Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 9

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 9

 Tiết 2: Tập đọc

Cái gì quý nhất ?

A. Mục đích – yêu cầu.

- Đọc diễn cảm bài văn ; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận : Người lao động là đáng quý nhất. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3.)

* TCTV : Giải nghĩa một số từ khó trong bài.

- HS yêu thích môn học.

B. Đồ dùng:

- GV : Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ.

- HS : Đọc trước bài.

- Dự kiến HĐ : cá nhân, nhóm, lớp.

 

doc 38 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Ngày soạn: 16.10.2010.
Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010. 
Tiết 1: Hoạt động tập thể
Chào cờ tuần 9
 Tiết 2: Tập đọc
Cái gì quý nhất ?
A. Mục đích – yêu cầu.
- Đọc diễn cảm bài văn ; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận : Người lao động là đáng quý nhất. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3.)
* TCTV : Giải nghĩa một số từ khó trong bài.
- HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng:
GV : Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ.
HS : Đọc trước bài.
Dự kiến HĐ : cá nhân, nhóm, lớp.
C. Các hoạt động dạy học.
I. Ổn định tổ chức (2)
II. Kiểm tra bài cũ (3)
- Đọc thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung bài Trước cổng trời.
- Nhận xét- cho điểm
III. Bài mới(30)
1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc:
+ 1HS đọc bài.
+ chia đoạn :
 - Đoạn 1: Một hôm, trên đường đi học vềsống được không.
 - Đoạn 2 : Quý và Namthầy giáo phân giải.
 - Đoạn 3 : Nghe xongcòn lại.
- HD đọc toàn bài.
+ Y/c HS đọc tiếp nối theo đoạn 
- HD đọc câu dài.
+ Đọc chú giải
+ Y/c HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu .
b. Tìm hiểu bài:
* TCTV : giải nghĩa từ : thì giờ, hiếm, 
- Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời?
- Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
- Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
- Nội dung bài nói lên điều gì?
c. Đọc diễn cảm:
- Y/c HS luyện đọc theo vai
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2.
- GV đọc mẫu.
- Y/c HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét- cho điểm.
IV. Củng cố- dặn dò (5)
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 3 HS lên bảng trình bày.
- 1 HS đọc bài.
- HS chia đoạn
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- HS đọc chú giải
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài
- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi
- Hùng cho rằng lúa, gạo quý nhất. Quý cho rằng vàng, bạc quý nhất. Nam cho rầng thí giờ quý nhất.
+ Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất vì con người không thể sống được mà không ăn.
+ Quý cho rằng vàng là quý nhất vì mọi người thường nói quý như vàng, có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
+ Nam cho rằng thì giờ là quý nhất vì người ta nói thì giờ quý hơn vàng bạc, có thì giờ mới làm ra được lúa gạo,vàng bạc.
- Vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và lúa gạo cũng trôi qua một cách vô vị.
- Người lao động là quý nhất.
- 2, 3 HS đọc lại nội dung bài.
- HS luyện đọc phân vai.
- Cả lớp trao đổi, thống nhất về giọng cho từng nhân vật, 
- HS nghe.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS yếu đọc đoạn 1
* Điều chỉnh: ............................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
* HS yếu làm được BT1, BT2.
- HS yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị.
GV : Nội dung bài.
HS : SGK, VBT.
Dự kiến HĐ : Cá nhân, nhóm, lớp.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức (2)
II. Kiểm tra bài cũ (3)
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
- Nhận xét- sửa sai.
III. Bài mới (30)
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Luyện tập:
Bài 1: HS yếu
Viết số do thập phân thích hợp vào chỗ trống:
- Nhận xét – sửa sai.
Bài 2: HS yếu
Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
( theo mẫu)
- Nhận xét- cho điểm.
Bài 3: HS Khá
Viết các số do sau dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là km
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 4: HS Khá
Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Nhận xét- sửa sai.
IV. Củng cố- dặn dò (5)
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS nêu yêu cầu và làm bài.
- HS lên bảng làm
a. 35 m 23cm = 35 m = 35, 23m
b. 51 dm 3cm = 51 = 51, 3 m
c. 14 dm 7 cm = 14 = 14, 7 m
HS nêu yêu cầu và làm bài.
HS làm bài vào vở, vài HS đọc kết quả.
315 cm = 3,15 m
234 cm = 2,34 m
506 cm = 5,06 m
34 dm = 3,4 m
- HS nêu yêu cầu và làm bài.
- Các nhóm làm bài và trình bày kết quả.
a. 3 km 245 m = 3 km = 3, 245 km
b. 5 km 34 m = 5 km = 5, 034 km
c. 307 m = m = 0,307 km
- HS nêu yêu cầu và làm bài.
- HS làm bài theo cặp
a. 12,44 m = 12 m = 12m 44cm
c. 3, 45 km = 3 km 
 = 3 km 450 m
* Điều chỉnh: ............................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Khoa học
Thái độ đối với người nhiễm HIV/ AIDS
A. Mục tiêu:
- Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường, không lây nhiễm HIV.
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
- HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng:
GV : Hình minh hoạ SGK
HS : SGK, VBT.
Dự kiến HĐ : Cá nhân, nhóm, lớp.
C. Các hoạt động dạy học.
I. Ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cũ 
- Chúng ta phải làm gì để phòng tránh HIV/ AIDS ?
- GV nhận xét và cho điểm.
III. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài
a. Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp
- Những hoạt động tiếp xúc nào không có khẳ năng lây truyền HIV/ AIDS ?
- Kết luận: Những hoạt động tiếp xúc thông thường không có khả năng lây nhiễm HIV.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Gọi HS lên diễn kịch.
- Nhận xét- bổ xung.
b. Hoạt động 2: Hoạt động theo cặp
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
+ Y/c HS quan sát tranh trong SGK, đọc lời thoại của các nhân vật và trả lời câu hỏi:
+ Nếu các bạn đó là người quen của em, em sẽ đối xử với các bạn như thế nào? Vì sao?
- Nhận xét- bổ xung.
- Qua ý kiến của các bạn,em rút ra điều gì?
c. Hoạt động 3:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
+ Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.
+ Y/c HS thảo luận theo nhóm các tình huống.
IV. Củng cố- dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau
- Hát.
- 3 HS lên bảng trình bày.
- Bơi ở bể bơi công cộng.
- Ôm, hôn má.
- Bắt tay.
- Bị muỗi đốt.
- Ngồi học cùng bàn.
- Khoác vai.
- Dùng chung khăn tắm.
- Nói chuyện.
- Uống chung li nước.
- Nằm ngủ bên cạnh.
- Ăn chung mâm cơm.
- Dùng chung nhà vệ sinh.
- HS chơi trò chơi.
- HS lên diễn kịch.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để đưa ra cách ứng xử của mình.
- 3 HS lên trình bày ý kiến của mình.
- HS nêu, thống nhất ý kiến của tổ mình.
- Trẻ em cho dù có bị nhiễm HIV thì vẫn có quyền trẻ em. họ rất cần được sống trong tình yêu thương, sự san sẻ của mọi người.
- HS hoạt động theo nhóm.
* Điều chỉnh: ............................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: Đạo đức
Tình bạn (T1)
A. Mục tiêu:
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
- HS yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị.
GV : Nội dung bài.
HS : SGK, VBT.
Dự kiến HĐ : Cá nhân, nhóm, lớp.
C. Các hoạt động dạy học
I. Ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cũ 
- Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
- GV nhận xét và cho điểm
III. Bài mới 
1. Giới thiệu bài.Ghi đầu bài.
2. Hoạt động 1:
- GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.
+ GV y/ c HS đọc câu chuyện SGK.
Hỏi: 
+ Câu chuyện gồm có những nhân vật nào?
+ Khi đi vào rừng vào, hai người bạn đã gặp những chuyện gì?
+ Chuyện gì đã xảy ra sau đó?
+ Hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong chuyện cho ta thấy nhân vật đó là một người bạn như thế nào?
+ Khi con gấu bỏ đi, người bạn bị bỏ rơi lại đã nói với gì với bạn kia?
+ Em thử đoạn xem sau chuyện này tình cảm giữa hai người như thế nào?
+ Theo em, khi đã là bạn bè chúng ta cần cư xử với nhau như thế nào?
3. Hoạt động 2:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- Gọi 3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
4. Hoạt động 3:
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp.
+ Lớp ta đoàn kết chưa?
+ Điều gì xảy ra cho chúng ta khi xung quanh chúng ta không có những bạn bè?
IV. Củng cố- dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 3 HS lên bảng trình bày.
- HS hoạt động cả lớp.
- 3 HS đọc chuyện trong SGK.
- Câu chuyện gồm có 3 nhân vật.
- Hai người bạn đã gặp một con gấu.
- Khi thấy gấu, một người bạn đã bỏ chạy và leo tót lên cây ẩn nấp để lại người bạn còn lại trên mặt đất.
- Nhân vật đó là một người bạn không tốt, không có tinh thần đoàn kết, một người bạn không biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, đó là một người bạn không tốt.
- Khi con gấu bỏ đi, người bạn bị bỏ rơi đã nói với người bạn kia là “ Ai bỏ bạn trong lúc hiểm nghèo để chạy thoát thân là người tồi tệ’’
- HS nêu.
- HS làm việc theo nhóm.
- 3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- HS thảo luận các câu hỏi tình huống .
* Điều chỉnh: ............................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: Mĩ thuật
Thường thức mĩ thuật giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam
A. Mục tiêu:
- HS làm quen với điêu khắc cổ Việt Nam.
- HS cần cảm nhận đợc vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam.
- HS yêu quý và có ý thức giữ gìn di sản văn hoá.
B. Chuẩn bị:
- Một số tranh ảnh về điêu khắc cổ.
C. Các hoạt động dạy học
I. ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
III Bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ:
- Giới thiệu hình ảnh một số t ... hung
A. Mục tiêu:
- Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân.
- HS yêu thích môn học. 
B. Chuẩn bị
GV : Bảng phụ.
HS : SGK, VBT.
Dự kiến HĐ : Cá nhân, nhóm, lớp.
C. Các hoạt động dạy học
I. Ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
III. Bài mới 
1. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là m :
- Nhận xét- bổ xung.
Bài 2: 
Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm.
- Nhận xét- bổ xung.
Bài 3: 
Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm
- Nhận xét- bổ xung.
Bài 4: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm
- Nhận xét- bổ xung.
IV. Củng cố- Dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS nêu yêu cầu và làm bài.
- HS lên bảng làm bài
a, 3m 5dm = 3 m = 3, 5 m
b, 4 dm = m = 0,4 m
c, 34m 5 cm = 34 = 34,05 m
d, 345 cm = = 3, 45 m
- HS nêu yêu cầu và làm bài.
HS làm bài theo nhóm.
Đơn vị đo là tấn
Đơn vị đo là kg.
 3,2 tấn
 3200 kg
 0,502 tấn
 502 kg
 2,5 tấn
 2500 kg
 0, 021 tấn
 21 kg
- HS nêu yêu cầu và làm bài.
- HS làm bài theo cặp
a, 42dm4cm = 42dm = 42,4dm
b, 56cm9 mm = 56cm = 56,9 cm
c, 26m 2cm = 26 m = 26,02m
- HS nêu yêu cầu và làm bài.
- HS àm bài vào vở.
- 1-2 HS đọc kết quả.
a, 3kg5g = 3kg = 3,005 kg
b, 30 g = 0,300kg
c, 1103 g = = 1,103 kg
* Điều chỉnh: ............................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Tập làm văn
Luyện tập thuyết trình tranh luận
A. Mục đích – yêu cầu.
- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng về thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1, BT2).
* Tích hợp GDBVMT : Liên hệ về sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người qua BT1.
- HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy học:
GV : Nội dung bài.
HS : SGK, VBT.
Dự kiến HĐ : Cá nhân, nhóm, lớp.
C. Các hoạt động dạy học.
I. Ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cũ 
- Hãy nêu những điều kiện cần có khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận nàođó?
- Khi thuyết trình, tranh luận người nói cần phải có thái độ như thế nào?
- Nhận xét- cho điểm.
III. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi 5 HS đọc phân vai chuyện.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chuyện.
+ Các nhân vật trong truyện tranh luận về vấn đề gì?
+ Ý kiến của từng nhân vật như thế nào?
+ Ý kiến của em về những vấn đề này như thế nào?
* Tích hợp GDBVMT : Liên hệ về sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người qua BT1.
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung bài.
+ Bài tập 2 y/c thuyết trình hay tranh luận?
+ Bài tập y/c thuyết trình về vấn đề gì?
* Gợi ý:
+ Nếu chỉ có trăng thì vấn đề gì sẽ xảy ra?
+ Nếu chỉ có đèn thì vấn đề gì sẽ xảy ra?
+ Vì sao cả trăng và đèn đều cần thiết cho cuộc sống?
+ Trăng và đèn đều có những ưu điểm và hạn chế gì?
- Nhận xét- bổ xung.
IV. Củng cố- dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS lên bảng trình bày.
- 5 HS đọc phân vai chuyện.
- HS nghe và lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Các nhân vật trong chuyện tranh luận về vấn đề : cái gì cần nhất đối với cây xanh.
- Ai cũng tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh.
+ Đất: có chất màu nuôi cây.
+ Nước: vận chuyển chất màu để nuôi cây.
+ Không khí : cây cần khí trời để sống .
+ Ánh sáng : làm cho cây cối có màu xanh.
- HS tự do phát biểu theo ý kiến của mình.
- HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe.
- Bài tập y/c thuyết trình.
- Bài tập y/c thuyết trình về vấn đề cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao.
- HS lên trình bày.
* Điều chỉnh: ............................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Kể chuyện
Kể chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia
A. Mục đích – yêu cầu.
- Kể lại được một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương ( hoặc ở nơi khác ) ; kể rõ địa điểm, diễn biến câu chuyện.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
* Tích hợp GDBVMT : Biết bảo vệ và có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình, tại nơi ở bảo vệ cảnh đẹp ở địa phương mình.
- HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy học:
GV : Bảng phụ
HS : SGK, VBT.
Dự kiến HĐ : Cá nhân, nhóm, lớp.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cũ 
- Y/c HS kể chuyện giờ trước.
- Nhận xét- cho điểm.
III. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
* Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài.
Hỏi:
+ Đề bài Y/c gì?
- Kể một câu chuyện thăm quan em cần kể những gì?
- Gọi HS đọc gợi ý trong SGK
- Y/c HS giới thiệu về chuyến đi thăm quan của em cho các bạn nghe?
* Kể nhóm:
- Y/c HS kể chuyện theo nhóm.
+ Bạn thấy cảnh vật ở đây như thế nào?
+ Sự vật nào làm bạn thấy thích thú nhất?
+ Nếu có dịp đi thăm quan, bạn có quay trở lại đó không ? vì sao?
+ Kỉ niệm nào về chuyến đi làm bạn nhớ nhất?
+ Bạn mong muốn điều gì sau chuyến đi?
* Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Nhận xét- cho điểm.
 * Tích hợp GDBVMT : Biết bảo vệ và có 
ý thức tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình, tại nơi ở bảo vệ cảnh đẹp ở địa phương mình.
IV. Củng cố- dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 3 HS lên bảng.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Đề bài y/c kể lại câu chuyện một lần em đi thăm cảnh đẹp.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- 3 HS giới thiệu.
- HS hoạt động nhóm.
- 7 – 10 HS tham gia kể chuyện.
Tiết 4: Tiếng Anh
GV bộ môn dạy
Tiết 5: Lịch sử
Cách mạng mùa thu
A. Mục tiêu:
- Tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi : Ngày 19/ 8/ 1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù : Phủ Khâm sai, Sở Mật thám,  Chiều ngày 19/ 8/ 1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
- Biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả :
+ Tháng 8/ 1945 nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền và lần lượt giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
+ Ngày 19/ 8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám.
- HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy học:
GV : Tranh minh hoạ
HS : SGK, VBT.
Dự kiến HĐ : Cá nhân, nhóm, lớp.
C. Các hoạt động dạy học.
I. Ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu ý nghĩa của phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh ?
- Nhận xét- cho điểm.
III. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
- Nêu diễn biến tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa ngày 19- 8- 1945 ở Hà nội ?
- Nêu ý nghĩa của cách mạng tháng 8-1945?
3. Hoạt động 2:
- Việc vùng lên dành chính quyền ở Hà Nội diễn ra như thế nào? kết quả ra sao?
- Trình bày ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội?
4. Hoạt động 3:
- Khí thế của cách mạng tháng Tám thể hiện điều gì?
- Cuộc vùng lên của nhân dân đã đạt được kết quả ra sao, kết quả đó sẽ mang lại tương lai gì cho nước nhà?
- GV nhận xét và kết luận.
IV. Củng cố- dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS lên bảng trình bày.
- Ngày 18- 8- 1945, cả Hà Nội xuất hiện cờ đỏ sao vàng, tràn ngập khí thế cách mạng.
- Sáng 19- 8- 1945, hàng chục vạn nhân dân xuống đường biểu dương lực lượng.
- Cách mạng tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ, đập tan xiềng xích của thực dân gần 100 năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây dựng nền tảng cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, đọc lập, tự do hạnh phúc.
- Ta giành được chính quyền , cách mạng thắng lợi ở Hà Nội.
- Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác động tới lòng yêu nước của nhân dân trên cả nước
- Lòng yêu nước, tinh thần cách mạng.
- Giành độc lập, tự do cho dân tộc đưa nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ.
* Điều chỉnh: ............................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 6: Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp tuần 9
I. Mục tiêu
- Nhận xét ưu nhược điểm trong tuần.
- Phướng hướng tuần 10.
II. Lên lớp
1, Ưu điểm:
 	-Thực hiện mọi nề nếp tương đối tốt: xếp hàng đầu giờ, giờ truy bài 
 	 -Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu xây dựng bài 
 	-Tham gia các buổi học đầy đủ 
2, Nhược điểm:
 	-Một số em ý thức chưa tốt: 
 	-Xếp hàng chưa nhanh nhẹn, còn lười học, quên đồ dùng học tập
3, Phương hướng tuần 10
	- Ôn tập kiểm tra giữa học kì I.
 	-Cần khắc phục những nhược điểm trên
 	- Duy trì phong trào của lớp.
* Điều chỉnh: ............................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_9.doc