Giáo án dạy học Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021

Giáo án dạy học Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021

- Đọc thuộc bảng đơn vị đo độ dài.

- Nhận xét HS.

3. Bài mới:

3.1. Giới thiệu bài.

3.2. Luyện tập thực hành:

* Bài 1:

- Gọi HS đọc y/c đề bài.

- Y/c HS nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài 7cm cho trước.

- Tương tự với các câu còn lại.

- Nhận xét, kiểm tra cách vẽ của HS.

* Bài 2:

- Đưa ra chiếc bút chì, y/c HS nêu cách đo và đo.

- Y/c HS tự làm các phần còn lại.

- Gọi HS nêu kết quả.

* Bài 3: (a,b)

- Cho HS quan sát lại thước mét. Y/c HS ước lượng độ cao bức tường trong lớp, so sánh với chiều dài thước 1m xem được khoảng mấy mét.

- Y/c HS ghi kết quả ước lượng sau đó thực hiện đo để kiểm tra.

- HS làm tương tự với các phần còn lại.

- Tuyên dương những HS ước lượng đúng, tích cực thực hành.

 

docx 28 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 761Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày .. tháng.. năm .
TOÁN
Thực hành đo dộ dài.
I. Mục tiêu: 
- Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.
- Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác)
II. Đồ dùng dạy học: thước mét dùng cho giáo viên và HS.
III. Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định.
2. Kiểm tra.
- Đọc thuộc bảng đơn vị đo độ dài. 
- Nhận xét HS.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Luyện tập thực hành:
* Bài 1: 
- Gọi HS đọc y/c đề bài..
- Y/c HS nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài 7cm cho trước.
- Tương tự với các câu còn lại.
- Nhận xét, kiểm tra cách vẽ của HS.
* Bài 2:
- Đưa ra chiếc bút chì, y/c HS nêu cách đo và đo.
- Y/c HS tự làm các phần còn lại.
- Gọi HS nêu kết quả.
* Bài 3: (a,b)
- Cho HS quan sát lại thước mét. Y/c HS ước lượng độ cao bức tường trong lớp, so sánh với chiều dài thước 1m xem được khoảng mấy mét.
- Y/c HS ghi kết quả ước lượng sau đó thực hiện đo để kiểm tra.
- HS làm tương tự với các phần còn lại.
- Tuyên dương những HS ước lượng đúng, tích cực thực hành.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Y/c HS nêu cách vẽ đoạn thẳng và cách đặt thước đo độ dài.
- Thực hành đo vật xung quanh em.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện.
- 1 HS đọc.
- Tựa bút trên thước kẻ 1 đoạn thẳng bắt đầu từ vạch ghi số 0 đến vạch ghi số 7. Nhấc thước ra, ghi chữ A, B ở 2 đầu đoạn thẳng ta có đoạn thẳng AB dài 7cm.
- Vẽ vào vở.
- Đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
- 1 HS thực hiện.
- Thực hành đo và nêu kết quả.
- Thực hành.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
ĐẠO ĐỨC
Chia sẻ vui buồn cùng bạn ( tiết 2)
I. MỤC TIÊU
 - Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.
 - Nếu được một vài việc làm cụ thể vui buồn cùng bạn
 - Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
 - Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
II . CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 - Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.
 - Kĩ năng thể hiện sự cảm thong chia sẻ khi vui, buồn cùng bạn.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT
 - Đóng vai
 - Thảo luận nhóm.
 - Đóng vai.
 VI . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Vở BT đạo đức.
 - Phiếu học tập
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
1. Khám phá: GV nêu y/c bài học.
2. Kết nối
* Hoạt động 1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai.
- GV cho HS làm cá nhân hoàn thành phiếu sau:
Em hãy viết vào ô vuông □ chữ Đ trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai đối với các bạn.
□ a) Hỏi thăm, an ủi khi bạn có chuyện buồn.
□ b) Động viên, giúp đỡ khi bạn bị điểm kém.
□ c) Chúc mừng khi bạn được điểm 10.
□ d) Vui vẻ nhận khi được phân công giúp đỡ bạn học kém.
□ đ) Tham gia cùng với các bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ để giúp các bạn nghèo trong lớp.
□ e) Thờ ơ, cười nói khi bạn đang có chuyện buồn.
□ g) Kết bạn với các bạn bị khuyết tật, các bạn nhà nghèo.
□ h) Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình.
-GVKL: 
3. Thực hành
* Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
- GV chia nhóm và nêu nhiệm vụ cho HS liên hệ trong nhóm theo nội dung:
 + Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa ? Chia sẻ như thế nào ?
 + Em đã bao giờ được các bạn chia sẻ vui buồn chưa ?Hãy kể 1 trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, wem cảm thấy thế nào ?
- GV cho các nhóm báo cáo.
- GVKL: Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng nhau.
4. Vận dụng
 + Vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau? 
 + Cần làm gì khi bạn có niềm vui hoặc khi bạn có chuyện buồn ?
 + Hãy kể 1 câu chuyện về chia sẻ vui buồn cùng các bạn ?
 + Em sẽ làm gì nếu thấy bạn mình phân biệt đối xử với các bạn nghèo, khuyết tật ?
- GV: 
- Dặn HS thực hiện quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng bạn. - Nhận xét tiết học.
-Nghe giới thiệu.
-HS làm bài ở phiếu.
-HS viết Đ
-HS viết Đ
-HS viết Đ
-HS viết Đ 
-HS viết Đ
-HS viết S
-HS viết Đ
-HS viết S
-HS thảo luận theo y/c. TG3’
-Đại diện các nhóm nêu:
 +Một lần bạn Lan bị ốm, em đã lấy dầu xoa cho bạn,
 +Em chép bài cho bạn khi bạn bị sốt phải nghỉ học.
-Các nhóm khác nhận xét việc làm của các bạn.
-Vì bạn bè là người thân thiết, cùng chơi với em nên ta cần chia sẻ, giúp nhau cùng học tiến bộ.
-Ta nên an ủi, chia sẻ với bạn.
- HS kể.
-HS tự nêu.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Giọng quê hương
I. MỤC TIÊU
 A/ Tập đọc:
 - Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm hái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
 - Hiểu nghĩa ý nghĩa: Tình cảm thiết tha, gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4)
B/ Kể chuyện
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
* HS khá giỏi kể được cả câu chuyện.
II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 - Lắng nghe tích cực.
 - Tự nhân thức bản thân.
 - Thể hiện sự cảm thong.
III.CÁCPHƯƠNG PHÁP/
- Thảo luận đôi cặp – chia sẻ.
 - Đóng vai
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
 - Đoạn văn cần HD luyện đọc.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
Tiết 1
1. KTBC: Không kiểm tra
2. Bài mới:
a. Khám phá: GV nêu y/c bài học.
b. Kết nối
b.1. Luyện đọc:
* GV đọc mậu cả bài
( giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng. Đoạn cuối bài đọc chậm, ngắt hơi rõ ở các dấu phẩy.)
* HD luyện đọc + giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý HS cách đọc các câu: “ Xin lỗi. // Tôi quả thật chưa nhớ ra / anh là// ( hơi kéo dài từ là).
Dạ, không ! Bây giờ tôi mới được biết hai anh. Tôi muốn làm quen( nhấn giọng tự nhiên ở các từ in đậm)
Mẹ tôi là người miến Trung// Bà qua đời / đã hơn tám năm rồi. // ( giọng trầm, xúc động)”
- Cho HS đọc chú giải trong SGK.
 + Em hiểu qua đời là gì ?
 + Mắt rớm lệ là gì ?
- Đọc từng đoạn trong nhóm. (GV HD các nhóm đọc đúng).
- Cho HS đọc thể hiện trước lớp
- Cho cả lớp đọc ĐT đoạn 3
- Cho HS đọc cả bài
b.2. HD tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc thầm đoạn 1,2,3 hỏi theo câu hỏi trong SGK.
Hỏi: Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương ?
Tiết 2
c. Thực hành
c.1. Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm đoạn 2 và 3.
- Cho HS đọc bài theo vai.
 GV theo dõi và HD HS đọc đúng lời nhân vật.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Kể chuyện
 1/ GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 3 tranh minh hoạ ứng với 3 đoạn câu chuyện, các em kể toàn bộ câu chuyện.
 2/ HD kể lại câu chuyện theo tranh: 
- Cho HS quan sát từng tranh minh hoạ (skg).
 - GV cho từng cặp nhìn tranh, tập kể 1 đoạn của câu chuyện.
- Cho HS kể trước lớp
- Cho HS kể cả chuyện
d. Áp dụng
GV mời 2 - 3 HS nêu lại cảm nghĩ của mình về câu chuyện
- Khuyến khích HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau: 
- Nghe giới thiệu
- Theo dõi
-HS tiếp nối nhau đoc từng câu.
-HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài
-HS đọc chú giải trong SGK.
-Là mất / chết nhưng thể hiện thái độ tôn trọng
-Rơm rớm nước mắt, hình ảnh biểu thi sự xúc động sâu sắc.
-HS đọc trong nhóm, góp ý cho nhau về cách đọc.
-Các nhóm thi đọc. Các nhóm khác nhận xét.
-Lớp đọc theo y/c.
-1 HS đọc cả bài.
-đọc thầm trả lời
-HS thảo luận nhóm bàn và trả lời: 
-Nghe GV đọc
-3 em/ nhóm tự phân vai và đọc đoạn 2 và 3.
- 1 nhóm thi đọc cả truyện theo vai.
-HS nhận xét, bình chọn cá nhân , nhóm đọc hay nhất.
-Nghe y/c kể chuyện
-HS quan sát tranh trong SGK
-HS nêu nhanh sự việc được kể trong từng tranh, ứng với từng đoạn.
- HS kể chuyện theo cặp.
- 3 HS tiếp nối nhau kể trước lớp 3 tranh.
- HS cả lớp nhận xét bạn kể-1,2 HS kể 
Thứ ba
TOÁN
Thực hành đo dộ dài (tt).
I. Mục tiêu: 
- Biết cách đo, cách ghi và được kết quả đo độ dài. .
- Biết so sánh các độ dài.
II. Đồ dùng dạy học: thước mét dùng cho giáo viên và HS.
III. Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định.
2. Kiểm tra.
- Nêu cách đo độ dài và cách vẽ đoạn thẳng.
- Nhận xét HS.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Luyện tập thực hành:
* Bài 1: 
- Đọc mẫu dòng đầu sau đó HS tự đọc các dòng còn lại.
- Y/c HS đọc theo cặp.
- Nêu chiều cao của bạn Minh và bạn Nam.
- Muốn biết bạn nào cao nhất ta phải làm như thế nào?
- Y/c HS nêu cách so sánh.
- Y/c HS tự ra câu hỏi để hỏi thêm về bài tập 1b
* Bài 2:
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 6 HS.
- Hướng dẫn HS thực hành.
+ Ước lượng chiều cao của từng bạn trong nhóm và xếp theo thứ tự từ cao đến thấp.
+ Đo để kiểm tra lại sau đó viết vào bảng tổng kết.
+ Trước khi HS thực hành đo, GV đo mẫu, vừa đo vừa giải thích cách đo.
- Y/c các nhóm thực hành.
- Y/c các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét tuyên dương nhóm thực hành tốt, giữ trật tự.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Muốn so sánh các số đo độ dài ta phải làm gì?
- Về nhà tập đo và tập so sánh các số đo độ dài.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện.
- Minh cao 1m25cm.
- Nam cao 1m15cm.
- Ta so sánh số đo chiều cao của các bạn với nhau.
- Đổi tất cả các số đo ra cm rồi so sánh.
- HS thực hành theo nhóm của mình.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
Chính Tả tuần 10 tiết 1
Nghe - Viết : Quê Hương Ruột Thịt
Phân biệt oai/oay; l/n; dấu hỏi/dấu ngã
(BĐ + MT)
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức : Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 	2. Kĩ năng: Tìm và viết được tiếng có vần oai/oay (BT2). Làm được BT (3) a/b hoặc bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.
 	3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
* BĐ: Giáo dục học sinh yêu quý thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường, nhất là môi trường biển, hải đảo (liên hệ).
* MT: Giáo dục học sinh yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường (trực tiếp).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh : Bảng con, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ.
- Nhận xét, đánh giá chung.
- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.
2. Các họat động chính :
a. Hđộng 1:Hướng dẫn học sinh nghe viết (15 ph)
* Mục tiêu: nghe - viết đúng bài chính tả
* Cách tiến hành
 - GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi HS đọc lại bài.
GV hỏi :
+ Tên bài viết ở vị trí nào?
+ N ... ặn về nhà tiếp tục viết trong VTV.
- Học thuộc câu ứng dụng.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện theo y/c của GV.
- Đọc và nêu các chữ Ô, G, T, X, V.
- Chữ G gồm hai nét: một nét kết hợp của nét cong dưới và cong phải nối liền nhau giống như chữ C hoa, nét hai là nét khuyết ngược.
- 1 HS đọc.
- Quan sát, nhận xét.
- Chữ G, Ô, T, V, X cao hai li rưỡi; các chữ còn lại cao một li.
- Bằng một con chữ o.
- Viết: Ông Gióng.
- 1 HS đọc.
- Trấn Vũ, Thọ Xương.
- Chữ Ô, G, T, X, V cao hai li rưỡi; chữ t cao một li rưỡi; các con chữ còn lại cao một li.
- Viết trên bảng lớp, bảng con.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Họ nội, họ ngoại
I. MỤC TIÊU
 - Niêu được các mối quan hệ họ nội, họ ngoại và biết cách xưng hô.
 - Biết cách giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình.
II . CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 - Kĩ năng diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình.
 - Giao tiếp, ứng xử than thiện với họ hang của mình, không phân biệt.
 III.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ 
- Hoạt động nhóm, thảo luận.
 - Trò chơi
VI . PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
 - Tranh phóng to trang 40.
 - HS mang ảnh họ hàng nội, ngoại đến lớp.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
 1. Khám phá : GV nêu y/c bài học.
 2. Kết nối
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về họ nội, họ ngoại.
- GV cho HS quan sát tranh phóng to ( trang 40 ). Y/c HS thảo luận theo 6 nhóm theo nội dung câu hỏi sau :
1. Hương đã cho các bạn xem ảnh của nhữ ai ?
2.Quang đã cho các bạn xem ảnh của nhữ ai ?
 3. Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai ?
 4. Ông bà nội của Quang sinh ra những ai ?
 5. Những ai được xếp vào họ nội ?
 6. Những ai được xếp vào họ ngoại ?
- GV mời đại diện các nhóm báo cáo. Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
- Giảng: Ở miền Bắc, anh trai của mẹ gọi là bác. Ở miền Nam em trai của mẹ gọi là cậu.
- GVKL: (Chỉ tranh ở bảng lớp ) 
* Hoạt động cả lớp:
Hỏi: 
 + Họ hội gồm những ai ?
 + Họ ngoại gồm những ai ?
 + Thế nào là họ nội ?
 + Thế nào là họ ngoại ?
- GVKL: Ông bà sinh ra bố và các anh chị em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội. Ông bà sinh ra mẹ và các anh chị em ruột của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại.
3. Thực hành
* Hoạt động 2: Giới thiệu về họ nội, họ ngoại.
- GV cho HS thảo luận 5 nhóm, y/c các nhóm để tranh ảnh đã chuẩn bị trên bàn kết hợp quan sát tranh trang 41 và giải quyết hai câu hỏi : ( ở mục liên hệ thực tế và trả lời ).
- Tổ chức cho đại diện các nhóm đem tranh ảnh lên bảng lớp giới thiệu về họ hàng của mình.
- Tuyên dương nhưng nhóm giới thiệu hay.
- GVKL: Dù là họ nội hay họ ngoại, chúng ta cũng phải yêu quý những người họ hàng của mình. Vì họ là những người thân thích, có quan hệ ruột thịt của chúng ta.
- GV cho HS đọc mục Bạn cần biết.
4. Vận dụng
- GV cho HS chơi trò “ Ai phân biệt đúng”
- GV nêu luật chơi: Các em chia thành 2 đội, mỗi đỗi 4 em. Cô sẽ gắn lên bảng lần lượt các miếng ghép có ghi các quan hệ họ hàng. Nhiệm vụ của 2 đội là thi đua phân biệt xếp theo 2 nhóm: họ nội, họ ngoại. Cô quy định là mỗi đội 2 em lấy thẻ, 2 em đính. ) .Đội nào xếp đúng, nhanh thì đội đó thắng.
