Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Buổi chiều

Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Buổi chiều

Toán

Tiết 37 Ôn : LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

Giúp HS củng cố về:

- Thuộc bảng chia 8.

- Vận dụng để giải toán có lời văn (có một phép chia 8).

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng phụ chép sẵn bài tập

- HS : Vở toán chiều

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 13 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Buổi chiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
 Ngày soạn: 5/ 11/ 2010
 Ngày dạy: Thứ hai, ngày 8 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 37 Ôn : luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
Thuộc bảng chia 8.
Vận dụng để giải toán có lời văn (có một phép chia 8).
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ chép sẵn bài tập
- HS : Vở toán chiều
III. Các hoạt động dạy học: 
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc bảng chia 8
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài 1. Tìm x:
40 : x = 8 56 : x = 8
64 : x = 8 72 : x = 8
- Nêu yêu cầu
- GV gợi ý: x được gọi là gì? Muốn tìm x ta làm thế nào?
- Mời 1 HS lên bảng làm mẫu
- Cả lớp làm bảng con theo tổ
- GV nhận xét
* Bài 2. Đặt tính rồi tính:
28 : 8 35 : 8 50 : 8 71 : 8
- Nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn mẫu một phép tính
- Cho HS làm bảng con
- GV nhận xét chữa bài
* Bài 3. Một thùng dầu có 135l.Người ta đã bán 47l. Số còn lại đóng vào các can mỗi can có 8l. Hỏi đóng được bao nhiêu can? 
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn HS giải bài toán rồi làm bài vào vở
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài
- Chấm 5 – 6 bài, nhận xét chung
4. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Về ôn bài chuẩn bị cho bài sau.
- HS hát 1 bài
3 HS đọc thuộc bảng chia 8
- x là số chia. Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương
40 : x = 8 56 : x = 8
 x = 40 : 8 x = 56 : 8
 x = 5 x = 7
64 : x = 8 72 : x = 8
 x = 64 : 8 x = 72 : 8
 x = 8 x = 9
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài trên bảng con
28 8 35 8 50 8 71 8
24 3 32 4 48 6 64 8
 4 3 2 7
- HS đọc, tìm hiểu bài toán
- HS trình bày bài giải vào vở
 Bài giải
 Số dầu còn lại là:
 135 – 47 = 88(l)
 Số can đóng được là:
 88 : 8 = 11(can)
 Đáp số: 11 can.
 HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
 Ngày soạn: 6 / 11 / 2010
 Ngày dạy: Thứ ba, ngày 9 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 38 Ôn: so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố khắc sâu về:
- Luyện tập so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép sẵn bài tập
III. Các hoạt động dạy học: 
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Số lớn là 6, số bé là 2. Số lớn gấp mấp lần số bé? Số bé bằng một phần mấy số lớn?
- GV nhận xét cho điểm
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
- HS hát 1 bài
- HS trả lời miệng
- Số lớn gấp 3 lần số bé. Số bé bằng số lớn
* Bài 1. Điền số vào ô trống theo mẫu:
Số lớn
Số bé
 Số lớn gấp mấy 
 lần số bé
 Số bé bằng một 
 phần mấy của số lớn
15 m
5 m
3 lần
48 l
8 l
54 kg
9 kg
30 km
6 km
120 cm
20 cm
- GV hướng dẫn mẫu
- Cho HS lên bảng làm bài tiếp sức
- GV nhận xét
* Bài 2. Một đàn gà có 5 con gà trống và 30 con gà mái. Hỏi số gà trống bằng một phần mấy số gà mái?
- Muốn biết số gà trống bằng một phần mấy số gà mái ta làm thế nào?
- GV nhận xét
* Bài 3. Có 48 con gà. Số vịt ít hơn số gà 24 con. Hỏi số vịt bằng một phần mấy số gà?
- GV gợi ý: - Tìm số vịt
 - Tìm số vịt bằng một phần mấy số gà?
- Gọi HS nêu cách giải
- Cho HS làm bài vào vở
- GV chấm bài
4. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Về ôn bài chuẩn bị cho bài sau
- HS lần lượt điền là
+ Số lớn gấp mấy lần số bé: 6 lần, 6 lần, 5 lần, 6 lần
+Số bé bằng một phần mấy của số lớn:
, , , .
- Ta lấy 30 : 5 = 6 (lần)
Vậy số gà trống bằng số gà mái
- HS nêu miệng cách làm
- HS đọc bài toán, trả lời theo gợi ý
- HS làm bài vào vở
 Bài giải
 Số vịt có là:
 48 – 24 = 24 (con)
 Gà gấp vịt số lần là:
 48 : 24 = 2 (lần)
 Vậy số vịt bằng số gà 
 Đáp số: 
HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ 
Tiếng Việt Chính tả ( Nghe đọc)
Tiết 36. Ôn bài: người con của tây nguyên
I. Mục tiêu.
Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng đoạn 3 trong bài Người con của Tây Nguyên.
- Làm đúng bài tập chính tả: Tìm đúng các từ có vần iu / uyu, điền đúng r, d hoặc gi
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ chép đoạn cần viết
HS : Vở chính tả, bút, ...
III. Các hoạt động dạy học.
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
- GV đọc cho HS viết : vác nặng, khát nước, thác ghềnh
- GV nhận xét 
3.Bài mới
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn ôn bài.
* Hớng dẫn HS nghe-viết
+) Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV mở bảng phụ, đọc diễn cảm đoạn 3 của bài Người con của Tây Nguyên.
 - Gọi 1 HS đọc lại
- GV hướng dẫn nắm nội dung đoạn viết, hỏi: Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì? Khi xem những vật đó thái độ của mọi người như thế nào?
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả. GV hỏi: - Những chữ nào trong đoạn cần viết hoa?
- GV nhận xét
- GV đọc cho HS viết một số tiếng khó viết : Bok Hồ, làm rẫy, huân chương, Núp, ....
+) HS nghe GV đọc, viết bài vào vở.
- GV nhắc HS ngồi đúng tư thế
- GV theo dõi uốn nắn
+) Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài
về chữ viết, cách trình bày.
* Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài1. Khoanh tròn chữ cái trước những từ ngữ viết đúng.
a. khúc khuỷu b. khẳng khiu
c. tiu nghỉu d. khỉu tay
- GV nêu yêu cầu
- Cho HS viết bảng con theo tổ.
- GV nhận xét
Bài 2. Điền r hoặc d hoặc gi vào từng chỗ trống cho phù hợp.
con r.... quả ...ưa hấu ...á sách
...á vo gạo tác ...ụng cá ...ô
- Nêu yêu cầu
- Cho HS làm bài tiếp sức
- GV – HS nhận xét
4. Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Khen những em viết nhanh, đúng, đẹp, làm bài tập nhanh và đúng.
 - Hát
 - HS viết bảng con: vác nặng, khát nước, thác ghềnh
- HS nghe đọc
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm theo
- ảnh của Bok Hồ, một bộ quần áo bằng vải lụa của Bok Hồ, cây cờ, huân chương.. 
Họ rất vui mừng ...
- Chữ cái đầu câu, tên riêng 
- HS viết bảng con những tiếng khó viết
- HS ngồi ngay ngắn
- HS nghe GV đọc và viết bài vào vở.
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài
- HS nêu yêu cầu
- HS viết lên bảng con 
Đáp án đúng là: a, b, c.
- HS thi tiếp sức
con rùa quả dưa hấu giá sách
rá vo gạo tác dụng cá rô
- HS chú ý lắng nghe 
 Ngày soạn: 7 / 11 / 2010
 Ngày dạy: Thứ tư, ngày 10 tháng 11 năm 2010
Tiếng Việt (Tập đọc)
Tiết 37 Ôn bài: cửa tùng
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố về:
- Biết đọc với giọng có biểu cảm, ngắt hơi đúng các câu văn.
- Nắm được nội dung bài: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng- một cửa biển thuộc miền Trung của nước ta.
II. Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy học.
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS đọc bài Cửa tùng
- GV nhận xét, chấm điểm.
3.Bài mới
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn ôn bài.
* Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài
- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp bài
- GV kết hợp nhắc nhở HS ngắt nghỉ theo các dấu câu, luyện đọc một số từ khó đọc
- GV kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ 
- HS đọc theo cặp trước lớp 
- GV đọc diễn cảm bài 
* Tìm hiểu bài
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời
+ Đọc đoạn 1: Nêu ý chính của đoạn em vừa đọc? 
+ Đọc đoạn 2 và nêu ý chính của đoạn.
+ Đọc đoạn 3 và nêu ý hiểu của em.
- Màu đỏ bạn nhỏ vẽ cảnh gì?
* Luyện đọc lại
- Mời 3 HS đọc thi 3 đoạn của bài
- GV đọc diễn cảm đoạn 2
- Mời 1 HS đọc diễn cảm
- Cho HS thi đọc diễn cảm
4. Củng cố – Dặn dò
- Qua bài tập đọc giúp các em biết điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
 - Hát
- HS đọc bài 
- 1 HS khá đọc toàn bài
- 3 HS đọc nối tiếp 
- Cả lớp đọc thầm
- HS đọc và luyện đọc từ khó đọc, khó hiểu
- HS đọc theo cặp
- HS đọc toàn bài
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ Đoạn 1: Giới thiệu dòng sông Bến Hải với dấu ấn lịch sử và vẻ đẹp của nó
+ Đoạn 2 là vẻ đẹp của Cửa Tùng
.+ Đoạn 3 là cảm nhận của con người về Cửa Tùng.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn 
- HS nghe đọc
- HS thi đua nhau đọc diễn cảm đoạn 2
- Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng, một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.
 - HS chú ý lắng nghe
 Ngày soạn: 8 / 11 / 2010
 Ngày dạy: Thứ năm, ngày 11 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 39: Ôn : bảng nhân 9
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
Thuộc bảng nhân 9
Vận dụng được phép nhân 9 trong giải toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học: 
1.ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng bảng nhân 8
- GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài.
b. Hớng dẫn HS làm bài tập.
* Bài 1. Điền số thích hợp vào ô trống:
x 9
3
2
5
10
6
8
7
9
1
4
- GV yêu cầu HS nhẩm nhanh rồi điền kết quả
- Cho HS nối tiếp nhau lên bảng điền
- GV nhận xét
* Bài 2. Tính nhẩm:
 9 + 9 = ...
18 + 9 = ...
27 + 9 = ...
36 + 9 = ...
45 + 9 = ...
54 + 9 = ...
63 + 9 = ...
72 + 9 = ...
81 + 9 = ...
- GV nêu yêu cầu
- GV tổ chức HS chơi trò chơi truyền điện
- GV nhận xét
* Bài 3. Có 9 con vịt. Số gà gấp 9 lần số vịt. Hỏi:
a) Có bao nhiêu con gà?
b) Có bao nhiêu con gà và con vịt?
- GV hướng dẫn tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng
- Muốn tìm số gà ta làm thế nào?
- Muốn biết có bao nhiêu con gà và vịt ta làm thế nào?
- Hướng dẫn HS làm bài vào vở
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài
- Chấm 5 – 7 bài, nhận xét
4. Củng cố – Dặn dò
- Cho HS thi đua nhau đọc thuộc bảng nhân 9.
- Nhận xét tiết học
- Về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- HS hát 1 bài
- 2 HS đọc bảng nhân 8
- HS nêu yêu cầu
- HS nối tiếp nhau làm bài trên bảng lớp
- HS nhận xét
- HS nêu yêu cầu
- HS chơi trò chơi
 9 + 9 = 18
18 + 9 = 27
27 + 9 = 36
36 + 9 = 45
45 + 9 = 54
54 + 9 = 63
63 + 9 = 72
72 + 9 = 81
81 + 9 = 90
- HS đọc bài toán, tóm tắt 
- Ta lấy 9 x 9 = 81 (con)
- Ta lấy 9 + 81 = 90 (con)
- HS làm bài vào vở
 Bài giải
 a) Có tất cả số gà là:
 9 x 9 = 81(con)
 b) Số gà và vịt có là:
 9 + 81 = 90 (con)
 Đáp số: a) 81 con gà.
 b) 90 con gà và vịt
- HS thi đua nhau đọc thuộc bảng nhân 9.
- HS lắng nghe để ghi nhớ.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tiết 13: văn nghệ chào mừng ngày 20 - 11 
I. Mục tiêu:
- HS đọc những bài thơ, hát những bài hát về thầy cô giáo, trường lớp
- HS thể hiện lòng kính yêu các thầy cô giáo thông qua các bài thơ, bài hát.
II. Chuẩn bị:
- HS chuẩn bị các bài thơ, bài hát
III. Hệ thống làm việc:
* Việc 1. GV giới thiệu chung
- GV nêu mục đích: Để chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Giờ học hôm nay các em sẽ biểu diễn văn nghệ thông qua các bài thơ, bài hát .
* Việc 2. GV tổ chức HS biểu diễn văn nghệ.
a. Đọc thơ
- GV đọc cho cả lớp nghe bài thơ Nghe thầy đọc thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
- HS chú ý lắng nghe 
- Sau khi GV đọc xong, yêu cầu HS thi đua nhau đọc các bài thơ do các em đã chuẩn bị
b. Hát
- Cho HS hát cá nhân những bài hát các em đã chuẩn bị
- Hát tập thể những bài hát về thầy cô giáo, trường lớp...
VD: Em yêu trường em, Bụi phấn, ......
* Việc 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá
 - Sau khi quan sát các bạn lên biểu diễn, cả lớp sẽ nhận xét, thảo luận về cách biểu diễn của các bạn, nội dung đã phù hợp với chủ đề chưa?.
 - GV nhận xét, đánh giá
 Ngày soạn: 9 /11 / 2010
 Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 12 tháng 11 năm 2010 
Tiếng Việt (Luyên từ và câu)
Tiết 38: Ôn : từ địa phương. dấu hỏi chấm, dấu chấm than
I. Mục tiêu
- Nhận biết được một sô từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam.
- Luyện tập đặt đúng dấu chấm hỏi, chấm than vào chỗ trống trong đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ chép bài tập 
III. Các hoạt động dạy học.
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
- Hãy nêu một số từ nói về một vật mà ở miền Bắc và miền Năm có cách gọi khác nhau.
- GV nhận xét, cho điểm. 
3.Bài mới
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn ôn bài
* Bài 1. Chọn và sắp xếp các từ sau vào bảng phân loại:
 tô, chén / bát; lợn / heo; cây viết / cây bút; viết chì / bút chì; ghe / thuyền; bao diêm / hộp quẹt.
Từ dùng ở miền Bắc
Từ dùng ở miền Nam
.............................
.............................
.............................
.............................
- Mời 1 HS đọc nội dung bài tập
- GV giúp HS hiểu yêu cầu
- Cho HS lên bảng thi làm bài
- Cho HS đọc kết quả
- GV nhận xét
* Bài 2. Tìm những từ ngữ trong ngoặc đơn (ở dưới) cùng nghĩa với từ ngữ in đậm trong các câu thơ, rồi ghi vào chỗ trống trong bảng.
- Cả lũ cười vang bên ruộng bắp
 Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu
- Kể chuyện Bình – Trị – Thiên
 Cho bầy tôi nghe ví.
 Bếp lửa rung rung trên vai đồng chí
 Thưa trong nớ hiện trừ vô cùng gian khổ.
 (Hồng Nguyên)
 (trong ấy, nghe với, hiện nay, cô)
- Yêu cầu HS đọc bài và làm bài
- GV nhận xét 
- hát
- HS : quả / trái, sắn / mì, dứa / thơm....
- HS khác nhận xét
- HS đọc bài tập
- HS trao đổi theo cặp viết ra giấy nháp
- HS thi làm bài
- HS đọc kết quả
+ Từ dùng ở miền Bắc: bát, lợn, cây bút, bút chì, thuyền, bao diêm
+ Từ dùng ở miền Nam: tô - chén, heo, cây viết, viết chì, ghe, hộp quẹt
- HS khác nhận xét
- HS lần lượt làm bài miệng
 - Cả lũ cười vang bên ruộng bắp
 Nhìn cô thôn nữ cuối nương dâu
 - Kể chuyện Bình – Trị – Thiên
 Cho bầy tôi nghe với
 Bếp lửa rung rung trên vai đồng chí
 Thưa trong ấy hiện nay vô cùng gian khổ.
 (Hồng Nguyên)
* Bài 3. Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống dưới đây: 
 Đang đi. Vịt con thấy một bạn đang nằm trong một cái túi trước ngực của mẹ. Vịt con cất tiếng chào:
 - Chào bạn Bạn tên là gì thế
 - Chào Vịt con Tôi là chuột túi. Bạn có muốn nghe tôi kể chuyện về mẹ không 
 Vịt con gật đầu. Chuột túi liền kể:
 - Tôi còn bé nên được ở trong cái túi trước bụng của mẹ tôi. Thật là êm ái Đã bao lần mẹ tôi mang tôi chạy bang qua cánh rừng, qua đồng cỏ mênh mông để tránh hổ dữ. Mẹ thở hổn hển, ướt đẫm mồ hôi. Ôi tôi yêu mẹ biết bao 
- GV mở bảng phụ
- Gọi 1 HS dọc yêu cầu của bài
- GV nhắc HS viết vào vở những câu có dấu cần điền
- GV chưa bài trên bảng phụ
4. Củng cố – Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học
- Khen những em làm bài tốt.
- cả lớp đọc thầm nội dung đoạn văn
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn, nói rõ dấu câu được điêng vào ô trống
- HS chữa bài trong vở
 - Chào bạn ! Bạn tên là gì thế?
 - Chào Vịt con ! Tôi là chuột túi. Bạn có muốn nghe tôi kể chuyện về mẹ không? 
Thật là êm ái ! Ôi ! Tôi yêu mẹ biết bao! 
- HS chú ý lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 3 tuan 13 - 2010.doc