CHÍNH TẢ
Nghe - Viết : ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong truyện “Ông tổ nghề thêu”
- Làm đúng bài tập phân biệt tr/ ch; dấu hỏi/ dấu ngã.
II. Đồ dùng dạy học :
- Phấn màu, vở bài tập Tiếng Việt in.
- Bảng phụ viết nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học :
Thứ ba ngày 3 tháng 2 năm 2009 chính tả Nghe - Viết : Ông tổ nghề thêu I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong truyện “Ông tổ nghề thêu” - Làm đúng bài tập phân biệt tr/ ch; dấu hỏi/ dấu ngã. II. Đồ dùng dạy học : - Phấn màu, vở bài tập Tiếng Việt in. - Bảng phụ viết nội dung bài tập. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a/ kiểm tra bài cũ: - Viết bảng: xao xuyến, sáng suốt, xăng dầu, sắc nhọn *Kiểm tra, đánh giá - 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con theo lời đọc của HS. - Nhận xét, cho điểm. b/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: như mục I *Trực tiếp. - GV giới thiệu, ghi tên bài 2/ Hướng dẫn HS nghe,viết: a)Hướng dẫn HS chuẩn bị: - Đọc đoạn văn cần viết chính tả. - Giúp HS nhận xét: + Nội dung đoạn viết + Trình bày đoạn viết như thế nào? *Vấn đáp, thực hành. - GV đọc, 1 HS khá đọc, cả lớp đọc thầm theo . - HS trả lời các câu hỏi. - HS đọc thầm lại bài, tự ghi nhớ những chữ mình dễ viết sai để không mắc lỗi khi viết bài. b) GV đọc, HS viết bài vào vở: - Đọc từng cụm từ cho HS nghe,viết. - Đọc soát bài.(HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở) - GV đọc mỗi câu 3 lần và theo dõi, uốn nắn HS. - GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết. c)Chấm, chữa bài. - GV chấm 5 bài để nhận xét từng bài: chữ viết, nội dung, cách trình bày. 3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài tập 1: Điền tr/ ch vào chỗ trống Trần Quốc Khái thông minh, chăm chỉ học tập nên đã trở thành tiến sĩ, làm quan to trong triều đình nhà Lê. Được cử đi sứ Trung Quốc, trước thử thách của vua nước láng giềng, ông đã xử trí rất giỏi làm cho mọi người phải kính trọng. Ông còn nhanh trí học được nghề thêu của người Trung Quốc để truyền lại cho nhân dân. Bài tập 2: Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm: Lê Quý Đôn sống vào thời Lê. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh. Năm 26 tuổi, ông đỗ tiến sĩ. Ông đọc nhiều, hiểu rộng, làm việc rất cần mẫn. Nhờ vậy, ông viết được hàng chục cuốn sách nghiên cứu về lịch sử, địa lí, văn học..., sáng tác cả thơ lẫn văn xuôi. Ông được coi là nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa. * Luyện tập. - GV chọn cho HS làm bài tập 1 hay 2. HS làm bài cá nhân. - Chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, một số HS đọc lại đáp án đúng. C/ Củng cố, dặn dò. - GV rút kinh nghiệm giờ học. - GV yêu cầu những HS viết bài chính tả chưa đạt về nhà viết lại; cả lớp đọc lại các bài tập, ghi nhớ chính tả. - GV nhận xét, dặn dò. chính tả Nhớ - viết: bàn tay cô giáo I. Mục tiêu: - Nhớ - viết đúng chính tả, trình bày đúng, sạch đẹp bài “Bàn tay cô giáo”. - Làm đúng các bài tập phân biệt tr/ ch; dấu hỏi/ dấu ngã. II. Đồ dùng dạy học : - Phấn màu, vở bài tập Tiếng Việt in. - Bảng phụ viết nội dung bài tập. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *ổn định tổ chức. A/ Kiểm tra bài cũ: - Viết bảng: tri thức, nhìn trăng, tia chớp, trêu chọc *Kiểmtra, đánhgiá - 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con theo lời đọc của HS. - Nhận xét, cho điểm. B/ bài mới: 1/ Giới thiệu bài: như mục I *Trực tiếp. -GV giới thiệu, ghi tên bài. 2/ Hướng dẫn HS nghe,viết: a)Hướng dẫn HS chuẩn bị: - Đọc bài thơ cần nhớ, viết chính tả. - Hướng dẫn nhận xét nội dung và cách trình bày bài thơ. *Vấn đáp, thực hành. -GV đọc một lần bài thơ. - 2 HS đọc thuộc. - HS trả lời câu hỏi. - HS đọc thầm bài thơ, ghi nhớ các từ mình dễ mắc lỗi khi viết bài. b) HS viết bài vào vở: - HS viết bài và GV theo dõi, uốn nắn HS. - GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết. c) Chấm, chữa bài. - GV chấm 5 bàiđể nhận xét từng bài: chữ viết, nội dung, cách trình bày. 3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài tập 1: Điền vào chỗ trống tr/ ch Trí thức là những người chuyên làm các công việc trí óc như dạy học, chữa bệnh, chế tạo máy móc, nghiên cứu khoa học. Cùng với những người lao động chân tay như công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức đang đem hết trí tuệ và sức lực của mình xây dựng non sông gấm vóc của chúng ta. Bài tập 2: Đặt dấu hỏi/ dấu ngã trên chữ in đậm Trên ruộng đồng, trong nhà máy, trên lớp học hay trong bệnh viện, ở đâu, ta cũng gặp những trí thức đang lao động quên mình. Các kĩ sư nông nghiệp nghiên cứu giống lúa mới, kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi mới. Các kĩ sư cơ khí cùng công nhân sản xuất máy móc, ô tô. Các thầy giáo, cô giáo dạy ta thành người có ích cho xã hội. Các bác sĩ chữa bệnh cho dân. * Luyện tập. - HS đọc yêu cầu của bài tập, làm bài cá nhân. - Chữa bài trên bảng phụ, đọc đáp án đúng. C/ Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - GV nhắc HS về nhà đọc lại bài tập, ghi nhớ chính tả. - GV nhận xét, dặn dò.
Tài liệu đính kèm: