Giáo án giảng dạy các môn Lớp 3 - Tuần 5

Giáo án giảng dạy các môn Lớp 3 - Tuần 5

Tiết 10. NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

I. Mục tiêu

 A. Tập đọc

 - Rèn kĩ năng đọc to, rõ ràng,trôi chẩy, đọc đúng các TN :loạt đạn, hạ lện,nứa tép, leo lên,

 - Biết đọc phân biệt lời người dãn chuyện với lời nhân vật.

 - Nắm được diễn biến, ý nghĩa nội dung của câu chuyện.

B. Kể chuyện

- Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh, biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của mình.

 - Rèn kĩ năng nghe : Có khả năng theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn ; kể tiếp được lời của bạn.

 

doc 20 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 365Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn Lớp 3 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5	Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2010
Sáng 	 Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 10. 	 Người lính dũng cảm
I. Mục tiêu
 A. Tập đọc
 - Rèn kĩ năng đọc to, rõ ràng,trôi chẩy, đọc đúng các TN :loạt đạn, hạ lện,nứa tép, leo lên,
 - Biết đọc phân biệt lời người dãn chuyện với lời nhân vật.
 - Nắm được diễn biến, ý nghĩa nội dung của câu chuyện.
B. Kể chuyện
- Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh, biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của mình.
 - Rèn kĩ năng nghe : Có khả năng theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn ; kể tiếp được lời của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK
 - Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học
Tập đọc
A. Kiểm tra bài cũ
 - GV kiểm tra 2 HS đọc lại truyện Ông ngoại, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B. Dạy bài mới
 * HĐ1 : Giới thiệu bài.
 * HĐ2 : Luyện đọc 
 a) GV đọc bài văn
 b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ ngữ.
 - Đọc từng câu
 + HS tiếp nối nhau đọc từng câu
 - Đọc từng đoạn trước lớp
 + HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài 
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
 + Ba nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT các đoạn 1 và 2
 + Hai HS tiếp nối nhau đọc đoạn 3 và 4.
 * HĐ3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
 - HS đọc thầm đoạn 1, trả lời :
 + Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì, ở đâu ? (Các bạn nhỏ chơitrò chơiđánh trận giả,ở trường).
 - Cả lớp đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi :
 + Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào ?(chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường).
 + Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì ?(Hàng rào đổ. Tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính nhỏ).
 - Một HS đọc đoạn 3 cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi :
 + Thầy giáo chờ mong điều gì ở HS trong lớp ? (Thầy mong HS dũng cảm nhận lỗi).
 + Vì sao chú lính nhỏ run lên khi nghe thầy giáo hỏi ?(HS có thể nêu nhiều ý kiến, ) 
 - Cả lớp đọc thầm đoạn 4, trả lời :
 +Phản ứng của chú lính như thế nào khi nghe lệnhvề thôi của viên tướng ? ( Chú nói : Nhưng như vậy là hèn, rồi quả quyết bước về phía vườn trường.)
 + TháI độ của các bạn ra sảotước hành động của chú lính nhỏ?(Mọi người sững nhìn chú, rồi bước nhanh theo chú như bước theo một người chỉ huy dũng cảm.)
 + Ai là người lính dũng cảm trong truyện này ? Vì sao ? 
 * HĐ4 : luyện đọc lại
 - GV đọc lại một đoạn văn, hướng dẫn HS đọc.
 - Bốn hoặc năm HS thi đọc lại đoạn văn.
 - Một tốp 4 HS tự phân vai đọc lại truyện theo vai.
 - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc đúng và hay nhất.
Kể chuyện
 *HĐ1 : GV nêu nhiệm vụ :
 - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại lần lựơt 4 đoạn câu chuyện Người lính dũng cảm. 
 *HĐ2 : Hướng dẫn kể
 a) Giúp HS nắm được nhiệm vụ.
 - Một HS đọc đề bài và gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo.
 - HS tự lập nhóm và phân vai. 
 b) Kể mẫu đoạn.
 - Một, hai HS khá, giỏi kể mẫu đoạn 1. Nếu HS kể không đạt yêu cầu, GV mời HS khác kể lại đoạn đó.
 c) Từng cặp HS tập kể.
 d) HS tập kể trước lớp.
 - Cả lớp bình chọn người kể tốt nhất theo yêu cầu :
 + Về nội dung :
 + Về cách diễn đạt :
 + Về cách thể hiện :
IV. Củng cố- Dặn dò
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn dò về nhà. 
 Toán
Tiết 21 nhân số có hai chữ số với số có một chữ số
(có nhớ)
I. Mục tiêu
 - Giúp HS biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
 - Củng cố cách giải toán và tìm số bị chia chưa biết.
 - Rèn cho HS kĩ năng làm thành thạo các bài toán.
 - Rèn cho HS ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bộ đồ dùng học toán.
 - Bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ : 2 em
 2. Giới thiệu nhân số có hai chữ số với số có một chữ số
 - GV nêu và viết phép nhân lên bảng : 26 x 3 = ?
 Gọi HS lên bảng đặt tính (viết phép nhân theo cột dọc) :
	26
	 78	
 Cho vài HS nêu lại cách nhân (như trên).
 - Làm tương tự với phép nhân 54 x 6 = ?
3. Thực hành
 Bài 1 :
 Chọn một số trong các phép tính của bài 1 cho HS làm rồi chữa bài, Khi chữa bài yêu cầu HS kết hợp nêu phép cách tính.
 Bài 2 : 
 Gọi HS đọc đề toán. Cho HS làm bài rồi chữa bài. Khi thực hiện phép nhân 35 x 2, HS có thể tính nhẩm hoặc đặt tính rồi tính ở vở nháp. Có thể nêu bài giải như sau :
 	 Bài giải
 	Độ dài của cuộn vải là ;
	35 x 2 = 70 (m)
 Đáp số : 70m
 Bài 3 : Cho HS tự giải baì Tìm x . 
HS lên bảng chữa bài.
IV. Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn dò về nhà. 	 
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2010
Sáng 	 Toán 
Tiết 22 	 luyện tập
I. Mục tiêu
 - Giúp HS củng cố cách thực hiẹn phép nhấn số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
 - Ôn tập về thời gian (xem đồng hồ và số giờ trong mỗi ngày).
 - Rèn kĩ năng làm thành thạo phép tính .
 - Rèn tư thế ngồi học ngay ngắn cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bộ đồ dùng học toán.
 - Bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy học
 1. Kiẻm tra bài cũ : 2 em.
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1 : Cho HS tự làm rồi chữa bài.
 - HS lên bảng viết phép nhân và tích tìm được.
 - Khi chữa bài yêu cầu HS nêu cách nhân.
 Bài 2 : Cho HS tự nêu yêu cầucủa bài (đặt tính rồi tính) rồi tự làm và chữa bài tương tự bài 1.
 Bài 3 : GV hỏi HS : Mỗi ngày có bao nhiêu giờ ? (mỗi ngày có 24 giờ) để ôn lại về số giờ trong mỗi ngày. Sau đó cho HS tự đọc đề toán, tự giải rồi chữa bài. Chẳng hạn, có thể nêu bài giải như sau :
	Bài giải
	Số giờ của 6 ngày là :
	 24 x 6 = 144 (giờ)
	Đáp số : 144 giờ.	
 Bài 4 : Cho HS tự nêu nhiệm vụ phải làm rồi làm bài và chữa bài.Khi chữa bài GV cho HS sử dụng mô hình mặt đồng hồ để quay kim đồng hồ theo nội dung bài tập.
 Bài 5 : GV viết sẵn bài tập lên bảng phụ rồi cho HS nối mỗi phép nhân ở dòng trên với phép nhân thích hợp ở dòng dưới. 
 - Cả lớp và GV nhận xét, công nhận kết quả đúng. 
IV. Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét giờ học. 
 - Dặn dò về nhà. 
chính tả (nghe – viết)
Tiết 9	 người lính dũng cảm
I. Mục tiêu
 - Nghe – viết chính xác một đoạn trong bài Người lính dũng cảm.
 - Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : n/l.
 - Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (học thêm tên những chữ do hai chữ cái ghép lại : ng, ngh, nh, ph).
 - Rèn tư thế ngồi viết ngay ngắn cho HS. 
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ viết lần nội dung BT2a.
 - Bảng lớp kẻ bảng chữ và tên ở BT3.
III. Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
 - GV mời 2 em lên bảng viết các âm vần khó theo lời đọc của GV : loay hoay, gió xoáy , hàng rào, giáo dục.
 - Hai HS đọc thuộc lòng bảng 19 tên chữ đã học ở tuần, tuần 3.
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nghe - viết 
 a) Hướng dẫn HS chuẩn bị
 - Một HS đọc đoạn văn sẽ viết chính tả. Cả lớp theo dõi SGK.
 - HS quan sát đoạn văn, nhân xét chính tả. 
 - HS tập viết vào bảng con những tiếng các em dễ viết sai.
 b) Đọc cho HS viết :
 - GV đọc HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
 c) Chấm, chữa bài
 - HS tự chữa lỗi bằng bút chì .
 - GV chấm, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
 Bài 2. 
 - GV nêu yêu cầu của bài tập.
 - HS làm bài vào vở bài tập
 - GV mở bảng phụ mời 2 HS lên bảng làm bài.
 - Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 - Cả lớp chữa bài trong vở bài tập.
 Bài 3 :
 - Một HS đọc lại yêu cầu của bài.
 - Cả lớp làm bài vào vở.
 - GV mời 9 em lên bảng nối tiếp nhau điền đủ 9 chữ và tên chữ. Sau đó, cả lớp và GV sửa lại từng chữ và tên chữ cho đúng.
IV. Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn dò về nhà. 
đạo đức
Tiết 5 	tự làm lấy việc của mình
I. Mục tiêu
 - HS hiểu thế nào là tự làm lấy việc của mình, ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
 - HS tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà,
 - HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
 - Rèn HS ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
 - Vở bài tập Đạo đức 3.
 - Tranh minh hoạ tình huống (hoạt động 1, tiết 1)
 III. Các hoạt động dạy học
* HĐ1 : Xử lý tình huống
* Mục tiêu : HS biết được một biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình..
* Cách tiến hành :
 - GV nêu các tình huống trong bài tập 1 VBT, HS tìm cách giải quyết.
 - Một số HS nêu cách giải quyết của mình.
 - HS thảo luận, phân tích và lựa chọn cách giải quyết đúng : Đại cần làm bài mà không nên chép của bạn vì đó là nhiệm vụ của Đại. 
* GV kết luận : Trong cuộc sống, ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình. 
HĐ2 : Thảo luận nhóm
* Mục tiêu : HS hiểu như thế là tự làm lấy việc của mình và tại sao cần phải tự làm lấy việc của mình..
* Cách tiến hành : 
 - GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo nội dung bài tập 2 trong VBT.
 - Các nhóm độc lập thảo luận.
 - Theo từng nội dung, đại diện từng nhóm trình bầy ý kiến trước lớp ; những nhóm còn lại bổ sung.
 * Kết luận : SGV
HĐ3 : Xử lý tình huống
* Mục tiêu : HS có kĩ năng giải quyết tình huống liên quan đến việc tự làm lấy việc của mình.
* Cách tiến hành :
 - GV nêu tình huống cho HS xử lí.
 - HS suy nghĩ cách giải quyết.
 - Một vài HS nêu cách xử lí của mình, HS khác bổ sung, nêu cách giải quyết khác. 
* GV kết luận : Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn tự làm lấy việc của mình.
IV. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò về nhà.
 Chiều Thủ công
Tiết 7 : Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng
I . Mục tiêu
- HS biết gấp , cát dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng .
- Gấp , cắt dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng qui trình kĩ thuật.
- Hs hứng thú với giờ học gấp hình.
II. Đồ dùng học tập:
- Mẫu ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đã gấp, cát dán .
- Tranh qui trình gấp
- Giấy màu, thước kẻ, kéo
III. Các hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS. Nhắc nhở cách chuẩn bị đồ dùng học tập.
Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét
- GV giới thiệu mẫu ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
- Cho HS quan sát mẫu đã làm, nêu câu hỏi để HS trả lời: 
+ Ngôi sao có màu sắc như thế nào?( đẹp, sặc sỡ)
+ Các cánh ngôi sao có giống nhau hay khác nhau? ( giống nhau)
+ Khoảng cách giữa các cánh ngôi soa như thế nào? ( đều nhau)
3. GVhướng dẫn mẫu
- GV cho HS quan sát qui trình gấp.
- GV vừa làm vừa hướng dẫn HS ... ,sau đó, nêu nhận xét để HS rút kinh nghiệm.
IV. Củng cố, dặn dò
 - GVnhận xét giờ học.
 - Dặn dò về nhà.
 Chiều 	 Tiếng Anh - Toán (ôn)
 Luyện tập
I. Mục tiêu
 - Tiếp tục củng cố cho HS về cách thực hiện phép chia trong phạm vi 6.
 - Nhận biết của một hình chữ nhật trong một số tường hợp đơn giản.
 - Giáo dục tính tự giác học bộ môn.
 - Rèn cho HS ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
 - Vở bài tập.
 - Bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1 : Tính nhẩm :
 - HS đọc yêu cầu bài tập
 - HS làm miệng GVghi kết quả lên bảng. 
	48 : 6 = 	42 : 6 = 	 6 : 6 = 	18 : 6 = 
	24 : 6 = 	36 : 6 = 	30 : 6 = 	18 : 3 = 
	12 : 6 =	54 : 6 = 	60 : 6 = 	18 : 2 = 	
 Bài 2 . Viết số thích hợp vào chỗ trống :
 - HS làm bài vào vở, sau đó đổi bài để kiểm tra chéo.
 6 x 5 = 	30 : 6 = 	4 x 3 = 	12 : 6 = 
 6 x 9 = 	54 : 6 = 	2 x 6 =	24 : 6 =
 Bài 3 : HS làm bài vào vở, GV chấm – chữa bài.
 	Bài giải
	Số lít dầu có trong mỗi can là : 
	30 : 6 = 5 (l)
	Đáp số : 5 lít dầu.
 Bài 4 . Tô màu vào mỗi hình sau :
IV. Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét giờ học – Dặn dò về nhà.
 Luyện tập (tiếng việt)
 Luyện từ và câu : So sánh
I. Mục tiêu
 - Tiếp tục củng cố về kiểu so sánh hơn kém.
 - Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh.
 - Giáo dục tính tự giác học bộ môn.
 - Rèn HS ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
 - Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1 :Trong mỗi bài thơ dưới đây, tác giả đã so sánh hai sự vật nào với nhau ? hai sự vật đó giống nhau ở chỗ nào ? Từ so sánh được dùng ở đây là gì ?
 a) Lịch đếm từng ngày các con lớn lên
 Bố mẹ già đi ông bà già nữa
	 Năm tháng bay như cánh chim qua cửa
	 Vội vàng lên con đừng để muộn điều gì.
 b)	Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm
	Ông rằng : trăng tựa con thuyền cong mui
	Bà nhìn : như hạt cau phơi
	Cháu cười : quả chuối vàng tươi trong vườn
	Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
	Trăng như cánh võng chập chờn trong mây.
 Bài 2 : Chọn những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh hình ảnh so sánh về cây bàng trong từng câu dưới đây :
Mùa xuân lá bàng mới nẩy trông như
Những chiếc lá bàng mùa đông đỏ như
Cành bàng chụi lá trông giống
Tán lá xoè ra giống 
 Bài 3 : Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh.
 a) Mặt trời mới mọc đỏ ối.
 b) Con sông quê em quanh co, uốn khúc.
 c) Mặt biển phẳng lặng rộng mênh mông.
 - HS đọc yêu cầu bài tập.
 - GV hướng dẫn HS làm bài vào vở.
 - GV mời một số em lên bảng nối tiếp nhau chữa bài.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
IV. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét giờ học. Dặn dò về nhà. 
 ...............................................................
 Thứ năm ngày 23 tháng 9 năm 2010
Toán
Tiết 24	 luyện tập
I. Mục tiêu
 - Giúp HS củng cách thực hiện phép chia trong phạm vi 6.
 - Nhận biết của một hình chữ nhật trong một số trường hợp đơn giản.
 - Giáo dục HS tự giác học bộ môn.
 - Rèn HS ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bộ đồ dùng học toán.
 - bảng con. Phấn.
III. Các hoạt động dạy học
A) Kiểm tra bài cũ : 2 em.
 B) Dạy bài mới 
 Bài 1 : 
 - GV hướng dẫn HS nêu từng phép tính trong mỗi cột rồi nêu kết quả tính nhẩm. Khi đọc từng cặp phép tính HS sẽ dần nhận ra được mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
 Chẳng hạn :
 6 x 6 = 36	 6 x 9 = 54	 6 x 8 = 48
 36 : 6 = 6	54 : 6 = 9	48 : 6 = 8
 Bài 2 : GV cho HS đọc từng phép tính trong mỗi cột rồi nêu kết quả tính nhẩm.
 Bài 3 : Cho HS tự đọc bài toán rồi tự làm bài 
 - GV chấm chữa bài.
 16 : 4 = 4	18 : 3 = 6	24 : 6 = 4
 16 : 2 = 8	18 : 6 = 3	24 : 4 = 6
 12 : 6 = 2	15 : 5 = 3	35 : 5 = 7 
	Bài giải
	 May mỗi bộ quần áo hết số mét vải là :
 	18 : 6 = 3 (m).
 	Đáp số : 3m vải. 
 Bài 4 : Để nhận biết đã tô màu hình nào, phải nhận ra được.
 - Hình nào đã chia thành 6 phần bằng nhau.
 - Hình đó có một trong các phần bằng nhau đã được tô màu.
. 	 
IV. Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét giờ học.
 - Hớng dẫn bài tập về nhà. 	 
 chính tả (tập chép)
Tiết 9	 mùa thu của em
I. Mục tiêu
 * Rèn kĩ năng viết chính tả : 
 - Chép lại chính xác bài Mùa thu của em (chép bài từ SGK).
 - Giáo dục tính tự giác rèn chữ viết.
 - Rèn cho HS ngồi viết đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ viết bài thơ Mùa thu của em.
 - Bảng lớp viết nội dung bài tập 2.
 - Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ : 3 em
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn HS nghe – viết
a) Hớng dẫn HS chuẩn bị
 - GV đọc bài trên bảng.
 - Hai HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
 - GV hướng dẫn HS nắm nội dung bài.
 - Hướng dẫn HS nhận xét về cách trình bầy bài :
 +Bài thơ viết theo thể thơ gì ?
 + Tên bài viết ở vị trí nào ?
 + Những chữ nào trong bài viết hoa ?
 b) HS nhìn SGK chép bài vào vở. 
 - GV quan sát nhắc nhở.
c) Chấm, chữa bài.
 - HS tự chữa lỗi bằng bút chì, GV chữa 5 đến 7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn bài tập chính tả 
 Bài tập 2 : GV nêu yêu cầu của bài. Cả lớp làm bài tập vào VBT.
 - GV mời 1 HS lên bảng chữa bài .
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 a) vỗ Sóng oàm oạp.
 b) Mèo ngoạm miếng thịt.
 c) Đừng nhai nhồm nhoàm. 
 Bài tập 3 : HS làm bài vào VBT. HS báo cáo kết quả.
 - Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng.
 IV. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn dò về nhà.
 ................................................................................
 Âm nhạc
 (giáo viên bộ môn soạn và dạy)
 ...................................................................................
 Luyện từ và câu
Tiết 5 	 so sánh 
I. Mục tiêu
 - Nắm được một kiểu so sánh mới : so sánh hơn kém.
 - Nắm được các từ cố ý nghĩa so sánh hơn kém.Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh.
 - Giáo dục tính tự giác học bộ môn. 
 - Rèn tư thế ngồi học ngay ngắn cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng lớp viét 3 khổ thơ BT1.
 - Bảng phụ viết khổ thơ bài thơ ở BT3.
III. Các hoat động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
 B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài
1. Hướng dẫn HS làm bài tập
a) Bài tập 1 
 - Một HS đọc nội dung của BT1.
 - GV mời 3 em lên bảng làm bài.(gạch đưới những hình ảnh so sánh với nhau trong từng khổ thơ).
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giảiđúng.
Hình ảnh so sánh
Kiểu so sánh
a) Cháu khoẻ hơn ông nhiều
 Ông là buổi trời chiều
 Cháu là ngày rạng sáng
hơn kém
ngang hàng
ngang bằng
b) Trăng khuya sáng hơn đèn
hơn kém
c) Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì con.
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
hơn kém 
ngang bằng
 b) Bài tập 2 : 
 - HS đọc yêu cầu của bài. 
 - HS tìm các từ so sánh trong các khổ thơ.
 - GV mời 3 HS lên bảng gạch phấn màu dưới các từ so sánh trong mỗi khổ thơ. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lờ giảI đúng.
 Câu a) hơn – là - là Câu b) hơn; Câu c) chẳng bằng – là
Bài tập 3 : Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại các câu thơ để tìm hình ảnh so sánh.
 - GV mời 1 HS lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 4 : GV hướng dẫn HS làm bài vào vở, GV chấm – chữa bài. 
IV. Củng cố, dặn dò
 GV nhận xét giờ học, dặn dò về nhà. 
Chiều 	 Thể dục
 Tiết 10 Trò chơi : Mèo đuổi chuột
I . Mục tiêu
- Phổ biến một số qui định khi tập luyện . Yêu cầu học sinh hiểu và thực hiện đúng . - Giới thiệuchương trình môn học. Yêu cầu học sinh biết được điểm cơ bản của chương trình , có thái độ đúng và chương trình tập luyện tích cực .
- Chơi trò chơi : “ Mèo đuổi chuột ” . Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối 
II. Địa điểm – phương tiện 
Đia điểm : Trên sân trường ( vệ sinh sạch sẽ )
P. tiện : Chuẩn bị còi , kẻ sân cho trò chơi .
III. Nội dung và phương pháp lên lớp 
Nội dung
ĐL
Phương pháp
1. Phần mở đầu 
- GV nhận lớp phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học.
- Giậm chân tại chỗ vỗ tay theo nhịp và hát .
- Tập bài thể dục phát triển chung của lớp 2 .
2. Phần cơ bản 
- Phân công tổ nhóm tập luyện , chọn cán sự bộ môn.
- Nhắc lại nội qui tập luyện và phổ biến nội dungyêu cầu của môn học
- Chỉnh đốn trang phục , vệ sinh tập luyện .
- Chơi trò chơi : “Mèo đuổi chuột ”
- Ôn lại một số ĐTĐHĐNđã học ở lớp 2
3. Phần kết thúc 
- Đứng tại chỗ vỗ tay , hát 
- GV cùng học sinh hệ thống bài 
- Dặn dò về nhà.
1-2 p
30
5 phút
- Lớp trưởng tập trung lớp – báo cáo sĩ số .
- Đội hình 3 hàng dọc tập hợp 
- Đội hình 3 hàng ngang tập . 
- GV chia tổ, tập theo khu vực đã phân công ( các tổ trưởng điều khiển cho các bạn tập .) 
- GV cho học sinh tập những nội qui đã được tập luyện ở lớp dưới , củng cố để hoàn thiện .
- GV cho các em sửa lại trang phục để gọn quần áo giầy dép vào nơi qui định . 
 - GV nêu tên trò chơi , hướng dẫn cách chơi và nội qui chơi , sau đó cho học sinh chơi thử , cho học sinh chơi chính thức ( GV giám sát các đội và nhắc nhở các em thực hiện đúng cách chơi .
- GV cho học sinh ôn lại một số ĐHĐN đã học( tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, trái, đứng nghiêm , nghỉ , dàn hàng , dồn hàng)
- Đội hình vòng tròn , vừa đi vừa vỗ tay và hát .
- Đội hình 3 hàng ngang 
 Toán( ôn)
 Tính giá trị của một số biểu thức,tìm giá trị chưa biết	
I.Mục tiêu:
 - HS biết tính giá trị của một số biểu thức trong đó có phếp cộng trừ nhân chia. biết tìm giá trị của một số thành phần chưa biết.
 - Rèn kỹ năng ngồi học cho học sinh.
 - Giáo dục học sinh lòng say mê học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
HS vở toán ôn
III. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Bài 1 Tính giá trị của biểu thức sau:
a, 56 x 6 + 105 = 336 + 105 b, 54 : 6 x 5 = 9 x 5
 = 441 = 45
 98 + 43 x 6 = 98 + 258 879 - 36 : 6 = 870 - 6
 =356 = 874
 HS đọc yêu cầu
 Cho làm vào vở
 Đổi chéo vở kiểm tra
 Chữa bài.
 Bài 2: Tìm x;
 X x 6 = 54 + 6 48 : X = 4 + 2
 X x 6 = 60 48 : X = 6
 X = 60: 6 X = 48 : 6
 X = 10 X = 8
 Bài 3: Bác Toàn có 54 cái bánh, mỗi túi có 6 cái bánh . Hỏi tất cả có bao nhiêu túi bánh?
HS đọc bài toán
Bài toán cho biết gì?
Yêu cầu tìm gì?
HS làm vở,chấm chữa bài
 Bài giải
 Có tất cả số túi bánh là;
 54 : 6 = 9 (túi bánh)
 Đáp số: 9 túi bánh.
Củng cố dặn dò;
 Nhận xét tiết học
 Dặn dò tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_cac_mon_lop_3_tuan_5.doc