BUỔI CHIỀU LỚP 3A
Tiết 1: ÔN TOÁN
Tiết 34: SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I. Mục tiêu:
- Giúp HS: Ôn tập
- Giúp HS nhận biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu bài tập - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học:
1, Ổn định tổ chức:
Ổn định tổ chức lớp – Hát đầu tiết học
2, Kiểm tra bài cũ :
- HS lên bảng giải bài tập 3:
- HS lên bảng giải bài tập 4:
- GV + HS nhận xét
3, Bài mới:
TUẦN: 13 Soạn ngày 30/10/2010 Thứ hai , ngày 01 tháng 11 năm 2010 BUỔI CHIỀU LỚP 3A Tiết 1: ÔN TOÁN Tiết 34: SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN I. Mục tiêu: - Giúp HS: Ôn tập - Giúp HS nhận biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. II. Chuẩn bị: - Phiếu bài tập - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy – học: 1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp – Hát đầu tiết học 2, Kiểm tra bài cũ : - HS lên bảng giải bài tập 3: - HS lên bảng giải bài tập 4: - GV + HS nhận xét 3, Bài mới: * Bài 1, củng cố về số nhỏ bằng 1 phần mây số lớn + 2 HS nêu yêu cầu BT a) Bài 1 : Dùng bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập + HS làm nháp => nêu kết quả VD: 6 : 2 = 3 vậy số lớn gấp 3 lần số bé Số bé bằng số lớn +, 24 : 3 = 8 vậy Số lớn gấp 8 lần số bé. số bé bằng số lớn +, 32 : 8 = 4 vậy Số lớn gấp 4 lần số bé. số bé bằng số lớn - GV gọi HS nêu yêu cầu +, 42 : 7 = 6 vậy Số lớn gấp 6 lần số bé. số bé bằng số lớn b) Bài 2 : Giải toán có lời văn + 2 HS nêu yêu cầu - GV gọi HS nêu yêu cầu + 2 bước - Bài toán phải giải bằng mấy bước? - HS giải vào vở. Bài giải - GV yêu cầu HS gải vào vở Số học sinh cả lớp gấp số học sinh giỏi số lần là: 35 : 7 = 5 (lần) Vậy số học sinh giỏi bằng số học sinh cả lớp: Đ/S: lần c) Bài 3 : Viết theo mẫu - Gọi HS nêu yêu cầu + 2 HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS viết bài vào vở Số hình vuông gấp 2 lần hình tam giác + HS làm bài tập Số hình tam giác bằng số hình vuông 4. Củng cố - Dặn dò. - Số hình vuông gấp 2 lần hình tam giác Số hình tam giác bằng số hình vuông - Số hình vuông gấp 3 lần hình tam giác Số hình tam giác bằng số hình vuông - Nêu lại cách tính số bé bằng một phần mấy số lớn - HS nêu cách t - Về nhà học bài cũ, chuẩn bị bài mới * Đánh giá tiết học Tiết 2: ANH VĂN Tiết 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TIẾT 13: TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO , LÀM NHIỀU VIỆC TỐT MỪNG THẦY CÔ GIÁO I. Mục tiêu: -Hiểu &biết được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt nam 20-11. Qua đó biết thi đua học tập chăm ngoan, làm nhiều việc tốt để chúc mừng thầy, cô. -HS có thói quen luôn luôn học tập tốt và vâng lời thầy, cô giáo. II. Chuẩn bị: -GV: Hình ảnh về tình thầy trò -HS: Những bài hát, điểm học tập tốt về chủ đề thầy trò II. Các hoạt động dạy – học: 1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp 2, Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ của học sinh 3, Bài mới: Hoạt động1: ổn định HS hát tập thể Hoạt động2: -Giới thiệu:Trong tiết hoạt động ngoài giờ hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về ngày 20-11, ý nghĩa của ngày này -Nội dung: Tìm hiểu ý nghĩa ngày 20-11. GV nêu câu hỏi thảo luận, tìm hiểu: Trong tháng 11 này có ngày chủ điểm gì? GV nêu ý nghĩa: Tháng 8-1957, hội nghị Quốc tế các Nhà giáo họp tại Vac-sa-va (Ba Lan) đã thông qua bản hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20-11 hàng năm làm Ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo. Ngày 20-11 -1958 Ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo lần đầu tiên được tổ chức trên miền Bắc nước ta, sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng ngày 20-11 được tiến hành kỉ niệm trong cả nước. Ngày 29-9 -1982 HĐBT (nay là chính phủ) ra quyết định lấy ngày 20-11 hàng năm làm Ngày Nhà giáo Việt Nam. HS lắng nghe HS thảo luận, trả lời: Ngày Nhà giáo Việt nam 20-11 HS lắng nghe Hoạt động3: Chăm ngoan, học giỏi GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận GV chốt ý: Để hưởng ứng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, các em phải cố gắng học tập giành nhiều điểm tốt, có đạo đức tốt. ở trường vâng lời thầy cô, về nhà vâng lời bố mẹ, HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Để hưởng ứng ngày 20-11 các em phải làm gì? Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp: -GV nhắc lại nhiệm vụ học sinh, phải học tốt, làm nhiều việc tốt để chức mừng thầy, cô. -Chuẩn bị tuần tới: “Hoạt động văn hoá, văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt nam” -Nhận xét tiết sinh hoạt. Sinh hoạt múa, hát về chủ đề nói về Ngày Nhà giáo. HS lắng nghe để thực hiện 4, Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học: Soạn ngày 31 /10/2010 Thứ ba , ngày 2 tháng 11 năm 2010 BUỔI SÁNG LỚP 3A Tiết 1: TOÁN Tiết 62: SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ I. Mục tiêu: - Giúp HS: - Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn II. Chuẩn bị: - Phiếu bài tập - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy – học: 1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp – Hát đầu tiết học 2, Kiểm tra bài cũ : So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn phải thực hiện mấy bước? - HS + GV nhận xét 3, Bài mới: * Hoạt động 1: Bài tập a) Bài 1: Củng cố về cách so sánh số bé bằng một phân mấy số lớn. - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - HS nêu yêu cầu bài tập - GV gọi HS nêu cách làm - HS làm vào SGK + 1 HS lên bảng Số lớn 12 18 32 35 70 Số bé 3 4 6 7 7 Số lớn gấp mấy lền số bé 4 3 8 5 10 Số bé bằng một phần mấy số lớn - GV gọi HS nhận xét + HS nhận xét - GV nhận xét b)HĐ2: Giải toán có lời văn bằng hai bước tính. + 2 HS nêu yêu cầu BT * Bài 2: + HS làm vào vở + 1 HS lên bảng giải. - GV gọi HS nêu yêu cầu Bài giải - GV yêu cầu HS làm vào vở + 1 HS lên bảng giải. Số bò nhiều hơn số trâu là 28 + 7 = 35 (con) Số bò gấp trâu số lần là: 35 : 7 = 5 (lần) vậy số trâu bằng số bò Đáp số: lần + 2 HS nêu yêu cầu BT * Bài 3: + HS phân tích làm vào vở. Bài giải Số vịt đang bơi dưới ao là 48 : 8 = 6 (con) Trên bờ có số vịt là 48 - 6 = 42 (con) Đáp số: 42 con - GV gọi HS nêu yêu cầu. * Bài 4: Củng cố cho HS về kỹ năng xếp hình GV gọi HS nêu yêu cầu + 2 HS nêu yêu cầu + HS lấy ra 4 hình sau đó xếp - GV nhận xét 4. Củng cố dặn dò: - Nêu lại nội dung bài ? - Về nhà học bài, chuẩn bị bài mới * Đánh giá tiết học. Tiết 2: THỂ DỤC Tiết 3: CHÍNH TẢ (Nghe viết) Tiết 25: ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT điền tiếng có vần iu / uyu (BT2) - Làm đúng BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ BT 2 III. Các hoạt động dạy học: 1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp – Hát đầu tiết học 2, Kiểm tra bài cũ : - GV đọc: trung thành, chung sức, chông gai (3 HS viết lên bảng) - HS + GV nhận xét 3. Bài mới : a,GTB: ghi đầu bài. b. HDHS viết chính tả. - GV đọc thong thả, rõ ràng bài "Đêm trăng trên hồ tây" + HS chú ý nghe + 2 HS đọc lại bài. - GV hướng dẫn nắm nộ dung và cách trình bày bài. + Bài viết có mấy câu? + Trăng toả sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn, gió đông nam hây hẩy + Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao? -6 