Giáo án Đạo đức lớp 4

Giáo án Đạo đức lớp 4

Môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hơn 22 vạn người chết vì các loại bệnh tật do nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm (theo số liệu trong đề tài CNKH cấp bộ mã B2002-49-08, Vụ Giáo viên chủ trì). Một trong những nguyên nhân gây ra là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu.

Trong chương trình giáo dục tiểu học, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được thực hiện theo hướng tích hợp vào các môn học.

Nguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường:

- Tích hợp nhẹ nhàng, tự nhiên, đưa vào các môn học có hệ thống, khoa học, phù hợp với học sinh, không trùng lặp, không gây quá tải ảnh hưởng đến quá trình dạy – học.

 

doc 40 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1303Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH KHÁNH HÒA
ÑAÏO ÑÖÙC LÔÙP 4
(Tài liệu giảng dạy dành cho giáo viên)
PHẦN I
GIÁO DỤC BẢO VỆ 
MÔI TRƯỜNG
GIAÙO DUÏC BAÛO VEÄ MOÂI TRÖÔØNG
CHO HOÏC SINH TIEÅU HOÏC
Môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hơn 22 vạn người chết vì các loại bệnh tật do nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm (theo số liệu trong đề tài CNKH cấp bộ mã B2002-49-08, Vụ Giáo viên chủ trì). Một trong những nguyên nhân gây ra là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu.
Trong chương trình giáo dục tiểu học, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được thực hiện theo hướng tích hợp vào các môn học.
Nguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường:
- Tích hợp nhẹ nhàng, tự nhiên, đưa vào các môn học có hệ thống, khoa học, phù hợp với học sinh, không trùng lặp, không gây quá tải ảnh hưởng đến quá trình dạy – học.
- Nội dung GDBVMT phải có liên quan đến nội dung kiến thức trong chương trình.
- Những hiện trạng môi trường giáo viên đưa ra phải gần gũi, dễ hiểu đối với học sinh. Tùy theo thực tế địa phương mà giáo viên có thể lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp. 
I. Những điều kiện của nhà trường, lớp học để thực hiện nội dung GDBVMT:
1. Xây dựng môi trường thiên nhiên phong phú:
- Trồng nhiều các loại cây khác nhau: Cây ăn quả, bóng mát, rau, hoa, cỏ
- Có thể có khu nuôi các con vật không gây ảnh hưởng đến môi trường học tập và sức khỏe để tạo điều kiện cho học sinh quan sát, chăm sóc các con vật.
2. Tiết kiệm trong tiêu dùng:
- Làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu có sẵn, rẻ tiền hoặc vỏ hộp các đồ đã dùng (lốp xe cũ, dây thừng, tấm ván, bìa giấy, gạch, sỏi)
- Có thùng, hộp để bảo quản đồ dùng, đồ chơi sau khi sử dụng.
- Có bể chứa nước, có van khóa vòi.
- Có nội quy hướng dẫn sử dụng tiết kiệm điện, nước.
3. Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ:
- Đặt thùng rác ở nơi để học sinh và phụ huynh có thể vứt rác thuận tiện. Thùng rác phải có nắp đậy, rác được đổ, xử lý và thùng rác phải rửa sạch hàng ngày.
- Cống phải có nắp đậy, thường xuyên khơi thông hệ thống cống rãnh.
- Mở các cửa lớp, đảm bảo tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên.
- Dọn vệ sinh lớp học thường xuyên.
4. Xây dựng nếp sống lành mạnh:
- Có đầy đủ phòng, lớp cho học sinh học tập và tham gia các hoạt động ngoại khóa.
- Có nhà vệ sinh riêng cho học sinh - giáo viên; nam - nữ.
5. Thu hút học sinh tham gia bảo vệ môi trường của trường, lớp:
- Tổ chức cho học sinh tham gia lao động: dọn vệ sinh, thu gom rác thải sân trường, trồng và chăm sóc cây xanh
- Hướng dẫn học sinh tham gia phân loại rác và biết một số cách xử lý rác thông thường, đảm bảo vệ sinh.
II. Đối với lớp học cần có: 
- Góc thiên nhiên để học sinh gieo trồng, làm thí nghiệm hoặc chăm sóc cây xanh.
- Có đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt của học sinh nhất là các trường có tổ chức bán trú (chậu, khăn mặt, ca uống nước, bình đựng nước uống, chăn, gối, nơi cho học sinh rửa tay)
- Khuyến khích giáo viên, học sinh làm các đồ dùng làm từ nguyên vật liệu sẵn có của địa phương. Đồ dùng học tập được được sắp xếp gọn gàng, tiện dụng, dễ lấy; 
- Có thùng đựng rác, có dầy đủ dụng cụ để học sinh tham gia các buổi lao động vệ sinh trường lớp (chổi, bình tưới cây, khăn, xô, chậu)
- Có lịch vệ sinh trường, lớp hàng ngày, hàng tuần cụ thể, rõ ràng cho từng khối, lớp, học sinh.
III. Những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường:
- Tổ chức ngày lao động cho học sinh và giáo viên để dọn dẹp trường lớp, đường phố, khu vực xung quanh trường
- Đặt các thùng rác trong sân trường, lớp học, hành lang hoặc tại nhà và những nơi công cộng.
- Sử dụng tiết kiệm điện: Tắt điện sau khi ra khỏi phòng, sử dụng nguồn sáng, nguồn gió thiên nhiên, phơi quần áo ngoài trời... 
- Tiết kiệm nước: Quét đường hơn là dùng vòi phun, tưới cây vào sáng sớm và chiều muộn để giảm thiểu sự bay hơi của nước, sử dụng máy giặt, máy rửa bát khi thật sự cần thiết để tiết kiệm điện, nước
- Tiết kiệm thức ăn: Thức ăn thừa dùng để làm thức ăn gia súc hoặc làm phân.
- Gom những vật liệu bỏ đi: sách báo cũ, vỏ hộp, giấy một mặt, mẫu gỗ để làm đồ dùng học tập.
IV. Một số hình thức khai thác nội dung giáo dục bảo vệ môi trường:
+ Quan sát:
Gợi ý cho học sinh quan sát các vấn đề gần gũi, thiết thực xung quanh:
- Môi trường lớp học, khu dân cư gần trường học, nơi cư trú...
- Nguồn nước sạch, nguồn nước bị ô nhiễm, quan sát bụi khói trong không khí.
- Các hoạt động lao động của người lớn: lau dọn, sắp xếp đồ dùng,. để làm sạch môi trường.
Học sinh nhận xét, đánh giá về môi trường nơi đó và tìm biện pháp khắc phục.
+ Hoạt động thực tiễn:
- Tổ chức các hoạt động lao động vừa sức với học sinh (cần chuẩn bị đồ dùng cần thiết, thời gian, địa điểm thích hợp): quét dọn sân trường, lớp học, xung quanh trường học, dọn dẹp, lau chùi bàn ghế, cửa
- Tổ chức hướng dẫn cho học sinh cách sử dụng cũng như bảo quản, giữ gìn các công trình công cộng nhất là nhà vệ sinh trong trường học. 
- Phát động phong trào thi đua cho học sinh làm các đồ dùng học tập từ các nguyên vật liệu tự nhiên, đã qua sử dụng. Giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm và biết lao động, phát huy tính sáng tạo của học sinh.
- Thực hiện các bài đánh giá về vệ sinh môi trường, các hoạt động gây ảnh hưởng tốt, xấu đến môi trường.
+ Xem tranh, ảnh, băng hình:
- Cho học sinh xem những hình ảnh về các hoạt động có tác động tích cực hoặc gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
+ Xử lý tình huống:
- Giáo viên có thể đưa ra nhiều tình huống khác nhau có trong thực tế về vấn đề môi trường và yêu cầu học sinh giải quyết.
- Xử lý các tình huống thường xảy ra trong lớp hay ở nhà, các tình huống giả định có tính chất giáo dục về BVMT: bảo vệ cây trồng, bảo vệ động vật, xử lý rác, tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt(khi thấy vòi nước chảy ra ngoài, khi đi qua nơi có khói, bụi phải làm gì? Xử lý rác như thế nào khi đi qua nơi không có thùng rác?).
SỬ DỤNG NHÀ VỆ SINH HỢP VỆ SINH
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh ôn lại một số loại nhà vệ sinh thường dùng hiện nay, cách sử dụng và bảo quản các nhà vệ sinh đó.
2. Kỹ năng:
- Học sinh biết sử dụng và bảo quản nhà vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.
3. Thái độ:
- Học sinh có thái độ tích cực khi sử dụng nhà vệ sinh ở mọi lúc, mọi nơi, không đi đại, tiểu tiện bừa bãi.
- Có ý thức tự giác giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- Bộ tranh Các loại nhà vệ sinh H.1a, H.1b. H.1c, H.1d và tranh Cách sử dụng nhà vệ sinh H.2a, H.2b. H.2c, H.2d và H.2e. 
NỘI QUY SỬ DỤNG NHÀ VỆ SINH CỦA HỌC SINH
 Học sinh nam đi ở nhà vệ sinh nam; Học sinh nữ đi vệ sinh ở nhà vệ sinh nữ.
Đi tiểu:
Đúng nơi quy định.
Tiểu xong phải dội nước sạch sẽ ngay.
Phải rửa tay sau khi đi vệ sinh.
Đi đại tiện:
Vào khu vực quy định và đóng cánh cửa lại.
Đi đại tiện đúng lỗ.
Lấy giấy lau chùi sạch sẽ. 
Bỏ giấy bẩn vào sọt rác.
Múc nước (mở vòi nước) dội sạch hoặc xúc tro, vôi đổ vào lỗ cẩn thận.
Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.
Nghiêm cấm tất cả học sinh:
Không vứt giấy, rác vào hố tiểu và hố đại tiện.
Không vẽ bậy, bôi bẩn lên tường và sàn nhà khu vệ sinh.
Không đi tiểu tiện và đại tiện bừa bãi ở ngoài khu vệ sinh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức đã học 
1.1. Mục tiêu:
- Học sinh ôn lại một số nhà vệ sinh đã học và cách sử dụng các loại nhà vệ sinh đó.
- Có ý thức tự giác giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh
1.2.Đồ dùng:
Bộ tranh Các loại nhà vệ sinh H.1a, H.1b. H.1c, H.1d và tranh Cách sử dụng nhà vệ sinh H.2a, H.2b. H.2c, H.2d, H.2e 
1.3. Cách tiến hành:
+ Bước 1: Quan sát tranh
- Giáo viên giới thiệu tranh Các loại nhà vệ sinh: 4 tranh H.1a, H.1b, H.1c, H.1d, yêu cầu học sinh kể tên các loại nhà vệ sinh và xác định:
Ở nhà (ở trường) em sử dụng loại nhà vệ sinh nào?
Em đã dùng những loại nhà vệ sinh nào? Ở đâu?
- Giáo viên có thể cho học sinh ôn lại để hiểu thêm về các loại nhà vệ sinh được giới thiệu, nhà vệ sinh mà các em đã sử dụng và các nơi thường có những loại nhà vệ sinh đó.
- Kết thúc hoạt động này giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp liên hệ ở gia đình và ở trường em sử dụng loại nhà vệ sinh nào? 
+ Bước 2: Cách sử dụng một số loại nhà vệ sinh
	- Giáo viên có thể treo (dán) 4 tranh H.1a, H.1b, H.1c, H.1d lên bảng. 
- Phát các tranh H.2a, H.2b, H.2c, H.2d, H.2e cho các nhóm học sinh, yêu cầu học sinh nêu những việc làm của bạn trong tranh và kết luận: Bạn đó đang sử dụng loại nhà vệ sinh nào? Bạn đó đã làm gì? Cần làm gì sau khi đi vệ sinh xong? (chỉ vào loại nhà vệ sinh của bộ tranh số 1), sau đó trả lời các câu hỏi:
Chúng ta phải làm gì sau khi đi đại tiện? 
Làm thế nào để giữ gìn vệ sinh của nhà vệ sinh ở nhà trường (ở nhà) ?
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu của giáo viên
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm còn lại bổ sung.
* Ở bước này giáo viên có thể thay thế nội dung cho học sinh nêu lại những cách em đã làm khi sử dụng nhà vệ sinh (ở nhà, ở trường hoặc các nơi khác). Những việc làm nên và không nên? Tại sao?
* Đối với các trường học ở nông thôn có sử dụng nhà tiêu hai ngăn giáo viên có thể cung cấp cho học sinh hiểu thêm về cách ủ phân hợp vệ sinh (tranh H.2e)
2. Hoạt động 2: Nội quy sử dụng nhà vệ sinh
2.1. Mục tiêu:
- Biết được những quy định về việc sử dụng nhà vệ sinh
- Không đi đại tiểu tiện bừa bãi
- Có ý thức tự giác giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ
2.2. Đồ dùng:
- Bảng “Nội quy sử dụng nhà vệ sinh”
2.3. Cách tiến hành:
+ Bước 1: Thảo luận nhóm
- Giáo viên chia lớp thành nhóm nhỏ thảo luận các nội dung sau:
Nội quy khi đi tiểu.
Nội quy khi đi đại tiện.
Những điều nghiêm cấm học sinh để giữ gìn vệ sinh các công trình nhà vệ sinh trong trường. 
+ Bước 2: Báo cáo kết quả thảo luận
- Mỗi nhóm cử 1 đại diện (thư kí nhóm) báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác có thể tham gia bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
+ Bước 3: 
Giáo viên kết luận và tổng hợp thành bảng “Nội quy sử dụng nhà vệ sinh”.
4. Hoạt động 3: Thực hành sử dụng nhà vệ sinh tại trường.
3.1. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết sử dụng nhà vệ sinh ở trường đúng  ... . Những đồ vật (các loại rác thải, vật không dùng nữa...) có thể do: Người ngoài ném hoặc mang vào trong trường; Học sinh mang vào dùng xong rồi vứt đi...Chúng ta cần biết đó có thể là những đồ vật gì? Có gây tác hại gì không? Thường có ở đâu trong trường và tìm cách xử lý để chúng không gây nguy hiểm đến con người.
- Giáo viên cho học sinh kể tên các đồ vật, rác thải thường có ở trong trường, xung quanh trường do người ngoài ném hoặc mang vào trong trường hoặc do học sinh mang vào...
+ Bước 2:
- Giáo viên đưa ra các vật đã chuẩn bị sẵn hoặc cho học sinh phát hiện một số đồ vật, rác thải khác tương tự hay có ở trong khu vực trường và nêu câu hỏi: 
Đây là cái gì? 
Vật này dùng để làm gì? 
Các đồ vật này sau khi sử dụng nếu vứt bừa bãi có thể gây tác hại như thế nào?
- Học trả lời câu hỏi/giáo viên giải thích thêm:
Ví dụ: 
Bơm kim tiêm nếu đâm vào làm đau, bị chảy máu và có thể chứa vi rút HIV, viêm gan siêu vi B và C lây các bệnh đó cho người bị kim đâm;
Vỏ chai còn lại nước thừa đã bị nhiễm khuẩn độc hại gây bệnh đường tiêu hóa;
Lọ thuốc, vỏ chai thủy tinh vỡ thành mảnh có thể làm cho ta bị chảy máu và nhiễm vi rút gây nhiễm trùng uốn ván;
Các dạng thuốc viên vứt đi nếu các em nhặt chơi và có thể ăn vào gây ngộ độc...
- Tùy theo tình hình thực tế mà giáo viên có thể giới thiệu hoặc gợi ý cho học sinh nêu lên được tác hại của các loại rác thải thường có ở xung quang trường.
+ Bước 3: 
Giáo viên kết luận: Những đồ vật sau khi sử dụng, nếu vứt bừa bãi sẽ là nguồn gây nguy hiểm hoặc lây bệnh cho con người.
2. Hoạt động 2: Thu gom và xử lý các đồ vật, rác thải liên quan đến ma túy.
2.1. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách thu gom và xử lý các đồ vật, rác thải có liên quan đến ma túy gây nguy hiểm cho con người. 
2.2. Chuẩn bị: 
- Giáo viên có thể sử dụng một số đồ vật đã chuẩn bị có liên quan đến ma túy (Bơm kim tiêm, vỏ chai, vỉ thuốc...)
- Găng tay, túi ni lông; Que hoặc cây có thể gắp các đồ vật.
- Giỏ đựng rác.
2.3. Cách tiến hành:
+ Bước 1: 
- Giáo viên đưa ra các đồ vật: Bơm kim tiêm, vỉ thuốc, vỏ chai... và cho học sinh nhắc lại: vì sao các đồ vật này sau khi dùng xong vứt đi có thể gây nguy hiểm đến con người như thế nào? 
(Nhắc lại nội dung vừa học ở hoạt động 1: Bơm, kim tiêm nếu tiêm cho người bị nhiễm HIV sau khi dùng xong có thể có chứa vi rút HIV, nếu chúng ta lượm và chơi vô tình làm chảy máu thì sẽ bị nhiễm vi rút HIV; Các vỉ thuốc nếu là các thuốc có liên quan đến ma túy chúng ta lượm chơi, không biết có thể uống sẽ có thể bị ngộ độc, gây hại cho sức khỏe...)
+ Bước 2: 
- Giáo viên hỏi/đưa ra tình huống: Khi thấy các vật như đã kể ở trên trong sân trường (và cả ở đường phố/cộng đồng) các em sẽ làm gì? Tại sao? (nêu rõ lại những tác hại có thể gây ra đối với từng đồ vật đó).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận.
- Kết luận: Nếu thấy bơm, kim tiêm tuyệt đối không được nhặt, phải báo với các thầy, cô, công nhân viên trong trường hoặc với người lớn (ở đường phố, cộng đồng...). Với các đồ vật như: vỏ chai, mảnh thủy tinh, vỉ thuốc... các em không được nhặt để chơi mà nên dùng găng tay (nếu không có găng tay thì dùng túi ni lông) hoặc que gắp để nhặt và bỏ chúng vào thùng rác. 
+ Bước 3: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành đeo găng tay/bao ni lông/dùng que gắp để nhặt các đồ vật nêu trên rồi cho vào thùng rác.
2. Hoạt động 3: 
Tùy theo thực tế địa phương giáo viên có thể chọn 1 trong 2 hình thức sau: 
a. Dạo quanh sân trường (Hoạt động này tổ chức cho các trường học gần khu dân cư có nhiều tệ nạn xã hội: tiêm chích ma túy)
3.a.1. Mục tiêu:
- Học sinh nhận ra các đồ vật, rác thải gây nguy hiểm đến con người và biết thu gom, xử lý đúng cách.
3.a.2. Chuẩn bị: 
- Chọn các địa điểm có nhiều rác thải trong trường , xung quanh trường;
	- Giáo viên có thể sử dụng một số đồ vật đã chuẩn bị và đặt rải rác ở khu vực cho học sinh đi dạo như: gốc cây, khu vệ sinh, gần hàng rào...; 
- Găng tay, khẩu trang. mũ cho một số học sinh;
- Giỏ đựng rác.
