ĐẠO ĐỨC
Bài : TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (tiết 2)
I./ MỤC TIÊU :
- Biết : HS phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường .
- Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.
* GDMT : Giáo dục HS tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, lớp tổ chức.
** Các KNS cơ bản cần giáo dục
+ Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và tập thể
+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp
+ Kĩ năng tự trọng và đảm bảo trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao
TUẦN 13 Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011 ĐẠO ĐỨC Bài : TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (tiết 2) I./ MỤC TIÊU : - Biết : HS phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường . - Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công. * GDMT : Giáo dục HS tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, lớp tổ chức. ** Các KNS cơ bản cần giáo dục + Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và tập thể + Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp + Kĩ năng tự trọng và đảm bảo trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao II./ CHUẨN BỊ : - Phiếu học tập III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1./ Ổn định : Hát 2./ Kiểm tra bài cũ : -Gọi 2HS lên bảng và hỏi : + Trẻ em có quyền được tham gia làm những công việc ở đâu khi còn đi học ? (HS yếu) + Tham gia việc lớp việc trường mang lại điều gì cho em ? ( HS khá, giỏi ) -GV nhận xét. 3./ Bài mới : * Giới thiệu bài : Bài học hôm nay,sẽ giúp các em biết tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường.Qua bài : " Tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường (tiết 2)" * Hoạt động 1 : Xử lý tình huống - Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận xử lí một tình huống. + Tình huống 1 : Lớp Tuấn chuẩn bị đi cắm trại,Tuấn được phân công mang cờ và hoa để trang trí liều trai,nhưng Tuấn nhất định từ chối và ngại mang. . Em sẽ làm gì nếu em là bạn của Tuấn ? + Tình huống 2 : Nếu là một HS khá của lớp,em sẽ làm gì khi trong lớp có một bạn học yếu ? + Tình huống 3 : Sau giờ ra chơi,cô giáo đi họp,dặn cả lớp ngồi làm bài.Cô vừa đi được một lúc,một số bạn đùa nghịch làm ồn . Nếu em là một cán bộ lớp,em sẽ làm gì trong tình huống này ? + Tình huống 4 : Khiêm được phân công mang lọ hoa để chuẩn bị cho buổi liên hoan kỷ niệm này 8-3.Nhưng đúng hôm đó,Khiêm bị ốm.Nếu em là Khiêm em sẽ làm gì ? -Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. -GV nhận xét. * Hoạt động 2 : Đăng ký tham gia làm việc lớp, việc trường - Các em hãy suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia. - GV : Y/C HS xác định những việc lớp, việc trường các em có khả năng và mong muốn tham gia, ghi ra giấy nhỏ và bỏ vào một chiếc hộp chung của lớp. - Yêu cầu HS đọc trước lớp phiếu đăng kí đã ghi ( HS khá, giỏi ) - Y/c HS nhận xét - Gọi thêm vài HS đọc phiếu đăng kí của mình( HS yếu ) - Sắp xếp thành các nhóm công việc và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện theo các nhóm công việc đó. - GV yêu cầu HS thực hiện tốt các công việc được giao trước lớp. * Kết luận : Tham gia làm việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi HS 4./ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Em hiểu thế nào là “ Tích cực” tham gia vào việc lớp, việc trường? - Nhận xét tiết học. * bài " Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 1)" -2HS lên bảng-cả lớp theo dõi nhận xét +.. tham gia việc lớp việc trường. +.. niềm vui cho em . -HS lắng nghe -HS lắng nghe và thảo luận xử lí tình huống. + Là bạn Tuấn, em nên khuyên Tuấn đừng từ chối. + Em nên xung phong giúp các bạn học. + Em nên nhắc nhở các bạn không được làm ồn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh. + Em