Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

I. Yêu cầu cần đạt

- Hệ thống hóa được các kiến thức đã học về chủ đề cộng đồng và địa phương. Kể lại được một số việc đã thực hiện để tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường trong cuộc sống hằng ngày.

- Xử lí được một số tình huống giả định liên quan đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

- GD HS tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

II. Ðồ dùng dạy học

- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.

- HS: SGK, vở ghi.

 

docx 28 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 309Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Phong Vân 
LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 3 TUẦN 14
( Từ ngày 05/12 đến 09/12/2022)
Thứ/ ngày
Môn 
Tiết theo PPCT
Tiết theo TKB
Tên bài dạy
Hai
05/12
HĐTN
40
SHDC: Thư viện em yêu 
Toán
66
Thực hành trải nghiệm với các đơn vị mi-li-mét, gam, mi-li-lít, độ C (tiết 1)
Tiếng Việt
92+93
 Đọc: Những bậc đá chạm may
 Nói và nghe: Kể chuyện: Những bậc đá chạm mây 
Ba 
06/12
Tiếng Việt
94
Nghe-viết: Những bậc đá chạm mây
Toán
67
Thực hành trải nghiệm với các đơn vị mi-li-mét, gam, mi-li-lít, độ C (tiết 2)
GDTC
27
Bài tập phối hợp di chuyển vượt qua chứng ngại vật trên đường thẳng (tiết 3)
TNXH
27
Ôn tập chủ đề cộng đồng, địa phương (tiết 1)
Tư
07/12
Tiếng Việt
95+96
Đọc: Đi tìm mặt trời
Viết: Ôn chữ hoa L
Tiếng Anh
Toán
68
Luyện tập
Năm
08/12
Toán
69
Trò chơi 
Tiếng Việt
97
Luyện tập: Từ trái nghĩa. Đặt câu khiến 
TNXH
28
Ôn tập chủ đề cộng đồng, địa phương (tiết 2)
HĐTN
41
HĐGD theo chủ đề: Góc học tập đáng yêu
Sáu
09/12
Toán
70
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số 
Tiếng Việt
98
Luyện tập: Viết 2-3 câu nêu lí do em thích (không thích) một câu chuyện
Đạo đức
14
Giữ lời hứa (tiết 1)
HĐTN
42
SHL: SH theo chủ đề: Góc nhà thân thương  
TUẦN 14 Thứ Hai ngày 5 tháng 12 năm 2022
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 40: Sinh hoạt dưới cờ: Thư viện em yêu
I. Yêu cầu cần đạt
- HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới. Biết sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, khoa học. HS biết cách thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn.
- Nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. HS biết xử lí khi gặp hỏa hoạn.
- HS có thái độ thân thiện, giúp đỡ chia sẻ với mọi người.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video. 
- HS: Sách, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Chào cờ 
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
- HS tập trung trật tự trên sân.
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt dưới cờ
a) Khởi động
- GV cho HS hát bài Em yêu trường em
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
b) Khám phá
Hoạt động 1: Xem video cách phòng cháy, chữa cháy hướng dẫn cách thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn
- GV chiếu video.
- GV hỏi:
+ Qua đoạn video các chú cảnh sát hướng dẫn chúng ta làm gì?
+ Bạn nào nêu lại cách thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn?
+ Vì sao khi có khói bốc lên chúng ta phải cúi người xuống?
+ Tại sao khi cháy không được xuống bằng cầu thang máy mà phải xuống cầu thang bộ?
+ Khi gặp đám cháy em phải gọi đến số điện thoại nào?
- GV NX, KL: Khi xảy ra hỏa hoạn chúng ta
phải đi cúi người xuống để không phải hít phải khói vì hít phải khói dễ làm chúng ta bị ngất và tuyệt đối chúng ta không được đi cầu thang máy xuống giữa chừng chúng dễ mất điện gây nguy hiểm đến tính mạng
Hoạt động 2: Đóng vai
- Giải quyết tình huống khi bị hỏa hoạn. 
- GV chia lớp thành 3 tổ. Mỗi tổ sẽ lên đóng vai chú cảnh sát, bạn nhỏ để giải quyết tình huống với thời gian 2’.
- Gọi đại diện từng tổ lên giải quyết tình huống.
- Yêu cầu hs tổ khác nhận xét cách giải quyết tình huống tổ bạn.
- Gv nhận xét, tuyên dương tổ làm tốt.
* KNS: 
+ Nếu không may nhà em có cháy, lúc đó em sẽ làm gì?
+ Nếu không có người lớn ở nhà em làm như thế nào?
- GV nhận xét và tuyên dương.
- HS hát.
- HS ghi tên bài vào vở.
- Quan sát.
+ Cách phòng cháy, chữa cháy hướng dẫn cách thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn.
- HS nêu.
+ Đỡ hít phải khí cháy
+ Vì khi đi cầu thang máy xuống giữa chừng dễ mất điện gây nguy hiểm đến tính mạng.
+ Số điện thoại 114
- Lắng nghe
- Thảo luận theo tổ phân vai.
- Đại diện từng tổ lên giải quyết tình huống.
- HS tổ khác nhận xét
- Lắng nghe
+ Em sẽ gọi người lớn.
+ Em sẽ gọi điện 114. Gọi cho bố mẹ, Ra ngoài ban công hét lớn,
3. Củng cố, tổng kết
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề.
- HS lắng nghe để thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Toán
Tiết 66: Thực hành và trải nghiệm với các đơn vị mi-li-mét, 
gam, mi-li-lít, độ C (tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt
- Biết phân tích, so sánh các độ dài ước lượng vào thực tế.
- Qua các hoạt động ước lượng, thống kê, so sánh các đơn vị đo độ dài, nhiệt độ và dung tích HS được phát triển năng lực quan sát, tư duy toán học, năng lực liên hệ giải quyết vấn để thực tế. Sử dụng được các dụng cụ đo.
- Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Trò chơi: Hò Dô Ta
- GV hướng dẫn học sinh thể lệ và cách chơi: 
- Nội dung: Hò theo quản trò và làm động tác chèo thuyền.
- Quản trò hò: Đèo cao
- Người chơi: Dô ta
- Quản trò hò: Thì mặc đèo cao
- Người chơi: Dô ta
- Quản trò hò: Nhưng đèo quá cao
- Người chơi: Thì ta đi vòng nào
Người chơi: Dô hò là hò dô ta
- Lưu ý: Thay lời ca của câu hò cho vui như: “Đường xa thì mặc đường xa, nhưng đường xa quá thì ta đi tầu hoặc bài khó quá thì ta hỏi thầy cô”
- GV tổng kết trò chơi.
- GV giới thiệu bài.
- HS tham gia trò chơi.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Luyện tập
Bài 1:
- GV NX, chốt đáp án đúng.
Bài 2: 
- HDHS ước lượng đồ vật trong thực tế để chọn cho phù hợp.
- GV nhận xét.
Bài 3:
- GV nhận xét.
Bài 4: 
- Cho HS quan sát video dự báo thời tiết thứ 2, thứ 3, thứ 4, sau đó phát phiếu yêu cầu HS điền số vào phiếu.
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát hình, dùng thước đo, nêu kết quả.
ĐA: Kẹp bướm: 45mm; tẩy: 30mm.
- HS đọc yêu cầu.
- Quan sát hình, ước lượng nối cho phù hợp
+ Cục tẩy: 20g.
+ Hộp sữa: 400g.
+ Qủa bí đao: 3kg. 
- HS đọc yêu cầu.
- Quan sát hình, đọc lời nhân vật và nêu kết quả: 100g + 200g + 200g + 500 g = 1000 g = 1kg.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 4, hoàn thành phiếu. 
- Các nhóm báo cáo kết quả.
3. Củng cố, tổng kết
+ Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau.
- HS trả lời.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
Tiếng Việt
Tiết 92 + 93: Đọc: Những bậc đá chạm mây
Nói và nghe: Kể chuyện: Những bậc đá chạm mây 
I. Yêu cầu cần đạt
- HS đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Những bậc đá chạm mây”. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật. Hiểu được nội dung bài: Trong cuộc sống, có những người rất đáng trân trọng vì họ biết sống vì cộng đồng.
+ Kể lại được từng câu chuyện “Những bậc đá chạm mây” dựa theo tranh và lời gợi ý.
- Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết nhấn giọng ở những từ ngữ nói về những khó khăn gian khổ, những từ ngữ thể hiện sự cảm xúc, quyết tâm của nhân vật.
+ Lời kể rõ ràng, mạch lạc.
- GD HS biết trân trọng những người biết sống vì cộng đồng.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. 
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi Truyền bóng: 
+ Chú chó trông như thế nào khi về nhà bạn nhỏ?
+ Em hãy nói về sở thích của chú chó?
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài mới.
- HS tham gia trò chơi.
- HS ghi vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- GV đọc mẫu với giọng diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến đường vòng rất xa.
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến không làm được.
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến đến làm cùng.
 + Đoạn 4: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Luyện đọc từ khó: cuốn phăng thuyền bè, chài lưới, đương đầu với khó khăn,
- Luyện đọc câu dài: Người ta gọi ông là cố Đương/vì/ hễ gặp chuyện gì khó,/ ông đều đảm đương gánh vác.//
- Giải nghĩa từ khó.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
1. Vì sao ngày xưa người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi?
2. Vì sao cô Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi?
3. Công việc làm đường của cố Đương diễn ra như thế nào?
4. Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” nói lên điều gì về việc làm của cố Đương?
5. Đóng vai một người dân trong xóm nói về cố Đương.
- GV mời một số nhóm lên đóng vai.
- GV nhận xét, kích lệ HS có cách giới thiêu tự nhiên, đúng với nhân vật.
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt: Trong cuộc sống, có những người rất đáng trân trọng vì họ biết sống vì cộng đồng.
- Hs lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- HS đọc từ khó.
- HS đọc câu dài.
- HS đọc giải nghĩa từ trong SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS thi đọc.
+ Vì tất cả thuyền bè của họ bị bão cuốn mất.
+ Cố Đương là môt người luôn sẵn lòng đương đầu với khó khăn, bất kể là việc của ai. Thương dân làng phải đi đường vòng rất xa để lên núi ông đã một mình tìm cách làm đường.
+ Từ lúc ông làm một mình, tới lúc trong xóm có nhiều người đến làm cùng.
- HS tự chọn đáp án theo suy nghĩ của mình. Hoặc có thể nêu ý kiến khác...
- HS làm việc nhóm đóng vai các nhân vật trong câu chuyện.
- HS lên đóng vai.
- HS lắng nghe.
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
-2-3 HS nhắc lại.
Tiết 2
Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- GV đọc diễn cảm cả bài.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV mời một số học sinh thi đọc trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một số HS thi đọc.
3. N ...  và tính.
- Quan sát từng bước và nhắc lại
- HS làm bảng con. KQ: 860
3. Luyện tập
Bài 1: 
- GV NX, chốt đáp án đúng.
Bài 2: 
- GV NX.
Bài 3:
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bảng con. 
×
312
 3
936
×
203
 4
812
×
427
 2
854
×
131
 5
655
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bảng con. 
×
243
 2
486
×
162
 4
648
×
250
 3
750
×
108
 5
540
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu.
+ Bài toán gấp một số lên một số lần.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
Bài giải
Hôm nay mèo được số tuổi là:
118 x 3 = 354 ( ngày)
Đáp số: 354 ngày
4. Tổng kết
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi “Bắn tên”,... sau bài học để học sinh nhận biết nhân số có ba chữ với số có một chữ số. 
+ Nêu kết quả phép tính
+ Đặt bài toán liên quan nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau.
- Nghe bắn tên đến HS nào thì HS đó đọc kết quả.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiếng Việt
Tiết 98: Luyện tập: Viết 2-3 câu nêu lí do em thích (không thích)
một câu chuyện 
I. Yêu cầu cần đạt
- HS kể được một số câu chuyện mà mình thích. Viết một đoạn văn nêu được lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. 
- Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 2-3 câu) diễn đạt rõ ràng, đủ ý.
- Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS nghe bài hát: Bài hát trồng cây.
+ Bài hát nói về điều gì?
- GV nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS nghe bài hát.
- HS trả lời.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Luyện tập
Bài 1:
- GV yêu cầu HS nêu tên câu chuyện em yêu thích
- YC HS nêu tên nhận vật trong câu chuyện em thích.
- GV nhận xét.
Bài 2:
- YC HS hỏi - đáp nhóm đôi theo gợi ý sau:
+ Bạn muốn nói về nhân vật nào? Trong câu chuyện nào?
+ Bạn thích hoặc không thích nhận vật đó ở điểm nào? (ngoại hình, tính cách, hành động, suy nghĩ, tình cảm, lời nói,..) 
- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.
Bài 3: 
- GVhướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
- YC HS viết cá nhân vào vở.
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS thảo luận nhóm đôi theo gợi ý. 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS đọc yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- HS viết vở.
- 3-4 HS đọc. 
3. Củng cố, tổng kết 
- GV cho HS đọc bài mở rộng “Bài hát trồng cây” trong SGK.
- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong bài
- GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm đọc thêm những bài văn, bài thơ,...viết về những hoạt động yêu thích của em.
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- HS đọc bài mở rộng.
- HS trả lời theo ý thích của mình.
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
Đạo đức
Tiết 14: Giữ lời hứa (tiết 1) 
I. Yêu cầu cần đạt
- Thế nào là giữ lời hứa? Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa. Biết vì sao phải giữ lời hứa.
- Học sinh biết giữ lời hứa của mình với mọi người.
- Học sinh có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.
II. Ðồ dùng dạy học 
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV nêu các câu hỏi:
+ Đã có ai hứa với em điều gì chưa?
+ Người đó có thực hiện được lời hứa của mình với em không?
+ Khi đó em cảm thấy như thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS trả lời.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số biểu hiện của việc giữ lời hứa
- GV chiếu tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, giao nhiệm vụ cho HS kể câu chuyện “Lời hứa” theo tranh và trả lời câu hỏi:
+ Cậu bé được giao nhiệm vụ gì?
+ Vì sao muộn rồi mà cậu bé vẫn chưa về?
+ Việc làm của cậu bé thể hiện điều gì?
- GV NX, KL Cậu bé chơi trò đánh trận giả với các bạn. Cậu được giao nhiệm vụ gác kho đạn. Khi các bạn đã ra về hết mà cậu vẫn chưa về vì cậu đã hứa đứng gác cho đến khi có người tới thay. Việc làm đó thể hiện cậu bé là người giữ đúng lời hứa của mình.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao phải giữ đúng lời hứa của mình 
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4, giao nhiệm vụ cho HS quan sát tranh ở mục b trong SGK và thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Bạn trong mỗi tranh đã làm gì? Việc làm đó thể hiện điều gì?
+ Biểu hiện của việc giữ lời hứa là gì?
- GV quan sát hỗ trợ, HD HS khi cần thiết.
- GV NX, tuyên dương, KL: Biểu hiện giữ đúng lời hứa là: đúng hẹn. Nới đi đôi với làm, cố gắng thực hiện điều đã hứa, giữ đúng lời đã hứa.
- HS quan sát tranh.
- HS kể chuyện theo nhóm đôi.
- Đại diện 2-3 nhóm kể lại câu chuyện.
- HS trả lời theo ý hiểu.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày:
+ Tranh 1: Trong giờ sinh hoạt lớp, bạn nhỏ thưa với thầy giáo: “Thưa thầy, tuần này em không còn mắc lỗi ạ!”. Điều đó thể hiện bạn đã giữ đúng lời hứa với thầy.
+ Tranh 2: Bạn nam đửa trả quyển truyện cho bạn nữ và nói: “Tớ trả bạn quyển truyện tớ mượn hôm trước”. Việc là đó thể hiện bạn nam đã giữ đúng lời hứa với bạn nữ.
+ Tranh 3: Người anh đưa cho em chiếc đèn ông sao và nói: “Anh làm cho em chiếc đèn ông sao như đã hứa này.” Việc làm đó thể hiện người anh đã giữ đúng lời hứa vơi em.
+ Tranh 4: Bạn gái choàng dậy khi nghe chuông báo thức. Bạn ý đã thực hiện đúng lời hứa với chính mình là “Dậy đúng giờ để tập thể dục.”
3. Củng cố, tổng kết
- GV vận dụng vào thực tiễn cho HS cùng thể hiện tốt các hành vi, việc làm của mình.
+ Bài học hôm nay, con học điều gì?
+ Chia sẻ một số việc em đã làm để thể hiện việc giữ đúng lời hứa.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về nhà hãy vận dụng tốt bài học vào cuộc sống và chuẩn bị cho tiết 2
- HS lắng nghe.
+ Bài học hôm nay cho chúng ta biết cần
giữ đúng lời hứa với bản thân mình và người khác.
- HS chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 43: Sinh hoạt lớp: Sinh hoạt theo chủ đề: Góc nhà thân thương
I. Yêu cầu cần đạt
- Học sinh chia sẻ phản hồi về việc chăm sóc góc nhỏ của mình tại gia đình. 
- Bản thân tự tin chia sẻ nét độc đáo của mình cùng gia đình trước tập thể.
- Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho Hs hát bài hát: Lớp chúng mình đoàn kết
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS hát. 
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Tổng kết tuần
Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung các ND trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen,
 thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung ND trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV NX chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, 
bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt theo chủ đề
Hoạt động 3: Trưng bày tranh ảnh và giới thiệu về góc yêu thích của em ở nhà
- GV mời HS dán, sắp xếp hoặc treo tranh để trưng bày trong triển lãm “Góc nhỏ của tôi”
- Yêu cầu HS giới thiệu sản phẩm.
- GV mời HS nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- Học sinh thực hiện trưng bày sản phẩm
- HS giới thiệu sản phẩm.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm
4. Củng cố, tổng kết
- GV nêu yêu cầu và HD HS về nhà cùng với người thân:
+ Thường xuyên giữ các góc trong gia đình được sạch đẹp và ngăn nắp
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_14_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_hoc_phon.docx