Toán
Tiết 156: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết đặt tính và nhân (chia) số có năm chữ số với số có một chữ số. Biết giải toán có phép nhân (chia)
2. Kĩ năng: Vận dụng vào tính và giải toán thành thạo
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tuần 32 Thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2012 Toán Tiết 156: luyện tập chung I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết đặt tính và nhân (chia) số có năm chữ số với số có một chữ số. Biết giải toán có phép nhân (chia) 2. Kĩ năng: Vận dụng vào tính và giải toán thành thạo 3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy- học: - Bảng con. III. Các hoạt động dạy- học : 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - YCHS nêu cách tìm số bị chia chưa biết. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài: 3.2: Phát triển bài: Bài 1: Đặt tính rồi tính - YCHS đặt tính rồi tính trên bảng con - Nhận xét, củng cố cách tính Bài 2: - HDHS đọc, hiểu bài toán, nêu tóm tắt. - HD giải ra nháp, 1 HS làm bài vào bảng nhóm và gắn lên bảng. - Nhận xét, lưu ý HS viết phép tính phải viết 4 x 105 nhưng tính nháp thì phải đặt tính 105 x 4 - Gợi dẫn HS có thể làm theo cách tính gộp Bài 3 + 4; - HDHS đọc, hiểu yêu cầu cả 2 bài. - Gắn bảng phụ nêu tóm tắt bài 3, HD giải vào vở. - YCHSK, G làm tiếp BT 4 ra nháp và đọc kết quả. - Nhận xét, chữa bài. 4. Củng cố:- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - HD học và chuẩn bị bài. - Nêu yêu cầu bài tập. - Làm bài ra bảng con. Kết quả: a. = 64290 b. = 64626 = 6151 = 8121(dư 3) - Đọc bài toán, nêu tóm tắt. - Làm bài theo yêu cầu. Bài giải Số bánh nhà trường đã mua là: 4 x 105 = 420 (cái) Số bạn được nhận bánh là: 420 : 2 = 210(bạn) Đáp số: 210 bạn Hoặc: Số bạn được nhận bánh là: 4 x 5 : 2 = 210 (bạn) Đáp số: 210 bạn. - HS đọc bài toán. - Nêu tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. - Làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng. Đáp số: 48 cm2 -Làm xong bài 3 tiếp tục làm bài 4. Đáp án: Chủ nhật đầu tiên: 1 tháng 3(vì 8 - 7 = 1) Chủ nhật thứ hai: 8 tháng 3 Chủ nhật thứ ba: 15. tháng 3(vì 7 + 8 = 15). Chủ nhật thứ tư: 22 tháng 3(vì 15 +7 = 22). Chủ nhật cuối : 29 tháng3 (vì 22 + 7 = 29). - Lắng nghe - Chuẩn bị bài 166. Tập đọc- Kể chuyện Tiết 94 + 95: Người đi săn và con vượn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu nghĩa các từ chú giải cuối bài. - Hiểu nội dung bài : Giết hại thú rừng là tội ác, cần có ý thức bảo vệ môi trường. - Nhớ được toàn bộ câu chuyện. 2. Kĩ năng: * Đọc: Đọc trôi trảy toàn bài, ngắt, nghỉ đúng; phát âm đúng các tiếng khó, thay đổi giọng phù hợp với nội dung * Kể chuyện: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được câu chuyện theo lời của nhân vật. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn. 3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thương các loài vật, có ý thức bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa SGK, bảng phụ nội dung đoạn 2. III. Các hoạt động dạy và học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc thuộc bài Bài hát trồng cây và trả lời câu hỏi. + Cây xanh mang lại cho con người những gì ? + Bài thơ muốn nhắc nhở em điều gì ? 3. Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài: - HDHS quan sát tranh SGK, nêu nội dung tranh, GT chủ điểm, GT bài. 3.2 Phát triển bài: * HĐ1. Luyện đọc: - Đọc mẫu bài, HD cách đọc. - YC HS nêu số đoạn có trong bài. - HDHS đọc ngắt, nghỉ đúng đoạn 2 trên bảng phụ. - YCHS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp giải nghĩa từ. *Tích hợp: + căm giận là từ chỉ gì ? + Câu Người đi săn đứng lặng. thuộc kiểu câu nào ? - YCHS đọc đoạn trong nhóm. - Kiểm tra đọc theo nhóm. - Gọi HS đọc bài. * HĐ2. Tìm hiểu bài: - YCHS đọc thầm, đọc thành tiếng từng đoạn trong bài, kết hợp trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài tương ứng với từng đoạn. - Cùng HS nhận xét, bổ sung - Gợi ý HS rút ra nội dung bài (Mục I). - Rút ra bài học liên hệ giáo dục: + Câu chuyện muốn nói gì với chúng ta ? * HĐ3. Luyện đọc lại: - HDHS đọc diễn cảm đoạn 2 theo nhóm. - YC các nhóm thi đọc. - Cùng HS nhận xét , đánh giá. - Nghe, theo dõi SGK. - Đọc nối tiếp câu theo dãy. - HS nêu(4 đoạn). - 4 HS đọc đoạn. - Theo dõi, nghe đọc, nêu ngắt nghỉ. - 2 HS đọc lại. - HS đọc đoạn, nêu nghĩa từ chú giải có trong đoạn đọc. + Từ chỉ trạng thái. + Kiểu câu Ai thế nào ? - Đọc theo nhóm. - 2, 3 nhóm đọc thi. - 1HSK, G đọc toàn bài. - Đọc và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu. - Nhận xét , bổ sung. - Đọc nội dung bài. - Giết hại thú rừng là tội ác, cần bảo vệ môi trường sống. - Đọc trong nhóm. - 2,3 nhóm thi đọc. - Nhận xét chéo nhóm đọc. Kể chuyện * HĐ1. HD kể chuyện: - HDHS đọc, hiểu yêu cầu kể chuyện. - YCHS quan sát 4 tranh trong SGK, nêu nội dung tranh. + Kể lại câu chuyện bằng lời của ai ? - YC HS K,G kể mẫu đoạn 1. - Cùng HS nhận xét, đánh giá. * HĐ2. Kể chuyện: - YCHS kể trong nhóm. - YC HS kể trước lớp. - YCHS kể toàn bộ câu chuyện. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương. 4. Củng cố:- Câu chuyện muốn khuyên em điều gì ? 5. Dặn dò:- Nhận xét giờ học. - HD học và chuẩn bị bài. - HS đọc yêu cầu SGK. - Quan sát tranh, nêu tóm tắt nội dung từng đoạn theo tranh. + Bằng lời của bác thợ săn. - HSK,G kể mẫu. - Nhận xét bạn kể. - HS kể trong nhóm. - 3 HS kể nối tiếp. - Một số HS kể. - Nhận xét, tuyên dương bạn kể hay. - Trả lời câu hỏi củng cố bài. - Lắng nghe. - Chuẩn bị bài: Cuốn sổ tay. Buổi chiều ôn: Luyện viết Mè hoa lượn sóng *GVHDHD và YCHS viết một đoạn trong bài thơ Mè hoa lượn sóng(Tiếng Việt 3 - tập 2, trang 116)vào vở ô ly theo kiểu chữ đứng nét thanh đậm. * GV đánh giá HS về mặt kỹ thuật: nét nối, vị trí dấu thanh, khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ, khoảng cách giữa hai chữ trong một từ. - HS luyện viết vào vở nháp, viết vào vở. - GV thu chấm, nhận xét, đánh giá. Luyện đọc Mè hoa lượn sóng * GVHDHS luyện đọc bài: Mè hoa lượn sóng (Tiếng Việt 3 - tập 2, trang 116). * GVHDHS tìm hiểu nội dung bài thơ: Tả cuộc sống nhộn nhịp dưới nước của mè hoa và các loài cua cá, tôm tép. * HDHS học thuộc lòng bài thơ. Toán Luyện tập Bài 1.( bảng con) Đặt tính rồi tính: 58215 : 5 8000 x 4 57468 : 3 21018 x 4 Bài 2.( vở)Tính giá trị biểu thức: 12693 + 7295 : 5 = 12345 + 10203 x 7 = 21018 x 4 + 10975 = 10819 x 5 - 24567 = Bài 3.( nháp) Một hình chữ nhật có chiều dài 36 m, chiều rộng bằng một nửa chiều dài. Tính chu vi hình chữ nhật đó. Bài 4.( vở)Các phòng học đều lắp số quạt trần như nhau. Có 5 phòng học lắp 20 cái quạt trần. Hỏi có 24 cái quạt trần thì lắp được vào mấy phòng học? Thứ ba ngày 24 tháng 4 năm 2012 Toán Tiết 157: bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiếp theo) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 2. Kĩ năng: Vận dụng làm bài tập thành thạo. 3. Thái độ: HS có ý thức tự giác, tích cực học tập. II. Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ bài toán mẫu. III. Các hoạt động dạy- học 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ:- YCHS thực hiện vào vở nháp, 1HS làm trên bảng: Có 28l dầu chứa đều trong 7 can. Hỏi 5 can như thế chứa được bao nhiêu lít dầu ? Bài giải Mỗi can chứa số lít dầu là: 28 : 7 = 4 (l) 5 can chứa số lít dầu là: 4 x 5 = 20 (l) Đáp số: 20 lít dầu. - Nhận xét, củng cố về dạng toán Rút về đơn vị. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài: 3.2: Phát triển bài: * HĐ1. HD giải bài toán: - HDHS đoc, hiểu nội dung, tóm tắt bài toán mẫu: + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán yêu cầu tìm gì ? - GV giới thiệu tóm tắt. HDHS giải. + Muốn biết 10 lít đựng trong bao nhiêu can ta làm thế nào ? + Tìm một can đựng bao nhiêu lít ta dựa vào dạng toán nào ? + Bài toán có mấy bước tính ? Nêu ? - YCHS giải vào vở nháp, 1 HS giải trên bảng lớp. - Cùng HS nhận xét, so sánh với bài toán phần kiểm tra - Củng cố về dạng toán Rút về đơn vị( so sánh với dạng bài học trước) * HĐ2.Thực hành Bài 1: - HDHS đọc, hiểu bài toán, nêu tóm tắt, - YCHS tự nêu tóm tắt, giải vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài. Bài 2. - HD tương tự bài 1. Bài 3: Tính giá trị của biểu thức xem cách làm nào đúng, cách làm nào sai? - YC HS thảo luận nhóm, làm bài vào SGK. - YC đại diện nhóm nêu kết quả và giải thích vì sao. 4. Củng cố:- YC HS nêu nội dung vừa học. - GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học. 5. Dặn dò:- HD học và chuẩn bị bài. - 2 HS đọc bài toán. - Nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán. + Có 35 l mật ong đựng đều vào 7 can. + 10 lít mật ong đựng vào mấy can ? - Đọc tóm tắt. + Ta cần biết một can đựng bao nhiêu lít. - Dựa vào dạng toán Rút về đơn vị. - Nhắc lại các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Bài giải Số lít mật ong trong một can là: 35 : 7 = 5 (l) Số can cần có để đựng 10 l mật ong là: 10 : 5 = 2 (can) Đáp số : 2 can - Nhận xét, so sánh. - HS đọc bài toán 1. - Nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán. - Tự làm bài vào vở. - HS đọc bài toán, tìm hiểu bài toán. - Làm bài vào vở nháp. Đáp số: 7 cái áo. - HS nêu yêu cầu bài tập. - Làm bài theo nhóm đôi. - Nêu và giải thích vì sao đúng, sai. Đáp án: ý đúng a, d. - HS nêu. - Lắng nghe. - Chuẩn bị bài Luyện tập. Thể dục: Tiết 63: Bài 63 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Tung bắt bóng theo nhóm 2,3 người. - Trò chơi Chuyển đồ vật. 2. Kĩ năng : - Thực hiện được tung bắt bóng theo nhóm 2, 3 người. - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 3. Thái độ: - HS có ý thức rèn luyện thân thể. II. Địa điểm và phương tiện: - Địa điểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ. - Phương tiện: Bóng. III. Nội dung và phương pháp : A. Phần mở đầu : 1. Nhận lớp : - GV nhận lớp, phổ biến ND bài học. 2. Khởi động : - Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát. - Tập các động tác khởi động tại chỗ. B. Phần cơ bản: 1. Tung bắt bóng theo nhóm. - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ. - GV HDHS cách tung bóng và bắt bóng. 2. Chơi trò chơi: Chuyển đồ vật. - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi... - GV nhận xét ý thức tham gia chơi của HS. C. Phần kết thúc: - GV YCHS tập các động tác hồi tĩnh. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét giờ học giao bài tập về nhà. - Cán sự lớp báo cáo sĩ số. - Cán sự lớp cho lớp thực hiện việc khởi động. - GVHDHS cách tung bóng và bắt bóng. - HS tập dưới sự HD của GV. - HS lắng nghe, theo dõi GV làm mẫu. - HS chơi theo nhóm. - HS cả lớp tập, cán sự điều khiển. - HS thực hiện. Chính tả (Nghe - viết): Tiết 63: Ngôi nhà chung I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Nghe-viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng thể văn xuôi. - Làm đúng bài tập điền tiếng có âm đầu, vần dễ lẫn: l/ n; v/ d. 2. Kĩ năng: - Trình bày bài viết sạch đẹp, đúng chính tả, đạt tốc độ quy định. - ... ất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng. Một năm có 4 mùa. 2. Kĩ năng: Nhận biết các mùa trong năm. 3. Thái độ: HS có hứng thú học tập và tìm hiểu tự nhiên. II. Đồ dùng dạy- học: - Các tranh minh họa SGK trang122, 123. III. Các hoạt động dạy- học : 1.ổn định tố chức : 2.Kiểm tra bài cũ: + Tại sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm kế tiếp nhau? + Một ngày có bao nhiêu giờ? 3.Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài: 3.2: Phát triển bài: * HĐ1: Thảo luận theo nhóm - YCHS thảo luận nhóm theo câu hỏi : + Một năm thường có bao nhiêu ngày ? Bao nhiêu tháng ? bao nhiêu mùa ? + Số ngày trong các tháng có bằng nhau không? + Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó bao nhiêu vòng? - Mời đại diện các nhóm trình bày. *KL:Thời gian để Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Một năm thường có 365 ngày, được chia làm 12 tháng. Khi chuyển động quanh Mặt Trời một vòng, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó 365 vòng. * HĐ 2: Làm việc với SGK. - YCHS quan sát hình vẽ trong SGK, thảo luận theo câu hỏi gợi ý trong sách. - YCHS tìm vị trí của Việt Nam và Ô-xtrây-li-a trên quả địa cầu và nhận xét. ( Việt Nam ở Bắc bán cầu, Ô-xtrây-li-a ở Nam bán cầu. Các mùa ở Việt Nam và Ô-xtrây-li-a trái ngược nhau.) *KL: Có một số nơi trên Trái Đất, một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau. * HĐ 3: Trò chơi: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Qua trò chơi, HS biết được đặc điểm của bốn mùa. - Nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi sau đó cho HS tiến hành trò chơi (SGV). - GV làm trọng tài, chấm điểm, công bố đội thắng cuộc. 4. Củng cố:GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - HD học và chuẩn bị bài. - Thảo luận theo nhóm, trả lời các câu hỏi. - Đại diện các nhóm trình bày. - Lắng nghe. - Quan sát hình vẽ trong SGK, thảo luận theo câu hỏi(SGK). - Tìm vị trí của Việt Nam và Ô-xtrây-li-a trên quả địa cầu, nêu nhận xét. - HS đọc phần kết luận. - Lắng nghe. - 2, 4 đội tham gia trò chơi, mỗi đội có 4 HS. - Nhận xét. - Lắng nghe. - Chuẩn bị bài 65. Thứ sáu ngày 27 tháng 4 năm 2012 Toán Tiết 160: luyện tập chung I. Mục tiêu: 1. Kĩ năng: Biết tính giá trị của biểu thức số. Biết giải toán liên quan đến rút về đơn vị. 2. Kĩ năng: Vận dụng làm tốt các bài tập. 3. Thái độ: Yêu thích, tự giác học bộ môn. II. Đồ dùng dạy- học: - Bảng nhóm BT1. III. Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài: 3.2: Phát triển bài: Bài 1 + 2: - HDHS đọc, hiểu lần lượt cả hai bài. - YCHS làm bài 1vào vở nháp, 2HS làm trên bảng nhóm ; HSK, G làm tiếp bài 2. - Cùng HS nhận xét, chữa bài 1. - Củng cố về cách tính giá trị của biểu thức. - YCHSK, G đọc đáp số bài 2, nhận xét. Bài 3: - HD HS đọc, hiểu bài toán, nêu tóm tắt. - YCHS giải vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét, củng cố về dạng toán Rút về đơn vị. Bài 4: - HD tương tự bài 3. Tóm tắt Chu vi hình vuông : 2 dm 4cm Diện tích : ... cm2? - Nhận xét, củng cố cách tính diện tích hình vuông. 4. Củng cố: - GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - HD học và chuẩn bị bài. - Nêu yêu cầu, tìm hiểu từng bài tập. - Làm bài theo yêu cầu. Bài 1: a) (13829 + 20718) x 2 = 34547 x 2 = 69094 b)(20354 - 9638) x 4 = 10716 x 4 = 42864 c) = 8282 d) = 10988 - HSK, G đọc bài giải 2. Đáp số: 35 tuần. - HS thực hiện. - Làm bài theo yêu cầu. Tóm tắt 3 người nhận : 75000 đồng 2 người nhận : ... đồng? Bài giải Mỗi người nhận số tiền là: 75000 : 3 = 25000( đồng) Hai người nhận số tiền là: 25000 x 2 = 50000(đồng) Đáp số: 50000 đồng. - Đọc bài toán 3, nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán. - Làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ. Bài giải Đổi: 2dm 4cm = 24 cm Cạnh hình vuông dài là: 24 : 4 = 6(cm) Diện tích hình vuông là: 6 x 6 = 36(cm2) Đáp số : 36 cm2 - Lắng nghe. - Chuẩn bị ôn bài cho tiết kiểm tra. Tập làm văn Tiết 32: Nói, viết về bảo vệ môi trường I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết kể lại một việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý SGK. 2. Kĩ năng: Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 câu) kể lại việc làm trên. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy- học: - Gợi ý nội dung viết. III. Các hoạt động dạy- học : 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - YC HS nêu các biện pháp để bảo vệ môi trường. 3. Bài mới: 3.1: Giới thiệu bài: 3.2: Phát triển bài: * Hđ1.Kể lại một việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường. - YCHS đọc các gợi ý a, b trên bảng. - Giới thiệu một số tranh về hoạt động bảo vệ môi trường. YCHS nhận xét từng bức tranh. Tranh 1: Các bạn HS đang lao động vệ sinh trong sân trường. Tranh 2: Các thầy cô giáo và các bạn HS đang trồng cây xanh. - YCHS chọn đề tài để kể. - YCHS kể trong nhóm. - Mời một số HS kể trước lớp. - Nhận xét, biểu dương những HS kể tốt. * HĐ2. Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu) kể lại việc làm trên. - YCHS ghi lại những điều vừa kể ở bài tập 1 thành một đoạn văn. - Quan sát, giúp đỡ những HS yếu. - Mời một số HS trình bày bài viết trước lớp. - Nhận xét sửa cho HS về cách dùng từ, viết câu, sử dụng dấu câu,... - Chấm một số bài làm tốt, nhận xét. 4. Củng cố: - GV hệ thống toàn bài, liên hệ giáo dục. 5. Dặn dò:- HD học và chuẩn bị bài. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS gợi ý trên bảng phụ. - Quan sát tranh, nhận xét từng hoạt động trong tranh. - Lựa chọn đề tài để kể. - Nói tên đề tài mình chọn kể trước lớp. - Kể trong nhóm. - 3,4 HS kể trước lớp. - Nhận xét. - HS đọc yêu cầu bài 2. - Làm bài vào vở. - HS đọc bài viết của mình trước lớp. - Nhận xét, bổ sung. - Hiểu ý nghĩa của bảo vệ môi trường. - Thực hiện tốt điều đã học, chuẩn bị bài tiết 33. Thể dục: Tiết 64: Bài 64 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Tung bắt bóng theo nhóm 2,3 người. - Trò chơi Chuyển đồ vật. 2. Kĩ năng : - Thực hiện được tung bắt bóng theo nhóm 2, 3 người. - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 3. Thái độ: - HS có ý thức rèn luyện thân thể. II. Địa điểm và phương tiện: - Địa điểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ. - Phương tiện: Bóng. III. Nội dung và phương pháp : A. Phần mở đầu : 1. Nhận lớp : - GV nhận lớp, phổ biến ND bài học. 2. Khởi động : - Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát. - Tập các động tác khởi động tại chỗ. B. Phần cơ bản: 1. Tung bắt bóng theo nhóm. - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ. - GV HDHS cách tung bóng và bắt bóng. 2. Chơi trò chơi: Chuyển đồ vật. - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi... - GV nhận xét ý thức tham gia chơi của HS. C. Phần kết thúc: - GV YCHS tập các động tác hồi tĩnh. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét giờ học giao bài tập về nhà. - Cán sự lớp báo cáo sĩ số. - Cán sự lớp cho lớp thực hiện việc khởi động. - GVHDHS cách tung bóng và bắt bóng. - HS tập dưới sự HD của GV. - HS lắng nghe, theo dõi GV làm mẫu. - HS chơi theo nhóm. - HS cả lớp tập, cán sự điều khiển. - HS thực hiện. Thủ công Tiết 32: làm quạt giấy tròn (tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết cách làm quạt giấy tròn. 2. Kĩ năng: Làm được quạt giấy tròn đúng quy trình kĩ thuật. 3. Thái độ: Rèn đôi tay khéo léo, yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu quạt giấy, giấy màu, kéo, hồ dán,... III. Các hoạt động dạy và học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - KT chuẩn bị đồ dùng của HS. 3. Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài: 3.2 Phát triển bài: * HĐ1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét - Giới thiệu quạt mẫu. - YCHS nêu lại quy trình làm quạt giấy tròn. - Nhắc nhở HS một số yêu cầu cần đạt khi làm quạt. * HĐ 2: Thực hành - YCHS thực hành theo nhóm: Gấp quạt bằng giấy thủ công. - Quan sát, giúp đỡ HS. * HĐ3. Trưng bày sản phẩm: - YC các nhóm trưng bày sản phẩm. - Cùng HS đánh giá tuyên dương nhóm thực hành tốt. 4. Củng cố:- YCHS nêu quy trình làm quạt. 5. Dặn dò:GVYCHS tập làm quạt giấy tròn. - Quan sát GV làm mẫu. - HS nêu: +Bước 1: Cắt giấy. +Bước 2: Gấp, dán quạt. +Bước 3: Dán cán quạt và hoàn chỉnh quạt. - Ghi nhớ. - Thực hành làm quạt giấy bằng giấy thủ công theo nhóm. - Các nhóm trưng bày sản phẩm trên bàn và giới thiệu. - Nhận xét chéo nhóm. - HS nêu. - Chuẩn bị bài tiết 3. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Sinh hoạt Nhận xét tuần 32 1. Hạnh kiểm: - Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép. - Trong lớp đoàn kết, biết giúp đỡ lẫn nhau. - Trong tuần không có hiện tượng vi phạm đạo đức. 2. Học tập: - Hầu hết các em đều có ý thức chuẩn bị đồ dùng học tập. - Nhiều em có ý thức tự giác cao trong học tập, làm và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Có ý thức ôn tập, tự giác trong thi cử. 3. Thể dục - vệ sinh: - Thể dục tương đối đều, có đủ hoa múa. - Vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng. 4. Hoạt động khác: - Tiếp tục tuyên truyền tới HS việc thực hiện các luật ATGT, PC cháy nổ, PC đuối nước. - Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa ngày Giỗ tố Hùng Vương, ngày 30/4, 1/5. - Tuyên truyền việc rửa tay, vệ sinh răng, miệng để phòng chống bệnh chân, tay, miệng, thủy đậu, quai bị. - Tuyên truyền việc phòng chống bệnh mùa hè.
Tài liệu đính kèm: