Giáo án Lớp 3 Tuần 15 - Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành

Giáo án Lớp 3 Tuần 15 - Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

- Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

- HS khá, giỏi: Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hang xóm láng giềng.

* Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức .

II. Chuẩn bị:

- Vở BT Đạo đức.

III. Các hoạt động dạy học:

1/ Chia sẻ Hoạt động ứng dụng: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 2)

- Gọi vài HS trả lời câu hỏi:Tham gia việc lớp, việc trường là bổn phận của ai ?

 Ở lớp em thường làm những công việc gì ?

 

doc 12 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 15 - Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012
ĐẠO ĐỨC: 
QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- HS khá, giỏi: Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hang xóm láng giềng.
* Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức .
II. Chuẩn bị:
- Vở BT Đạo đức.
III. Các hoạt động dạy học:
1/ Chia sẻ Hoạt động ứng dụng: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 2)
- Gọi vài HS trả lời câu hỏi:Tham gia việc lớp, việc trường là bổn phận của ai ?
 Ở lớp em thường làm những công việc gì ?
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Dạy bài mới: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (tiết 1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp
HS biết được một biểu hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
Phân tích truyện “ Chị em Thủy”
- GV kể chuyện ( HS quan sát tranh vở bài tập).
- HS đàm thoại theo các câu hỏi trong vở BT Đạo đức trang 23
+ Vì sao bé viên lại cần sự quan tâm của Thủy?
+ Bạn Thủy đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà?
+ Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thủy?
+ Qua câu chuyện trên, em học được ở bạn Thủy điều gì?
- GV kết luận: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần sự cảm thông, giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hang xóm láng giềng, bằng những làm vừa sức mình.
* Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
Hiểu được ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hành xóm láng giềng.
- GV chia mỗi nhóm thảo luận về nội dung các tranh và đặt tên cho tranh.
- HS thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý kiến.
- GV kết luận về nội dung từng tranh: Các tranh 1,2, 3 là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Tranh 4 các bạn đá bóng làm ồn, ảnh hưởng đến hàng xóm, láng giềng.
* Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
Biết bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến, quan niệm có liên quan đến việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận bày tỏ thái độ của các em đối với các quan niệm có liên quan đến nội dung bài học.
- GV giải thích cho các em hiểu về ý nghĩa của các câu tục ngữ.
a) Hàng xóm tắt lửa, tối đèn có nhau.
b) Đèn nhà ai, nhà ấy rạng.
c) Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện của tình làng nghĩa xóm.
d) Trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ làng xóm, láng giềng bằng các việc làm phù hợp với khả năng.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung. 
- GV kết luận: Các ý a), c), d) là đúng. Ý b) là sai.
Hoạt động 4 : Dặn dò
- Đọc ghi nhớ
- Về thực hiện quan tâm giúp đỡ, hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- CB: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (tiết 2) – Xem trước các bài tập 4, 5, 6 SGK/24, 25
- Nhận xét tiết học
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2012
 THỂ DỤC
TIẾT 29: TIẾP TỤC HOÀN THIỆN BÀI TDPTC
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung.
	- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình
	- Trò chơi: “Đua ngựa” Biết cách chơi và tham gia chơi được.
B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Trên sân trường 
- Phương tiện: 
	+ Giáo viên: Còi, hình ngựa, cờ, giáo án
	+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện. 
C. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động
- Ổn định: Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
- G.viên phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ tiết học.
- Khởi động xoay các khớp
- Ôn bài TD PTC
- Kiểm tra bài cũ: Bài TD PTC
2.Hoàn thiện bài TD phát triển chung
Cho tập liên hoàn cả 8 động tác
Chia tổ tập luyện tổ trưởng các tổ điều khiển cho các bạn tập
Đội hình tập luyện
- GV quan sát sửa sai cho hs 
Biểu diễn thi đua bài TD PTC giữa các tổ.
- Gv cùng hs quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ
3.Tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình
Đội hình 
- Lần 1-2: Gv hướng dẫn, 1 tổ làm mẫu các tổ khác quan sát.
- Lần 3-4: Cả lớp thực hiện
- GV hướng dẫn lớp trưởng điều khiển, gv quan sát sửa sai 
- Nhận xét 
4. Chơi trò chơi “Đua ngựa”
- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy đinh chơi
Đội hình trò chơi
- Lần 1: Hs chơi thử
- Lần 2: Cả lớp chơi chính thức có thi đua
- Nhận xét – Tuyên dương
5. Phần kết thúc.
- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học 
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Kể cho người thân nghe về sự thú vị của trò chơi “Đua ngựa”
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2012
 THỦ CÔNG: 
BÀI 9: CẮT, DÁN CHỮ V
I.MỤC TIÊU: 
HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ V.
Kẻ, cắt, dán được chữ V.Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
HS thích cắt, dán chữ.
II.CHUẨN BỊ:
Mẫu chữ V đã dán và mẫu chữ V cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn, để rời, chưa dán.
Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ V.
Giấy thủ công, thước kẻ, kéo thủ công, bút chì, hồ dán.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động: Tổ chức trò chơi trong 2 phút.
Gv giới thiệu và nêu mục tiêu của bài học.
GV giới thiệu mẫu chữ V được cắt, dán từ giấy thủ công.
 * Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
 + HS quan sát và tìm hiểu hình dáng, đặc điểm của hình mẫu.
a.HS ngồi theo nhóm quan sát mẫu do GV chuẩn bị.
b.Gv đặt câu hỏi để HS quan sát, tìm hiểu, rút ra nhận xét :
Nét chữ rộng mấy ô?
Chữ V có nửa bên trái và nửa bên phải như thế nào? 
+ Cùng nhau kiểm tra lại kết quả HĐ1
Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm về chữ V.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
b.Nhận xét
Trong thực tế, có rất nhiều kiểu chữ khác nhau . Nhưng bài học của chúng ta chỉ kẻ, cắt, dán chữ cái đơn giản.
 * Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
Đọc tài liệu và làm thử
a.Mở vở thủ công, xem hướng dẫn kẻ, cắt , dán chữ V.
b.Làm thử: Dựa vào HD, hãy làm thử ( Có thể trao đổi với bạn bên cạnh)
c.GV gọi một HS lên bảng làm thử, cả lớp quan sát.
 * Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
Gv hướng dẫn mẫu theo quy trình.
GV gọi 1 hoặc 2 HS lên bảng thao tác lại các bước kẻ, cắt chữ V. Trong quá trình HS thao tác, Gv và cả lớp quan sát. GV sửa chữa, uốn nắn những thao tác HS chưa thực hiện đúng.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1.Nhắc lại quy trình cắt, dán chữ V
- GV gọi một HS lên bảng thao tác lại cách kẻ, cắt chữ V theo các bước đã HD. Sau khi nhận xét, HS quan sát và ghi nhớ quy trình kẻ, cắt chữ V .Sau đó Gv yêu cầu 1 HS nhắc lại các bước:
Bước 1: Kẻ chữ V.
Bước 2: Cắt chữ V.
Bước 3: Dán chữ V.
2. GV tổ chức cho HS thực hành. 
Trong quá trình HS thực hành, GV đến các bàn quan sát, uốn nắn cho những em kẻ, cắt chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
3. Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- HS nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm thực hành của HS.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập, kết quả thực hành của HS.
Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, giấy nháp, bút màu, kéo,thước kẻ, hồ dán để học bài 10: “ Cắt,dán chữ E”
C..HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Về nhà, em giới thiệu sản phẩm chữ V của em cho cả nhà xem.
 - Với sự giúp đỡ của người lớn hãy cắt một số chữ cái khác mà em thích
-----------------------------------------------------------------------
THỂ DỤC
TIẾT 30: BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung.
	- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình
	- Trò chơi: “Đua ngựa” Biết cách chơi và tham gia chơi được.
B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Trên sân trường 
- Phương tiện: 
	+ Giáo viên: Còi, hình ngựa, cờ, giáo án
	+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện. 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
I. Khởi động
- Ổn định: Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
- G.viên phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ tiết học.
- Khởi động xoay các khớp
- Kiểm tra bài cũ: Bài TD PTC
1. Ôn tập bài TD PTC
- Tự kiểm tra lẫn nhau, bạn nào tập chưa tốt cho tập lại
- Thi đua giữa các tổ
- Nhận xét – Tuyên dương
- Tập chung cả lớp tập
Nhận xét sửa những động tác sai
b, Tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình
- Thi đua giữa các tổ xem tổ nào tập chung nhanh, điểm số to rõ ràng, đúng số
 (GV) 
- Từng tổ lên thực hiện ở dưới theo dõi nhận xét những lỗi sai nhận xét, nêu cách sửa sai.
Nhận xét công bố kết quả.
c, Chơi trò chơi “Chim về tổ”
- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy đinh chơi
- Lần 1: Hs chơi thử
- Lần 2: Cả lớp chơi chính thức có thi đua
- Nhận xét – Tuyên dương
III. Phần kết thúc.
- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh
- GV cùng HS hệ thống bài.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Kể cho người thân nghe về sự thú vị của trò chơi “Chim về tổ”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 16
Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2012
ĐẠO ĐỨC: 
QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- HS khá, giỏi: Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hang xóm láng giềng.
* Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức .
II. Chuẩn bị:
- Vở BT Đạo đức.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định.
2. Chia sẻ Hoạt động ứng dụng: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
+ Em hãy nêu một việc mà em đã quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
- GV nhận xét, khen ngợi.
3. Bài mới: QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (tiết 2)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
ó Hoạt động 1: Nâng cao nhận thức, thái độ cho HS về tình làng nghĩa xóm
- HS kể một số việc đã biết liên quan đến tình làng nghĩa xóm
- GV tổng kết, khen ngợi HS.
ó Hoạt động 2: Biết đánh giá những hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng.
- GV nêu yêu cầu: Em hãy nhận xét những hành vi, việc làm sau đây:
	a) Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm.
	b) Đánh nhau với trẻ con hàng xóm.
	c) Ném gà của nhà hàng xóm.
	đ) Hái trôm quả trong vườn nhà hàng xóm.
	e) Không làm ồn trong giờ nghỉ trưa.
	g) Không vứt rác sang nhà hàng xóm.
- HS dùng thẻ đúng, sai để trả lời.
- Nhận xét 
* Kết luận: Các việc a, d, c, g là những việc làm tốt thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm; Các việc b, c, đ là những việc không nên làm. 
- HS tự liên hệ theo các việc làm trên.
ó Hoạt động 3: HS có kĩ năng ra quyết định và ứng xử đúng đối với hàng xóm láng giềng trong một số tình huống phổ biến.
- GV chia nhóm, mỗi nhóm thảo luận xử lí một tình huống rồi đóng vai.
+ Tình huống 1: Bác Hai ờ cạnh nhà em bị cảm. Bác nhờ em đi gọi hộ con gái bác đang làm ngoài đồng.
+ Tình huống 2: Bác Nam có việc vội đi đâu đó từ sớm, bác nhờ em trông nhà giúp.
+ Tình huống 3: Các bạn đến chơi nhà em và cười đùa ầm ĩ trong khi bà cụ hàng xóm đang bị ốm.
+ Tình huống 4: Khách của gia đình bác Hải đến chơi mà cả nhà đi vắng hết. Người khách nhờ em chuyển giúp bác Hải lá thư.
- Các nhóm thảo luận, lên đóng vai.
- GV kết luận: hàng xóm láng giềng cần quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Chúng ta có những việc làm gì để giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
- Dặn các em về nhà xem lại bài
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Nhờ sự giúp đỡ của người thân em hãy liệt kê một số việc mà em có thể giúp đỡ hàng xóm láng giềng và thực hiện những công việc đó.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 4 tháng 14 năm 2012
 THỂ DỤC
TIẾT 31: BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ 
VÀ KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình.
	- Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp.
	- Biết cách đi chuyển hướng phải, trái đúng cách.
	- Trò chơi: “Đua ngựa” Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi.
B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Trên sân trường 
- Phương tiện: 
	+ Giáo viên: Còi, mẩu gỗ, bóng, cờ, giáo án
	+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện. 
C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
I. Phần mở đầu.
- Ổn định: Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
- G.viên phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ tiết học.
- Khởi động xoay các khớp
- Ôn bài TD PTC
- Kiểm tra bài TD PTC
II. Phần cơ bản
a, Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số
Chia nhóm, nhóm trưởng điều khiển
Đội hình chia tổ
Tổ 1	 Tổ 2
(GV)
Tổ 3 
GV quan sát sửa sai cho hs
b, Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp 
Đội hình
GV cho hs tập luyện sau đó tổ chức thi đấu giữa 2 đội
Gv nhận xét công bố kết quả
c,Biết cách đi chuyển hướng phải, trái đúng cách.
Đội hình
- Lần 1-2: Gv hướng dẫn, 1 tổ làm mẫu các tổ khác quan sát.
- Lần 3-4: Cả lớp thực hiện
(GV di chuyển vi trí các đường đi tạo gấp khúc nhằm tăng độ khó)
GV theo dõi sửa chữa động tác chưa chính xác 
d, Trò chơi: “Đua ngựa” 
- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy đinh chơi
Đội hình trò chơi
- Lần 1: Hs chơi thử
- Lần 2: Cả lớp chơi chính thức có thi đua
- Nhận xét – Tuyên dương
III. Phần kết thúc.
- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học và giao bài tập về nhà.
 C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà ôn lại các động tác vận động cơ bản
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 6 tháng 12 năm 2012
 THỦ CÔNG: 
 BÀI 10 : CẮT, DÁN CHỮ E 
I.MỤC TIÊU: 
HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ E.
Kẻ, cắt, dán được chữ E.Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
HS thích cắt, dán chữ.
II.CHUẨN BỊ:
Mẫu chữ E đã dán và mẫu chữ E cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn, để rời, chưa dán.
Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ E.
Giấy thủ công, thước kẻ, kéo thủ công, bút chì, hồ dán.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động cơ bản: 
Khởi động: Tổ chức trò chơi trong 2 phút.
Gv giới thiệu và nêu mục tiêu của bài học.
GV giới thiệu mẫu chữ E được cắt, dán từ giấy thủ công.
Hoạt động nhóm
* Hoạt động 1:
 + HS quan sát và tìm hiểu hình dáng, đặc điểm của hình mẫu.
a.HS ngồi theo nhóm quan sát mẫu do GV chuẩn bị.
b.Gv đặt câu hỏi để HS quan sát, tìm hiểu, rút ra nhận xét :
Nét chữ rộng mấy ô?
Chữ E có cấu tạo như thế nào? 
+ Cùng nhau kiểm tra lại kết quả HĐ1
Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm về chữ E.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
b.Nhận xét
Trong thực tế, có rất nhiều kiểu chữ khác nhau . Nhưng bài học của chúng ta chỉ kẻ, cắt, dán chữ cái đơn giản.
* Hoạt động cá nhân
Đọc tài liệu và làm thử
a.Mở vở thủ công, xem hướng dẫn kẻ, cắt , dán chữ E.
b.Làm thử: Dựa vào HD, hãy làm thử ( Có thể trao đổi với bạn bên cạnh)
c.GV gọi một HS lên bảng làm thử, cả lớp quan sát.
* Hoạt động cả lớp
Gv hướng dẫn mẫu theo quy trình.
GV gọi 1 hoặc 2 HS lên bảng thao tác lại các bước kẻ, cắt chữ E. Trong quá trình HS thao tác, Gv và cả lớp quan sát. GV sửa chữa, uốn nắn những thao tác HS chưa thực hiện đúng.
2.Hoạt động thực hành
GV gọi một HS lên bảng thao tác lại cách kẻ, cắt chữ E theo các bước đã HD. Sau khi nhận xét, HS quan sát và ghi nhớ quy trình kẻ, cắt chữ V .Sau đó Gv yêu cầu 1 HS nhắc lại các bước:
Bước 1: Kẻ chữ E.
Bước 2: Cắt chữ E.
Bước 3: Dán chữ E.
- GV tổ chức cho HS thực hành. Trong quá trình HS thực hành, GV đến các bàn quan sát, uốn nắn cho những em kẻ, cắt chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- HS nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm thực hành của HS.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập, kết quả thực hành của HS.
Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, giấy nháp, bút màu, kéo,thước kẻ, hồ dán để học bài 11
3.Hoạt động ứng dụng
Về nhà, em giới thiệu sản phẩm chữ E của em cho cả nhà xem.
 - Với sự giúp đỡ của người lớn hãy cắt một số chữ cái khác mà em thích
-----------------------------------------------------------------------
THỂ DỤC
TIẾT 32: BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN 
VÀ ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ 
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình.
 - Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp. Đi chuyển hướng phải, trái đúng cách.
- Trò chơi: “Con cóc là cậu Ông trời” Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi.
B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Trên sân trường 
- Phương tiện: 
	+ Giáo viên: Còi, cờ, giáo án
	+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện. 
C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
I. Phần mở đầu.
- Ổn định: Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
- G.viên phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ tiết học.
- Khởi động xoay các khớp
- Ôn bài TD PTC
- Kiểm tra bài cũ: Bài TD PTC
II. Phần cơ bản
a, Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi vượt chướng ngại vật, đi chuyển hướng phải, trái.
* Tập hợp hàng ngang, dóng hàng
*Đi vượt chướng ngại vật, di chuyển hướng phải trái.
- Gv cùng hs quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ
GV hướng dẫn, cả lớp thực hiện lần lượt từng nội dung
Chia nhóm tập luyện theo các khu vực. GV theo dõi, nhắc nhở, sửa chữa.tổ chức cho HS tập luyện dưới hình thức thi đua
* Biểu diễn thi đua giữa các tổ
Lần lượt từng tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi vượt chướng ngại vật, đi chuyển hướng phải, trái. 
b, Trò chơi: “Con cóc là cậu Ông trời” 
- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy đinh chơi
Đội hình trò chơi
- Lần 1: Hs chơi thử
- Lần 2: Cả lớp chơi chính thức có thi đua
- Nhận xét – Tuyên dương
III. Phần kết thúc.
- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học và giao bài tập về nhà.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 - Về nhà ôn lại các động tác vận động cơ bản
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 15-16.doc