CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT : LIÊN HỢP QUỐC
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài “Liên hợp quốc”. Viết đúng các chữ số.
- Làm bài tập phân biệt tr/ch; êt/êch.
II. Đồ dùng dạy học :
- Phấn màu, vở bài tập Tiếng Việt in. Bảng phụ viết nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học :
Thứ ba ngày 7 tháng 4 năm 2009 chính tả Nghe - Viết : liên hợp quốc I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài “Liên hợp quốc”. Viết đúng các chữ số. - Làm bài tập phân biệt tr/ch; êt/êch. II. Đồ dùng dạy học : - Phấn màu, vở bài tập Tiếng Việt in. Bảng phụ viết nội dung bài tập. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *ổn định tổ chức. a/ kiểm tra bài cũ: - Viết bảng các từ: bác sĩ, mỗi sáng, xung quanh, thị xã. *Kiểm tra, đánh giá - 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con theo lời đọc của HS. - Nhận xét, cho điểm. b/ bài mới: 1/ Giới thiệu bài: như mục I *Trực tiếp. - GV giới thiệu, ghi tên bài 2/ Hướng dẫn HS nghe,viết: a)Hướng dẫn HS chuẩn bị: - Đọc đoạn văn cần viết chính tả. + Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục đích gì? (Bảo vệ hoà bình, tăng cường hợp tác và phát triển giữa các nước.) + Có bao nhiêu thành viên tham gia Liên hợp quốc? (191 nước và vùng lãnh thổ.) + Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc vào lúc nào? (20-9-1977.) Lưu ý: vùng lãnh thổ (nói trong bài chính tả) chỉ những vùng được công nhận là thành viên Liên hợp quốc nhưng chưa hoặc không phải là quốc gia độc lập. - Tập viết từ ngữ dễ viết sai chính tả. *Vấn đáp, thực hành. - GV đọc, 1 HS khá đọc, cả lớp đọc thầm theo . - HS trả lời các câu hỏi. - HS đọc thầm lại bài, tự ghi nhớ những chữ mình dễ viết sai để không mắc lỗi khi viết bài. - HS lên bảng, GV đọc cho các em viết các chữ số trong đoạn văn (24-10-1945, tháng 10 năm 2002, 191, 20-9-1977). Nhắc HS chú ý viết các dấu nối giữa các chữ số chỉ ngày, tháng, năm. b) GV đọc, HS viết bài vào vở: - Đọc từng cụm từ cho HS nghe,viết. - Đọc soát bài.(HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở) - GV đọc mỗi câu 3 lần và theo dõi, uốn nắn HS. - GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết. c)Chấm, chữa bài. - GV chấm 5 bài để nhận xét từng bài: chữ viết, nội dung, cách trình bày. 3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài tập 1. Chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống? a) buổi chiều – thuỷ triều – triều đình chiều chuộng – ngược chiều – chiều cao b) hết giờ - mũi hếch – hỏng hết – lệt bệt – chênh lệch. * Luyện tập. - HS đọc bài tập a hoặc b và tự làm bài. - GV mời 4 HS thi làm bài trên bảng. Đọc kết quả. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Nhiều HS đọc lại các từ ngữ đã điền tiếng hoàn chỉnh. Bài tập 2. Chọn hai từ ngữ mới được hoàn chỉnh ở bài tập 1, đặt câu hỏi với mỗi từ đó. - GV nêu yêu cầu: HS chọn 2 từ vừa hoàn thành ở bài tập a hoặc b để đặt câu với mỗi từ đó. Chú ý viết câu đúng chính tả. Ví dụ: a) Buổi chiều hôm nay, bố em ở nhà. / Thuỷ triều là một hiện tượng tự nhiên ở biển. / Cả triều đình được một phen cười vỡ bụng. / Em bé được cả nhà chiều chuộng. / Em đi ngược chiều gió. / Chiều cao của ngôi nhà là 20 mét. b) Hết giờ làm việc, mẹ mới đón em. / Bạn Nam có cái mũi hếch rất ngộ. / Công việc thế là hỏng hết. / Bác em ốm lệt bệt mãi mới khỏi. / Nhiệt độ trong nhà và ngoài trời rất chênh lệch. - HS đọc yêu cầu. - HS tự làm bài. GV phát giấy và bút dạ cho một số HS. - Những HS làm bài trên giấy, dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, nội dung câu văn. - HS làm bài vào vở bài tập. C/ Củng cố, dặn dò. - GV rút kinh nghiệm giờ học. - GV yêu cầu những HS viết bài chính tả chưa đạt về nhà viết lại; cả lớp đọc lại các bài tập, ghi nhớ chính tả. - GV nhắc HS ghi nhớ nội dung bài chính tả “Liên hợp quốc”. - GV nhận xét, dặn dò. chính tả Nhớ - viết: một mái nhà chung I. Mục tiêu: - Nhớ – viết đúng ba khổ thơ đầu của bài “Một mái nhà chung”. - Làm đúng các bài tập phân biệt tr/ch hoặc êt/êch. II. Đồ dùng dạy học : - Phấn màu, vở bài tập Tiếng Việt in. Bảng phụ viết nội dung bài tập. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *ổn định tổ chức. A/ Kiểm tra bài cũ: - Viết bảng lớp 4 từ bắt đầu bằng tr/ ch. *Kiểmtra, đánhgiá - 2 HS viết bảng lớp. - Nhận xét, cho điểm. B/ bài mới: 1/ Giới thiệu bài: như mục I-GV giới thiệu, ghi tên bài. *Trực tiếp. 2/ Hướng dẫn HS nghe,viết: a)Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc 3 khổ thơ đầu của bài thơ. 2 HS đọc thuộc lòng. - HS nhìn SGK nêu nhận xét chính tả: + Những chữ nào phải viết hoa? (Các chữ đầu bài, đầu đoạn, đầu câu) *Vấn đáp, thực hành. - 2 HS đọc. - HS trả lời câu hỏi. - HS đọc thầm quan sát ba khổ đầu, ghi nhớ các từ mình dễ mắc lỗi khi viết bài. b) GV đọc, HS viết bài chính tả: - Đọc từng cụm từ cho HS nghe,viết. - Đọc soát bài.(HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở) - GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết. - GV đọc mỗi câu 3 lần và theo dõi, uốn nắn HS. c) Chấm, chữa bài.- GV chấm 5 bàiđể nhận xét từng bài: chữ viết, nội dung, cách trình bày. 3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài tập: Điền vào chỗ trống a) tr/ ch ? Mèo con đi học ban trưa Nón nan không đội, trời mưa ào ào Hiên che không chịu nép vào Tối về sổ mũi còn gào “meo meo”. b) êch/ ết ? - Ai ngày thường mắc lỗi Tết đến chắc hơi buồn Ai được khen ngày thường Thì hôm nào cũng tết. * Luyện tập. - GV chọn cho HS làm bài tập a hay b. - GV mời 3 HS thi làm bài trên bảng , đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, chốt lại lời giải đúng. - Nhiều HS đọc lại bài thơ, câu thơ đã điền âm, vần hoàn chỉnh. C/ Củng cố, dặn dò. - GV dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ, tiếp tục chuẩn bị nội dung viết thư cho một bạn nước ngoài; đọc lại “ Thư gửi bà” (Tiếng Việt 3, tập một, trang 81) để nhớ thể thức viết một lá thư (chuẩn bị tốt cho tiết Tập Làm Văn tới). - GV nhận xét, dặn dò.
Tài liệu đính kèm: