ: + Giải thích vì sao có ngày và đêm trên Trái Đất ? + Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là bao nhiêu ngày? - Giáo viên nhận xét đánh giá. 3. BÀI MỚI: - Giới thiệu bài ghi tựa. a.Hoạt động 1: THẢO LUẬN THEO NHÓM. * Mục tiêu : - Biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm, một năm có 365 ngày. * Cách tiến hành: Bước 1: Học sinh trong nhóm dựa vào vốn hiểu biết và quan sát lịch, thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau: - Một năm thường có bao nhiêu ngày? Bao nhiêu tháng? - Số ngày trong các tháng có bằng nhau không? - Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày và 28 ngày hoặc 29 ngày? Bước 2: - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp. - Giáo viên có thể mở rộng cho học sinh biết: Có những năm, tháng 2 có 28 ngày nhưng cũng có năm, tháng 2 lại có 29 ngày, năm đó người ta gọi là năm nhuận, và năm nhuận có 366 ngày. Thường cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận. - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình trong SGK trang 112 và giảng cho học sinh biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt trời là một năm. - Giáo viên hỏi: Khi chuyển động được một vòng quanh mặt trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được bao nhiêu vòng? Kết luận : Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng. b. Hoạt động 2: LÀM VIỆC VỚI SGK THEO CẶP * Mục tiêu : Biết một năm thường có bốn mùa. * Cách tiến hành : Bước 1: - Hai học sinh làm việc với nhau theo gợi ý sau: + Trong các vị trí A, B, C, D của Trái Đất trên hình 2 trang 123 trong SGK. Vị trí nào của Trái Đất thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông. + Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12 . - Đối với học sinh khá giỏi có thể yêu cầu thêm: + Tìm vị trí của nước Việt Nam và Ô-xtrây-li-a trên quả địa cầu. + Khi Việt Nam là mùa hạ thì ở Ô-xtrây-li-a là mùa gì? Tại sao? ( Khi Việt Nam là mùa hạ thì ở Ô-xtrây-li-a là mùa đông vì Việt Nam ở Bắc bán cầu, Ô-xtrây-li-a ở Nam bán cầu, các mùa ở Việt Nam và Ô-xtrây-li-a trái ngược nhau). Bước 2: - Giáo viên gọi một số học sinh lên trả lời trước lớp. - Giáo viên hoặc học sinh khác sửa chữa và hoàn chỉnh câu trả lời. * Kết luận : Có một số nơi trên Trái Đất, một năm có bốn mùa: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau. c. Hoạt động 3: CHƠI TRÒ CHƠI XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG. * Mục tiêu : Học sinh biết đặc điểm của khí hậu bốn mùa. * Cách tiến hành : Bước 1: Giáo viên hỏi học sinh đặc trưng khí hậu bốn mùa, ví dụ: + Khi mùa xuân em cảm thấy như thế nào? + Khi mùa hạ em cảm thấy như thế nào? + Khi mùa thu em cảm thấy như thế nào? + Khi mùa đông em cảm thấy như thế nào? Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chơi: - Khi giáo viên nói mùa xuân thì học sinh nói “hoa nở” và làm động tác tay xoè thành đoá hoa. - Khi giáo viên nói mùa hạ thì học sinh nói “ve kêu” và đặt hai tay lên hai tai và vẫy vẫy. - Khi giáo viên nói mùa thu thì học sinh nói “lá rụng” và hai tay bắt chéo phía trước mặt và làm động tác lá rụng. - Khi giáo viên nói mùa đông thì học sinh nói “lạnh quá” và đặt hai tay chéo trước ngực, nghiêng mình qua lại giống như là đang bị lạnh. Giáo viên nói mùa nào, học sinh phải thể hiện hành động theo mùa đó. Bước 3: Cho học sinh tự tổ chức chơi cả lớp. - Nhận xét hoạt động của học sinh. 4.CỦNG CỐ- DẶN DÒ - Hỏi theo nội dung bài học. GDTT - Về làm bài tập trong VBT. Xem trước bài: “Các đới khí hậu”. - Sưu tầm về thiên nhiên và con người ở các đới khí hậu khác nhau. - Nhận xét tiết học. - Hát - 2 học sinh lên bảng trả lời. Học sinh khác nhận xét bổ sung. - Học sinh lắng nghe. - Hoạt động nhóm. Học sinh trong nhóm dựa vào vốn hiểu biết và quan sát lịch, thảo luận theo các câu hỏi thảo luận của giáo viên . - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh quan sát hình trong SGK trang 112 & lắng nghe. - Khi chuyển động được một vòng quanh mặt trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được 365 vòng. - Học sinh lắng nghe. - Hoạt động theo cặp. Học sinh làm việc với nhau theo câu hỏi thảo luận của giáo viên . + A là mùa xuân, B là mùa hạ, C là mùa thu, D là mùa đông. + Tháng 3 là mùa xuân, Tháng 6 là mùa hạ, Tháng 9 là mùa thu, Tháng 12 là mùa đông. + 1 học sinh lên tìm vị trí của nước Việt Nam và Ô-xtrây-li-a trên quả địa cầu. - 1 số học sinh lên trả lời trước lớp. Học sinh khác nhận xét bổ sung. - Học sinh lắng nghe. - Ấm áp, - Nóng nực, ... - Mát mẻ, - Lạnh, rét, - Học sinh lắng nghe và thể hiện hành động theo mùa đó. - 1 học sinh lên điều khiển các bạn chơi. Ngày soạn: 17/ 04/ 2010 Ngày dạy: 20/ 04/ 2010 Môn: Thủ công. BÀI : LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (T2) I- MỤC TIÊU: - Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn. II- CHUẨN BỊ: * GV: - Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát. - Các bộ phận để làm quạt tròn gồm 2 tờ giấy đã gấp các nếp gấp cách đều để làm quạt, cán quạt và chỉ buộc. - Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo thủ công, hồ dán. - Tranh quy trình gấp quạt tròn. * HS: - Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo thủ công, hồ dán. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: GIÁO VIÊN HỌC SINH 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. - Nhận xét chung 3/ Bài mới: * Giới thiệu bài ghi tựa. a. Hoạt động1: Học sinh quan sát tranh quy trình nêu lại các bước làm quạt giấy tròn. - Giáo viên gọi một hoặc hai học sinh nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn. - Giáo viên nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn: + Bước 1: Cắt giấy; + Bước 2: Gấp, dán quạt; + Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt. b.Hoạt động2: Học sinh thực hành làm quạt giấy tròn và trang trí. - Cho học sinh thực hành làm quạt giấy tròn theo nhóm. Giáo viên gợi ý cho học sinh trang trí quạt bằng cách vẽ các hình hoặc dán các nan giấy bạc nhỏ, hay kẻ các đường màu song song theo chiều dài tờ giấy trước khi gấp quạt. - Giáo viên nhắc học sinh : Để làm được chiếc quạt tròn đẹp, sau khi gấp xong mỗi nếp gấp phải miết thẳng và kĩ. Gấp xong cần buộc chặt bằng chỉ vào đúng nếp gấp giữa. Khi dán, cần bôi hồ mỏng, đều. - Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. - Tổ chức cho học sinh trưng bày, nhận xét và tự đánh giá sản phẩm. - Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh và tuyên dương những sản phẩm đẹp. 4.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập, kĩ năng thực hành và sản phẩm của học sinh. - Dặn học sinh chuẩn bị giấy thủ công, kéo thủ công, thước kẻ, bút chì, bút màu, sợi chỉ, hồ dán để chuẩn bị bài học tiết 3. - Nhận xét tiết học. - Hát. - Lớp trưởng báo cáo sự chuẩn bị của bạn. -Học sinh lắng nghe. - 1 số học sinh nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn. - Học sinh quan sát lắng nghe. - Học sinh thực hành làm quạt giấy tròn theo nhóm (Mỗi em một sản phẩm). - Học sinh trưng bày sản phẩm. Cả lớp nhận xét tuyên dương. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh lắng nghe. Ngày soạn: 17/ 04/ 2010 Ngày dạy: 23/ 04/ 2010 Sinh hoạt + GDNGLL. SINH HOẠT I.Đánh giá tuần qua: - Đánh giá việc thực hiện nề nếp. - Đánh giá việc làm bài và chuẩn bị bài ở nhà. II. Kế hoạch tuần tới. - Phát huy ưu điểm khắc phục khuyết điểm trên - Thực hiện đúng nội quy trường lớp: Đồng phục, bỏ áo vào quần từ nhà đến trường. - Hát đầu giờ, cuối giờ. Vệ sinh trường lớp,Vệ sinh cá nhân sạch sẽ - Trong lớp chăm chú nghe giảng, hăng say phát biểu - Tiếp tục bồi dưỡng cho HSKG, phụ đạo HS yếu. GDNGLL. Kiểm tra của khối trưởng. Ngày19 tháng 04 năm 2010 Duyệt của BGH. Ngày. tháng năm 2010
Tài liệu đính kèm: