Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Trần Thị Tuyết

Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Trần Thị Tuyết

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU

I. Yêu cầu cần đạt:

A.Tập đọc:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

 - Hiểu ý nghĩa: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

B. Kể chuyện:

 - Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.

 - HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.

*KNS: HS xác định được giá trị của đất.

II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK

 

doc 16 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Trần Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2012
Tập đọc - kể chuyện
Đất quý, đất yêu
I. Yêu cầu cần đạt:
A.Tập đọc:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
	- Hiểu ý nghĩa: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B. Kể chuyện:
	- Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
	- HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
*KNS: HS xác định được giá trị của đất.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
Tập đọc
1. Bài cũ: 5’
 - Kiểm tra 3 - 4 HS đọc thuộc lòng bài thơ Quê hương và TLCH: Em hiểu ý 2 dòng cuối bài thơ như thế nào?
2. Dạy bài mới: 30’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài. GV đọc xong, yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
	- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó.
	- Đọc từng đoạn trước lớp: GV chia đôi đoạn 2 (phần 1: Lúclàm như vậy?; phần 2: còn lại).
	- GV hướng dẫn HS cách đọc 1 số câu trong bài. Giúp HS hiểu nghĩa các từ được chú giải sau bài; giải nghĩa thêm: khách du lịch, sản vật.
	- Đọc từng đoạn trong nhóm.
	+ Một HS đọc lời viên quan (ở đoạn 2) với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
	+ Bốn nhóm HS tiếp nối nhau đọc ĐT 4 đoạn của bài (tạm chia đôi đoạn 2 ).
Tiết 2:
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.15’
	- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi: Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp thế nào?
	- HS đọc thầm phần đầu đoạn 2, trả lời: Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra?
	- HS đọc thầm phần cuối đoạn 2, trả lời: Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ?
	- Bốn HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài, phát biểu ý kiến: Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a đối với quê hương như thế nào?
Hoạt động 4: Luyện đọc lại.5’
	- GV đọc diễn cảm đoạn 2. 
	- Hướng dẫn HS thi đọc Đ2: phân biệt lời người dẫn chuỵện và lời nhân vật.
	- Một HS đọc cả bài. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.
Kể chuyện: 18’
Hoạt động 1: GV nêu nhiệm vụ.
	- Quan sát tranh, sắp xếp lại cho đúng thứ tự câu chuyện. Sau đó dựa vào tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo tranh.
	- Một HS đọc yêu cầu của bài.
	- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, ghi kết quả ra nháp rồi đọc kết quả để cả lớp nhận xét. Thứ tự đúng là: 3 – 1 – 4 – 2.
	- Từng cặp HS dựa vào tranh minh hoạ (đã sắp xếp đúng), tập kể chuyện.
	- Bốn HS tiếp nối nhau thi kể chuyện theo 4 tranh.
	- Một HS kể toàn bộ câu chuyện theo tranh.
3. Củng cố, dặn dò: 5’
	- GV yêu cầu HS tập đặt tên khác cho câu chuyện.
	- GV nhận xét, động viên, khen ngợi những HS đọc bài tốt, kể chuyện hay. 
Toán
Bài toán giải bằng hai phép tính (Tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2 .Bài 3( dòng 2)HS chỉ trả lời câu hỏi không viết phép tính.
- Bài 3 ( dòng 1) dành cho HS khá ,giỏi.
II. Đồ dùng dạy - học: Các tranh vẽ tương tự SGK.
iii. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 5’
 Cả lớp làm vào nháp, 1 HS lên bảng giải bài toán theo tóm tắt sau:
 17 viên bi
 Dũng: | |
 9 viên bi ? viên bi.
 Minh: | | | 
	- Cả lớp và GV nhận xét bài làm của HS làm trên bảng. 
 2. Bài mới: 28’
Hoạt động 1: Bài toán
	- GV giới thiệu bài toán: Một cửa hàng ngày thứ bảy bán 6 xe đạp, ngày chủ nhật bánđược số xe đạp gấp đôi số xe đạp trên. Hỏi cả 2 ngày cửa hàng bán được bao nhiêu xe đạp? 
	- Tìm hiểu đề bài: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ?
	- GV vẽ sơ đồ minh hoạ lên bảng:
- Hướng dẫn cách giải: 
 6 xe
 Thứ bảy: | | ? xe đạp 
 Chủ nhật: | | | 
	- Hướng dẫn cách giải: 
	+ Bước 1: Tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật: 6 x 2 = 12 ( xe ). 
	+ Bước 2: Tìm số xe đạp bán cả hai ngày: 6 + 12 = 18 ( xe ).
	- Trình bày bài giải như trong SGK 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: - HS đọc bài toán rồi tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
	- GV hướng dẫn cách giải bài toán qua 2 bước: 
	+ Bước 1: Tìm quảng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh:
	5 x 3 = 15 (km)
	+ Bước 2: Tìm quảng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh: 
	5 + 15 = 20 (km)
- HS tự trình bày bài giải vào vở rồi chữa bài.
Bài 2: GV hướng dẫn tương tự bài 1, giải bài toán qua 2 bước:
	+ Tìm số lít mật ong lấy ra: 24 : 3 = 8 (l)
	+ Tìm số lít mật ong còn lại: 24 – 8 =16 (l)
- HS tự trình bày bài giải vào vở rồi chữa bài.
Bài 3 (dòng 2 – HS khá, giỏi làm cả bài): Cho HS làm bài vào vở, sau đó 1 em lên chữa bài trên bảng. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận:
	a, 5 x 3 + 3 = 15 +3 7 x 6 – 6 = 42 - 6
	 = 18 = 36
	b, 6 x 2 – 2 = 12 – 2 56 : 7 + 7 = 8 + 7
	 = 10 = 15
3. Chấm bài - Củng cố, dặn dò: 5’
	- GV chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
	- Cho HS nhắc lại nội dung bài học; GV nhận xét tiết học, dặn dò.
Đạo đức
Ôn tập và thực hành kỹ năng giữa học kỳ I
I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố các kiến thức, kỹ năng đã học từ đầu năm đến nay.
- Thực hành xử lý một số tình huống.
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu ghi các câu hỏi ôn tập, các tình huống ứng xử.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Hái hoa dân chủ.15’
- HS lên bốc phiếu có ghi các câu hỏi về nội dung các bài học từ đầu năm đến nay- Thảo luận nhóm 2 rồi trình bày trước lớp:
+ Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
+ Hãy đọc năm điều Bác Hồ dạy TNNĐ. Em đã thực hiện được điều nào?
+ Thế nào là giữ lời hứa ? Vì sao phải giữ lời hứa?
+ Thế nào là tự làm lấy việc của mình?
+ ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình?
+ Để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em chúng ta cần phải làm những việc gì?
+ Vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau?
+ Cần làm gì khi bạn có niềm vuihoặc khi bạn có chuyện buồn?
- GV kết luận lại nội dung cần ghi nhớ.
Hoạt động 2: Thực hành. 15’
Hoạt động nhóm (5 nhóm). Các nhóm thảo luận:
- Nhóm 1: Hát, đọc thơ, kể chuyện giới thiệu tranh ảnh về Bác Hồ.
- Nhóm 2: Sưu tầm và kể lại các gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong lớp trong trường.
- Nhóm 3: Sưu tầm và kể lại các mẫu chuyện về tự làm lấy việc của mình.
- Nhóm 4: Vẽ ra giấy một món quà em muốn tặng ông bà, cha mẹ nhân ngày sinh nhật đồng thời sưu tầm các bài thơ, ca dao, tục ngữ  về tình cảm gia đình.
- Nhóm 5: Sưu tầm truyện, tấm gương  nói về tình bạn.
Các nhóm trình bày trước lớp.
- Bình chọn nhóm thể hiện tốt nhất
Hoạt động 3: Cũng cố, dặn dò. 5’
- GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà.
Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2012
Âm nhạc
Toán
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết giải bài toán bằng hai phép tính.
- Các bài tập cần làm.Bài 1,3 .Bài 4 (a,b)
- Dành cho HS khá ,giỏi Bài 2, bài 4 (c).
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.5’
- 1 HS nêu bài toán theo tóm tắt sau, rồi lên bảng trình bày bài giải: 
 24 m
 Sáng: | | 	? m vải
 Chiều: | | | | 
Hoạt động 2: Thực hành. 28’ 
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài.
GV nêu câu hỏi : + Bài toán cho biết gì ?
 + Bài toán hỏi gì ?
- Hướng dẫn HS giải một trong hai cách.
- Cách 1: Giải theo 2 bước:
 + Bước 1 : Tìm số xe còn lại sau khi đã rời bến lần một.
 + Bước 2 : Tìm số xe còn lại trong bến sau khi đã rời bến lần 2.
Cách 2 :
 + Bước 1 : Tìm số xe đã rời bến lần 1 và lần 2. 
 + Bước 2 : Tìm số xe còn lại trong bến.
 Giải:
Cách 1: Số xe còn lại sau khi đã rời bến lần một. 
 45 – 18 = 27 (xe)
 Số xe còn lại trong bến sau khi đã rời bến lần 2.
 27 – 17 = 10 ( xe).
 Đáp số: 10 xe.
 Cách 2: Giải:
 Số xe đã rời bến lần 1 và lần 2.
 18 + 17 = 35 (xe).
 Số xe còn lại trong bến.
 45 – 35 = 10 (xe)
 Đáp số: 10 xe.
- HS tự trình bày bài giải vào vở rồi chữa bài.
Bài 2 (dành cho HS khá, giỏi): HS giải bài toán theo 2 bước:
	+ Tìm số thỏ đã bán: 48 : 6 = 8 ( con ).
	+ Tìm số thỏ còn lại: 48 – 8 = 40 ( con ).
	- HS tự trình bày bài giải vào rồi chữa bài.
Bài 3: - Cho HS đọc yêu cầu bài và quan sát sơ đồ: Nêu bài toán theo sơ đồ sau rồi giải bài toán đó.
- Hướng dẫn cho HS nêu bài toán.
- Hướng dẫn HS giải vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng giải.
Giải: Số học sinh khá có là:
 14 + 8 = 22 (bạn ) 
 Số học sinh giỏi và khá có tất cả là:
 14 + 22 = 36 ( bạn).
 Đáp số: 36 bạn. 
Bài 4: Bài c dành cho HS khá, giỏi.
- Cho HS đọc yêu cầu bài. Tính (theo mẫu).
- GV giải thích mẫu.
 Gấp 15 lên 3 lần , rồi cộng với 47:
 15 x 3 = 45 : 45 + 47 = 92: 
3HS lên bảng làm.GV nhận xét
Hoạt động 3: Chấm bài, nhận xét - Dặn dò.5’
	GV chấm bài của 1 số HS rồi nhận xét. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
Luyện từ và câu
Cô Mĩ Hoa dạy
Tự nhiên xã hội
Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng với những người trong họ hàng.
- HS khá, giỏi: Phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể, ví dụ: 2 bạn Quang và Hương (anh em họ), Quang và mẹ Hương (cháu và cô ruột).
II. Đồ dùng dạy - học: Hình vẽ ở SGK trang 42, 43.
HS mang ảnh họ nội, họ ngoại của mình dến lớp; 3 tờ giấy A3, bút màu.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 5’
- Kể những người họ nội, họ ngoại của em?
2. Dạy bài mới: 25’
Hoạt động 1: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đi chợ mua gì? Cho ai?”
* Cách chơi: Lớp trưởng hô: Đi chợ, đi chợ! Cả lớp: Mua gì, mua gì?
- Lớp trưởng hô: Mua hai áo len (hai em chạy quanh lớp)
- Cả lớp: Cho ai, cho ai?
- 2 em vừa chạy vừa nói: Cho mẹ, cho mẹ.
- Lớp trưởng tiếp tục hô.
- Cuối cùng lớp trưởng hô: Tan chợ. Trò chơi kết thúc.
Hoạt động 2: HS thực hành làm vào vở. 
- HS quan sát hình 42 SGK - nhận biết họ hàng qua tranh vẽ.
- Thảo luận và làm bài 1 vào VBT.
- Đại diện nhóm đọc kết quả.
* Những người thuộc họ nội của Quang là: mẹ của Hương, Hương và Hồng.
* Những người thuộc họ ngoại của Hương là: bố Quang, Quang, Thuỷ.
- HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
 ý 1 (Đ); ý 2 (S); ý 3 (Đ); ý 4 (Đ); ý 5 (Đ); ý 6 (S)
Hoạt động 3: Thi vẽ sơ đồ gia đình của Quang và Hương. 
- 3 tổ cử 3 bạn lên tham gia vẽ sơ đồ.
- Tổ nào vẽ nhanh thì tổ đó thắng.
3. Cũng cố, dặn dò: 5’
 GV nhận xét giờ học, về nhà thực hành vẽ sơ đồ gia đình em ... n câu trả lời em cho là đúng nhất ?
Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài thơ
- GV hướng dẫn HS học thuộc tại lớp từng khổ, cả bài thơ theo cách đọc nhẩm nhìn từ ngữ gợi ý trên bảng.
- Nhiều HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò: 5’
GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
Chính tả
Nhớ - viết: Vẽ quê hương
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày sạch sẽ và đúng hình thức bài thơ 4 chữ.
- Làm đúng BT(2) a/b.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Kiểm tra HS thi tìm nhanh, viết đúng theo yêu cầu BT3 (Tìm tiếng bắt đầu bằng s/x).
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn thơ cần viết chính tả trong bài Vẽ quê hương. 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ, cả lớp đọc thầm theo để ghi nhớ.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày đoạn thơ: 
+ Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương rất đẹp?
+ Trong đoạn thơ trên có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
+ Cần trình bày bài thơ 4 chữ như thế nào?
- HS đọc lại đoạn thơ ở SGK, ghi nhớ những chữ các em dễ mắc lỗi. 
b. Hướng dẫn HS viết bài:
- GV cho HS ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày. 
- HS đọc lại 1 lần đoạn thơ trong SGK để ghi nhớ.
- HS gấp SGK, tự nhớ lại đoạn thơ và viết vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2 (Lựa chọn)
- GV nêu yêu cầu bài tập, chọn cho HS làm bài 2a( HS khá, giỏi làm thêm bài 2b ).
- HS làm bài cá nhân vào VBT. GV theo dõi HS làm bài .
- GV chia bảng lớp thành 3 phần, mời 3 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. Sau đó đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Một số HS đọc lại khổ thơ đã được điền hoàn chỉnh.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét bài làm của HS. Nhắc HS học thuộc các câu thơ trong BT2.
- Chuẩn bị nội dung cho tiết TLV .
Tập làm văn
Nghe - kể: Tôi có đọc đâu ! Nói về quê hương
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Nghe – kể lại được câu chuyện Tôi có đọc đâu! (BT1).
	- Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp chép sẵn phần gợi ý kể chuyện ở BT1 (SGK).
Bảng phụ viết sẵn gợi ý nói về quê hương (BT2).
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 3- 4 HS đọc lá thư đã viết; GV nhận xét, chấm điểm.
Hỏi cả lớp đã thực hiện yêu cầu gửi thư như thế nào?
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý. Cả lớp đọc thầm, quan sát tranh minh hoạ.
- GV kể chuyện: giọng vui, dí dỏm. Kể xong lần 1, hỏi HS: 
+ Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì?
+ Người viết thư viết thêm vào thư điều gì?
	+ Người bên cạnh kêu lên như thế nào?
- GV kể lần 2 - HS chăm chú nghe; 1 HS giỏi kể lại chuyện.
- Từng cặp HS tập kể chuyện cho nhau nghe.
- 4- 5 HS nhìn bảng đã viết các gợi ý, thi kể lại nội dung câu chuyện.
- Cuối cùng, GV hỏi: Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
+ Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người hiểu câu chuyện, biết kể chuyện với giọng khôi hài.
Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu BT và các gợi ý trong SGK.
- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn 1 HS dựa vào câu hỏi gợi ý trên bảng, tập nói trước lớp để cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm về nội dung và cách diễn đạt.
- HS tập nói theo cặp, sau đó xung phong trình bày bài nói trước lớp (GV giúp đỡ những HS yếu tập nói mạnh dạn hơn).
- Cả lớp bình chọn những bạn nói về quê hương hay nhất. 
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
	GV nhận xét và biểu dương những HS học tốt. Yêu cầu HS về nhà viết lại những điều mình vừa kể về quê hương ; sưu tầm tranh, ảnh về 1 cảnh đẹp ở nước ta để chuẩn bị cho tiết TLV tuần 12.
Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 2010
Tự nhiên và xã hội
Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng (tiếp theo )
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng với những người trong họ hàng.
- HS khá, giỏi: Phân tích mối quan hệ họ hàng của một số trường hợp cụ thể, ví dụ: 2 bạn Quang và Hương (anh em họ), Quang và mẹ Hương (cháu và cô ruột).
ii. Đồ dùng dạy - học: HS mang ảnh họ hàng nội, ngoại đến lớp.
iii. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
+ Bước 1: Hướng dẫn.
GV vẽ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình.
+ Bước 2: Làm việc cá nhân.
Từng HS vẽ và điền tên những người trong gia đình của mình vào sơ đồ.
+ Bước 3: Gọi 1 số HS giới thiệu sơ đồ về mối quan hệ họ hàng vừa vẽ.
Hoạt động 2: Chơi trò chơi Xếp hình.
GV dùng bìa các màu làm mẫu 1 bộ, căn cứ vào sơ đồ xếp thành hình các thế hệ. Sau đó hướng dẫn các nhóm tự làm và xếp hình. Thi đua giữa các nhóm xem nhóm nào xếp đẹp, đúng.
 Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét tiết học. Dặn HS xem xét trong nhà mình và liệt kê những vật dễ gây cháy cùng với nơi cất giữ chúng.
Thủ công
Cắt, dán chữ I , T (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
- HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
ii. gv chuẩn bị: Mẫu chữ I, T cắt đã dán và mẫu chữ I, T cắt từ giấy màu.
Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T.
iii. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
GV giới thiệu mẫu các chữ I, T và hướng dẫn HS quan sát để rút ra được nhận xét: Nét chữ rộng 1 ô; Chữ I, T có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau...
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
+ Bước 1: Kẻ chữ I, T.
+ Bước 2: Cắt chữ T.
+ Bước 3: Dán chữ I, T.
- GV tổ chức cho HS tập kẻ, cắt chữ I, T.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau. 
toán
Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
	- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân
ii. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
KT 3 - 4 HS đọc thuộc bảng nhân 8. Một HS lên bảng làm BT3 (T50 SGK).
Hoạt động 2: Giới thiệu phép nhân 123 x 2.
- GV ghi phép nhân lên bảng, cho HS đặt tính vào nháp, 1 em lên đặt tính trên bảng.
- HS nêu cách thực hiện: Nhân từ phải sang trái. 123
- 1 HS lên thực hiện tính trên bảng, cả lớp làm vào x 2
nháp, sau đó 1 em nêu lại cách thực hiện. 246
- GV hỏi: 123 x 2 = ? – HS nêu, GV ghi kết quả: 123 x 2 = 246.
Hoạt động 3: Giới thiệu phép nhân 326 x 3.
GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự như trên.
Hoạt động 4: Thực hành
Bài 1: HS rèn luyện cách nhân. Gọi 1 số em nêu miệng cách tính.
Bài 2 (Cột a): Cho HS làm bài vào vở. Sau đó gọi 1 số em lên bảng chữa bài.
Bài 3: - HS đọc bài toán và tìm hiểu đề bài.
- Nêu cách giải: Giải bài toán bằng một phép tính.
- HS làm bài vào vở, 1 em làm bài trên bảng phụ. Cả lớp và GV nhận xét bài làm của bạn.
Bài 4: Cho HS nhắc lại cách tìm số bị chia rồi tự làm bài vào vở.
Hoạt động 5: Chấm bài, nhận xét – Dặn dò.
GV chấm 1 số bài làm của HS rồi nhận xét. Dặn HS về nhà luyện tập thêm.
Hoạt động tập thể
Kiểm điểm cuối tuần
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong đợt thi đua chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. Bình xét cá nhân xuất sắc để đề nghị khen thưởng.
- Nêu kế hoạch thời gian tới.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong đợt thi đua chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11.
a. Cán sự lớp nhận xét: Về vệ sinh cá nhân; Về nề nếp học tập.
b. GV nhận xét những ưu, khuyết điểm của HS trong tuần: khen ngợi những cá nhân dành được nhiều bông hoa điểm 10, nhắc nhở những HS còn phạm nhiều khuyết điểm như: không thuộc bài khi đến lớp, hay quên sách vở, hay nói chuyện riêng,...
c. Bình xét thi đua.
Hoạt động 2: Kế hoạch thời gian tới
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS.
	- Tiếp tục phát động thi đua từ 20/11 đến 22/12.
- Chọn những em có Năng khiếu về TDTT luyện tập để tham dự HKPĐ cấp trường.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tuần tới.
Luyện từ và câu
Từ ngữ về quê hương. Ôn tập câu Ai làm gì?
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Hiểu và xếp đúng vào hai nhóm một số từ ngữ về quê hương (BT1).
	- Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ quê hương trong đoạn văn (BT2).
	- Nhận biết được các câu theo mẫu Ai làm gì? và tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? hoặc Làm gì? (BT3).
	- Đặt được 2 – 3 câu theo mẫu Ai làm gì? với 2 – 3 từ ngữ cho trước (BT4).
II. Đồ dùng dạy - học: Ba tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng của BT1 và 3 bộ phiếu giống nhau ghi các TN ở BT1 cho HS thi xếp TN theo nhóm. Bảng lớp kẻ bảng của BT3 (2 lần).
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Kiểm tra 3 HS tiếp nối nhau làm miệng BT2 (tiết LTVC T10); GV nhận xét và củng cố kiến thức đã học về so sánh.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: - HS đọc SGK, nhắc lại yêu cầu bài tập (Xếp những TN đã cho vào 2 nhóm: Chỉ sự vật ở quê hương; Chỉ tình cảm đối với quê hương). HS làm vào nháp.
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, 3 HS thi làm bài đúng, nhanh rồi đọc kết quả. GV cùng cả lớp nhận xét, xác định lời giải đúng.
Bài tập 2: - HS đọc thầm BT trong SGK, nhắc lại yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài vào VBT (viết bằng bút chì); GV giúp HS hiểu nghĩa từ Giang sơn (Sông núi, dùng để chỉ đất nước). Sau đó cho 3 HS lần lượt đọc lại đoạn văn với sự thay thế của 3 TN vừa được chọn.
Bài tập 3: - HS đọc thầm nội dung bài tập và câu mẫu, nhắc lại yêu cầu của bài tập 
(Tìm các câu được viết theo mẫu Ai làm gì? Chỉ rõ các bộ phận trả lời câu hỏi Ai? hoặc Làm gì?).
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vào VBT. GV hướng dẫn HS chữa bài kết hợp củng cố mẫu câu đã học.
Bài tập 4: - 1 HS nêu yêu cầu của BT (Dùng mỗi từ ngữ đã cho để đặt câu theo mẫu Ai làm gì?).
- GV nhắc thêm: Với mỗi từ ngữ đã cho, các em có thể đặt được nhiều câu.
- HS làm bài cá nhân: Viết vào VBT các câu văn đặt được.
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét , chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học, cho điểm và biểu dương những HS học tốt; yêu cầu HS đọc lại các BT đã làm ở lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_11_tran_thi_tuyet.doc