câu - GV đọc tiếng khó: Đêm trăng, nước trong vắt, rập rình, chiều gió + HS nêu. - GV sửa sai cho HS. - HS luyện viết vào bảng con * GV đọc bài + HS viết vào vở - GV quan sat uốn lắn cho HS. + Chấm chữa bài. - GV đọc lại bài + HS đổi vở soát lỗi - GV thu bài chấm điểm - Nhận xét bài viết c, Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: + Bài 2: - GV gọi HS nêu yêu cầu + 2 HS nêu yêu cầu - GV gọi HS lên bảng + lớp làm vào nháp + HS làm bài vào nháp + 2 HS lên bảng thi làm bài đúng - GV gọi HS nhận xét -HS nhận xét - GV nhận xét chốt lại lời giải + Khúc khuỷu, khẳng khiu, khuỷu tay + Bài 3: (a) - GV gọi HS nêu yêu cầu + 2 HS nêu yêu cầu BT + HS làm bài cá nhân - GV gọi HS làm bài + 2 - 3 HS đọc bài HS khác nhận xét + Con suối, quả dừa, cái giếng 4. Củng cố dặn dò: - Nêu lại nội dung bài. Nêu nội dung bài học - Về nhà học bài, chuẩn bị bai sau. * Đánh giá tiêt học Tiết 4: ĐẠO ĐỨC: Tiết 12: TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (T2) I. Mục tiêu: - Thế nào là tham gia việc lớp, việc trường và vì sao phải tích cực than gia việc lớp việc trường . - Trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em . + HS tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường . + HS biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp việc trường . II. Đồ dùng dạy học: - Các bài hát về chủ đề nhà trường . - Các tấm bài màu đỏ, màu xanh và màu trắng . III.Các hoạt động dạy – học: 1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp – HS hát đầu giờ 2, Kiểm tra bài cũ: Thế nào là tham gia việc lớp, việc trường ? HS trả lời 3, Bài mới: * Hoạt động 1: Xử lý tình huống . * Mục tiêu : HS biết thể hiện tính tích cực tham gia việc lớp, việc trường trong các tình huống cụ thể . * Tiến hành : - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm . - Các nhóm nhận tình huống - Các nhóm thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày. - Đại diện các nhóm lên trình bày - HS nhận xét, góp ý kiến - GV kết luận + Là bạn Tuấn, em nên khuyên bạn Tuấn đừng từ chối . + Em nên xung phong giúp các bạn học . + Em nên nhắc nhở các bạn không được làm ồn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh . + Em có thể nhờ mọi người trong gia đình hoặc bạn bè mang lọ hoa đến lớp hộ em . b. Hoạt động 2: Đăng ký tham gia việc lớp, việc trường . * Tiến hành: * Mục tiêu : Tạo cơ hội cho HS thể hiện sự tích tham gia làm việc lớp, việc trường - GV nêu yêu cầu : Hãy suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp. Trường mà các em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia . - HS xác định việc mình có thể làm và viết ra giấy ( phiếu ) - Đại diện mỗi tổ đọc to các phiếu cho cả lớp cùng nghe - GV sắp xếp thành các nhóm công việc và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện . - Các nhóm HS cam kết sẽ thực hiện tốt các công việc được giao trước lớp . * Kết luận chung . - Tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi HS . 4. Củng cố dặn dò : - Nêu lại ND bài ? - HS nêu nội dung bài học - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau * Đánh giá tiết học . Soạn ngày 1/ 11/2010 Thứ tư, ngày 3 tháng 11 năm 2010 BUỔI CHIỀU LỚP 3A Tiết 1: ÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI: Tiết 13: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng - Kể tên được một số hoạt động ở trường ngoài hoạt động học tập trong giờ học. - Nêu ích lợi của các hoạt động trên. - Tham gia tích cực hoạt động ở trường phù hợp với sức khoẻ và khả năng của mình II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trang 48, 49 (SGK) - Tranh ảnh về các hoạt động của nhà trường được gián và một tấm bìa. III. Các hoạt đọng dạy - học: 1, Ổn định tổ chức: 2, Kiểm tra bài cũ: - Kể một số hoạt động thường ngày của em ở lớp, ở trường 3, Bài mới: * Giới thiệu bài - Ghi đầu bài. +Hoạt động 1: Quan sát theo cặp * Mục tiêu: - Biết ... n về nhà học bài xem trước bài mới. - Một em đọc cầu bài tập1, lớp đọc thầm - Học sinh làm bài tập vào vở . - Hai học sinh lên làm trên bảng. * Miền Bắc : bố, mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn, ngan. * Miền Nam : ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, mì, vịt xiêm. - Một học sinh đọc bài tập 2 . - Lớp theo dõi và đọc thầm theo . - Cả lớp hoàn thành bài tập . - Nhiều em nối tiếp đọc kết quả trước lớp . - Một em đọc lại hai câu thơ vừa điền : - Gan chi/ gan gì, gan rứa/ gan thế, mẹ nờ/ mẹ à , chờ chi/ chờ gì, tàu bay hắn/ tàu bay nó, tui/ tôi. - Đọc nội dung bài tập 3. - Cả lớp tự làm bài vào VBT. - Hai em lên bảng làm nhanh bài tập 3. - Điền nhanh các dấu câu thích hợp vào chỗ trống . - Nối tiếp đọc lại đoạn văn “Cá heo ở biển Trường Sa” nói rõ dấu câu nào đã điền vào chỗ trống. - Lớp theo dõi nhận xét và nhận xét. Soạn ngày 3/ 11/2010 Thứ Sáu, ngày 5 tháng 11 năm 2010 BUỔI SÁNG LỚP 3A Tiết 1: TOÁN Tiết 65: GAM I. Mục tiêu: - Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và kg. - Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ. - Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam. - GDHS biết ứng dụng trong thực tế. II. Đồ dùng dạy học: - Cân đĩa, cân đồng hồ , một gói hàng nhỏ để cân . III. Các hoạt động dạy và học . 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng làm BT 2 tiết trước. - Gọi hai học sinh đọc bảng nhân 9. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới. a. Giới thiệu bài: b. Giới thiệu cho học sinh biết về Gam. + Em hãy nêu đơn vị đo khối lượng đã học? - Giới thiệu: Để đo KL các vật nhẹ hơn kg ta còn có đơn vị đo nhỏ hơn kg, đó là đơn vị gam. Vậy gam là một đơn vị đo KL, viết tắt là g ; 1000g = 1kg - Gọi HS nhắc lại. * Giới thiệu các quả cân thường dùng. * Giới thiệu cân đĩa, cân đồng hồ. - Cân mẫu gói hàng bằng 2 loại cân. - Mời một số em thực hành cân một số đồ vật. c. Luyện tập: Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu quan sát tranh vẽ trong SGK rồi tự làm bài. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2 : - Yêu cầu lớp quan sát cân đồng hồ và tự làm bài. - Mời hai em nêu miệng kết quả. - Nhận xét chung về bài làm của học sinh. Bài 3: - Yêu cầu nêu cách làm một bài mẫu. - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở . - Gọi một em lên bảng giải . - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 4 : - H/dẫn HS phân tích bài toán. - Yêu cầu lớp thực hiện vào vở . - Mời 1 học sinh lên bảng giải bài. - Chấm, chữa bài. 4. Củng cố dặn dò: - Hôm nay em được đơn vị đo KL nào? - Gam được viết tắt là gì? - Dặn về nhà học và ghi nhớ đơn vị vừa học. - Lớp theo dõi giới thiệu bài. - Đơn vị đo khối lượng đã được học đó là ki - lô - gam . - Quan sát để biết về một số loại cân, các quả cân. - Quan sát và nêu kết quả cân. - Một số em lên thực hành cân. - Một em đọc bài tập 1. - Quan sát các tranh vẽ và nhìn vào từng bức tranh để nêu miệng kết quả : + Gói mì chính cân nặng 210 g . + Quả lê cân nặng 400 g - Một em nêu yêu cầu bài tập 2. - Cả lớp quan sát kim trên cân đồng hồ để nêu kết quả. - Hai học sinh nêu kết quả, lớp bổ sung : + Quả đu đủ cân nặng 800g. + Bắp cải cân nặng 600g. + Đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. - Một em đọc đề bài 3 . - Cả lớp làm vào vào vở. - 2 em lên bảng giải bài, lớp bổ sung: a. 163g +28g =191g; b. 50g 2 = 100g 42g – 25g = 17g 96g : 3 = 32g - Một em nêu yêu cầu đề bài . - Lớp thực hiện vào vở . - Một em lên bảng giải bài . Giải : Số gam sữa trong hộp có là : 455 - 58 = 397 (g) Đ/S: 397g sữa Tiết 2: TẬP LÀM VĂN: Tiết 12: VIẾT THƯ I. Mục tiêu: - Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý II. Đồ dùng dạy học : - Bảng lớp viết các gợi ý viết thư như SGK. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp đầu tiết học 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra vở của học sinh. - Gọi 3 học sinh đọc đoạn viết về cảnh đẹp nước ta (BT2 - tiết TLV tuần trước. - Nhận xét chấm điểm. 3. Bài mới. a. GTB : ghi đầu bài : * HĐ1. HD làm bài : *. Hướng dẫn HS tập viết thư cho bạn: * H/dẫn HS phân tích đề bài: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập và gợi ý, TLCH: + Bài tập yêu cầu viết thư cho ai ? + Mục đích viết thư là gì ? + Những nội dung cơ bản trong thư là gì? + Hình thức lá thư như thế nào ? - Mời hai đến ba em lên nói tên, địa chỉ của người em muốn viết thư. * HD HS làm mẫu: - Yêu cầu một em học sinh giỏi tập nói mẫu phần lí do viết thư. - Yêu cầu HS làm bài vào VBT. - Mời năm đến sáu em đọc lá thư của mình. - Nhận xét, chấm điểm. 4. Củng cố dặn dò: - Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung. - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau . - Hai em đọc đề bài và gợi ý. - Cả lớp đọc thầm và TLCH gợi ý : + Viết cho một bạn học sinh ở một tỉnh khác với tỉnh của mình đang ở. + Làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tập tốt . + Nêu lí do viết thư - Tự giới thiệu - Hỏi thăm bạn - Hẹn bạn cùng thi đua học tập + Như mẫu trong bài Thư gửi bà, SGK T,81 - Hai hoặc ba em nói về địa chỉ của người mà mình sẽ viết thư. - Một em giỏi tập nói phần lí do viết thư trước lớp. - Cả lớp làm bài vào vở. - Đọc lại lá thư của mình trước lớp từ (5 – 6 em) - Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm tốt nhất . - 2 em nhắc lại nội dung bài học. Tiết 3: MỸ THUẬT: Tiết 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: Tiết 26: KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM I. Mục tiêu : - Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như đánh quay, nám nhau,chạy đuổi nhau. - Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn. - Biết cách xử lí khi xảy ra tai nạn: báo cho người lớn hoặc thầy cô giáo, đưa người bị nạn đến sở y tế gần nhất. - GDHS không chơi các trò chơi nguy hiểm. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK trang 50, 51. III. Các hoạt động dạy học: 1, Ổn định tổ chức: 2, Kiểm tra bài cũ: - 2 em trả lời về nội dung bài học trong bài: “Các hoạt động ở trường". 3, Bài mới: a. Giới thiệu bài – ghi đầu bài: b, Các hoạt động *. Hoạt động 1 : Quan sát theo cặp Bước 1: -Tổ chức cho quan sát hình trang 50 và 51 và thảo luận theo gợi ý . + Bạn cho biết tranh vẽ gì ? + Chỉ và nói tên những trò chơi nguy hiểm trong hình ? Điều gì sẽ xảy ra nếu chơi trò chơi đó ? + Bạn sẽ khuyên các bạn trong hình như thế nào Bước 2 : - Yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp Kết luận: Không nên chơi nhưng TC dễ gây nguy hiểm: bắn ná, ném nhau .... *. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm Bước 1 : Hướng dẫn . - Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý . - Yêu cầu lần lượt trả lời các câu hỏi :- Kể tên những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi ? Bước 2: - Mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận trước lớp . - Nhận xét và bổ sung . 4. Củng cố dặn dò: - Giáo viên cho liên hệ với cuộc sống hàng ngày. - Dặn dò về nhà học bài, xem trước bài mới . - HS thảo luận theo cặp: 1 em hỏi - 1 em trả lời. - Lần lượt từng cặp lên hỏi và trả lời trước lớp . - Lớp theo dõi và nhận xét. - Các nhóm trao đổi thảo luận để trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên. - Các nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp. - Cả lớp theo dõi nhận xét trao đổi kết luận. - Lớp bình chọn nhóm trả lời hay nhất . - Học sinh về nhà áp dụng những điều đã học vào cuộc sống. BUỔI CHIỀU LỚP 3A Tiết 1: ÔN TIẾNG VIỆT – TLV Tiết 13: VIẾT THƯ I. Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng viết Biết viết một lá thư cho bạn cùng lứa tuổi thuộc tỉnh Miền Nam (hoặc miền Trung, Bắc) theo gợi ý trong SGK. Trình bày đúng thể thức của một bức thư (theo mẫu của tuần 10). Biết dùng từ, đặt câu đúng, viết đúng chính tả, biết bộc lộ tình cảm thân ái với người bạn mình viết thư. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết gợi ý (SGK) III. Các hoạt động dạy học: 1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp – HS hát đầu giờ 2, Kiểm tra bài cũ: - Đọc đoạn văn viết về cảnh đất nước - HS + GV nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài b. Hướng dẫn HS viết thư cho bạn: * Hướng dẫn HS phân tích đề bài: - GV gọi HS nêu yêu c ầu. - 2 HS nêu yêu cầu BT + gợi ý + BT yêu cầu các em viết thư cho ai? - Cho 1 bạn HS ở một tỉnh thuộc một miền khác với miền mình đang sống. - GV: Việc đầu tiên các em cần xác định rõ: Em viết thư cho bạn tên gì? ở tỉnh nào? ở Miền nào? + Mục đính viết thư là gì? - Làm quen với bạn cùng thi đua học tốt + Những nội dung cơ bản trong thư là gì? - Nêu lí do viết thư, tự giới thiệu, hỏi thăm bạn, hẹn với bạn cùng nhau thi đua học tốt. + Hình thức của lá thư như thế nào? -Như mẫu trong bài thư gửi bà. + Hãy neu tên ? địa chỉ người em viết thư? - 3 - 4 HS nêu. * GV hướng dẫn HS làm mẫu nói về ND thư theo gợi ý. - Một HS khá giỏi nói về phần lí do viết thư, tự giới thiệu. - GV nhận xét sửa sai cho HS. * HS viết thư. - HS viết thư vào vở - GV theo dõi, giúp đỡ thêm cho HS. - GV gợi ý HS đọc bài. - 5 - 7 em đọc thư của mình - HS nhận xét - GV nhận xét và ghi điểm 4. Củng cố - Dặn dò: - GV biểu dương những bài viết hay. - về nhà chuẩn bị bài sau * Đánh giá tiết học. Tiết 2: SINH HOẠT LỚP NHẬN XÉT TUẦN 13 I. Mục tiêu: - HS biết nhận ra những ưu điểm và mặt tồn tại trong mọi hoạt động tuần 13. - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. - HS vui chơi, múa hát tập thể. II. Các hoạt động : 1. Sinh hoạt lớp: Tuần học từ ngày 1/11 – 5/11/2010 - HS nêu các ưu điểm đã đạt được và nhược điểm còn mắc ở tuần học 13. - HS đi học đều đúng giờ - HS có ý thức học ở lớp, ở nhà, sách vở chuẩn bị đầy đủ theo thời khóa biểu. Nhiều HS ở trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài - HS có ý thức lao động vệ sinh trường lớp. Tiêu biểu là các HS: Trang,Nguyển Hiền,Uyên, Quang Hùng. - Trong tuần các em đã tích cực tham gia các hoạt động học tập cũng như các hoạt động tập thể để ngày càng tiến bộ trong học tập 2. Hoạt động tập thể: - Tổ chức cho h/s múa hát và vui chơi các trò chơi dân gian. - GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia múa hát vui chơi tích cực. 3. Kế hoạch tuần 10 - Tiếp tục thực hiện nề nếp học tập - HS nêu hướng phấn đấu của tuần học 14. - Triển khai phong trào thi đua học tập mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. - Tham gia giữ vệ sinh chung. - Đi đường đúng Luật giao thông - Duy trì nền nếp chào hỏi lễ phép, có thái độ kính trọng thầy cô giáo Tiết 3: ANH VĂN
Tài liệu đính kèm: