Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Trương Á

Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Trương Á

Hoạt động 1: (23’) Luyện đọc:

- GV đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý giọng đọc của từng đoạn.

- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

+Đọc từng câu:

-Hướng dẫn phát âm: Ê-đi-xơn, nổi tiếng, đèn điện

 +Đọc từng đoạn:

- Giảng thêm các từ: ùn ùn kéo đến, đấm lưng thùm thụp.

-Đính bảng phụ hướng đọc câu:

+Đọc trong nhóm:

-Theo dõi các nhóm đọc.

-Nhận xét., tuyên dương.

Hoạt động 2: (12’) Hướng dẫn tìm hiểu bài:

H: Nói những điều em biết về Ê – đi – xơn?

+Câu chuyện Ê – đi – xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào?

+Bà cụ mong muốn điều gì?

+Vì sao cụ mong muốn như vậy?

+Mong muốn của cụ gợi cho Ê- đi – xơn ý nghĩ gì?

+Nhờ đâu mong ước cúa cụ được thực hiện?

+Theo em khoa học đã mang lại lợi ích gì cho con người?

 

docx 20 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021 - Trương Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai ngày 22 tháng 02 năm 2021
Tập đọc - Kể chuyện:
NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I. MỤC TIÊU
A. Tập đọc:
1.KT: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nội dung : Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người . 
2.KN: Đọc lưu loát, rành mạch bài văn. Trả lời được các câu hỏi cuối bài.
 Thảo luận, đóng vai kể lại được từng đoạn chuyện. Rèn KN mạnh dạn tự tin khi trình bày trước tập thể.
3.TĐ: Có thái độ tôn vinh các nhà bác học nổi tiếng.
B. Kể chuyện:
- Bước đầu biết cùng với các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo lối phân vai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK/31,TV3/2 phóng to.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TẬP ĐỌC
1. KTBC:(3’)
 - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài: Bàn tay cô giáo.
2.Bài mới: (44’) Giới thiệu bài (2’)
GV cho HS quan sát tranh minh hoạ.
Hoạt động 1: (23’) Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý giọng đọc của từng đoạn.
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
+Đọc từng câu:
-Hướng dẫn phát âm: Ê-đi-xơn, nổi tiếng, đèn điện
 +Đọc từng đoạn:
- Giảng thêm các từ: ùn ùn kéo đến, đấm lưng thùm thụp.
-Đính bảng phụ hướng đọc câu: 
+Đọc trong nhóm:
-Theo dõi các nhóm đọc.
-Nhận xét., tuyên dương.
Hoạt động 2: (12’) Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
H: Nói những điều em biết về Ê – đi – xơn?
+Câu chuyện Ê – đi – xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào?
+Bà cụ mong muốn điều gì?
+Vì sao cụ mong muốn như vậy?
+Mong muốn của cụ gợi cho Ê- đi – xơn ý nghĩ gì?
+Nhờ đâu mong ước cúa cụ được thực hiện?
+Theo em khoa học đã mang lại lợi ích gì cho con người?
- GV giới thiệu thêm về nhà bác học Ê- đi- xơn.
 Hoạt động 3: (7’) Luyện đọc lại:
- GV chọn 2 HS khá và cùng với 2 HS này đọc mẫu lại bài theo vai trước lớp. 
- Ycầu luyện đọc lại bài theo vai. (nhóm 3).
- Gọi 2 đến 3 nhóm thi đọc bài trước lớp.
- Nhận xét phần đọc bài của HS.
Kể chuyện
Hoạt động 1: (1’) Nêu nhiệm vụ:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 33, SGK.
 Hoạt động 2: (19’) Hướng dẫn phân vai, kể từng đoạn của câu chuyện:
- Giữ nguyên nhóm HS đã chia ở phần luyện đọc lại bài, yêu cầu HS phân vai dựng lại câu chuyện. GV theo dõi và giúp đỡ từng nhóm HS.
- GV gọi 2 đến 3 nhóm thi dựng lại câu chuyện trước lớp. (Có thể mỗi lần dựng là 4 nhóm tham gia, mỗi nhóm dựng lại một đoạn truyện)
- Nhận xét phần kể chuyện của HS.
3. Củng cố - dặn dò:(3’)
- Qua câu chuyện, em biết được những gì về nhà bác học Ê- đi- xơn? 
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Nhận xét tiết học. 
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Theo dõi và đọc thầm theo.
-Tiếp nối nhau đọc từng câu
-Đọc cá nhân-đồng thanh
-Đọc nối tiếp câu lượt 2.
- Đọc từng đoạn.
-Đọc chú giải.
-Đọc nối tiếp đoạn lượt 1
-Nhóm 4 em luyện đọc
-Đại diện nhóm đọc.
-Nhận xét.
- HS cả lớp đọc đồng thanh. 
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
-Xảy ra vào lúc Ê – đi – xơn chế ra đèn điện.
-Bà mong có chiếc xe không cần ngựa kéo mà lại đi rất êm.
-Ý nghĩ chế tạo một chiếc xe chạy bằng điện
-Nhờ óc sáng tạo kỳ diệu của Ê – đi – xơn
-Khoa học cải thiện cuộc sống của con người, làm cho con người sống sung sướng hơn.
- 2 HS tham gia đọc cùng GV, cả lớp theo dõi.
- Luyện đọc theo vai trong nhóm. 
- Thi đọc.
- Phân vai dựng lại câu chuyện Nhà bác học và bà cụ ( các vai: người dẫn chuyện, Ê- đi- xơn, bà cụ).
- HS tập kể theo nhóm, mỗi nhóm 3 HS đóng các vai: người dẫn chuyện, Ê- đi- xơn và bà cụ. 
 Ví dụ: điệu bộ, cử chỉ...
- Thi dựng lại câu chuyện trước lớp. 
- Cả lớp bình chọn nhóm kể hay nhất. 
-Ê-đi-xơn là nhà bác học vĩ đại, hết mình nghiên cứu khoa học, ông rất quan tâm đến cuộc sống của con người.
Bổ sung
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1.KT: Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
2.KN: - Gọi tên các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng. Biết xem lịch tờ (tờ lịch tháng, năm..)
3.TĐ: - Sử dụng thời gian giành cho việc học tập và vui chơi hợp lí có ích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 -Tờ lịch năm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: (3’) Bài số 1 tiết 105.
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới : Giới thiệu bài. (1')
Hoạt động 1: (16') làm BT 1 và 2 
Bài 1: 
- Yêu cầu HS quan sát tháng Một, tháng Hai, tháng Ba của tờ lịch năm 2012 rồi tự làm bài lần lượt theo các phần a), b), c):
a) - Ngày 3 tháng 2 là ngày thứ mấy?
- Ngày 8 tháng 3 là ngày thứ mấy?
- Ngày đầu tiên của tháng 3 là ngày thứ mấy?
- Ngày cuối cùng của tháng 1 là ngày thứ mấy?
b) - Thứ Hai đầu tiên của tháng 1 là ngày nào?
- Chủ Nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày nào?
- Tháng 2 có mấy thứ Bảy?
c) Tháng 2 năm 2004 có bao nhiêu ngày?
Bài 2: (Sử dụng tờ lịch năm 2012)
- Tiến hành như bài tập 1
Hoạt động 2: (12') Làm BT 3 và 4
Bài 3
- GV yêu cầu HS kể với bạn bên cạnh về các tháng có 31 ngày, 30 ngày trong năm.
Bài 4
- Cho HS nêu yêu cầu bài.
- Yc HS tự khoanh, sau đó chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò: (2’)
- Dặn dò: Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính.
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS lên bảng để kiểm tra 
- HS nhận xét 
- HS quan sát và trả lời ( chú ý không nêu tháng Giêng và tháng Chạp) 
- Xem lịch để trả lời 
- HS thực hành như bài 1
- Thực hành theo cặp.	 
- Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 
- Tự làm bài. 
- Chữa bài. 
Bổ sung
Thứ ba ngày 23 tháng 02 năm 2021
Toán:
HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH
I MỤC TIÊU:
1.KT:- Học sinh có biểu tượng về hình tròn ; biết tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. 
2.KN:- Bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm , và bán kính cho trước.
3.TĐ:- Có ý thức cẩn thận, chính xác.
II. . ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Compa, phấn màu. Một số đồ vật có hình tròn 
- Một số mô hình hình tròn và các hình đã học. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Bài số 2 tiết 106.
- Nhận xét.
2.Bài mới : Giới thiệu bài. (1')
GV nêu MT,YC tiết học 
Hoạt động 1: (12') Hình thành kiến thức
1. Giới thiệu hình tròn 
- GV đưa ra một số mô hình đã học trong đó có mô hình hình tròn và yêu cầu HS nêu tên các hình. 
- GV chỉ vào mô hình hình tròn và nói đây là hình tròn 
- GV đưa ra các vật có hình tròn và cho HS nêu tên hình đó. 
 2. Giới thiệu đường tâm, đường kính, đường bán kính của hình tròn 
- GV vẽ lên bảng hình tròn và ghi rõ tâm, đường kính, đường bán kính như SGK.
- GV yêu cầu HS gọi gọi tên hình. 
- GV chỉ vào tâm và đặt tên là 0.
- Tương tự GV chỉ vào đường kính AB và nói AB là đoạn thẳng đi qua tâm và cắt hình tròn tại 2 điểm A và B.
- GV vẽ đoạn thẳng đi qua tâm O và cắt hình tròn tại điểm M, thì OM gọi là bán kính của hình tròn tâm O có độ dài bằng nữa độ dài của đường kính AB.
3. Cách vẽ hình tròn bằng Compa 
- GV giới thiệu Compa. 
- Cách vẽ :
B1: Xác định độ dài trên Compa bằng thước thẳng 
B2: Đặt đầu nhọn của Compa vào vị trí muốn lấy tâm điểm làm điểm cố định, dùng tay di quay đầu bút chì đi một vòng. 
Hoạt động 2: (16') Luyện tập:
Bài 1:
- GV vẽ hình như SGK lên bảng. 
- GV yêu cầu HS nêu tên từng đường bán kính, đường kính, tâm của các hình tròn. 
Bài 2:
- GV cho HS nêu từng bước vẽ và tự vẽ. 
Bài 3:
- GV yêu cầu HS vẽ.
- GV hỏi:
* Độ dài đoạn thẳng OC dài hơn độ dài đoạn thẳng OD đúng hay sai, vì sao
* Độ dài đoạn thẳng OC ngắn hơn độ dài đoạn thẳng OM đúng hay sai,vì sao ? 
* Độ dài đoạn thẳng OC bằng một nữa độ dài đoạn thẳng CD đúng hay sai, vì sao?
 3. Củng cố - dặn dò: (2’)
- YC HS nêu các yếu tố của hình tròn.
- Dặn dò: Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài Vẽ trang trí hình tròn.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng kiểm tra
- HS nhận xét 
- HS theo dõi 
- HS trả lời: hình vuông, hình tam giác, hình tứ giác ...
- HS nhắc lại hình tròn. 
- Hình tròn 
- HS quan sát 
- Hình tròn 
- Tâm O
- Đường kính 
- Bán kính. 
- HS theo dõi 
- HS vẽ theo sự HD của GV.
- Bán kính OM, đường kính MN, tâm O.
- HS nêu và vẽ. 
- HS vẽ 
* Sai là vì OC và OD đều là bán kính của hình tròn độ dài bằng nữa độ dài đường kính CD 
* Sai là vì cả 2 đoạn thẳng OC và OM đều la bán kính 
* Đúng là vì OC là bán kính còn CD là đường kính của hình tròn tâm O
Bổ sung
Chính tả (Nghe –viết )
Ê - đi - xơn
I. MỤC TIÊU
1. KT: Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài Ê - đi - xơn. 
2. KN: Làm đúng bài tập điền các âm và thanh dễ lẫn (thanh hỏi / ngã).
3. TĐ: Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
- Bảng phụ viết ( 2 lần ) nội dung của bài tập 2b.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ(5’)
Chim sẻ, xẻ gỗ, ngả ba , lễ phép
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới:(25’)
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nghe viết :
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Giáo viên đọc đoạn văn.
- Yêu cầu hai em đọc lại, cả lớp đọc thầm. 
+ Những chữ nào trong bài được viết hoa ?
+ Tên riêng Ê - đi - xơn được viết như thế nào ?
- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấy bảng con và viết các tiếng khó.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
* Giáo viên đọc cho học sinh viết vào vở. 
* Nhận xét, chữa bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 : - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân 
- Giáo viên mở bảng phụ .
- 2 HS lên bảng thi làm bài và đọc câu đố.
- Cùng với cả lớp nhận xét, chốt lại câu đúng.
- Gọi 1 số HS đọc lại các câu đố đã điền dấu hoàn chỉnh.
 3. Củng cố - dặn dò:(3’)
 -Về nhà viết lại cho đúng những từ đã viết sai.
- Nhận xét tiết học
- 2 em lên bảng viết.
- Cả lớp viết vào giấy nháp .
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài. 
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc.
- 2 học sinh đọc lại bài, cả lớp đọc thầm.
+ Viết hoa những chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng Ê - đi - xơn.
+ Viết hoa chữ cái đầu tiên, có gạch ngang giữa các tiếng. 
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con một số từ như : Ê - đi - xơn, sáng kiến ...
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở. 
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì. 
- 1 em đọc yêu cầu BT.
- Học sinh làm bài 
- Hai em lên bảng thi làm bài.
- Cả lớp nhận xét bổ sung:  ... ..........................................................................................................................Thứ sáu ngày 26 tháng 02 năm 2021
Toán:
NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
1.KT: - Học sinh biết thực hiện phép nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số( có nhớ một lần ).
2.KN: - Vận dụng phép nhân để làm phép tính và giải toán.
3.TĐ: - Giáo dục HS chăm học.
II.Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: (3’) 
- GV nhận xét một số bài của HS .
2.Bài mới: Giới thiệu bài. (1')
Hoạt động 1: (8') Hình thành kiến thức
1. Giới thiệu phép nhân 1034 x 2
- GV viết lên bảng phép nhân : 1034 x 2
- GV cho HS dựa trên phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số để đặt phép nhân 
- GV hỏi: khi thực hiện phép nhân ta thực hiện tính bắt đầu từ đâu?
- HD HS cách đặt tính và tính như SGK.
2. Giới thiệu phép nhân 2125 x 3 (trường hợp nhân có nhớ một lần).
- GV tiến hành tương tự như cách đã hướng dẫn với phép nhân 1034 x 2.
- Lưu ý HS, phép nhân này có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục.
3. YC HS nhắc lại cách thực hiện phép nhân.
Hoạt động 2: (20') Luyện tập
Bài 1: GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV yêu cầu HS lần lượt trình bày cách đặt tính của mình đã thực hiện.
Bài 2(cột a) GV cho HS tiến hành như bài tập 1. 
-HS KG làm thêm bài tập 2b.
- Theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3:- GV gọi 1HS đọc đề toán và tự giải.
 - GV chữa bài. 
Bài 4: (cột a) GV cho HS nêu yc bài toán. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. HS KG làm thêm bài tập 4b.
- Chữa bài. 
3. Củng cố - dặn dò:(3’)
- Củng cố bài: Nêu lại cách nhân số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
- Dặn dò: Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc phép nhân : 1034 x 2
- 2 HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính vào nháp. 
- Ta bắt đầu từ hàng đơn vị, rồi đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn (tính từ phải sang trái).
- HS đặt tính và tính tương tự như bài trên.
- HS nêu.
- 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài.
- HS trình bày trước lớp. 
- HS đặt tính rồi tính.
- Chữa bài.
- HS thực hiện.
- Tính nhẩm.
 - 2 HS lên bảng làm bài. 
 - Lớp nhận xét. 
Bổ sung
Chính tả (Nghe - viết)
MỘT NHÀ THÔNG THÁI
I. MỤC TIÊU
1. KT: - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
2. KN: - Làm đúng bài tập BT2b và 3b. 
3. TĐ: - Có ý thức viết đúng chính tả và rèn chữ - giữ vở. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
- GV: Bảng lớp ghi sẵn nội dung bài tập 2b và 3b SGK/38. 4 tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT 2b, 3b.
- HS: Vở, bút, bảng con, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KTBC: (2’) Gọi 3 HS lên bảng, đọc cho HS viết các từ ngữ cần chú ý của tiết chính tả trước.
- Nhận xét, ghi điểm HS.
2.Bài mới: (30’) Giới thiệu bài: (1’)
Hoạt động 1: (20’) HD HS viết chính tả 
a) GV đọc mẫu lần 1.
- Hỏi: Em biết gì về Trương Vĩnh Kí?
 b) HD trình bày: (Tiến hành như tiết trước)
c) H.dẫn HS viết tiếng khó rồi luyện viết vào bảng con. GV theo dõi uốn nắn.
d) Đọc cho HS viết bài. Theo dõi, giúp đỡ những HS viết chậm.
e) Chấm 5 - 7 bài, hdẫn chữa bài. 
Hoạt động 2: (10’) HD HS làm BT 2b:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân. 
- Mời 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
- Chữa bài.
 3. Củng cố - dặn dò:(3’)
- Dặn HS ghi nhớ các từ cần phân biệt trong bài.
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS viết trên bảng lớp. Cả lớp viết vào vở nháp: ướt đẫm, lực lưỡng, ngỏ lời, ngõ phố.
- Theo dõi GV đọc, sau đó 1 HS đọc lại. 
- HSTL
- Đoạn văn có 4 câu.
- Những chữ đầu câu phải: Ông, Nhà, Người và tên riêng viết hoa Trương Vĩnh Kí. 
 - HS tìm:Trương Vĩnh Kí, sử dụng, ngôn ngữ.
- HS nghe GV đọc và viết lại đoạn văn.
- HS đổi vở, soát lỗi.
- HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS làm bài vào VBT. 
- 2 HS làm bảng lớp, sau đó đọc kết quả. 
- HS chữa bài theo đáp án đúng: 
Thước kẻ - thi trượt - dược sĩ
Bổ sung
Toán+:
TUẦN 22
Mục tiêu:
KT: Thực hiện được nhân số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
KN: Rèn kỹ năng giải toán.
TĐ: Yêu thích môn toán, rèn tính cẩn thận
Đồ dung dạy học: Vở thực hành
Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Khởi động
Ôn tập
Bài 1: Tính
1223 
 x 4 
2035
 x 2 
2720 
 x 3 
1120 
 x 5
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
1242 x 3
2018 x 2
3250 x 3
4116 x 2
-Nhận xét
Bài 2: Mỗi ngày Nam chạy thể dục được 1200m. Hỏi trung bình mỗi tuần, Nam chạy thể dục được bao nhiêu mét ?
-Nhận xét.
- Nêu
3.Củng cố- Dặn dò
-Làm vào vở
- 3 Hs lên bảng
- Nhận xét
- Làm vở
-2 Hs lên bảng
- Nhận xét
- Đọc đề, nêu yêu cầu và giải.
-Lắng nghe
Bổ sung
CHIỀU:
Tập làm văn
NÓI, VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
I. MỤC TIÊU 
1.KT:- Giúp học sinh nói, viết được một vài điều về người lao động trí óc.
2.KN:- Kể được một vài điều về một người lao động trí óc theo gợi ý (BT1). Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 7câu) (BT2) 
3.TĐ: - Giáo dục học sinh có ý thức tôn trọng những người lao động trí óc. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
- Tranh minh hoạ của một số nhà trí thức: 
- Bảng lớp viết sẵn gợi ý kể về một người lao động trí óc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của giáo viên
1.KTBC: (2’) - GV mời 2 HS lên bảng yêu cầu:
+ HS 1 nhìn và nói về người trí thức trong 1 bức tranh của bài tập 1, tập làm văn tuần 21.
+ HS 2 kể lại câu chuyện Nâng niu từng hạt giống.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
2.Bài mới: Giới thiệu bài: (1’) 
Hoạt động 1: (12’)Làm bài tập 1, kể về người lao động trí óc.
- GV gọi 1 HS đọc ycầu BT 1 và CH gợi ý.
- GV: Các em hãy suy nghĩ và giới thiệu về người mà mình định kể: Người đó là ai? Làm nghề gì? Để cho thuận tiện khi kể về người lao động trí óc, em nên chọn kể về người em biết, ở gần em hoặc những người em đã được tìm hiểu qua sách báo hoặc em cũng có thể kể lại về những người lao động trí óc em được tìm hiểu qua các bài tập đọc, chính tả,...của phân môn Tiếng Việt.
- GV HD HS về trình tự bài nói (như gợi ý), giúp HS bổ sung thêm nội dung cụ thể của từng phần. 
- Yêu cầu một vài em nói mẫu trước lớp. 
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh dựa vào gợi ý nói cho nhau nghe.
- Gọi 5 đến 7 HS nói trước lớp, nhận xét và chỉnh cho bài của HS.
Hoạt động 2: (18’) Làm bài tập 2, viết về người lao động trí óc.
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự viết bài đã nói của mình vào vở. Nhắc HS khi viết phải chú ý diễn đạt thành câu, dùng dấu chấm để phân tách các câu cho bài rõ ràng.
- Gọi 3 đến 5 HS đọc bài trước lớp, yêu cầu HS cả lớp cùng theo dõi.
- Nhận xét và cho điểm HS.
 3. Củng cố - dặn dò:(3’)
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS tiếp nối nhau kể trước lớp, mỗi HS nêu tên một người mà mình định kể và nghề của người đó.Ví dụ: 
+ Em kể về bố, bố em là bác sĩ.
+ Em kể về bác hàng xóm nhà em, bác ấy là biên tập viên nhà xuất bản.
+ Em kể về mẹ, mẹ em là giáo viên.
+ Em kể về ông nội, ông em là kĩ sư...
- Nghe giảng.
- Làm việc theo cặp
- 2 HS nói trước lớp. Lớp nhận xét.
- HS nói trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- HS tự làm bài vào vở.
- Một số HS cầm vở đọc bài viết.
Bổ sung
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1.KT:- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số( có nhớ 1 lần).
2.KN:- Rèn kĩ năng nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số ( có nhớ một lần ).
3.TĐ:- Có ý thức cẩn thận, chính xác.
II .ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ: (3’) 
 - Bài số 2 tiết trước.
- Nhận xét.
2.Bài mới : Giới thiệu bài. (1')
Hoạt động 1: (12') Làm bài tập 1, 2
Bài 1: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- GV chữa bài. 
Bài 2 (cột 1,2,3): 
- Bài tập yêu cầu ta làm gì ?
- Hướng dẫn cách làm và yc HS làm bài.
HS giỏi làm thêm cột 4.
Bài 3: 
- GV gọi 1 HS đọc đề toán. 
- Hỏi phân tích đề giúp HS tìm cách giải.
- GV yêu cầu HS làm bài. Chữa bài. 
Bài 4 (cột3,4): 
- GV treo bảng phụ lên. 
- Yêu cầu HS đọc các số trong cột thứ 2. 
Và cho biết vì sao ô trống này viết số 119?
- Vì sao ô trống này là số 678 ?
- YC HS tự làm bài. HS giỏi làm bài tập 4 (cột 3, 4) 
- GV chữa bài. 
3. Củng cố - dặn dò:(3’)
- Dặn dò: Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
- Nhận xét tiết học.
- 4 HS lên bảng kiểm tra 
- HS nhận xét 
- Viết các tổng thành phép nhân rồi ghi kết quả. 
- Nghe giảng bài, sau đó làm bài. 
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét. chữa bài.
- Viết số thích hợp vào ô trống 
- HS nghe giảng bài và sau đó làm vào vở.
- 1 HS đọc đề toán tóm tắt rồi giải
- TLCH.
- Tự làm bài. Chữa bài.
- HS đọc bảng số.
- Vì dòng thứ 2 là các số của dòng thứ nhất thêm vào 6 đơn vị.
 113 + 6 = 119
- Vì số đã cho gấp lên 6 lần. 
Số đã cho là 113 gấp lên 6 lần là : 
 113 x 6 = 678
- Làm bài rồi chữa bài.
Bổ sung
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
Tổng kết tuần 22
I. MỤC TIÊU :
- Thấy được ưu, khuyết điểm trong tuần, ưu điểm phát huy, khuyết điểm khắc phục sửa chữa.
- Đề ra phương hướng tuần tới.
- Giáo dục ý thức tự giác, góp ý phê bình, tinh thần đoàn kết trong học tập.
II .ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - HS: Theo dõi tuần qua; GV : Kế hoạch tuần tới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Ổn định:
2. Sinh hoạt: 
 a. Sinh hoạt văn nghệ.
 b. Nêu ND sinh hoạt.
* GV tổng hợp ý kiến nêu:
+ Những HS chưa thuộc bài, làm bài trước khi đến lớp :
 + Những HS hay quên sách vở, ĐDHT: 
+Những HS hay nói chuyện riêng trong giờ học: 
+ Những HS xếp hàng còn mất trật tự:
+ Những HS hay ăn quà vặt, xả rác bừa bãi:
*Tổng hợp chung: ưu, khuyết điểm tuần qua, ưu điểm phát huy, khuyết điểm khắc phục sửa chữa.
c. Kế hoạch tuần tới.
- Tiếp tục xây dựng, ổn định nền nếp lớp sau tết. 
- Thi đua học tốt: 
+ Tiếp tục nền nếp truy bài đầu giờ.
+ Tiếp tục thi đua đạt nhiều điểm tốt.
+ Tích cực rèn chữ, giữ vở.
+ Tích cực giúp bạn yếu vươn lên trong học tập. 
3. Nhận xét, dặn dò
- Hát
- Hát, kể chuyện, đọc thơ...
- Các tổ báo cáo.
Tổ 1: ..
Tổ 2: .
Tổ 3: .
- Lớp trưởng báo cáo: ..
- Nghe, ý kiến, bổ sung.
Bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_3_tuan_22_nam_hoc_2020_2021_truong_a.docx