3.a.3. Cách tiến hành:
+ Bước 1: 
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm đi dạo và quan sát kỹ một khu vực: sân trường, các gốc cây, tường rào, nhà bếp (nếu có), khu vệ sinh hoặc hàng rào bên ngoài trường (chú ý đảm bảo an toàn cho học sinh). Sau đó các thành viên xem ở đó có những rác thải, đồ vật nào không an toàn, gây mất vệ sinh và thực hành thu gom chúng.
- Phân mỗi nhóm 01 sọt rác, 1-2 đôi găng tay/túi ni lông/que để gắp
+ Bước 2:
- Cho học sinh đi dạo quanh sân trường và thực hiện theo yêu cầu.
+ Bước 3: 
- Học sinh tập trung lại, đưa ra các đồ vật, rác thải mà nhóm mình nhặt được và trình bày cách thu gom, xử lý chúng. 
- Các nhóm khác theo dõi bạn trình bày và nhận xét cách xử lý của bạn đúng hay sai? Vì sao? 
- Giáo viên kết luận và củng cố nội dung bài học.
- Cho học sinh thu dọn đồ dùng sau tiết học.
b. Trò chơi: “Nên và không nên”
3.b.1. Mục tiêu:
- Học sinh biết được các tình huống nên và không nên để tự bảo vệ tránh nguy hiểm và nguy cơ lây nhiễm HIV
3.b.2. Chuẩn bị: 
	- Các câu tình huống ghi trên các phiếu giấy nhỏ, mỗi phiếu 1 câu kèm đáp án (xử lý) câu đó: 
Tình huống
Xử lý
Thấy bơm kim tiêm không nhặt mà báo cho người lớn biết 
Nên
Lượm bơm kim tiêm để chơi. 
Không nên
Dùng bao tay nhặt bơm kim tiêm bỏ vào sọt rác 
Nên
Nhặt mảnh chai ở trong lớp vứt ra sân trường 
Không nên
Nhặt mảnh chai ở trong lớp/sân trường bỏ vào sọt rác 
Nên
Khuyên bạn không nên lượm bơm kim tiêm để chơi 
Nên
Không mang dép đi vào những nơi có bụi cây rậm và nhiều rác thải 
Không nên
Chơi ở các khu vực gần bãi rác hoặc nơi tập kết rác thải 
Không nên
Nhặt vỉ thuốc còn thuốc mở ra chơi 
Không nên
Rủ các bạn lượm vỏ chai để đập vỡ chơi 
Không nên
Giáo viên có thể soạn bổ sung thêm các câu tình huống khác theo nội dung bài học.
- Vẽ 2 vòng tròn to quy định 1 bên là NÊN và 1 bên là KHÔNG NÊN
3.b.3. Cách tiến hành:
+ Bước 1: 
- Cho học sinh tập hợp ra sân chơi hoặc địa điểm thích hợp.
- Giáo viên phổ biến luật chơi: 
Giáo viên/người dẫn trò/hoặc có thể một số học sinh thay phiên nhau lần lượt bốc thăm các câu tình huống, đọc lên và hô to “Nên hay không nên?” rồi đếm một...hai...ba....
Các bạn bên dưới nghe câu tình huống, đưa ra quyết định “Nên - Không nên” và chạy vào vòng tròn quy ước theo ý kiến của mình.
Sau mỗi lần chơi nếu ai vào sai vị trí vòng tròn hoặc còn đứng ở bên ngoài vòng tròn sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
Cứ tiếp tục đến khi chỉ còn lại 1 người thì đó là người chiến thắng.
+ Bước 2:
- Cho học sinh chơi trò chơi
- Giáo viên có thể soạn nhiều và thay đổi các câu hỏi tình huống theo nội dung bài học hoặc ở những câu hỏi sau tăng dần tốc độ và rút ngắn thời gian đưa ra quyết định để tạo sự hấp dẫn của trò chơi.
+ Bước 3: 
- Giáo viên kết luận và củng cố nội dung bài học.
HƯỚNG DẪN THÊM
Trong bài này có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bingo”
- Quân bài bằng bìa cứng, mỗi quân bài ghi 1 nội dung của cách xử lý các tình huống như trên. 