có thể nhờ mọi người trong gia đình hoặc bạn bè mang lọ hoa đến lớp hộ em. -HS trình bày kết quả thảo luận . - HS suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia. -HS lắng nghe -HS trình bày. -HS trình bày. - HS thực hiện công việc được giao - HS cam kết sẽ thực hiện tốt các công việc được giao trước lớp. -HS lắng nghe - Tích cực tham gia việc lớp, việc trường là hoàn thành tốt công việc mình đựơc giao theo hết khả năng của mình. Ngoài ra, nếu có điều kiện và khả năng có thể giúp những người khác hoàn thành tốt nhiệm vụ. -HS lắng nghe. ANH VĂN GV bộ mơn. TOÁN Bài : SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN I./ MỤC TIÊU : - Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn . II./ CHUẨN BỊ : - Tranh vẽ minh hoạ bài học III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1./ Ổn định : Hát 2./ Kiểm tra bài cũ : -Gọi 2HS lên bảng làm bài tập sau : a./ 24 : 8 = ; 40 : 8 = b./ 8 x 8 = ; 8 x 2 = -GV nhận xét . 3./ Bài mới : a./ Giới thiệu bài : Tiết toán trước các em biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé . Tiết toán hôm nay,các em học cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.Qua bài : So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. b./ HD HS thực so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn : 1./ GV nêu bài toán 1 : Đoạn thẳng AB dài 2cm,đoạn thẳng CD dài 6cm.Hỏi đoạn thẳng CD dài gấp mấy lần đoạn thẳng AB ? - Khi có độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD. - GV nêu một vài VD : Hàng trên có 8 ô vuông , hàng dưới có 2 ô vuông . Hỏi số ô vuông hàng trên gấp mấy lần số ô vuông hàng dưới ? * GV:Số ô vuông hàng trên gấp 4 lần số ô vuông hàng dưới.Vậy số ô vuông hàng dưới bằng một phần mấy số ô vuông hàng trên ? 2./ GV nêu bài toán 2 : Mẹ 30 tuổi,con 6 tuổi.Hỏi tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ ? - Mẹ bao nhiêu tuổi ? (HS yếu) - Con bao nhiêu tuổi ? - Tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con ? - Tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con .Vậy tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ ?( HS khá, giỏi ) - Hướng dẫn HS cách trình bày bài toán * Bài toán trên được gọi là bài toán so sánh số số bé bằng một phần mấy số lớn. c./ HD HS làm bài tập : * Bài tập 1 : -1HS đọc y/c BT1. - Y/CHS đọc dòng đầu tiên của bảng . - 8 gấp mấy lần 2 ? -Vậy 2 bằng một phần mấy 8 ? -Y/C HS tự làm các phần còn lại . -GV nhận xét . * Bài tập 2 : - 1HS đọc y/c BT2. -Bài toán thuộc dạng toán gì ? ( HS khá, giỏi) - Y/C HS tự làm bài vào vở. -GV nhận xét . * Bài tập 3 : ( cột a,b ) - 1HS đọc y/c BT3 +Nêu số ô vuông màu xanh,số ô vuông màu trắng có trong hình a? ( HS yếu ) - Vậy số ô vuông màu xanh bằng một phần mấy số ô vuông màu trắng ? -Y/C HS tự làm các phần còn lại -GV nhận xét . 4./ CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Muốn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn ta làm thế nào ? -Nhận xét tiết học. -2HS lên bảng-Cả lớp theo dõi-nhận xét. -HS lắng nghe - HS lắng nghe và nêu : Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB - HS quan sát và lắng nghe - Số ô vuông hàng trên gấp 8:2=4 lần số ô vuông hàng dưới. - Số ô vuông hàng dưới bằng 1/4 số ô vuông hàng trên -HS lắng nghe - Mẹ 30 tuổi. - Con 6 tuổi. - Tuổi mẹ gấp 30:6=5 lần tuổi con . - Tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ. Bài giải Tuổi mẹ gấp tuổi con một số lần là : 30 : 6 = 5 (lần) Vậy tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ. Đáp số : 1/5 -HS lắng nghe -1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK. - Số lớn,số bé,số lớn gấp mấy lần số bé,số bé bằng một phần mấy số lớn . - 8 gấp 4 lần 2 - 2 bằng 1/4 của 8 - HS trình bày miệng kết quả.Cả lớp làm bài vào SGK. * HS trả lời : - 6 gấp 2 lần 3 ; 3 bằng 1/2 của 6 - 10 gấp 5 lần 2 ; 2 bằng 1/5 của 10 -1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK. - Bài toán thuộc dạng toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. -1HS lên bảng-Cả lớp làm vở. Bài giải Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên một số lần là : 24 : 6 = 4 (lần) Vậy số sách ở ngăn trên bằng 1/4 số sách ở ngăn dưới Đáp số : 1/4 -1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK. - H.a có 1 ô vuông màu xanh và 5 ô vuông màu trắng. - Số ô vuông màu xanh bằng 1/5 số ô vuông màu trắng -2HS lên bảng-Cả lớp làm SGK . a./ Số ô vuông màu xanh bằng 1/5 số ô vuông màu trắng. b./ Số ô vuông màu xanh bằng 1/3 số ô vuông màu trắng. - Tìm số lớn gấp mấy lần số bé và Tìm số bé bằng một phần mấy lần số lớn. TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN Bài : NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN I./ MỤC TIÊU : A. TẬP ĐỌC - Đọc đúng,rành mạch, nghỉ ngơi hợp lí sau dấu phẩy, dấu chấm, giữa các cụm từ ; Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). B. KỂ CHUYỆN - Kể lại được một đoạn của câu chuyện . * HS khá,giỏi : kể được một đoạn câu chuyện bằng lời của một nhân vật II./ CHUẨN BỊ : Tranh minh hoạ bài tập đọc . Bp viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : TẬP ĐỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1./ Ổn định : Hát 2./ Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2HS lên bảng đọc bài và hỏi : + Theo em, ai đã giữ gìn, tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn ? ( HS yếu ) + Bài ca dao giúp em hiểu điều gì ? ( HS khá, giỏi ) - GV nhận xét 3./ Bài mới : a./ Giới thiệu bài : - Y/CHS quan sát ảnh anh hùng Núp trong SGK và giới thiệu : Đây là ảnh anh hùng Đinh Núp,người dân tộc Ba Na ở vùng núi Tây Nguyên .Trong kháng chiến chống Pháp, anh hùng Núp đã lãnh đạo dân làng Kông Hoa chiến đấu lập được nhiều chiến công lớn.Trong bài tập đọc hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về người anh hùng này.Qua bài :Người con của Tây Ngu ... -GV nhận xét . * Bài tập 3 : - 1HS đọc y/c BT3 -GV viết lên bảng 22g+47g=?. Sau đó Y/C HS tính . - Em đã tính thế nào để tìm ra 69g ? - Vậy khi thực hành tính với các số đo khối lượng ta làm thế nào ? ( HS khá, giỏi ) -Y/C HS ï làm bài vào vở -GV nhận xét . * Bài tập 4 : ( chú ý HS yếu ) - 1HS đọc y/c BT4. - Cả hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam ? - Cân nặng của cả hộp sữa cũng chính là cân nặng của vỏ hộp cộng với cân nặng của sữa bên trong hộp. -Muốn tính số gam sữa trong hộp ta làm ntn ? - Y/C HS tự làm bài . -GV nhận xét . 4./ CỦNG CỐ DẶN DÒ : -Các em vừa học đơn vị đo khối lượng nào ? - Cho HS đọc số cân nặng của một số vật . -GV nhận xét. -Nhận xét tiết học. -2HS lên bảng-Cả lớp theo dõi-nhận xét. -HS lắng nghe - Ki-lô-gam - HS quan sát - Quan sát khi thực hành cân các vật - Gói đường nhẹ hơn 1kg - Chưa biết -HS lắng nghe - Vài HS đọc lại - Đọc số cân - HS đọc số cân -1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK. - HS quan sát hình minh hoạ BT và đọc số cân của từng vật. - 200 g - Vì 3 quả táo cân nặng bằng hai quả cân 500g và 200g; 500g+ 200g = 700g Vậy 3 quả táo cân nặng 700g -1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK. -HS lắng nghe + Quả đu đủ cân nặng 800 gam + Vì kim trên mặt cân chỉ số 800g - HS đọc số cân -1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK. - 22g+47g=69g. - Lấy 22 + 47 = 69 , ghi tên đơn vị đo là g vào sau số 69. - Ta thực hiện phép tính bình thường như với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính. -2HS lên bảng-Cả lớp làm bài a./ 263g+28g=191g b./ 50gx2=100g 42g-25g=17g 96g:3=32g 100g+45g-26g=29g -1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK. - Cả hộp sữa cân nặng 455 gam -HS lắng nghe - Ta lấy cân nặng cả hộp sữa trừ đi cân nặng của vỏ hộp . -1HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào vở. Bài giải Số gam sữa trong hộp có là : 455 - 58 = 397 (g) Đáp số : 397 g - ..gam. - HS tự do phát biểu -HS lắng nghe MĨ THUẬT GV bộ mơn TẬP LÀM VĂN Bài : VIẾT THƯ I./ MỤC TIÊU : - Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý . ** Các KNS cơ bản cần giáo dục: + Giao tiếp: ứng xử văn hĩa + Thể hiện sự cảm thơng + Tư duy sáng tạo II./ CHUẨN BỊ : Viết sẵn bảng lớp đề bài và gợi ý viết thư III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1./ Ổn định : Hát 2./ Kiểm tra bài cũ : -GV nhận xét bài kiểm tra của HS . 3./ Bài mới : a./ Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay,cô sẽ HD các em viết được một bức thư gửi cho một người bạn ở miền Nam(hoặc miền Bắc,miền Trung) để làm quen với bạn và hẹn bạn cùng thi đua.Qua bài : Viết thư. b./ Hướng dẫn HS phân tích đề bài. - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài . + Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai? ( hs yếu) + Em viết thư để làm gì ? - Gọi 1 HS nhắc lại cách viết một bức thư? ( HS khá, giỏi ) - GV hướng dẫn thêm: Trước khi viết thư các em cần chuẩn bị rõ: + Em viết thư cho bạn tên là gì? + Ở tỉnh nào? + Ở miền nào? - GV hỏi: + Mục đích viết thư là gì ? + Những nội dung cơ bản trong thư ? + Hình thức của lá thư như thế nào ? -GV mời 3 – 4 HS nói tên, địa chỉ người các em muốn viết thư. - GV mời 1 HS nói mẫu phần lí do viết thư – Phần tự giới thiệu. ( HS khá, giỏi ) - GV nhận xét, sửa chữa cho các em. c./ Hướng dẫn HS viết thư. GV yêu cầu HS viết thư vào vở. - GV theo dõi các em làm bài, giúp đỡ từng HS. - GV mời 5 HS đọc bài viết của mình. - GV nhận xét, tuyên dương bài viết hay. 4./ CỦNG CỐÁ ,DẶN DÒ : -Y/C HS nhắc lại cách viết 1 bức thư . - Về nhà : Y/C những HS chưa hoàn thành nội dung thư về nhà viết -Nhận xét tiết học. -HS lắng nghe -HS lắng nghe -1HS đọc-cả lớp theo dõi SGK. + Cho 1 bạn ở một tỉnh thuộc một miền khác với miền em đang ở : Nếu em là người Bắc em sẽ viết thư cho 1 bạn miền Trung hoặc Nam; nếu em là người miền Trung em sẽ viết thư cho 1 bạn ở miền Nam hoặc miền Bắc. + .. để làm quen với bạn và hẹn bạn cùng thi đua. -HS nhắc lại + Làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt. + Nêu lí do viết thư - Tự giới thiệu - Hỏi thăm bạn - Hẹn bạn cùng thi đua học tốt. + Như mẫu trong bài Thư gửi bà, SGK/81 -3 – 4 HS nói tên, địa chỉ người các em muốn viết thư. - 1 HS nói mẫu phần lí do viết thư – Phần tự giới thiệu. VD : Bạn Hoa thân mến ! Chắc bạn rất ngạc nhiên khi nhận được thư này vì bạn không hề biết mình. Nhưng mình lại biết bạn đấy. Vừa qua, mình đọc báo Nhi Đồng và được biết về tấm gương vượt khó của bạn. Mình rất khâm phục nên muốn viết thư làm quen với bạn Mình tự giới thiệu : Mình tên là Nguyễn Thu Hương, học sinh lớp - HS thực hành viết thư. - Đọc bài trước lớp. -HS lắng nghe - HS tự phát biểu . -HS lắng nghe TẬP VIẾT Bài : ÔN CHỮ HOA : I I./ MỤC TIÊU : - Viết đúng chữ hoa I (1 dòng), Ô , K (1 dòng) ; viết đúng tên riêng Ông Ích Khiêm (1 dòng) và câu ứng dụng : Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.Chữ viết rõ ràng,tương đối đều nét và thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. - HS khá, giỏi : Viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp). II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Mẫu chữ hoa Ô , I , K. Bảng lớp viết tên riêng ,câu ứng dụng. III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1./ Ổn định : Hát 2./ Kiểm tra bài cũ : -GV kiểm tra HS viết bài ở nhà. -Em hãy nêu từ ứng dụng và câu ứng dụng của tiết trước ? -Gọi 1HS lên bảng viết :H, Hàm Nghi -GV nhận xét. 3./ Bài mới : a./ Giới thiệu bài :Trong tiết tập viết hôm nay các em sẽ củng cố lại cách viết các chữ viết hoa I và một số chữ hoa khác có trong từ và câu ứng dụng . b./ Hướng dẫn viết chữ viết hoa : * Quan sát và nêu quy trình viết chữ Ô , I , K hoa. -Y/C HS tìm các chữ hoa có trong từ ứng dụng và câu ứng dụng ? -Cho HS xem các chữ cái viết hoa I và y/c HS nêu độ cao các con chữ này ? - Chữ hoa I gồm mấy nét? Đó là những nét nào? -GV viết mẫu cho HS quan sát, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. * Viết bảng. -Y/C HS viết vào bảng con Ô , I , K.GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS. c./ HD viết từ ứng dụng : * Giới thiệu từ ứng dụng . -Y/C 1HS đọc từ ứng dụng - Giới thiệu : Ông Ích Khiêm ( 1832 - 1884 ) quê ở Quảng Nam, là một vị quan nhà Nguyễn văn võ toàn tài. Con cháu ông sau này có nhiều người là liệt sĩ chống Pháp. * Quan sát và nhận xét . -Trong từ ứng dụng,các chữ có độ cao ntn ? -Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ? * Viết bảng. -Y/C HS viết từ ứng dụng Ông Ích Khiêm vào bảng con.GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS. d./ HD viết câu ứng dụng : * Giới thiệu câu ứng dụng . -Y/C 1HS đọc câu ứng dụng . - Giúp HS hiểu câu tục ngữ : Khuyên mọi người cần phải biết tiết kiệm ( có ít mà biết dành dụm còn hơn có nhiều nhưng hoang phí ) * Quan sát và nhận xét . -Trong câu ứng dụng,các chữ có độ cao ntn ? * Viết bảng. -Y/C HS viết vào bảng con : Ít . GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS. e./ HD viết vào vở tập viết : -Y/C HS viết bài. * Lưu ý HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. (HS khá,giỏi viết đúng và đủ các dòng tập viết trên lớp) -GV thu và chấm 5-7 bài. 4./ CỦNG CỐ,DẶN DÒ : - Hôm nay các em được ôn tập các chữ hoa nào ? -Y/C HS đọc lại từ ứng dụng và câu ứng dụng. -Nhận xét tiết học. -HS để lên bàn GV kiểm tra. - Hàm Nghi ; Hải Vân bát ngát nghìn trùng / Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn bằng chữ cỡ nhỏ. -1HS lên bảng viết - Cả lớp viết bảng con. -HS lắng nghe - Có những chữ hoa Ô , I , K. -HS quan sát mẫu - các chữ hoa Ô , I , K cao 2 li rưỡi . -HS theo dõi, quan sát. - HS viết vào bảng con. -1HS đọc- Cả lớp đọc thầm SGK -HS lắng nghe -Chữ hoa Ô , I , K, h, g cao 2 li rưỡi và các chữ còn lại cao 1 li. -..bằng khoảng cách viết một chữ o. - HS viết từ ứng dụng vào bảng con. -1HS đọc- Cả lớp đọc thầm SGK -HS lắng nghe -Chữ hoa I, h, g cao 2 li rưỡi ; chữ t cao 1 li rưỡi; chữ p cao 2 li ; các chữ còn lại cao 1 li. - HS viết vào bảng con -(HS yếu) viết : +1 dòng chữ I cỡ nhỏ. +1 dòng chữ Ô,K cỡ nhỏ. +1 dòng từ ứng dụng cỡ nhỏ. + 1 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ. -HS tự phát biểu - HS đọc lại từ ứng dụng và câu ứng dụng. -HS lắng nghe SINH HOẠT LỚP LẦN 13 I. Mục tiêu: - Tổng kết các hoạt động trong tuần. - Củng cố nề nếp, nội quy trường lớp. - Học sinh biết được các cơng việc phải thực hiện trong tuần tới. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ kẻ bảng thống kê các hoạt động trong tuần. HS: Các cán bộ lớp chuẩn bị bảng báo cáo các hoạt động của tổ trong tuần. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Báo cáo hoạt động trong tuần vừa qua (các tổ trưởng): Vắng Đi trễ Vệ sinh Đồng phục Khơng học bài, làm bài Tác phong đạo đức Mất trật tự giờ học Điểm 9 - 10 Tuyên dương Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4 Tổng 2. Học sinh nêu ý kiến: Tổ trưởng của các tổ trình bày về hoạt động của tồ trong tuần vừa qua 3. Giải đáp các ý kiến của học sinh. 4. Nhận định chung về các hoạt động trong tuần (lớp trưởng, giáo viên): + Ưu điểm: - HS giữa các tổ nhận xét ưu điểm của các tổ - GV nhận xét, tuyên dương + Hạn chế (cần khắc phục): Gv nêu để các tổ nhân rõ nguyên nhân HS mắc phải và hướng khắc phục - GV và lớp bình chọn bạn học tốt và ngoan của tuần. 5. Phổ biến nhiệm vụ thực hiện trong tuần tới: - Nhắc nhở HS về nhà học bài và làm bài đầy đủ - Đi học chuyên cần, đúng giờ - Ăn mặc sạch sẽ..
Tài liệu đính kèm: