Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 5 (46)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 5 (46)

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

I. Mục đích, yêu cầu:

A-Tập đọc:

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Hiểu ý nghĩ: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi; người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. Trả lời được cc cu hỏi trong sch gio khoa.

 - Giáo dục HS biết nhận lỗi và sửa lỗi.

B-Kể chuyện:

 - Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

+ HS K-G kể được tồn bộ cu chuyện.

 - HS theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 5 (46)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22/9/2013
Ngày dạy : Thứ hai 23/09/2013
 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I. Mục đích, yêu cầu:
A-Tập đọc:
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - Hiểu ý nghĩ: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi; người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
 - Giáo dục HS biết nhận lỗi và sửa lỗi. 
B-Kể chuyện: 
 - Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. 
+ HS K-G kể được tồn bộ câu chuyện.
 - HS theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
* Các KNS cơ bản được GD trong bài:
- Giao tiếp: ứng xử. 
- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
** GDHS ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.
II. Chuẩn bị: GV: Tranh, bảng phụ chép đoạn 1,4. HS: Sách, vở, chì.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ : (5’) Kiểm tra bài cũ: Ông ngoại 
H: Thành phố sắp vào thu có gì đẹp ? ( Rĩi)
H: Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên ? (Hít)
H: Nêu nội dung bài ?(Dương)
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc. (10’)
Mục tiêu: HS phát âm đúng; ngắt, nghỉ hợp lí.
- GV nêu cách đọc, đọc mẫu.
- Yêu cầu HS đọc bài.
Luyện đọc và giải nghĩa từ. 
- Đọc câu. (GV sửa phát âm.) 
- Đọc đoạn trước lớp. (GV hướng dẫn đọc đoạn 1, giải nghĩa từ.
- Đọc đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu.
- 1 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.( 12’)
Mục tiêu: HS hiểu nội dung bài, trả lời được câu hỏi SGK. 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và 2.
H: Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò gì? Ở đâu?
H: Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
H: Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì ?
** GV GDHS ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.
-Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại.
H: Thầy giáo chờ mong điều gì ở HS trong lớp ?
H: Ai là “Người lính dũng cảm” trong truyện này? Vì sao ?
* Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
H: Câu chuyện muốn nói điều gì ?	
* Giao tiếp: ứng xử. 
TIẾT 2:
Hoạt động 3: Kể chuyện theo tranh. (15’)
Mục tiêu: Biết kể chuyện theo tranh.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV treo tranh cho HS xác định nhân vật.
- Yêu cầu HS kể trong nhĩm.
- GV mời 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn.
- Gọi 1, 2 em xung phong kể cả câu chuyện 
- GV nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 4: Kể chuyện theo vai. (20’)
Mục tiêu: Kể được chuyện theo vai diễn.
- GV chia lớp thành 2 nhĩm:
Nhĩm 1: Kể đoạn 1
Nhĩm 2: Kể đoạn 2
- Mời các nhĩm trình bày.
- Nhận xét, bình chọn.
- HS theo dõi.
- 1 HS khá đọc bài – đọc chú giải.
- HS đọc nối tiếp câu, luyện phát âm.
- HS nêu cách đọc, đọc mẫu. 4 HS đọc 4 đoạn.
- HS đọc, chỉnh sửa cho nhau.
- Đại diện nhóm thi đọc (NX, bình chọn).
- HS theo dõi.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Các bạn chơi trò đánh trận giả trong vườn trường.
- Chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường.
- Hàng rào đổ. Tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính nhỏû.
- HS nêu những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Những việc cần tránh gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Thầy mong HS dũng cảm nhận khuyết điểm.
- Chú lính chui qua hàng rào là người lính dũng cảm. Vì đã biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi; người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.
- Dựa vào tranh, kể lại câu chuyện.
- chỉ huy (áo xanh sẫm); chú lính (áo xanh nhạt)
- Kể trong nhĩm 4.
- 4 HS kể theo 4 tranh ( lớp nhận xét)
- HS xung phong kể cả câu chuyện.
- HS phân vai, kể chuyện trước lớp.
- Nhĩm khác nhận xét, bình chọn.
3.Củng cố –Dặn dò: (5’)
 H: Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì ?
 - GV chốt lại: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi. Người dám nhận lỗi, dám sữa chữa khuyết điểm của mình là người dũng cảm.
- Dặn về nhà tập kể lại chuyện cho người thân nghe.
TOÁN
NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (CÓ NHỚ)
I. Mục tiêu:
- Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ). 
 -Vận dụng giải bài toán có một phép nhân. 
- HS cẩn thận, chính xác khi làm tính, giải toán. 
+ HS khá giỏi làm hết bài 1.
II. Chuẩn bị : GV: Sách giáo khoa. HS: Sách, vở, bảng,
III. Hoạt động dạy và học:
1/Bài cũ: (5’) Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.(Ngọc, Th
Khoanh vào kết quả em cho là đúng :
 a) 23 x 3 = A: 26 b, 14x2= A. 32
 B: 29 B. 30
 C: 69 C. 28
 2/Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Họat động 1: Giới thiệu phép nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số. (10’)
Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ).
-Ví dụ 1: 26 x 3= ?
- Gọi 1 HS lên đặt tính rồi tính; lớp làm ra bảng con. ( HS nêu cách tính)
 - Ví dụ 2: 54 x 6 = ? ( Tương tự ví dụ 1)
H: Khi thực hiện ta thực hiện từ đâu sang đâu ? Nhận xét 2 ví dụ trên? 
 Họat động 2: Thực hành. ( 20’)
Mục tiêu: Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số(có nhớ), tìm số bị chia và giải toán.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tính và điền kết quả.
(HS yếu hoàn thành bài vào cuối tiết)
- GV và HS chữa bài.	
Bài 2: Gọi HS đọc, phân tích đề.
- 1 HS lên tóm tắt, nêu hướng giải và giải; lớp giải vào vở.
- GV thu một số bài chấm -nhận xét. 
Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con.
- GV và HS nhận xét, sửa bài.
H. Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm thế nào ?
- 1 HS đọc.
 2 6 54 
 X X
 3 6
 7 8 324
-Thực hiện phép tính từ phải sang trái. (Là phép nhân có nhớ)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào SGK. 
6 HS TB nối tiếp nhau lên bảng làm cột 1, 2, 4. HS K - G làm thêm cột 3.
- HS nhận xét - sửa bài.
- 2 HS đọc đề.
- HS gạch vào sách - 2 HS phân tích đề trước lớp.
-1 HS khá lên bảng làm - cả lớp làm vào vở.
Tóm tắt
 1 tấm : 35 mét vải
 2 tấm :  mét vải?
 Bài giải
 Số mét vải của 2 tấm là:
 35 x 2 = 70 ( m)
 Đáp số : 70m.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm vào vở - 2 em lên bảng.
- HS nhận xét - sửa bài.
- Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia.
x : 6 = 12 x : 4 = 23
 x = 12 x 6 x = 23 x 4
 x = 72 x = 92
3/Củng cố, dặn dị: (5’)
- GV yêu cầu HS nhắc cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ).
 - Nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 23/9/2013
Ngày dạy: Thứ ba 24/09/2013
 TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA: C (Tiếp theo)
I. Mục đích, yêu cầu :
-Viết đúng chữ hoa C (1 dòng Ch), V, A (1 dòng), viết đúng tên riêng Chu Văn An (1 dòng) và câu ứng dụng: Chim khơn  dễ nghe.(1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. 
- Học sinh có thói quen rèn chữ viết.
+ HS K-G viết đủ số dịng quy định.
II. Chuẩn bị: GV: Mẫu chữ viết hoa C, tên riêng và câu tục ngữ. HS: Bảng con, phấn, vở tập viết 
III. Hoạt động dạy –học :
1.Bài cũ: (5’) Gọi 2 HS lên bảng: 
 - Viết chữ C : ( Ý)
 - Từ ứng dụng: Cửu Long (Mai)
2.Bài mới : Giới thiệu bài.	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: HD viết trên bảng con. (7’)
Mục tiêu: Củng cố cách viết hoa chữ C.
 Luyện viết chữ hoa.
H. Tìm các chữ hoa có trong bài ?
- GV dán chữ mẫu.
- GV viết mẫu và nhắc lại cách viết từng chữ.
- Yêu cầu HS tập viết trên bảng con.
b/ Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng)
Giảng: Chu văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần (1292 -1370). Ôâng có nhiều trò giỏi, nhiều người sau này trở thành nhân tài của đất nước.
- Yêu cầu HS viết bảng con, bảng lớp.
c/ Luyện viết câu ứng dụng.
H: Em hiểu ý nghĩa câu này như thế nào? 
H. Nhận xét cách viết câu ứng dụng?
- Yêu cầu HS viết 2 chữ hoa đầu 2 dòng.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở. (15’)
Mục tiêu: Rèn HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định các chữ hoa, từ và câu ứng dụng 
- GV nêu yêu cầu bài viết:
- Nhắc nhở cách trình bày. GV theo dõi, uốn nắn. 
- GV chấm một số bài – nhận xét chung. Cho HS xem một số bài viết đẹp.
- C, V, A , N
- HS quan sát, nêu cấu tạo chữ.
- HS tập viết trên bảng con, bảng lớp.
- HS đọc từ ứng dụng.
- HS tập viết trên bảng con, bảng lớp.
- HS quan sát, đọc câu ứng dụng.
- Con ngườùi phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự.
- HS nêu.
- HS tập viết: Chim, Người 
- HS viết bài vào vở.
- HS theo dõi - rút kinh nghiệm.
3.Củng cố , dặn dò: (5’)
- Nhận xét tiết học, biểu dương HS viết đẹp. Dặn viết bài ở nhà; chuẩn bị bài sau.
 TOÁN
LUYỆ N TẬP
I.Mục tiêu: 
- Biết nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ), biết xem giờ trên đồng hồ chính xác đến 5 phút.
- HS cẩn thận, chính xác khi làm tính, giải toán. 
 + HS khá, giỏi làm hết bài 2.
II. Chuẩn bị: GV: Mô hình đồng hồ. Bảng phụ chép bài 5. HS: Sách, bảng con.
III. Hoạt động dạy –học .
1/Kiểm tra bài cũ: (5’) 2 H S lên bảng làm bài.
 Bài tập: Đặt tính rồi tính ( Trân, Quân)
 37 x 2 24 x 3 22 x 5 29 x 3 
 GV nhận xét, ghi điểm.
2/Bài mới :Giới thiệu bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện tập về phép nhân và giải toán có một phép nhân. (20’)
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng nhân số có ... , mạch.
 -Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.
*Các KNS cơ bản được GD trong bài:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: phân tích và xử lí thông tin về bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em.
-Kĩ năng làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm của bản thân trong việc đề phòng bệnh thấp tim. 
II. Chuẩn bị.
 - GV: Các hình minh hoạ trang 20.
 - HS: SGK, vở bài tập.
III. Hoạt động dạy và học.
1/Kiểm tra bài cũ: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
+ Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng. 
 - Theo bạn những trạng thái nào dưới đây sẽ có lợi cho tim và mạch ? (Huyến) 
 Quá vui
 Quá hồi hộp hoặc xúc động mạnh 
 Tức giận 
Bình tĩnh, vui vẻ, thư thái
 - Viết vào chỗ trống  những từ thích hợp với các câu sau. (Hạnh)
Các loại thức ăn như .đều có lợi cho tim mạch.
Các loại thức ăn chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, các chất kích thích như không có lợi cho tim mạch.
 2/ Bài mới: Gới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Động não.
Mục tiêu: Kể tên được một vài bệnh về tim mạch.
-Yêu cầu HS kể tên một số bệnh tim mạch mà các em đã biết. ( Nhóm bàn)
- GV nhận xét, bổ sung .
Kết luận : Bài này chỉ nói đến 1 bệnh thường gặp nhưng nguy hiểm đối với trẻ em là bệnh thấp tim.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bệnh thấp tim.
Mục tiêu: Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
* Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: phân tích và xử lí thông tin về bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi(quan sát, đọc lời hỏi- đáp của từng nhân vật)
 -GV chia lớp làm 5 nhóm, thảo luận các câu hỏi sau:
H: Ở lứa tuổi nào thường hay bị bệnh thấp tim?
H: Bệnh thấp tim nguy hại như thế nào?
H: Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì?
-Gọi đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận:+Bệnh thấp tim thường mắc ở lứa tuổi HS.
+Bệnh này thường để lại di chứng nặng nề cho van tim, cuối cùng gây ra suy tim.
+Nguyên nhân dẫn đến bệnh thấp tim là do viêm họng, viêm a –mi-đan kéo dài hoặc viêm khớp không được chữa trị kịp thời, dứt điểm.
Hoạt động 3:Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Kểå được 1sốâ cách đề phòng bệnh thấp tim, có ý thức phòng bệnh thấp tim.
*Kĩ năng làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm của bản thân trong việc đề phòng bệnh thấp tim. 
- Yêu cầu làm việc theo cặp.
H: Hình 4, bạn đang làm gì? Đem lại lợi ích gì?
H: Hình 5, 6 vẽ gì, thể hiện nội dung gì?
 Kết luận : Phòng bệnh thấp tim cần: giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh cá nhân tốt, rèn luyện thân thể hằng ngày đề không bị các bệnh viêm họng , A- mi –dan kéo dài hoặc viêm khớp cấp , 
-HS kể: bệnh thấp tim, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.
-HS thảøo luận nhóm hai.
 - 1 HS đọc câu hỏi, thảo luận theo câu hỏi.
-Đại diện nhóm trình bày (Nhận xét, bổ sung)
-Nghe và ghi nhớ.
- HS quan sát hình 4, 5, 6 hỏi đáp về nội dung hình.
H4 : súc miệng bằng nước muối trước khi ngủ, phòng bệnh viêm họng.
H 5 : Giữ ấm cổ, ngực, tay và chân phòng bệnh viêm khớp cấp tính.
H 6 : Thể hiện nội dung ăn uống đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh có sức đề kháng phòng bệnh tật nói chung và thấp tim nói riêng.
3.Củng cố , Dặn dò.-Yêu cầu HS đọc nội dung bạn cần biết trang 13 SGK.
 Ghi nhớ nội dung bạn cần biết của bài.
*******************************
	TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:	
 - Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu được chức năng của chúng ;Biết được vai trò của hoạt động bài tiết của nước tiểu đối với cơ thể.
- Ghi nhớ tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và vai trò của nó.
-Giáo dục học sinh hằng ngày mỗi người đều cần uống nước để cơ quan bài tiết hoạt động tốt.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh ; Hình cơ quan bài tiết phóng to.
 - H S: Sách giáo khoa, vở BT.
III Hoạt động dạy và học.
1/Kiểm tra bài cũ: Bài : “ Phòng bệnh tim mạch”.
 - Đánh dấu x vào	trước câu trả lời đúng.
 + Bệnh nào dưới đây không phải là bệnh tim mạch.( Huy)
 Huyết áp cao 
 Lao 
 Thấp tim 
 Đứt mạch máu não 
 H:Nêu nguyên nhân gây bệnh thấp tim ? ( Huệ)
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Quan sát, thảo luận .
Mục tiêu: Kể được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Quan sát hình 1 chỉ thận, ống dẫn nước tiểu
 - GV treo tranh cơ quan bài tiết nước tiểu, gọi HS lên chỉ và nêu tên các bộ phận của cơ quan bài tiết.
Kết luận: Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm 2 quả thận , 2 ống dẫn nước tiểu , bóng đái và ống đái.
Hoạt dộng 2: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Hiểu vai trò và chức năng của các bộ phận trong cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Yêu cầu HS đọc thầm các câu hỏi ở hình 2.
- GV chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận về chức năng từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- VD: Nước tiểu được tạo thành ở đâu?
H: Trong nước tiểu có chất gì?
 Thận để làm gì? 
H:Ống dẫn nước tiểu để làm gì ?
H:Nước tiểu thải ra ngoài cơ thể bằng cách nào ?
H:Bàng quang để làm gì ?
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
* GV nhận xét và kết luận chung.
* Thảo luận chung: -Yêu cầu HS xung phong lên đặt câu hỏi cho bạn trả lời ( tuyên dương HS có nhiều câu hỏi hay- câu trả lời đúng).
H: Vì sao hằng ngày cần uống đủ nước?
Kết luận:
- Học sinh thảo luận nhóm hai.
-Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 Học sinh nhắc lại.
- HS quan sát và đọc câu hỏi, trả lời trong sách.
-từ chất thải độc hại có trong máu.
-muối u rê, u rát.
- Thận lọc máu lấy ra các chất thải độc hại tạo thành nước tiểu .
- dẫn nước tiểu từø thận xuống bàng quang .
-Nước tiểu theo ống đái thải ra ngoài 
- Bàng quang là nơi chứa nước tiểu trước khi được thải ra ngoài .
-Đại diện nhóm trình bày.(Nhận xét, bổ sung)
 -Thi đặt nhiều câu hỏi về chức năng của các bộ phận thuộc cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Giúp cơ quan bài tiết nước tiểu hoạt động tốt. 
3.Củng cố - dặn dò: - Gọi 1,2 HS lên chỉ sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu, nói tóm tắt hoạt động của cơ quan này.
 - GV giáo dục : Hằng ngày chúng ta phải uống nước nhiều – không được nín đái để cơ quan làm việc tốt.
******************************
TẬP LÀM VĂN
TẬÂP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
I. Mục đích yêu cầu: Bước đầu biết xác định nội dung cuộc họp và tập tổ chức cuộc họp theo gợi ý cho trước. HS khá, giỏi biết tổ chức được một cuộc họp tổ. 
 - Biết tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã học.
 -Ý thức rèn luyện khả năng tổ chức cuộc họp.
*Các KNS cơ bản được GD trong bài:
- Giao tiếp: lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
- Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm.
II. Chuẩn bị :
 - GV : Bảng lớp viết 5 gợi ý. Bảng phụ kẻ sẵn 5 bước tổ chức cuộc họp; 4 mẫu VD( SGK).
 - H S : Đọc kỹ bài cuộc họp của chữ viết.
 III. Hoạt động dạy –học :
 1. Bài cũ : 1HS lên kể lại câu chuyện: Dại gì mà đổi ? ( Bảo)
 -2 Học sinh đọc lại bức điện báo gửi về gia đình.( Hồng, Linh)
 2. Bài mới : Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm.
 Mục tiêu: Nắm được nội dung cần trao đổi trong cuộc họp.
* Giao tiếp: lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
* Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài và phần gợi ý. ( GV phát VD mẫu.)
-GV chia nhóm cho bốc thăm 4 nội dung họp, đọc trước lớp.
- Yêu cầu mội nhóm dựa vào 5 bước họp, thảo luận, ghi vào giấy.
 + Mục đích của cuộc họp.
 + Tình hình của tổ.
 + Nguyên nhân dẫn đến tình hình đó.
 + Cách giải quyết.
 + Giao việc cho mọi người
- Yêu cầu các nhóm tiến hành họp thử (GV theo dõi, giúp đỡ)
Họat động 3: Thi tổ chức cuộc họp. 
Mục tiêu: Biết điều hành họp tổ.
 - Yêu cầu các tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp.
 - GV theo dõi, nhận xét - Ghi điểm.
 - GV chốt lại và tuyên dương.
*VD về cuộc họp theo gợi ý SGK.
* Diễn biến cuộc họp giúp bạn học yếu trong tổ.
- Mục đích cuộc họp: Thưa các bạn! Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về giúp đỡ bạn Lan.
- Tình hình: Bạn Lan là HS còn yếu về môn toán, thường xuyên tính toán sai.
-Nguyên nhân: Bạn Lan không thuộc các bảng nhân, bảng chia đã học, đặt tùính sai khi làm các phép tính cộng, trừ các số có 3 chữ số.
- Cách giải quyết: Lan phải học lại các bảng nhân, bảng chia đã học. Khi làm tính cộng, trừ các số có từ 3 chữ số trở lên, kiểm tra thử xem đặt tính đã đúng chưa.
- Giao việc cho mọi người: Bạn Hằng, bạn Hùng sẽ thay phiên nhau kiểm tra bài của bạn Lan, giảng lại những phần bạn Lan chưa hiểu. Nếu không giảng được thì báo ngay với cô giáo để cô giáo giúp đỡ.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS xem mẫu.
- 4 nội dung họp:
 a, Giúp đỡ nhau trong học tập.
b, Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20 - 11 .
c, Trang trí lớp học.
d, Giữ gìn vệ sinh chung.
- Các tổ tiến hành họp theo hướng dẫn.
- Các tổ thi tổ chức cuộp họp.
Cả lớp theo dõi, nhận xét cuộc họp.
3/ Củng cố- Dặn dò:- Yêu cầu HS nêu lại trình tự diễn biến cuộc họp.
- Nhận xét tiết học.	Dặn chuẩn bị bài sau.
********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 5 moi nhat.doc