Ví dụ: Không nên lượm bơm kim tiêm để chơi
 	Nên khuyên bạn không lượm bơm kim tiêm để chơi 
- Giấy A4 hoặc giấy vở chia làm 9 ô vuông có ghi 9 nội dung của của cách xử lý các tình huống theo thứ tự ngẫu nhiên khác nhau (Từ 10 - 20 tờ trở lên). Không có bảng chơi nào có thứ tự ghi giống nhau.
- Mỗi bảng chơi kèm theo vài viên sỏi đã được rửa sạch hoặc các viên giấy vo tròn.
3.3. Cách tiến hành:
- Phát cho mỗi học sinh một bảng chơi (hoặc nhóm 2-3 em tùy theo số bảng chơi chuẩn bị) và các viên sỏi (viên giấy) kèm theo.
- Người dẫn trò cầm 9 quân bài, trộn trên tay, sau đó lần lượt rút 1 quân bài và đọc to nội dung viết trong quân bài đó. Chú ý cách đọc của người dẫn trò nhất là các từ ở đầu câu cũng cần gây sự bất ngờ, hấp dẫn của trò chơi.
- Học sinh lắng nghe và đặt viên sỏi vào ô vuông có nội dung vừa nghe.
- Học sinh (nhóm) nào đặt được 3 viên sỏi thẳng hàng (hàng dọc, hàng ngang hoặc hàng chéo) thì ngày lập tức giơ tay hô “Bingo” và là người (nhóm) chiến thắng.
- Người chiến thắng được thay thế người dẫn trò để tiếp tục trò chơi.
- Cần trộn các quân bài cho đều để tạo ra may mắn ngẫu nhiên và gây hứng thú cho học sinh.
BẢNG Ô CHỮ TRÒ CHƠI BINGO
Không nên lượm bơm kim tiêm để chơi
Nên khuyên bạn không lượm bơm kim tiêm để chơi 
Thấy bơm kim tiêm không nhặt mà báo cho người lớn biết 
Nên dùng bao tay nhặt bơm kim tiêm bỏ vào sọt rác 
Không mang dép đi vào những nơi có bụi rậm và nhiều rác thải 
Không nên nhặt mảnh chai ở trong lớp vứt ra sân trường 
Không nên nhặt vỉ thuốc còn thuốc mở ra chơi 
Không nên rủ các bạn lượm vỏ chai để đập vỡ chơi 
Không nên chơi ở các khu vực gần bãi rác hoặc nơi tập kết rác thải 
* Ghi chú: Nên thay đổi vị trí các nội dung trong ô chữ, không có ô bảng nào giống nhau để tạo sự hấp dẫn của trò chơi.
MỤC LỤC
 Nội dung Trang
 Phần I. Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học 3
 Sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh (1 tiết) 8
 Phần II. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 22
 Kỹ năng tự bảo vệ (1 tiết) 24 
 Phần III. Giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội 29 
 Môi trường an toàn của em ở trường (1 tiết) 30 
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÒNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA
Biên soạn
HOÀNG THỊ LÝ
NGUYỄN THỊ THU HÀ
Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu hướng dẫn Giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường (dùng trong trường tiểu học và trường trung học cơ sở) - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội - 2007.
2. Tài liệu Giáo dục và bảo vệ môi trường trong nhà trường (Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên) - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đà Nẵng - 5/2007.
3. Giáo dục bảo vệ môi trường (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên) - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo viên tiểu học - Nhà Xuất bản Giáo dục - 2006.
4. Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe trong trường tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tổ chức y tế thế giới - Bộ Y tế, Hà Nội 2004
5. Tài liệu hướng dẫn về Giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện cho học sinh tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội 2/2006.
6. Giáo dục kỹ năng sống bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS trong trường học - Vụ Giáo dục thể chất - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội - 1999. 
7. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Viện chiến lược và Chương trình giáo dục, Hà Nội 2006.
š&›

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 4.2.doc