Tập đọc - Kể chuyện
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I. Mục đích, yêu cầu.
A. Tập đọc.
1/ Đọc đúng các từ ngữ: lùi dần, lộ rõ, sôi nổi.
Đọc đúng các câu kể, câu hỏi, phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
2/ Hiểu các từ mới và ý nghĩa câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau.
B. Kể chuyện
1. Rèn kỹ năng nói:
- Biết nhập vai 1 bạn nhỏ trong truyện, kể lại được toàn bộ câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe.
III. Các hoạt động dạy học.
Tuần 8 Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010 Tập đọc - Kể chuyện Các em nhỏ và cụ già I. Mục đích, yêu cầu. A. Tập đọc. 1/ Đọc đúng các từ ngữ: lùi dần, lộ rõ, sôi nổi... Đọc đúng các câu kể, câu hỏi, phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật. 2/ Hiểu các từ mới và ý nghĩa câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. B. Kể chuyện 1. Rèn kỹ năng nói: - Biết nhập vai 1 bạn nhỏ trong truyện, kể lại được toàn bộ câu chuyện. 2. Rèn kỹ năng nghe. III. Các hoạt động dạy học. Tập đọc A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ “Bận” và trả lời các câu hỏi nội dung bài B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. b. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ * Đọc từng câu, luyện từ khó mục I. * Đọc từng đoạn trước lớp (5 đoạn) Luyện đọc câu hỏi, câu kể: (giọng các em nhỏ và giọng ông cụ) * Đọc từng đoạn trong nhóm. * 5 học sinh nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài 3. Tìm hiểu bài. - Đọc thầm đoạn 1 + 2, trả lời: + GV: Các bạn nhỏ đi đâu? HS: Các bạn nhỏ đi về nhà sau một cuộc dạo vui vẻ. + GV: Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại? HS: Điều khiến các bạn phải dừng lại vì các bạn gặp một cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu. + GV: Các bạn quan tâm đến cụ già như thế nào? HS: Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau...cả tốp đến thăm hỏi. + GV: Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy? HS: Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu. - Đọc thầm đoạn 3 + 4, trả lời: + GV: Ông cụ gặp chuyện gì buồn? HS: Bà cụ bị ốm nặng, đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua. + GV: Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn? HS: Ông cảm thấy đỡ cô đơn, lòng ấm lại. - Đọc thầm đoạn 5, trao đổi nhóm bàn để chọn tên khác cho truyện? HS: Những đứa trẻ tốt bụng / Chia sẻ / Cảm ơn các cháu,... * Rút ra ý nghĩa truyện: Câu chuyện nói với em điều gì? (Phải quan tâm, giúp đỡ nhau) 4. Luyện đọc lại. - 4 học sinh thi đọc 4 đoạn: 2,3,4,5 - Thi đọc phân vai, nhận xét Kể chuyện 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: Tưởng tượng mình là 1 bạn nhỏ trong truyện, kể lại toàn bộ theo lời bạn. 2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện. - Giáo viên yêu cầu học sinh kể mẫu 1 đoạn của câu chuyện. Trước khi kể cần nói rõ em chọn đóng vai bạn nào? - Từng cặp học sinh tập kể theo lời nhân vật - Gọi 3 - 4 học sinh thi kể trước lớp - Gọi 1 - 2 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn người kể chuyện hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò. GV: Các em đã bao giờ làm việc gì để thực hiện sự quan tâm đến người khác, sẵn lòng giúp đỡ người khác như các bạn trong truyện chưa? - Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò. Toán Luyện tập A. Mục tiêu: Giúp học sinh - Củng cố và vận dụng bảng nhân 7 để làm tính và giải bài toán liên quan bảng chia 7. B. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ. - Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bảng nhân 7, chia 7 - Một học sinh chữa bài 4. 2. Luyện tập a. Bài 1: - Học sinh nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm. - Cho học sinh tự làm và chữa bài. - Giáo viên gọi học sinh nêu miệng b. Bài 2: Tính - Gọi học sinh lên bảng làm bài để cả lớp cùng nhớ lại cách làm. - Chữa bài (yêu cầu học sinh nêu cách làm) 42 : 7 = 6 ; 28 : 7 = 4 ; 42 : 6 = 7 ; 25 : 5 = 5 c. Bài 3: - Học sinh đọc đề bài, tóm tắt bài và giải toán. - Chữa bài: Số nhóm học sinh được chia là: 35 : 7 = 5 (nhóm). Đáp số 5 nhóm d. Bài 4: Giáo viên hướng dẫn có thể giải bằng một trong các cách sau: + Cách 1: Phần a Hình a có 7 cột, mỗi cột có 3 con mèo. Như vậy số con mèo là số con mèo mỗi cột, tức là có 3 con mèo. + Cách 2: Đếm số con vật trong mỗi hình a, hình b rồi chia cho 7 được số con vật 3. Củng cố, dặn dò - Học sinh nhắc lại nội dung luyện tập - Giao bài tập về nhà. Đạo đức Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, Anh chị em (Tiết 2) I. Mục tiêu. 1. Học sinh hiểu: - Trẻ em có quyền được sống với gia đình, được hỗ trợ, giúp đỡ - Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. 2. Học sinh biết yêu quý, quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 - 2 học sinh kể lại truyện “Bó hoa đẹp nhất’ - Nêu ý nghĩa truyện 2. Hoạt động 1: Xử lý tình huống và đóng vai - Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống. + Tình huống 1: Lan ngồi học bài, thấy em bé đang chơi trò nguy hiểm trèo cây nghịch lửa, chơi ở bờ ao... Nếu em là bạn Lan em sẽ làm gì? + Tình huống 2: Ông của Huy có thói quen đọc báo hàng ngày, nhưng mấy hôm nay ông bị đau mắt nên không đọc báo được. Nếu em là Huy , em sẽ làm gì? Vì sao? - Các nhóm thảo luận , chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai 3. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến. - Giáo viên đọc từng ý kiến, học sinh suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự bằng giơ thẻ đỏ, xanh, trắng. - Giáo viên kết luận: ý a, c là đúng ý b là sai. 4. Hoạt động 3. Giới thiệu tranh mình vẽ bằng các món quà mừng sinh nhật ông bà, cha mẹ, anh chị em... - Học sinh giới thiệu với bạn bên cạnh về tranh vẽ của mình. - Gọi một vài học sinh giới thiệu trước lớp. - Giáo viên kết luận: Đây là món quà quý vì đó là tình cảm của các con. 5. Hoạt động 4: Múa hát, kể chuyện...về tình cảm gia đình. - Học sinh tự điều khiển, tự giới thiệu. - Giáo viên kết luận củng cố bài, dặn dò. Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010 Tiếng Anh Giáo viên bộ môn dạy Toán Giảm đi một số lần I. Mục tiêu. Giúp học sinh - Biết cách giảm 1 số đi nhiều lần và vận dụng để giải các bài tập. - Phân biệt giảm đi 1 số lần với giảm đi 1 số đơn vị III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ. - Gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài 4, rồi nhận xét, chữa bài - Một số học sinh đọc bảng chia 7, nhận xét. 2. Dạy bài mới. a. Hướng dẫn học sinh cách giảm 1 số đi nhiều lần. * Giáo viên hướng dẫn sắp xếp các con gà như hình vẽ sách giáo khoa rồi hỏi: + Hàng trên có mấy con gà? (6 con) + Số con gà hàng dưới so với số con gà hàng trên? (số con gà hàng trên giảm 3 lần thì có số con gà ở hàng dưới) 6 : 3 = 2 con gà. - Giáo viên ghi lên bảng như sách giáo khoa, học sinh nhắc lại: Hàng trên: 6 con gà. Hàng dưới: 6 : 3 = 2 con gà. Số con gà hàng trên giảm 3 lần thì được số gà hàng dưới. * Giáo viên hướng dẫn học sinh tương tự như trên đối với trường hợp độ dài các đoạn thẳng AB, CD (như sách giáo khoa). * Rút ra cách tìm một số khi bị giảm đi một số lần. + Muốn giảm 8 cm đi 4 lần ta làm thế nào? (8 : 4) + Muốn giảm 10 kg đi 5 lần ta làm thế nào? (10 : 5) + Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta làm thế nào? (Chia số đó cho số lần) - Một vài học sinh nhắc lại, giáo viên ghi bảng. b. Thực hành. * Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tính nhẩm, trả lời theo mẫu: Ví dụ: 48 giảm đi 4 lần là: 48 : 4 = 12 48 giảm đi 6 lần là: 48 : 6 = 8 * Bài 2: a. Cho học sinh nhìn tóm tắt tự đặt đề toán. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày bài giải 1 dạng toán mẫu mới (giảm đi một số lần) b. Một học sinh làm trên bảng. Dưới lớp làm vào vở - Chữa bài: Thời gian làm công việc đó bằng máy là: 30 : 5 = 6 (giờ). Đáp số 6 giờ. * Bài 3: - Gọi 2 học sinh làm bài trên bảng. Dưới lớp làm vào vở. - Giáo viên cho học sinh phân biệt giảm 4 lần và giảm 4 đơn vị. 3a. Tính nhẩm độ dài đoạn thẳng CD: 8 cm : 4 = 2 cm 3b. Tính nhẩm độ dài đoạn thẳng MN: 8 cm – 4 cm = 4 cm. c. Củng cố, dặn dò. - Một vài học sinh nhắc lại cách tìm 1 số giảm đi nhiều lần. - Dặn: Học thuộc quy tắc, giao bài tập. Tập đọc Tiếng ru I / Mục đích, yêu cầu: 1/ Đọc đúng các từ ngữ: làm mật, yêu nước, thân lúa, núi cao. Nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, đọc với giọng tình cảm thiết tha... 2/ Hiểu các từ khó trong bài, và hiểu điều bài thơ muốn nói: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè đồng chí. 3/ Học thuộc lòng bài thơ. III / Các hoạt động dạy và học: A. Kiểm tra bài cũ. - Hai học sinh kể câu chuyện: “Các em nhỏ và cụ già” theo lời kể của một nhân vật? ? Câu chuyện muốn nói với các em điều gì? B. Dạy bài mới : 1/ Giới thiệu bài 2/ Luyện đọc. a. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ (giọng thiết tha, tình cảm) b. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp diễn giải nghĩa từ * Đọc từng câu thơ: Mỗi học sinh nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ. * Đọc từng khổ thơ trước lớp ( 3 khổ) + Hướng dẫn nghỉ hơi đúng các dòng thơ. + Tìm hiểu nghĩa từ: đồng chí, nhân dân, bồi * Đọc từng khổ thơ trong nhóm * Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. 3. Tìm hiểu bài. - Đọc to khổ 1: GV: Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao? - Đọc thầm khổ 2, trả lời GV: Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ ở khổ 2? HS: “Một thân lúa chín chẳng làm nên mùa vàng” nghĩa là: Một thân lúa chín chẳng làm nên mùa lúa chín, nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa lúa chín. - Học sinh đọc thầm khổ 3, trả lời: GV: Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ? HS: Vì núi nhờ có đất bồi mà cao, biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy. * Đọc thầm khổ 1: Câu lục bát nào nói lên ý chính của bài? (Con người muốn sống con ơi/ Phải yêu đồng chí, yêu người anh em) - Giáo viên chốt nội dung bài 4. Học thuộc lòng bài thơ. - Giáo viên đọc diễn cảm bào thơ. Hướng dẫn học sinh đọc khổ 1 - Học sinh luyện học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ theo cặp - Thi đọc thuộc lòng 5. Củng cố, dặn dò - Gọi 2 học sinh nêu lại nội dung bài - Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò. Chính tả (nghe-viết) Các em nhỏ và cụ già I. Mục đích, yêu cầu - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4 của truyện “Các em nhỏ và cụ già” - Làm đúng bài tập chính tả. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ. - Học sinh viết bảng con: nhoẻn cười, nghẹn ngào, trống rỗng, chống chọi B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết. a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị. - Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 4. - Tìm hiểu nội dung đoạn viết: GV: Đoạn này kể chuyện gì? HS: Đoạn truyện kể cụ già nói với các bạn nhỏ lý do khiến cụ buồn, cụ cảm ơn lòng tốt của các bạn. Các bạn làm cho cụ cảm thấy nhẹ nhàng. - Hướng dẫn nhận xét chính tả. - Học sinh tập viết bảng con: ngừng lại, nghẹn ngào, xe buýt... b. Học sinh nghe giáo viên đọc, viết bài vào vở ... Gọi 5 - 7 học sinh phát biểu ý kiến, chốt lời giải đúng: 4a. Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân? 4b. Ông ngoại làm gì? 4c. Mẹ bạn làm gì? 3. Củng cố, dặn dò. - Học sinh nhắc lại các nội dung vừa học - Giao bài về nhà. Toán Tìm số chia I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Biết tìm số chia chưa biết - Củng cố về tên gọi và các quan hệ của các thành phần trong phép chia. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ. - 2 học sinh lên bảng chữa bài 4 và nhận xét. - Dưới lớp, một số học sinh đọc bảng chia 7 2. Bài mới: a. Hướng dẫn học sinh cách tìm số chia * Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 6 hình vuông, xếp như hình vẽ sách giáo khoa GV: 6 hình vuông xếp đều thành 2 hàng, mỗi hàng có mấy hình vuông? HS: Mỗi hàng có 3 hình vuông vì 6 : 2 = 3. - Từng học sinh nêu từng thành phần của phép chia trên. Giáo viên ghi tên từng thành phần đó. - Giáo viên dùng bìa che số chia là 2 Chẳng hạn: 6 : 2 = 3 Số bị chia Số chia Thương GV: Muốn tìm số chia bị che lấp, ta làm thế nào? HS: Muốn tìm số bị chia ta lấy số bị chia là 6 chia cho thương là 3. - Giáo viên viết bảng: 2 = 6 : 3 - Hướng dẫn học sinh nêu: Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương. Một vài học sinh nhắc lại * Giáo viên nêu bài toán. Tìm x, biết: 30 : x = 5 - Học sinh nhận xét: Bài toán yêu cầu làm gì? (tìm số chia chưa biết) + Muốn tìm số chia x thì làm thế nào? (học sinh nêu) - Giáo viên viết bảng: 30 : X = 5 X = 30 : 5 X = 6 b. Thực hành. * Bài 1: - Gọi 1 - 2 học sinh nêu yêu cầu: Tính nhẩm - Học sinh làm bài vào vở, 4 học sinh làm trên bảng 35 : 5 = 7 28 : 7 = 4 24 : 6 = 4 21 : 3 = 7 35 : 7 = 5 28 : 4 = 7 24 : 4 = 6 21 : 7 = 3 * Bài 2: - Một học sinh nêu yêu cầu: Tìm X - Giáo viên hướng dẫn giải mẫu 1 phép tính. - Yêu cầu 3 - 4 học sinh làm bài trên bảng, dưới lớp làm vào vở. - Chữa bài: 12 : X = 2 X = 12 : 2 X = 6 42 : X = 6 X = 42 : 6 X = 7 27 : X = 3 X = 27 : 3 X = 9 36 : X = 4 X = 36 : 4 X = 9 X : 5 = 4 X = 4 x 5 X = 20 X x 7 = 70 X = 70 : 7 X = 10 - Củng cố cách tìm số chia. * Bài 3: (Bài khó) - Gọi 2 học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu. - Học sinh trao đổi theo nhóm bàn. - Gọi học sinh trả lời miệng. - Giáo viên hướng dẫn chữa bài c. Củng cố, dặn dò. - Một số học sinh nhắc lại cách chia.- Giao bài tập về nhà. Mỹ thuật Vẽ tranh: Vẽ chân dung I / Mục tiêu: - Học sinh tập quan sát, nhận xét về đặc điểm khuôn mặt người. - Biết cách vẽ và vẽ chân dung người thân trong gia đình... - Yêu quý người thân và bạn bè. III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra đồ dùng, dụng cụ học sinh mang tới lớp. B. Dạy bài mới: 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về tranh chân dung. - Giáo viên cho học sinh quan sát một số chân dung của các hoạ sĩ và thiếu nhi. + GV: Các bức tranh vẽ khuôn mặt, nửa người hay toàn thân? HS: Các bức tranh vẽ khuôn mặt người là chủ yếu. + GV: Tranh chân dung vẽ những gì? HS: Hình dáng, khuôn mặt, các chi tiết: mắt, mũi, miệng, tóc, tai... + GV: Ngoài khuôn mặt còn có thể vẽ gì nữa? ( cổ, vai, thân) + GV: Nét mặt người trong tranh thế nào? HS: Người già, người trẻ...; vui, buồn, tươi cười, trần tư.... - Giáo viên chốt lại cách hiểu về tranh chân dung. 2. Hoạt động 2: Cách vẽ chân dung: - Giáo viên giới thiệu hình và gợi ý cách vẽ: + Học sinh có thể quan sát các bạn trong lớp hoặc vẽ theo trí nhớ... + Dự định vẽ khuôn mặt nửa người hay toàn thân để bố cục hình vào trang giấy cho phù hợp. + Vẽ khuôn mặt chính diện hoặc nghiêng. + Vẽ hình khuôn mặt trước, tóc , cổ, vai sau. + Sau đó vẽ các chi tiết : Mắt, mũi,miệng, tai. + Vẽ màu ở các bộ phận lớn trước. 3. Hoạt động 3: Thực hành - Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn vẽ người thân: Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị... - Học sinh chọn cách vẽ (mặt hoặc bán thân) - Giáo viên gợi ý thêm một số hình ảnh khác cho thêm sinh động. 4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Chọn một số bài đẹp, hướng dẫn nhận xét.- Giáo viên khen học sinh hoàn thành tốt bài tập.- Dặn : làm tiếp bài ở nhà. Chính tả (Nhớ – viết) Tiếng ru I / Mục đích, yêu cầu: - Nhớ và viết lại chính xác khổ thơ 1 và 2 của bài “Tiếng ru”. - Trình bày đúng, đẹp thể thơ lục bát. - Làm đúng bài tập tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, gi, d theo nghĩa đã cho. III / Các hoạt động dạy – học A. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh cả lớp viết bảng con: giặt giũ, nhàn rỗi, da dẻ, rét run. B. Dạy bài mới: 1, Hướng dẫn học sinh nhớ viết. a. Hướng dẫn chuẩn bị - Giáo viên đọc to khổ 1 và 2 của bài thơ “ Tiếng ru” - Gọi 2 đến 3 học sinh đọc học thuộc lòng hai khổ thơ 1 và 2. - Nhận xét chính tả:- Học sinh nhìn vở, nháp ra những chữ khó hay lẫn. b. Học sinh nhớ viết 2 khổ thơ: - Học sinh gấp SGK viết vào vở theo hướng dẫn. c. Chấm – chữa bài: Giáo viên chấm 5 đến 7 bài, sau đó nhận xét. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: * Bài tập 2: - 2 học sinh đọc nội dung bài, nêu yêu cầu: - Học sinh làm vào vở nháp, 3 học sinh làm trên bảng. - Chữa bài: rán – dễ – giao thừa. 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học, yêu cầu học sinh chữa lỗi ở nhà ( nếu sai) - Dặn : Chuẩn bị tiết sau. Tiếng Anh Giáo viên bộ môn dạy Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010 Tập làm văn Kể về người hàng xóm I / Mục đích, yêu cầu: - Rèn kỹ năng nói: Học sinh kể lại tự nhiên, chân thật về một người hàng xóm mà em yêu mến. - Rèn kỹ năng viết: Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) diễn đạt rõ ràng. III / Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Một đến hai học sinh kể lại câu chuyện “ Không nỡ nhìn”, sau đó nói về tính khôi hài của câu chuyện. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập a. Bài tập 1: - Gọi 1 - 2 học sinh đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm. * Đề bài: Kể về một người hàng xóm mà em quý mến. - Giáo viên nhắc: Sách giáo khoa gợi ý cho các em 4 câu hỏi để kể về 1 người hàng xóm, em có thể kể sát theo các gợi ý đó, hoặc cũng có thể kể kỹ hơn các đặc điểm hình dáng, tính tình của người đó, tình cảm của gia đình em với người đó...không hoàn toàn lệ thuộc vào 4 câu hỏi gợi ý. - Một học sinh khá giỏi kể mẫu 1 vài câu, giáo viên nhận xét rút ra kinh nghiệm. - Yêu cầu 3 - 4 học sinh thi kể. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn kể hay b. Bài tập 2: - Gọi 2 học sinh nêu yêu cầu của bài tập: Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu). - Giáo viên nhắc học sinh chú ý viết giản dị, chân thật những điều em vừa kể. - Học sinh viết xong, giáo viên gọi 5-7 em đọc bài và nhận xét 3. Củng cố, dặn dò. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Yêu cầu học sinh chưa hoàn thành bài viết ở lớp thì về nhà viết tiếp. Toán Luyện tập I/ Mục tiêu * Giúp học sinh củng cố về: - Tìm 1 thành phần chưa biết của phép tính - Nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số; - Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số. II. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 2 học sinh chữa trên bảng 2 phần bài 4. - Một số học sinh nêu miệng cách tìm số chia 2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài. b/ Luyện tập * Bài 1: - 2 học sinh nêu yêu cầu: Tìm X - Giáo viên hướng dẫn học sinh tự làm bài rồi chữa. - Khi chữa, yêu cầu học sinh nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính. * Bài 2: a/ Gọi 2 - 3 học sinh nêu yêu cầu của bài tập - Học sinh làm bài rồi chữa bài - 2 học sinh lên bảng viết phép tính rồi làm, kết hợp nói và viết; x x x x 35 26 32 20 2 4 6 7 70 104 192 140 b/ Học sinh nêu yêu cầu phần b. - Gọi 4 học sinh làm trên bảng, dưới lớp nháp bài. - Khi chữa bài: yêu cầu học sinh nêu cách tính. 64 2 80 4 99 3 77 7 6 32 8 20 9 33 7 11 04 00 09 07 4 9 7 0 0 0 * Bài 3: - Gọi 2 học sinh đọc đề, tóm tắt - Học sinh nêu dạng toán: Tìm 1 trong các thành phần bằng nhau của 1 số và nêu cách làm.- Một học sinh làm bài trên bảng, dưới lớp nháp bài. * Giải: Số lít dầu còn lại ở trong thùng là: 36 : 3 = 12 (lít). Đáp số 12 lít * Bài 4: - Gọi 2 - 3 học sinh nêu yêu cầu: Khoanh vào chữ cái trước câu đúng. - Học sinh làm bài và chữa: Cần nhận xét lý do của từng trường hợp sai (A, C, D) 3. Củng cố, dặn dò: - Học sinh nhắc lại nội dung luyện tậ- Giao bài về nhà. Thể dục Giáo viên bộ môn dạy Tự nhiên và xã hội Vệ sinh thần kinh (tiếp) I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng - Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ. - Lập được thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi...một cách hợp lý. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - Kể tên 1 số thức ăn, đồ uống đưa vào cơ thể sẽ hại cho cơ quan thần kinh? 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Nội dung * Hoạt động 1: Thảo luận - Yêu cầu 2 học sinh quay lại với nhau để thảo luận theo gợi ý: + GV: Theo bạn, khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi? HS: Khi ngủ cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi. + GV: Có khi nào bạn ngủ ít không? Nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm hôm đó? HS: Khi bị mất ngủ, người mệt mỏi, mắt nhức, có thể đau đầu, làm việc kém hiệu quả. + GV: Nêu các điều kiện để có giấc ngủ tốt? HS: Để có giấc ngủ tốt cần có tinh thần thoải mái, phòng ngủ thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. + Hằng ngày bạn thức dậy và đi ngủ lúc mấy giờ? (vài học sinh trả lời). + Bạn làm những việc gì trong cả ngày? - Một số học sinh trình bày kết quả. * Hoạt động 2: Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hàng ngày. - Giáo viên: Thời gian biểu là 1 bảng, trong đó có các mục: + Thời gian: Bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi + Công việc và hoạt động của cá nhân cần phải làm trong 1 ngày từ việc ngủ dậy, làm vệ sinh cá nhân... - Giáo viên treo bảng thời gian biểu, một số học sinh lên điền. - Học sinh trao đổi thời gian biểu của mình với bạn bên cạnh. - Giáo viên gọi 1 số học sinh lên giới thiệu thời gian biểu của mình trước lớp. + GV: Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu? HS: Giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc 1 cách khoa học. ? Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì? (Bảo vệ được hệ thần kinh, nâng cao hiệu quả công việc, học tập) 3. Củng cố, dặn dò: - Gọi 2 học sinh đọc mục “Bạn cần biết” - Dặn dò học sinh. Phần ký duyệt của ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: