Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - GV: Nguyễn Văn Dựng

Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - GV: Nguyễn Văn Dựng

 Cậu bé thông minh

 I/ Mục tiêu :

 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai: bình tĩnh, xin sữa, đuổi đi, bật cười, mâm cỗ, .

 Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

 Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật ( nhà vua )

 2.Rèn kĩ năng đọc hiểu :

 Đọc thầm nhanh hơn lớp 2.Hiểu nghĩa của một số từ khó.

 Hiểu nội dung câu chuyện : ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé.

 

doc 49 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1066Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - GV: Nguyễn Văn Dựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ , ngày tháng năm
 Tuần1 Tập đọc-
 Cậu bé thông minh
 I/ Mục tiêu : 
 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
 Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai: bình tĩnh, xin sữa, đuổi đi, bật cười, mâm cỗ, ...
 Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
 Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật ( nhà vua )
 2.Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
 Đọc thầm nhanh hơn lớp 2.Hiểu nghĩa của một số từ khó.
 Hiểu nội dung câu chuyện : ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé.
 3.Thái độ:
 Kể chuyện :
 1.Rèn kĩ năng nói : 
 Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
 2.Rèn kĩ năng nghe : 
 Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
 Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
 II/ Đồ dùng dạy học::
 GV : tranh minh hoạ theo SGK (phóng to-nếu có), bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn. 
 HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 2’ )
GV giới thiệu 8 chủ điểm của SGK TV3, tập 1.
Giáo viên yêu cầu học sinh mở Mục lục SGK, gọi học sinh đọc tên chủ điểm.
Giáo viên kết hợp giới thiệu nội dung từng chủ điểm 
+ Măng non : nói về Thiếu nhi
+ Mái ấm : về gia đình
+ Tới trường : về nhà trường
+ Cộng đồng : về xã hội
+ Quê hương Bắc – Trung – Nam : về các vùng miền trên đất nước ta.
+ Anh em một nhà : về các dân tộc anh em trên đất nước ta.
+ Thành thị và nông thôn : sinh hoạt ở đô thị, nông thôn.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm. Giáo viên giới thiệu : chủ điểm Măng non là chủ điểm nói về Thiếu nhi.
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ những ai ?
Giáo viên : thời xưa ai muốn đến kinh đô gặp Đức Vua quả là một điều hết sức khó khăn, lo sợ. Vậy mà có một cậu bé thông minh, tài trí và can đảm đã dám đến kinh đô gặp Đức Vua. Để thấy được sự thông minh, tài trí của cậu bé như thế nào hôm nay cô cùng các em tìm hiểu qua bài : “Cậu bé thông minh”
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : luyện đọc ( 15’ )
GV đọc mẫu toàn bài
Chú ý giọng đọc đọc của từng nhân vật :
+ Giọng người dẫn chuyện : chậm rãi khi giới thiệu câu chuyện, thể hiện sự lo lắng trước yêu cầu oái oăm của nhà vua, khoan thai, thoải mái sau mỗi lần cậu bé tài trí qua được thử thách của nhà vua.
+ Giọng cậu bé lễ phép, bình tĩnh, tự tin.
+ Giọng nhà vua oai nghiêm, có lúc vờ bực tức, quát.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng câu, bài có 23 câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài, có thể đọc liền mạch lời của nhân vật có xen lời dẫn chuyện gồm 3, 4 câu ( Muôn tâu Đức Vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé  liền bị đuổi đi )
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 3 đoạn.
Đoạn 1:
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên viết vào cột luyện đọc câu : “ Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp 1 con gà trống đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội”
Giáo viên : trong câu văn này có một chỗ không có dấu phẩy nhưng nếu mình đọc liền không ngắt hơi thì người nghe sẽ không hiểu rõ ý của câu văn. Đó là chỗ nào ?
Giáo viên : chúng ta sẽ ngắt ở chỗ vùng nọ, Giáo viên gạch / sau từ vùng nọ.
+ Cậu bé thưa với cha đưa cậu đi đâu ?
Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ :
+ Kinh đô nghĩa là gì ?
Đoạn 2:
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 2.
+ Cậu bé đã làm gì trước cung vua ?
Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ :
+ Om sòm nghĩa là gì ?
Đoạn 3:
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 3.
+ Biết được cậu bé tài giỏi, thông minh nhà vua đã làm gì ?
Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ :
+ Trọng thưởng nghĩa là gì ?
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 2
Cho cả lớp đọc lại đoạn 3.
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?
+ Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :
+ Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí ?
Gọi học sinh 3 nhóm trả lời
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi :
+ Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì ?
+ Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài, thảo luận nhóm đôi và trả lời :
+ Câu chuyện này nói lên điều gì ?
Hát
1 – 2 học sinh đọc
Học sinh quan sát 
Học sinh trả lời.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân 
Vùng nọ
Cậu bé thưa với cha đưa cậu đi lên kinh đô.
Học sinh đọc phần chú giải.
Cậu bé kêu khóc om sòm trước cung vua.
Học sinh đọc phần chú giải.
Biết được cậu bé tài giỏi, thông minh nhà vua trọng thưởng.
Học sinh đọc phần chú giải
3 học sinh đọc.
Học sinh đọc theo nhóm đôi.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân 
Cá nhân 
Đồng thanh 
( 15’ )
Học sinh đọc thầm.
Lệnh cho mỗi làng nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
Vì gà trống không đẻ trứng được.
Học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm đôi.
Học sinh trả lời : cậu nói một chuyện khiến vua cho là vô lí : bố đẻ em bé từ đó làm cho vua phải thừa nhận lệnh của ngài cũng vô lí.
Cậu yêu cầu sứ giả về tâu Đức vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
Yêu cầu 1 việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của vua.
Ca ngợi tài trí của cậu bé.
Kể chuyện
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 15’ )
Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2 và lưu ý học sinh đọc với giọng oai nghiêm, bực tức của nhà vua.
Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh, học sinh mỗi nhóm tự phân vai : người dẫn chuyện, cậu bé, vua.
Giáo viên cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 18’ )
Giáo viên nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy quan sát và dựa vào 3 tranh minh họa, tập kể từng đoạn của câu chuyện : “Cậu bé thông minh” một cách rõ ràng, đủ ý.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài
Giáo viên cho học sinh quan sát 3 tranh trong SGK nhẩm kể chuyện.
Giáo viên treo 3 tranh lên bảng, gọi 3 học sinh tiếp nối nhau, kể 3 đoạn của câu chuyện.
Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu học sinh kể lung túng.
Tranh 1:
+ Nhà vua đã nghĩ ra cách gì để thử tài dân làng ?
Tranh 2:
+ Cậu bé nghĩ ra cách gì ?
+ Cậu bé đã nói những gì với Vua ? Và kết quả như thế nào ?
Tranh 3:
+ Lần sau, Vua nghĩ ra cách gì để thử tài cậu bé?
+ Cậu bé làm gì để đáp ứng yêu cầu của nhà Vua ?
Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu :
Về nội dung
Về diễn đạt
Về cách thể hiện
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Củng cố : ( 2’ )
Giáo viên hỏi :
+ Qua câu chuyện em thích nhất nhân vật nào? Vì sao ?
Giáo viên giáo dục tư tưởng : câu chuyện : “Cậu bé thông minh” cho chúng ta thấy với tài trí của mình, cậu đã giúp cho dân làng thoát tội và làm Vua thán phục. Các em phải học tập tốt, biết lắng nghe ý kiến của những người xung quanh, chịu khó tìm tòi học tập, ham đọc sách để khám phá những điều mới lạ. Tôn trọng những người tài giỏi xung quanh.
Học sinh chia nhóm và đọc phân vai.
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét.
Dựa vào các tranh sau, kể lại từng đoạn.
Học sinh quan sát.
Học sinh kể tiếp nối.
Lớp nhận xét. 
Học sinh trả lời
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CĨ BA CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức:
Củng cố kĩ năng đọc, viết so sánh các số có ba chữ số.
Kĩ năng:
Rèn kĩ năng đọc, viết so sánh các số có ba chữ số.
Thái độ:
Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo.
II/ Chuẩn bị :
GV : trò chơi qua các bài tập, bảng phụ
 HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 2’ )
GV kiểm tra vở và đồ dùng học Toán của HS.
Giáo viên nhận xét.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : đọc, viết so sánh các số có ba chữ số ( 1’ )
Hoạt động 1: ôn tập về đọc, viết số 
GV đưa số 160. Yêu cầu học sinh xác định trong số này chữ số nào thuộc hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
Giáo viên nhận xét : các em đã xác định được hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm của số có ba chữ số 
Giáo viên gọi họ ...  toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt đặt một đề toán
Yêu cầu học sinh làm bài.
 Bài 4 : tính nhẩm
Cho HS đọc yêu cầu bài 
Yêu cầu học sinh làm bài
GV cho 3 dãy cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai đúng, ai sai”.
Giáo viên nhận xét.
 Bài 5 : vẽ hình theo mẫu
Cho HS đọc yêu cầu bài 
GV cho HS thi vẽ hình qua trò chơi “Ai khéo tay hơn” : chia lớp làm 3 dãy, mỗi dãy cử ra 3 bạn bạn nào vẽ đúng, nhanh và khéo là dãy đó thắng 
GV Nhận xét, tuyên dương
hát
HS đọc.
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét về cách đặt tính và kết quả phép tính 
HS nêu
HS đọc.
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét về cách đặt tính và kết quả phép tính 
HS nêu
HS đọc 
Buổi sáng bán 315l xăng. Buổi chiều bán 458l xăng.
Hỏi cả hai buổi bán bao nhiêu l xăng ?
Học sinh đặt đề
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét 
HS đọc 
Học sinh làm bài
HS thi đua sửa bài 
Lớp nhận xét
HS đọc 
HS thi đua vẽ hình
Lớp nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 6 : trừ các số có 3 chữ số ( có nhớ một lần ) 
Tập làm văn
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức : giúp học sinh :
Hiểu biết về tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Nắm được hình thức của mẫu đơn : Đơn xin cấp thẻ đọc sách
Kĩ năng : 
Nói : trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 
Viết : điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
Thái độ : yêu mến và tự hào về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
II/ Chuẩn bị :
GV : huy hiệu Đội, khăn quàng, băng nhạc, máy 
HS : phiếu luyện tập, bảng Đ - S
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 1’ )
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên : tiết tập làm văn hôm nay, các em sẽ nói những điều em đã biết về tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Sau đó, các em sẽ tập điền đúng nội dung vào một mẫu đơn in sẵn – Đơn xin cấp thẻ đọc sách.
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : nói về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ( 20’ )
Bài tập 1 :
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài.
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của yêu cầu bài.
Cho đại diện các nhóm thi nói về tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Giáo viên nhận xét, bổ sung, bình chọn bạn am hiểu nhất, diễn đạt tự nhiên, trôi chảy nhất về tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 
Giáo viên : tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng ( 5 đến 9 tuổi – sinh hoạt trong các sao Nhi đồng ) lẫn thiếu niên ( 9 đến 14 tuổi – sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong )
Giáo viên treo băng giấy ghi những điều gợi ý của BT1.
Cho học sinh đọc các gợi ý.
Giáo viên gọi học sinh đọc lại gợi ý 1.
+ Bạn nào có thể trả lời câu hỏi này ?
Giáo viên kết hợp ghi bảng.
Giáo viên nhận xét, bổ sung : Đội thành lập vào ngày 15 – 05 – 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. Tên gọi lúc đầu là Đội Nhi Đồng Cứu quốc
Cho học sinh nhắc lại câu trả lời 
Giáo viên gọi học sinh đọc lại gợi ý 2.
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm tấm bìa rời có ghi tên 9 đội viên, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, chọn tên những đội viên đầu tiên của Đội.
Cho các nhóm cử 5 bạn thi đua chọn tên 5 đội viên đầu tiên.
Giáo viên nhận xét, chốt : đây chính là 5 đội viên của Đội : Nông văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Mì, Lí Thị Xậu và anh Nông Văn Dền là đội trưởng. Anh Nông Văn Dền chính là anh Kim Đồng.
Giáo viên kết hợp ghi bảng
Cho học sinh nhắc lại tên 5 đội viên đầu tiên.
Giáo viên gọi học sinh đọc lại gợi ý 3
Cho cả lớp trả lời thông qua trò chơi : “Ai nhanh, ai đúng” 
Giáo viên phát cho 3 nhóm các tấm bìa có ghi thời gian mà Đội được mang tên Bác Hồ, yêu cầu học sinh đọc.
Cho các nhóm thi đua chọn thời gian đúng.
Giáo viên chốt : như các em đã biết lúc mới thành lập, Đội có tên là Đội Nhi Đồng Cứu quốc. một năm sau, vào ngày 15 – 5 – 1951 Đội đổi tên là đội thiếu nhi Tháng tám. Sau đó, vào tháng 2 năm 1956, Đội lại có tên là Đội thiếu niên Tiền phong và kể từ ngày 30 – 1 – 1970 cho đến nay Đội được mang tên Bác Hồ đó là Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Cho học sinh nhắc lại ngày Đội được mang tên Bác.
Giáo viên đưa bảng phụ ghi các câu hỏi :
+ Các bạn Đội viên thường đeo gì trên cổ áo ?
+ Chiếc khăn quàng có màu sắc, hình dáng như thế nào ?
+ Huy hiệu Đội có hình vẽ gì ?
+ Tên bài hát của Đội là gì ?
+ Trong các năm học vừa qua, em đã được tham gia rất nhiều phong trào của Đội, em hãy nêu tên một số phong trào mà em biết.
Cho học sinh đọc các câu hỏi trên
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi : “Chuyền hoa”, mỗi bông hoa có gắn câu hỏi thông tin khác về Đội, bạn nào nhận được bông hoa ghi câu hỏi nào thì trả lời câu hỏi đó.
Giáo viên chốt : Khăn quàng màu đỏ. Huy hiệu Đội vẽ một búp măng màu xanh khỏe mạnh trên nền cờ Tổ quốc. Bài hát của Đội là Đội ca do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác, qua đó thể hiện lòng tự hào cũng như sự quyết tâm xây dựng Đội vững mạnh của các bạn Đội viên. Vậy khi hát, ta phải có tư thế, thái độ như thế nào ? 
Giáo viên nhận xét, giáo dục tư thế khi hát : Khi hát phải nghiêm túc, không đùa giỡn, không đội mũ nón, đứng ở tư thế nghiêm, không nói chuyện.
+ Sau khi tìm hiểu về Đội em có suy nghĩ gì về Đội?
Giáo viên : Đội là một tổ chức tốt. Trong năm học này, các em sẽ được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đội
+ Em sẽ làm gì để xứng đáng đứng vào hàng ngũ Đội ?
Giáo viên : ngoài những thông tin về đội mà các em vừa biết được, các em có thể tìm hiểu thêm những thông tin về đội, về những tấm gương anh dũng của dân tộc, hay những câu chuyện cổ tích  qua tủ sách của thư viện
Muốn mượn được sách của thư viện, các em cần có thẻ đọc sách. Do đó, cô sẽ hướng dẫn các em viết đơn xin cấp thẻ đọc sách.
Hoạt động 2 : Điền vào giấy tờ in sẵn 
Bài tập 2 :
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài
GV hướng dẫn học sinh nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
Gọi học sinh đọc 2 dòng đầu
Giáo viên giới thiệu : 
Quốc hiệu : Cộng hoà XHCN Việt Nam
Tiêu ngữ : Độc lập – Tự do - Hạnh phúc.
Giáo viên giới thiệu dòng : Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
Giáo viên gọi học sinh đọc dòng tiếp theo
+ Đây là phần nào của đơn ?
Giáo viên giới thiệu dòng : Địa chỉ ghi đơn.
Giáo viên gọi học sinh đọc từ dòng : Em tên là  Trường
+ Đây chính là phần nào mà các em đã được học ở lớp 2 ?
Giáo viên cho học sinh đọc dòng nguyện vọng.
Giáo viên : ở chỗ trống này, em sẽ ghi năm mà các em làm đơn.
+ Nêu phần còn lại.
Giáo viên cho học sinh nêu lại hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
Quốc hiệu : Cộng hoà XHCN Việt Nam
Tiêu ngữ : Độc lập – Tự do - Hạnh phúc.
Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn
Tên đơn
Địa chỉ ghi đơn
Họ, tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp, trường của người viết đơn.
Nguyện vọng và lời hứa.
Tên và chữ ký của người làm đơn
Giáo viên cho học sinh làm bài vào VBT
Giáo viên lưu ý học sinh : đọc kĩ từng dòng để điền cho chính xác
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
Giáo viên lưu ý : khi viết bất kì một loại đơn nào thì phần Quốc hiệu và Tiêu ngữ là bắt buộc phải có. Trong đơn, có phần không cần phải viết theo mẫu như phần nguyện vọng và lời hứa. Các phần còn lại cần viết theo mẫu.
Cho học sinh nêu nguyện vọng và lời hứa của bản thân mình ( khác mẫu )
Giáo viên nhận xét, kết luận : hầu hết các lá đơn đều có những phần trên. Vậy khi em muốn tham gia vào đội hay tham gia vào đội văn nghệ của trường  em có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn với hình thức trình bày như thế.
Hát
Hãy nói những điều em biết về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Học sinh thảo luận nhóm
Đại diện các nhóm thi nói
Lớp nhận xét và bình chọn.
a) Đội thành lập ngày nào?
b) Những đội viên đầu tiên của Đội là ai ?
c) Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào ?
Học sinh trả lời : Đội thành lập vào ngày 15 – 05 – 1941.
3 học sinh nêu lại.
b) Những đội viên đầu tiên của Đội là ai ?
Học sinh thảo luận nhóm đôi
Các nhóm thi đua
Lớp nhận xét.
4 học sinh nhắc lại.
c) Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào ?
Học sinh đọc : 15 – 5 – 1941, 15 – 5 – 1951, tháng 2 – 1956, 30 – 1 – 1970
Học sinh thi đua 
3 học sinh nêu.
Học sinh đọc các câu hỏi
Học sinh thi đua trả lời
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời 
Học sinh nêu 
( 15’ )
Học sinh nêu, cả lớp đọc thầm.
Cộng hoà  Việt Nam.
Độc lập  Hạnh phúc.
Học sinh đọc.
Tên đơn
Cá nhân
Tự thuật
Cá nhân
Lời hứa, lời cảm ơn, tên và chữ ký của người làm đơn.
Cá nhân
Học sinh làm bài
Học sinh đọc
Lớp nhận xét bạn đã điền đúng và đủ nội dung của từng dòng chưa.
Cá nhân
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Yêu cầu học sinh nhớ đơn, thực hành điền chính xác vào mẫu đơn in sẵn để xin cấp thẻ đọc sách khi tới các thư viện.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : tìm hiểu về gia đình
Ký duyệt của khối trưởng. 
@ ?

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1(9).doc