Giáo án các môn lớp 3 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 2

Giáo án các môn lớp 3 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 2

I/ MỤC TIÊU

 Giúp HS :

- Biết cách tính trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần ở hàng chục hoặc hàng trăm).

- Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép trừ.

II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5)

- HS lên bảng làm bài 1, 2, 3 /7

- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS .

2. Bài mới

 

doc 42 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1162Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ 2 ngày 24 tháng 8 năm 2009
TOÁN
Tiết 6 TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ MỘT LẦN)
I/ MỤC TIÊU
 Giúp HS :
- Biết cách tính trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần ở hàng chục hoặc hàng trăm).
- Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép trừ.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS lên bảng làm bài 1, 2, 3 /7
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS .
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS thực hiện phép tính có 3 chữ số
* Phép trừ số 432 – 215
- GV viết lên bảng phép tính 432 – 215.
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- 1 HS lên bảng đặt tính.
- Hướng dẫn HS thực hiện phép tính trên.
 * 2 không trừ được 5, lấy 12 trừ 5 bằng 7, viết 7 nhớ 1
 * 1 thêm 1 bằng 2; 3trừ 2 bằng1, viết 1
 * 4 trừ 2 bằng 2, viết 2
 432
- 215
 217
- Gọi HS nhắc lại phép tính.
* Phép trừ số 627 – 143
- Tiến hành tương tự với phép trừ .
- Tiến hành các bước tương tự như với phép trừ 432 - 215.
Lưu ý : Phép trừ 432 - 215 = 217 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng chục.
- Phép trừ 627 - 143 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng trăm.
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành 
Bài 1 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 5 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở
- Yêu cầu học từng sinh vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình.
- HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- Chữa bài và cho điểm HS .
Bài 2 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS làm bài tương tự như với bài 1
* Lưu ý HS phép trừ có nhớ ở hàng trăm.
 746 555
 - 251 - 160
 495 395
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Tổng số tem của 2 bạn là bao nhiêu ?
- 335 con tem.
- Trong đó bạn Bình có bao nhiêu con tem ?
- 128 con tem.
- Bài toán yêu cầu tìm gì ?
- Tìm số tem của bạn Hoa.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 4 HS lên bảng lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 Giải:
 Số tem của bạn Hoa là :
 335 - 128 = 207 (con tem)
 Đáp số : 207 con tem
Bài 4- Yêu cầu 1 HS đọc phần tóm tắt.
- Đoạn dây dài bao nhiêu xăng - ti - mét ?
- 243 cm
- Đã cắt đi bao nhiêu xăng - ti - mét ?
- 27cm
- Bài toán hỏi gì ?
- Còn lại bao nhiêu xăng - ti - mét ?
- Cho HS dựa vào tóm tắt đọc thành đề toán.
- Có 1 sợi dây dài 243cm, người ta đã cắt đi 27cm. Hỏi phần còn lại bao nhiêu xăng - ti - mét ?
- Yêu cầu HS giải vào vở.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Gọi 1 HS nêu lại cách trừ các số có 3 chữ số.
- Về nhà làm bài 1,2,3 trang 8.
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
AI CÓ LỖI
 (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
A- Tập đọc
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó ( khuỷu, nguyệch,Cô-rét-ti, En-ri-cô) hoặc dể lẫ do ảnh hưởng của phương ngữ: nắn nót, làm cho, nổi giận,nên, lát sau, đến nỗ,lát nữa,xin lỗi,ói, vui lòng,...
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
2. Đọc hiểu
Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: kiêu căng, hối hạn, can đảm,thơ ngây,....
Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện.
Hiểu nghĩa của câu chuyện : Khuyên các em, đôí với bạn bè phải biết tin yêu và nhường nhịn, không nên nghĩ xấu về bạn bè.
B- Kể chuyện
Dựa vào trí nhớ và tranh minh hạo, kể lại được từng đoạnvà toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diến biến nội dung của câu chuyện.
Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét được lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện trong TV3/1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TẬP ĐỌC
1 . Ổn định tổ chức (1’)
2 . Kiểm tra bài cũ (5’)
GV gọi 2 HS lên bảng đọc lại bài “Hai bàn tay em” và yêu cầu HS nêu nội dung của bài.
GV nhận xét, cho điểm.
3 . Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’ )
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và giới thiệu : Đây là bức tranh vẽ đôi bạn thân En-ri-cô và Cô-ret-ti , hai bạn ngồi học cạch nhau. Có một làn, En-ri-cô hiều lầm Cô-rét-ti và giận bạn nhưng rồi sau đó, cách xử sự của Cô-rét-ti đã làm En-ri-cô hiểu bạn hơn và tình bạn của họ càng thêm gắn bó. Nội dung cụ thể của câu chuyện như thế nào ? Chúng ta cùng học bài, Ai có lỗi.
- GV ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 1 : Luyện đọc (30’)
Mục tiêu : 
- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai đã nêu ở phần mục tiêu. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Cách tiến hành : 
a, Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt . Chú ý thể hiện giọng đọc phù hợp với diễn biến nội dung của câu chuyện mà chủ yếu là suy nghĩ, tình cảm của nhân vật tôi:
+ Đoạn 1: Giọng đọc chậm, nhẹ nhàng.
+ Đoạn 2: giọng đọc hơi nhanh khi En- ri-cô giận bạn.
+ Đoạn 3 4 5 : trở lại giọng chậm, hơi trầm khi En-ri-cô bắt đầu hối hận.
+ Lời của Cô-rét-ti thân thiện, dịu dàng ; Lời của En-ri-cô trả lời bạn xúc động ; Lời của bố En-ri-cô nghiêm khắc .
b, Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
▶ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
- Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu, đọc từ đầu cho đến hết bài.
▶ Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc đoạn1 của bài.
- Theo dõi HS và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc.
- Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với từ kiêu căng.
- Kiêu căng là tự cho mình hơn người khác, trái nghĩa với kiêu căng là khiêm tốn. 
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 2, 3, 4, 5 tương tự như cách hướng dẫn đọc đoạn 1.
(Trong vòng đọc tiếp nối theo đoạn thứ nhất, khi có HS đọc hết đoạn 3, GV dừng lại để giải nghĩa từ hối hận, can đảm, dừng lại ở cuối đoạn 4 để giải nghĩa từ ngây. Có thể cho HS đặt câu với các từ này).
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn lần thứ 2. 
▶Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Gọi 2 nhóm tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.
▶ Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (8’)
Mục tiêu : 
 HS hiểu nội dung của câu chuyện.
Cách tiến hành : 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2.
- Câu chuyện kể về ai ?
- Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ?
 - GV: Vì hiểu lầm nhau mà En-ri-cô và Cô-rét-ti đã giận nhau . Câu chuyện tiếp diễn thế nao ? Hai bạn có làm lành với nhau được không ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 3.
- Yêu cầu HS đọc đoạn3 .
- GV hỏi : Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti ?
- En-ri-cô có đủ can đảm đẻ xin lỗi Cô-rét -ti không ?
GV: En-ri-cô thấy hối hận về việc làm cuả mình nhưng không đủ can đảm xin lỗi Cô-rét-ti . Chuyện gì đã sảy ra ở cổng trường sau giờ tan học, chúng ta tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4, 5.
- GV: Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ?
- Bố đã trách En-ri-cô như thế nào ? 
- Bố trách En-ri-cô như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
- Có bạn nói, mặc dù có lỗi nhưng En-ri-cô vẫn có điểm đáng khen. Em hãy tìm điểm đáng khen của En-ri-cô ?
- Còn Cô-rét-ti có gì đáng khen ?
Kết luận : Câu chuyện muốn khuyên các em, đối với bạn bè phải biết tin yêu và nhường nhịn, không nên nghĩ xấu về bạn bè.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5’)
Mục tiêu : 
Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
Cách tiến hành : 
- Gọi HS khá đọc đoạn 3, 4, 5.
- Chia HS làm nhám nhỏ, mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu các nhóm luyện đọc theo vai.
- Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm.
- Nhận xét , tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Quan sát tranh minh hoạ câu chuyện và nghe GV giới thiệu để chuẩn bị vào bài mới.
-Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS tiếp nối nhau đọc bài. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn cảu GV. Các từ dễ phát âm sai đã giới thiệu ở phần Mục tiêu .
- Tiếp nối nhau đọc lại bài, mỗi HS đọc1 câu.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV :
- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng.
- Tập ngắt giọng đúng khi đọc câu :
Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì/ Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi,/ làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu.//
-Trái nghĩa với kiêu căng là : khiêm tốn.
- HS lần lượt đọc các đoạn 2, 3, 4, 5 ( mỗi đoạn 1 HS đọc).
+ Chú ý đọc đúng lời đối thoại của các nhân vật:
- Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa,/ phải không / En-ri-cô ?( giọng đọc thân thiện, dịu dàng)
-Khôngbao giờ ! không bao giờ !// - tôi trả lời.// ( bgiọng xúc động).
-Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn/ vì con có lỗi.// Thế mà con lại giơ thước doạ đánh bạn.// ( giọng nghiêm khắc )
- 5 HS đọc bài, mỗi HS đọc 1 đoạn của bài . Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Mỗi nhóm 5 HS, lần lượt từng HS đọc 1 đoạn trong nhóm, các HS trong cùng nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 2 nhóm đọc bàii, các nhóm khác nghe và nhận xét.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Câu chuyện kể về En-ri-cô và Cô-rét-ti .
- Vì Cô-rét-ti vô tình chạm vàokhuỷu tay En-ri-cô, làm cây bút của En-ri-cô nguệch ra một đường rất xấu. Hiểu lầm bạn cố ý làm hỏ ... át được đơn xin vào Đội. TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội
II/ CHUẨN BỊ:
GV : mẫu đơn : Đơn xin vào Đội 
HS : Vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
Hãy nói những điều em biết về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 
Giáo viên kiểm tra vở của 3 – 4 học sinh viết đơn xin cấp thẻ đọc sách.
Nhận xét 
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên : trong các tiết Tập đọc và Tập làm văn tuần trước, các em đã được đọc một lá đơn xin vào Đội, nói những điều em đã biết về tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Trong tiết Tập làm văn hôm nay, dựa theo mẫu đơn xin vào Đội, mỗi em sẽ tập viết một lá đơn xin vào Đội của chính mình.
Ghi bảng.
Hoạt động 1:hướng dẫn viết đơn (17’)
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài.
+ Hãy nêu lại những nội dung chính của đơn xin vào Đội.
Giáo viên nghe học sinh trả lời, viết lại lên bảng.
Mở đầu viết tên Đội ( Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh) 
Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn
Tên của đơn : Đơn xin vào Đội
Tên người hoặc tổ chức nhận đơn.
Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, lớp, trường của người viết đơn.
Trình bày lí do, nguyện vọng của người viết đơn.
Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng
Họ tên và chữ ký của người làm đơn
+ Trong các nội dung trên, nội dung nào cần viết theo đúng mẫu, nội dung nào không cần viết hoàn toàn theo đơn mẫu ?
Giáo viên nhận xét : phần trình bày lí do, nguyện vọng của người viết đơn không cần viết theo khuôn mẫu vì khi viết đơn mỗi người có một lí do, nguyện vọng khác nhau, suy nghĩ khác nhau. Các nội dung còn lại cần viết theo mẫu cho rõ ràng, cụ thể.
Giáo viên gọi một số học sinh tập nói trước lớp về lá đơn của mình theo các nội dung cụ thể đã ghi trên bảng.
Giáo viên nhận xét và sửa lỗi cho học sinh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh : đơn viết phải đúng mẫu nhưng cần thể hiện được những hiểu biết của em về Đội, tình cảm tha thiết của em muốn được vào Đội. Ví dụ : “Từ lâu em đã mơ ước được đứng trong hàng ngũ Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, được đeo trên vai khăn quàng đỏ. Em đọc rất kĩ bản điều lệ của đội và càng hiểu đội là một tổ chức rất tốt giúp em rèn luyện trở thành người có ích cho Tổ quốc. Vì vậy em viết đơn này đề nghị Ban chỉ huy Liên đội xét cho em được vào đội, được thực hiện ước mơ từ lâu của mình. 
Được đứng trong hàng ngũ của đội, em xin hứa sẽ thực hiện tốt điều lệ đội, sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để xứng đáng là đội viên gương mẫu, là con ngoan, trò giỏi.”
Hoạt động 2: thực hành viết đơn (15’ )
Giáo viên cho học sinh thực hành viết đơn vào VBT.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Giáo viên cho lớp nhận xét theo các tiêu chí :
+Đơn viết có đúng mẫu không? (Trình tự của lá đơn, nội dung trong đơn, bạn đã kí tên trong đơn chưa?)
+ Cách diễn đạt trong lá đơn ( dùng từ, đặt câu )
+ Lá đơn viết có chân thực, thể hiện hiểu biết về Đội, tình cảm của người viết và nguyện vọng tha thiết muốn được vào Đội hay không ?
Giáo viên chấm điểm một số bài, nhận xét và tuyên dương những học sinh viết đúng lá đơn của mình.
Hát
Em hãy điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống trong mẫu đơn dưới đây :
Học sinh tiếp nối nhau trả lời, mỗi học sinh chỉ cần nêu 1 nội dung của đơn.
Học sinh trả lời 
Học sinh thực hành nói trước lớp. 
Học sinh thực hành viết đơn.
Cá nhân. 
Lớp nhận xét. 
4.Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
 Yêu cầu học sinh nhớ một mẫu đơn.
	GV nhận xét tiết học.
	Chuẩn bị bài : Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn.
TOÁN
Tiết 10 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
 Giúp HS: Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
 Biết giải bài toán về kém nhau một số đơn vị.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi HS lên bảng làm bài 1, 2, 3/11
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động1 : Luyện tập - Thực hành 
Bài 1 
- GV ghi lên bảng : 4 x 2 + 7
- Y/c HS nhận xét về 2 cách tính giá trị của biểu thức trên
Cách 1 : 4 x 2 + 7 = 8 + 7 = 15
Cách 2 : 4 x 2 + 7 = 4 x 9 = 36
- Trong 2 cách tính trên cách nào đúng, cách nào sai.
- Cách 1 đúng, cách 2 sai
- Y/c HS suy nghĩ và làm bài.
- 3 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở
- Gọi 1 HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức 
- Chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 2 - 1 HS nêu y/c của bài.
- Y/c HS quan sát hình vẽ và hỏi : Hình nào đã khoanh vào 1 phần 4 số con vịt ? vì sao?
- Hình a đã khoanh vào 1 phần tư số con vịt.Vì có tất cả 12 con vịt, chia thành 4 phần bằng nhau thì mối phần có 3 con vịt, hình a đã khoanh vào 3 con vịt
- Hình b đã khoanh vào 1 phần mấy số con vịt ? Vì sao ?
- Hình b đã khoanh vào 1 phần 3 số con vịt, vì có tất cả 12 con,chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần được 4 con vịt, hình b đã khoanh vào 4 con vịt.
Bài 3 - Gọi 1HS đọc đề bài
- Mỗi bàn có 2 HS. Hỏi 4 bàn như vậy có bao nhiêu HS ?
- Y/c HS suy nghĩ và tự làm bài
- 1 HS làm bảng bài, HS cả lớp làm vở
 Giải:
 Bốn bàn có số HS là :
 2 x 4 = 8 (HS)
 Đáp số: 8 HS
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 4 - Y/c 1 HS nêu y/c của bài
- Tổ chức cho HS thi xếp hình trong thời gian 2’, tổ nào có nhiều bạn xếp đúng nhất là tổ thắng cuộc.
- Xếp thành hình kiểu chiếc mũ
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
-Thầyâ vừa dạy bài gì
- Gọi 1HS nhắc lại cách tính giá trịcủa biểu thức. 
- Về nhà làm bài 1,2,5/12
- Nhận xét tiết học.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
I/ MỤC TIÊU
	-Kể tên một số bệnh đường hô hấp thườnh gặp ở cơ quan hô hấpnhw: viêm mũi, viêm họng, miêm phế quản, viêm phỏi.
	-Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG
Khởi động: Hát.
Bài cũ: vệ sinh hô hấp?
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì?
 + Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng? 
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Động não.
- Mục tiêu: Kể tên một số bệnh hô hấp thường gặp.
. Cách tiến hành.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại các bộ phận hô hấp. Sau đó Gv đề nghị Hs kể tên một số bệnh hô hấp thường gặp?
- Những bệnh hô hấp thường gặp : viên mũi, viêm họng, viên phế quản, viên phổi.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình SGK trang 10, 11.
- Gv yêu cầu Hs trao đổi với nhau trả lời câu hỏi
+ Hình 1, 2: Nam đã nói chuyện gì với bạn của Nan? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của Nam và bạn Nam? Nguyên nhân nào Nam bị viên họng? Bạn của Nam khuyên Nam điều gì ?
+ Hình 3: Bác sĩ khuyên Nam điều gì? Nam phải làm gì để khỏi bệnh?
+ Hình 4: Tại sao thầy giáo khuyên 2 bạn nhỏ phải mặc áo ấm, đội mũ, đi tất?
+ Hình 5: Điều gì đã khiến một bác sĩ đi qua phải dừng lại khuyên 2 bạn nhỏ đang ngồi ăn kem.
+ Hình 6: Khi bị viên khí quản, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nguyên nhân gì? Bệnh này thường có biểu hiện gì? Tác hại của nó?
- Gv chốt lại.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số cặp Hs lên trình bày. Nhóm khác bổ sung
- Gv giảng: Người bị viên phổi, viên khí quản thường bị ho sốt. Đối với trẻ em nếu không chữa trị kịp thời có thể gây tự vong do không thở được.
- Gv cho Hs thảo luận câu hỏi: Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh viên đường hô hấp?
- Gv chốt: Chúng ta phải mặc đủ ấm, không để lạnh cổ lạnh cổ, tay , chân, ăn đủ chất và không ăn đồ quá lạnh.
- Gv chốt lại
=> Các bệnh đường hô hấp thường gặp là: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Nguyên nhân : do bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng. Cách đề phòng: giữ ấm cho cơ thể, giữ vệ sinh mũi họng, ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên.
 * Hoạt động 3: Trò chơi
- Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại kiến thức đã học.
- Gv cho Hs chơi trò chơi “ Bác sĩ”. Một Hs đóng vai bệnh nhân, một Hs đóng vai bác sĩ.
- Yêu cầu: Bệnh nhân kể những biểu hiện của bệnh. Bác sĩ nêu được tên bệnh
- Gv nhận xét.
PP: Thảo luận nhóm.
Hs trả lời.
Số mũi, ho, đau họng, sốt.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs quan sát hình trong SGK.
Hs trao đổi với nhau.
Hs làm việc theo cặp.
Hs nhận xét.
Hs lắng nghe.
Hs cả lớp thảo luận.
Hs trình bày.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs từng cặp lên chơi.
Hs nhận xét
5 .Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Bệnh lao phổi.
Nhận xét bài học.
sinh ho¹t líp TuÇn 02
I/Mơc tiªu:
Giĩp h/s biÕt nhËn xÐt, ®¸nh gi¸ t×nh h×nh nỊ nÕp tuÇn 01
Giĩp häc sinh thùc hiƯn TÕt vui vỴ, an toµn, tiÕt kiƯm.
II/C¸c HD chđ yÕu: 
H§1: NhËn xÐt ®¸nh gi¸ nỊ nÕp tuÇn 01
TC cho líp tr­ëng nhËn xÐt ®¸nh gi¸ viƯc thùc hiƯn nỊ nÕp tuÇn 01
GV nhËn xÐt chung: 
§i häc : ®Çy ®đ, ®ĩng giê. - XÕp hµng: cßn chËm, ån
Sinh ho¹t 15': nghiªm tĩc . - TDGG: cßn lén xén, ch­a ®Ịu
VS líp: s¹ch sÏ. - VS chuyªn:cßn chËm , ch­a s¹ch
Lµm bµi: ch­a ®©ú ®đ. - ý thøc b¶o vƯ cđa c«ng: tèt
*TC xÕp lo¹i thi ®ua tuÇn 01
H§2: KÕ ho¹ch tuÇn 2
Thùc hiƯn kÕ ho¹ch cđa nhµ tr­êng triĨn khai.

Tài liệu đính kèm:

  • docKE HOACH BAI HOC LOP 3BTUAN 2.doc