- Cho HS chơi.
- Nhận xét, tuyên dương đội thắng.
- Nhận xét tiết học
-Nghe giới thiệu.
-HS quan sát tranh, tiến hành thảo luận và ghi kq ra giấy. TG 5’.
-Ảnh của ông bà ngoại, mẹ và bác ruột Hương.
-Ảnh của ông bà nội, bố và cô ruột của Quang.
-Sinh ra mẹ và bác ruột Hương.
-Sinh ra bố và cô ruột Quang.
-
-Các nhóm báo cáo. Lớp nhận xét, bổ sung.
-Họ nội gồm ông bà nội, bố, cô, chú, bác.
-Họ ngoại gồm ông bà ngoại, mẹ, cậu, dì.
.
-HS đọc 2 câu hỏi trang 41 và làm việc theo nhóm. TG 5’. Nhóm trưởng HD các bạn để ảnh lên bàn rối giới thiệu với các bạn trong nhóm biết về họ hàng của mình.
-Các nhóm giới thiệu theo y/c và nêu rõ cách xưng hô. HS nhận xét, đặt câu hỏi giao lưu với các nhóm.
-HS đọc theo y/c.
-Nghe y/c.
-Thực hiện theo y/c.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
Thứ sáu ngày .. tháng.. năm .
TOÁN
Bài toán giải bằng hai phép tính.
I. Mục tiêu: GHS
-- Bước đầu biết giải và trình bày giải bài toán bằng hai phép tình.
II. Đồ dùng dạy học: bảng phụ, tranh vẽ như SGK.
III. Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định.
2. Kiểm tra.
- Sửa bài kiểm tra.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn giải toán:
Bài toán 1.
- Nêu đề bài như SGK.
- Đính tranh minh họa lên bảng.
+ Hàng trên có mấy cái kèn.
+ Hàng dưới nhiều hơn hàng trên mấy cái kèn?
+ Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
HÌNH
 + Câu a: hàng dưới có mấy cái kèn?
+ Hãy chọn phép tính thích hợp để tìm số kèn hàng dưới.
+ Câu b: cả 2 hàng có mấy cái kèn?
+ Chọn phép tính thích hợp để tìm số kèn của 2 hàng.
- Đây là bài toán tìm tổng 2 số (số kèn ở cả 2 hàng).
- Hướng dẫn HS trình bày lời giải.
Bài toán 2:
- Nêu đề bài trong SGK.
- H dẫn HS giải bài toán tương tự như bài 1.
- Đây là bài toán được gọi là bài toán giải bằng hai phép tính.
3.3. Luyện tập thực hành:
* Bài 1: 
- Y/c HS đọc đề bài.
- Y/c HS dựa vào cách giải 2 bài toán trên để làm bài.
- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.
* Bài 3:
- Bài tập y/c gì?
- Gọi HS nêu bài toán.
- Nhận xét chỉnh sửa bài toán của HS.
- Y/c HS tự làm bài.
- Dùng bảng phụ có đề bài và lời giải mẫu cho HS đối chiếu sửa bài.
- Nhận xét, kiểm tra bài làm cả lớp.
4. Củng cố - dặn dò: 
- Bài toán giải bằng hai phép tính là dạng toán có lời văn, khi giải ta cần thực hiện theo từng bước một.
- Hoàn thành các btập chưa hoàn thành trên lớp.
- Nhận xét tiết học.
- 3 cái.
- 2 cái. 
- 5 cái.
- 3 + 2 = 5 (cái kèn).
- 8 cái kèn.
- 3 + 5 = 8 (cái kèn) 
- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
- Dạng toán giải bằng hai phép tính.
- Nêu bài toán theo tóm tắt rồi giải.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
Chính Tả tuần 10 tiết 2
Nghe - Viết : Quê Hương 
Phân biệt oet/et; l/n; dấu hỏi/dấu ngã
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức : Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 	2. Kĩ năng: Làm đúng BT điền tiếng có vần et/oet (BT2). Làm đúng BT (3) a/b hoặc bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.
 	3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh : Bảng con, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ.
- Nhận xét, đánh giá chung.
- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.
2. Các họat động chính :
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe – viết (15 p)
* Mục tiêu: Nghe viết đúng bài chính; trình bày đúng hình thức bài thơ.
* Cách tiến hành 
- GV đọc mẫu 3 khổ thơ sẽ viết.
- Gọi 1 HS đọc lại.
 + Nêu những hình ảnh gắn bó với quê hương?
 + Những chữ nào trong bài viết hoa?
- Yêu cầu HS tìm từ khó (dùng kĩ thuật khăn trải bàn)
- Yêu cầu HS viết bảng con: Nghiêng che, diều biếc, êm đềm, trăng tỏ, rợp.
- GV nhắc HS tư thế ngồi viết.
- GV đọc bài cho HS viết vào vở
- GV đọc lại cho HS dò bài.
- HS đổi vở sửa lỗi
- GV nhận xét.
b. Hoạt động 2: Thực hành (12 phút)
* Mục tiêu: Làm bài tập (2) điền tiếng có vần et/oet. Làm đúng bài tập (3) a/b
* Cách tiến hành 
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống et hay oet
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Cho HS làm vào vở
- Gọi HS thi đua sửa bài
- GV nhận xét
Bài tập 3 a: Giải câu đố
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Yêu cầu HS làm vào phiếu học tập
- Gọi 1 HS lên sửa bài, 
- GV nhận xét
3. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc
- HS trả lời. Lớp nhận xét
Học sinh thảo luận.
- HS viết bảng con
- HS viết vào vở
- HS dò bài
- HS sửa lỗi
- HS đọc
- HS làm vào vở
- HS thi đua sửa bài. - Lớp nhận xét
- HS nêu
- HS làm bài
- HS sửa bài
Rút kinh nghiệm tiết dạy
TẬP LÀM VĂN
Tập viết thư và phong bì thư 
I. MỤC TIÊU
 - Biết viết một bức thư ngắn ( nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi báo tin cho người than theo mẩu (SGK); biết cách ghi phong bi thư.
II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 - Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
 - Giao tiếp ứng xử văn hóa.
 - Thể hiện sự cảm thông
 - Tư duy sáng tạo.
III.CÁCPHƯƠNG PHÁP/
 - Trình bày ý kiến cá nhân.
 - Đảm nhận. - Trải nghiệm.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
 - Bảng phụ viết sẵn các gợi ý về nội dung và hình thức 1 bức thư.
 - Mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy và 1 phong bì thư.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra
- Trả bài và nhận xét về bài văn kể về 1 người hàng xóm mà em yêu quí.
2. Bài mới
a. Khám phá
b. Kết nối
- GV nêu y/c bài học.
b.1. Hướng dẫn HS viết thư.
- Y/c HS Đọc yêu cầu và gợi ý trong SGK. 
+ Em sẽ gửi thư cho ai?
+ Dòng đầu thư em viết như thế nào?
+ Em viết lời xưng hô với người nhận như thế nào cho tình cảm và lịch sự ?
+ Trong phần thăm hỏi tình hình người nhận thư em sẽ viết những gì? 
+ Em sẽ thông báo những gì về tình hình gia đình và bản thân cho người thân. 
+ Em muốn chúc người thân những gì?
+ Em hứa với người thân điều gì không?
- Y/c HS viết thư vào giấy.
- Gọi 3 HS đọc thư trước lớp.
 - Nhận xét và cho điểm.
c. Thực hành
c.1. Viết phong bì thư 
- Y/c HS phong bì thư được minh họa trong SGK 
- Góc phía trên, bên trái của phong bì thư ghi những gì ?
- Góc bên phải phía dưới của phong bì thư ghi những gì?
- Cần ghi địa chỉ của người nhận thư như thế nào để thư đến tay người nhận ?
- Chúng ta dán tem thư ở đâu?
- Y/c HS viết bì thư sau đó kiểm tra bì thư của 1 số HS.
- Nhận xét bài viết của HS.
d. Vận dụng
- Nhắc lại nội dung chính của 1 bức thư.
- Về tiếp tục tập viết  Nhận xét tiết học
- Nghe giới thiệu
- 2 HS đọc. 
- HS tự trả lời.
- Cao Lãnh ngày.tháng năm
- 6 HS trả lời: VD- Ông kính mến!
- VD: Dạo này ông có được khỏe không ạ!.
- VD: Cả nhà cháu khỏe cả  Năm nay cháu đã lên lớp 3.
- 2 HS trả lời (VD: Cháu chúc ông khỏe mạnh sống lâu).
- 2 HS trả lời (VD: Cháu sẽ cố gắng học giỏi).
- Viết thư
- Cả lớp nhận xét.
- 2 HS đọc.
- Ghi họ tên, địa chỉ của người gửi.
- Ghi họ tên, địa chỉ ngườinhận thư.
- Phải ghi đầy đủ họ tên, số nhà, đường phố, phường, quận, thành, tỉnh hoặc thôn xóm, ấp, xã, huyện, tỉnh.
- Dán tem ở góc bên phải phía trên.
- 2 HS nhắc lại
Rút kinh nghiệm tiết dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_hoc_tong_hop_lop_3_tuan_10_nam_hoc_2020_2021.docx