Giáo án Lớp 3 Tuần 18 đến 21

Giáo án Lớp 3 Tuần 18 đến 21

TIẾNG VIỆT

Ôn tập

I- Mục tiêu.

 * Ôn về từ chỉ sự vật.

 - Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi, gia đình, trường học.

 - Kể lại việc em chăm sóc người thân trong gia đình bị ốm.

 * Rèn kĩ năng dùng từ hợp lý trong từng văn cảnh và kể lại được việc em đã chăm sóc một người thân trong gia đình bị ốm, mệt như thế nào?

 * Tự tin, hứng thú khi học Tiếng Việt.

II- Các hoạt động dạy và học.

1- Ổn định tổ chức.

 

doc 89 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 18 đến 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần đệm
Thứ hai ngày 09 tháng 01 năm 2006
tiếng việt
Ôn tập
I- Mục tiêu.
	* Ôn về từ chỉ sự vật.
	- Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi, gia đình, trường học.
	- Kể lại việc em chăm sóc người thân trong gia đình bị ốm.
	* Rèn kĩ năng dùng từ hợp lý trong từng văn cảnh và kể lại được việc em đã chăm sóc một người thân trong gia đình bị ốm, mệt như thế nào?
	* Tự tin, hứng thú khi học Tiếng Việt.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: Viết tiếp các từ chỉ sự vật vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các hình ảnh so sánh:
a- Ban đêm ở thành phố, đèn điện sáng như.....
b- Nắm ngón tay em như .........
c- Trăng rằm trung thu tròn như..........
d- Bốn chân của chú voi to như.......
 Bài 2: Tìm 1 số từ có tiếng "giá" Đặt câu với từ tìm được.
 Bài 3: Hãy chia các từ ngữ sau thành 3 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: trường học, ông bà, sân trường, hiếu thảo phụng dưỡng, đùm bọc, thiếu nhi, trẻ nhỏ, ngây thơ, hồn nhiên, thương con quý cháu, kính thầy yêu bạn, hiếu động, tự tin, ngoan ngoãn, thông minh, chăm bẵm, lễ phép, thật thà, giáo viên, học sinh.
 Bài 4: Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh.
a- Mặt trời mới mọc đỏ ối.
b- Con sông quê em quanh co, uốn khúc.
c- Mặt biển phẳng lặng rộng mênh mông.
d- Tiếng mưa rơi ầm ầm, xáo động động cả một vùng quê yên bình.
 Bài 5: Đề bài: Kể lại việc em chăm sóc người thân trong gia đình bị ốm.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề văn.
- Yêu cầu học sinh nhớ lại việc làm khi chăm sóc người ốm => kể lại.
 * Em đã chăm sóc ai bị ốm?
 * Em đã làm gì để chăm sóc người thân bị ốm?
 * Kết quả việc làm của em như thế nào?
 * Em có suy nghĩ gì khi người thân bị ốm?
- Yêu cầu một số học sinh lên nêu miệng các việc mình đã làm để chăm sóc người thân bị ốm.
- Yêu cầu học sinh viết lại những gì đã nói vào vở.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
a...sao sa.
b...năm cánh hoa.
c...cái đĩa.
d...cột đình.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi => báo cáo kết quả làm việc.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm việc theo nhóm (viết ra giấy) => báo cáo kết quả làm việc.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Nghe giáo viên hướng dẫn mẫu câu a.
- Làm các phần còn lại vào vở.
- Trình bày miệng bài làm.
- Học sinh tìm hiểu đề văn.
- Trả lời theo những gợi ý.
- Học sinh trình bày miệng.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Đọc bài viết.
- Nhận xét, bổ sung.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
toán
Ôn: Nhân, chia số có 3 chữa số với số có 1 chữ số
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về nhân, chia số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.
	- Rèn kỹ năng đặt tính và tính nhân, chia số có 3 chữ số với số có 1 chữ số và vận dụng vào giải các bài toán có liên quan.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: Đặt tính và tính.
 231 x 4 919 : 7 972 : 6 125 x 8
 116 x 7 920 : 4 732 : 4 848 : 8
 Bài 2: Tính giá trị biểu thức.
 414 : (137 - 128) 918 : 9 - 65
 824 : 8 x 9 619 + 23 x 5
 (15 + 60) x 3 (917 - 63) : 7
?+ Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
 Bài 3: Một tấm vải dài 42 m. Người bán hàng bán 2 lần. Mỗi lần 8 m và một lần 16 m. Hỏi tấm vải còn lại dài bao nhiêu m?
 Bài 4: Tìm X
 X : (653 - 467) = 2
 (234 + 117) : X = 9
 X x (143 - 135) = 904
 (963 - 199) - X = 189
 Bài 5: Tính nhanh.
a- 76 + 78 + 86 - 70 - 68 - 66
b- 7 + 7 + 7 + ...+ 7 - 777
 111 số 7
c- 6 x 7 + 12 x 6 + 6 x 81
d- 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10
- Học sinh làm lần lượt vào bảng con.
- Nêu các thực hiện.
- Học sinh làm bài vào vở => lên bảng chữa bài.
- Nhận xét.
- Tính giá trị biểu thức.
- Đọc bài toán.
- Phân tích bài toán.
- Làm bài vào vở.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Nêu phương pháp làm từng phép tính.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài nhận xét.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 10 tháng 01 năm 2006
 Toán
ôn giải toán có lời văn
I - Mục tiêu.
	- Củng cố về giải toán có lời văn.
	- Rèn kĩ năng giải các bài toán bằng 2 phép tính thuộc các dạng toán cơ bản đã học.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II - Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1. Lớp 3A có 31 học sinh, số học sinh lớp 3B nhiều hơn lớp 3A là 9 học sinh. Hỏi cả 2 lớp có tất cả bao nhiêu học sinh?
 Bài 2. Nhà An thu hoạch được tất cả là 594 kg thóc khô. Mẹ mang sát 34 kg thóc để dùng, còn lại cất đầy vào 8 thùng đều bằng nhau. Hỏi mỗi thùng chứa mấy kg thóc?
 Bài 3. Túi bột mì nặng 1kg. Túi bột ngọt nặng bằng túi bột mì. Hỏi túi bột ngọt nặng bao nhiêu?
 Bài 4. Tìm một số, biết số đó giảm đi 9 lần rồi cộng với 3 bằng 10?
 Bài 5. Thời gian từ bây giờ đến hết ngày hôm nay (tức là 12 giờ đêm hôm nay) bằng nửa thời gian từ lúc bắt đầu ngày hôm nay(tức là 12 giờ đêm hôm qua) đến bây giờ. Hỏi bây giờ là mấy giờ?
?+ 1 ngày có mấy giờ?
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh trên sơ đồ
 24 giờ
Đầu ngày Bây giờ Hết ngày
3 Củng cố - Dặn dò. Nhận xét giờ học.
- Đọc bài toán.
- Phân tích bài toán.
- Làm bài vào vở.
- Tìm hiểu đề toán.
- Học sinh làm bài => chữa bài.
- Phân tích bài toán.
- Học sinh làm bài và chữa bài.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Đọc và tìm hiểu đề toán.
- ....24 giờ.
- Học sinh làm bài - 1 học sinh lên bảng làm bài.
tiếng việt
Ôn tập
I- Mục tiêu.
	*	+ Củng cố về biện pháp tu từ so sánh.
	+ Viết một lá thư cho người thân.
	*	 Rèn kỹ năng đặt câu có sử dụng hình ảnh so sánh trong câu văn và kỹ năng viết thư với đầy đủ nội dung.
	* Trau dồi vốn Tiếng Việt.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
	Bài 1: Gạch dưới câu văn có hình ảnh so sánh.
	Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng nồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp non là hàng ngàn ánh nến xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.
 Bài 2: Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.
- Tiếng suối ngân nga như......
- Mặt trăng tròn vành vạnh như......
- Trường học là...........
- Mặt nước hồ trong tựa như........
- Tán bàng xoè ra giống.............
 Bài 3: Tìm một số thành ngữ so sánh trong Tiếng Việt. Đặt câu với các thành ngữ tìm được.
VD: Trắng như tuyết.
Nước da cô gái Nga trắng như tuyết.
 Bài 4: Đặt một số câu văn có sử dụng kiểu so sánh hơn (kém) và so sánh giữa hoạt động với hoạt động.
 Bài 5: Tập làm văn. 
Đề bài: Em hãy viết thư cho người thân ở nơi xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của mình cho người ấy biết.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề văn.
?+ Đề bài yêu cầu gì?
 + Viết thư với nội dung gì?
 + Nêu các phần chính của bức thư.
- Giáo viên nêu câu hỏi tương ứng với các phần chính của bức thư, yêu cầu học sinh trả lời.
- Yêu cầu một số học sinh lên trình bày miệng toàn bộ bức thư.
- Yêu cầu viết những gì vừa nói vào vở.
3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Nêu miệng bài làm.
- Tìm những hình ảnh so sánh với nhau trong mỗi câu văn.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Học sinh làm theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Chữa bài nhận xét.
- Tìm hiểu yêu cầu bài.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Báo cáo kết quả làm việc.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Nêu miệng bài làm.
- Trình bày vào vở.
- Viết thư cho người thân.
-...thăm hỏi và kể về tình hình học tập của mình.
- Học sinh nêu miệng.
- Học sinh nói miệng.
- Học sinh trình bày miệng.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Đọc bài làm 1 học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Thứ tư ngày 11 tháng 01 năm 2006
 Toán
ôn: Tìm thành phần chưa biết của phép tính
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
	- Rèn kỹ năng tìm số bị chia, số chia, số bị trừ, số trừ, thừa số chưa biết, số hạng chưa biết trong phép tính.
	- Tự tin hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt tộng dạy và học
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
	Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống.
Số bị chia
712
884
864
- Đặt đề toán tương ứng với mỗi cột.
- Làm từng cột tương ứng với đề toán.
Số chia
7
7
5
Thương
113
4
8
147
	Bài 2: Tìm X
 738 - X = 199 X x 5 = 189
 X : 9 = 108 720 + XZ = 389
 X : (653 - 467) = 2 (234 + 117) : X = 9
 Bài 3: Mẹ có 162 quả dừa, mẹ đã bán đi 17 quả, số quả dừa còn lại mẹ xếp đều vào 5 sọt. Hỏi mỗi sọt đựng bao nhiêu quả dừa.
 Bài 4: Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 268 m. Chiều dài mảnh đất là 96 m. Tính chiều rộng của mảnh đất?
 Bài 5: Cho hình vẽ
 A B
 D C
- Hãy kẻ thêm vào tứ giác ABCD 2 đoạn thẳng để được 9 hình tứ giác. Đọc tên các hình tứ giác đó.
- Đọc bài toán.
- Phân tích bài toán.
- Làm bài vào vở.
- Đọc bài toán.
- Phân tích bài toán.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài nhận xét.
- Xác định yêu cầu bài.
- Học sinh làm bài theo nhóm đôi.
- Lên bảng chữa bài.
3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
tiếng việt
Ôn tập
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về mẫu câu Ai là gì? Ai làm gì?
	Mở rộng vốn từ về cộng đồng, quê hương, các dân tộc.
	- Rèn kỹ năng đặt câu theo mẫu và mở rộng vốn từ về cộng đồng, quê hương, các dân tộc.
	- Trau dồi vốn Tiếng Việt.
II- Hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: Cho các tiếng: thợ, nhà, viên.
Hãy thêm vào trước hoặc sau các tiếng trên một tiếng (hoặc 2, 3 tiếng) để tạo thành các từ chỉ người lao động trong cộng đồng.
 Bài 2: Gạch dưới thành ngữ nói về quê hương.
Non xanh nước biết, thức khuya dậy sớm, non sông gấm vóc, thẳng cánh cò bay, học một biết mười, chôn rau, cắt rốn, làng trên xóm dưới, dám nghĩ dám làm, muôn hình muôn vẻ, quê cha đất tổ.
Đặt câu với một trong các thành ngữ nói về quê hương?
 Bài 3: Gạch dưới câu có mô hình Ai làm gì? trong đoạn văn sau:
Thanh đến bên bể nước múc nước vào thau rửa mặt. Nước mắt rượi. Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảng trời xanh. Căn nhà, thửa vườn của bà như một nơi mát mẻ hiền lành.
 Bài 4: Dùng mỗi từ ngữ sau để đặt một câu có mô hình Ai làm gì? 
a- chạy nhanh như ngựa phi
b- hăng say làm việc trên cánh đồng vào ngày mùa
c- bơi lội tung tăng.
 Bài 5: Điền tiếp từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn t ... nh cảm thân thiện, mến khách của thiếu nhi Việt Nam với khách nước ngoài.
- Giáo viên đọc truyện: Cậu bé tốt bụng.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo các câu hỏi trong vở bài tập Đạo đức - bài tập 2
Kết luận: Khi gặp khách nước ngoài em có thể chào, cười thân thiện chỉ đường nếu họ nhờ. Nên giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp khi cần thiết.
3- Hoạt động 3: Nhận xét hành vi.
Mục tiêu: Biết nhận xét những hành vi nên làm khi tiếp xúc với khách nước ngoài và hiểu quyền được giữ bản sắc văn hoá của dân tộc mình.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét việc làm của các bạn trong những tình huống ở 5 bức tranh của bài tập 3 - vở bài tập Đạo đức.
Kết luận: Không nên chê bai trang phục và ngôn ngữ của dân tộc khác. Cần cởi mở, tự tin khi tiếp xúc với người nước ngoài để họ hiểu thêm về đất nước mình, thấy được lòng hiếu khách, sự thân thiện trên đất nước chúng ta.
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi câu hỏi.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Học sinh lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả làm việc.
- Các nhóm thảo luận nhận xét việc làm của các bạn trong từng tình huống.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
4- Củng cố - Dặn dò.
	- Sưu tầm tranh, ảnh, truyện về việc cư xử với người nước ngoài và thái độ khi tiếp xúc với họ.
	- Nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 10 tháng 02 năm 2006
tập làm văn
Nói về trí thức
Nghe kể: Nâng niu từng hạt giống
I - Mục tiêu.
	- Quan sát tranh, nói đúng về những trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm. Nghe kể câu chuyện "Nâng niu từng hạt giống"
	- Rèn kỹ năng nói về những trí thức và công việc của họ. Nhớ nội dung, kể lại đúng, tự nhiên câu chuyện "Nâng niu từng hạt giống".
	- Trau dồi vốn Tiếng Việt.
II- Đồ dùng:
	- Bông lúa (tranh).
	- Bảng lớp viết 3 câu hỏi (SGK).
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Đọc báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua?
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Bài 1:
- Yêu cầu các nhóm quan sát lần lượt từng bức tranh sau đó thực hiện yêu cầu của bài.
- Yêu cầu đại diện nhóm báo các kết quả thực hiện lần lượt từng bức tranh.
 Bài 2: 
- Giáo viên kể câu chuyện "Nâng niu từng hạt giống"
?+ Viện nghiên cứu nhận được quà gì?
- Giáo viên hỏi lần lượt từng câu hỏi (SGK)
- Giáo viên kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện.
- Đọc yêu cầu bài.
- Học sinh quan sát => thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh nghe.
-...10 hạt giống quý.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh khá, giỏi kể => học sinh tiếp thu chậm kể.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Tập viết
Ôn chữ hoa O, Ô, Ơ
I- Mục tiêu.
	- Củng cố cách viết các chữ hoa O, Ô, Ơ thông qua bài tập ứng dụng: Tên riêng: Lãn Ông.
	Câu ca dao: ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây
Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người
	- Viết đúng, đẹp tên riêng và câu ca dao.
	- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng.
	- Mẫu chữ hoa O, Ô, Ơ.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh viết: Nguyễn, Nhiễu
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn viết trên bảng con.
- Luyện viết chữ hoa: O, Ô, Ơ, Q, T
 + Giáo viên viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết cách chữ.
- Luyện viết từ ứng dụng: Lãn Ông.
 + Lãn Ông (1720 - 1792 ) là một lương y nổi tiếng, sống cuối đời nhà Lê.
- Luyện viết câu ứng dụng.
Lưu ý: Câu ca dao ca ngợi những sản vật quý, nổi tiếng ở Hà Nội.
- Hướng dẫn học sinh viết: ổi, Quảng, Tây.
3- Hướng dẫn viết vào vở Tập viết.
- Giáo viên nêu yêu cầu bài viết => yêu cầu học sinh viết bài.
- Giáo viên chấm và nhận xét 1 số bài chấm.
- Học sinh tập viết các chữ O, Ô, Ơ, Q, T trên bảng con.
- Học sinh viết trên bảng con từ Lãn Ông.
- Học sinh nhận xét về độ cao, khoảng cách giữa các chữ trong câu ứng dụng và luyện viết: ổi, Quảng, Tây.
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết.
4- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
toán
Tháng - Năm
I- Mục tiêu.
	- Làm quen với các đơn vị đo thời gian: tháng - năm. Biết được 1 năm có 12 tháng, các tháng trong 1 năm, số ngày trong từng tháng.
	- Biết xem lịch.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng.
	- Tờ lịch năm 2006.
III- các hoạt động dạy và học.
1- Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng.
a- Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm.
- Giáo viên giới thiệu treo tờ lịch 2006 và giới thiệu.
?+ Một năm có bao nhiêu tháng?
b- Giới thiệu số ngày trong từng tháng.
?+ Tháng 1 có bao nhiêu ngày?
 + Tháng 2 có bao nhiêu ngày?
- Tương tự như vậy đến tháng 12.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ số ngày trong từng tháng.
2- Thực hành.
 Bài 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời miệng lần lượt từng câu hỏi.
 Bài 2:
- Giáo viên giới thiệu tờ lịch tháng 8 năm 2006.
- Yêu cầu học sinh trả lời lần lượt từng câu hỏi sách giáo khoa.
-...12 tháng.
-... 28, 29 ngày.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh trả lời miệng câu hỏi.
Học sinh làm việc theo nhóm đôi yêu cầu của bài tập.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Chữa bài, nhận xét.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Chính tả
Bàn tay cô giáo
I- Mục tiêu.
	- Nhớ và viết lại chính xác bài thơ " Bàn tay cô giáo"
	- Trình bày đúng, đẹp bài thơ "Bàn tay cô giáo". Làm đúng bài tập điền âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn (tr, ch, ~, ‚)
	- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng.
	- Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh viết: trí thức, nhìn trăng, tia chớp, trêu chọc.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn học sinh nhớ viết.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
?+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
 + Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
 + Nên viết bắt đầu từ ô nào trong vở?
- Yêu cầu học sinh tìm những chữ dễ viết sai => hướng dẫn luyện viết.
- Yêu cầu học sinh nhớ và viết lại bài thơ.
- Đọc soát lỗi.
- Giáo viên chấm và nhận xét 1 số bài chấm.
c- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2a vào vở bài tập Tiếng Việt.
- 2 học sinh đọc lại bài chính tả.
-...4 chữ.
-...viết hoa.
-...2 đến 3 ô ly.
- Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con.
- Học sinh viết bài vào vở chính tả.
- Học sinh đổi chéo vở soát lỗi chính tả.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.
- 1 học sinh lên bảng chữa bài trên bảng phụ.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học
chiều
tiếng việt +
Ôn nói về trí thức. Kể chuyện "Nâng niu từng hạt giống"
I- Mục tiêu.
	- Nói được về những người trí thức và công việc của họ đang làm kể lại được nội dung câu chuyện "Nâng niu từng hạt giống".
	- Rèn kĩ năng nói về những người hoạt động trí thức và kể lại đúng, tự nhiên cả câu chuyện Nâng niu từng hạt giống.
	- Tự tin, hứng thú trong học Tiếng Việt.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
a- Nói về tri thức.
- Những người tri thức, họ là những ai?
- Yêu cầu học sinh giới thiệu về người trí thức. Vai trò, đóng góp của họ cho xã hội.
* Họ là ai?
* Họ làm những công việc gì?
* Họ có những đóng góp gì cho xã hội?
?+ Tất cả những người tri thức họ đều có một điểm chung là gì?
 + Em học tập được gì ở những người trí thức.
b- Kể chuyện: Nâng niu từng hạt giống.
- Yêu cầu 1 học sinh khá, giỏi lên kể lại câu chuyện.
- Tổ chức cho học sinh kể.
-... bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, nhà nghiên cứu, nhà khoa học,...
- Học sinh giới thiệu về người tri thức mà mình được biết qua các câu gợi ý của giáo viên.
- Lao động hết mình vì sự phát triển của nhân loại.
..........
- 1 học sinh lên kể lại câu chuyện.
- Kể trong nhóm đôi.
- Kể trước lớp.
- Nhận xét và bình chọn người kể hay nhất.
3- Củng cố - Dặn dò.
	 - Nhận xét giờ học.
toán +
Ôn: Tháng - Năm
I- Mục tiêu:
	- Củng cố về đơn vị đo thời gian: tháng, năm.
	- Rèn kỹ năng xem lịch, biết được các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: Hãy cho biết số ngày mỗi tháng trong năm? Để dễ nhớ số ngày trong từng tháng còn có cách tính nào? Ví dụ?
 Bài 2: Ngày mùng 1 của tháng nào đó rơi vào ngày chủ nhật. Hỏi.
a- Các ngày chủ nhật tiếp theo của tháng đó rơi vào những ngày nào trong tháng?
b- Tháng đó có mấy ngày chủ nhật?
c- Ngày cuối cùng của tháng đó là ngày thứ mấy trong tuần?
 Bài 3: Ngày mùng 2 của một tháng nào đó rơi vào ngày chủ nhật. Hỏi.
a- Tháng đó có mấy ngày chủ nhật?
b- Ngày cuối cùng của tháng đó là ngày thứ mấy trong tuần?
 Bài 4: Ngày lễ Nôel (25-12) của một năm nào đó rơi vào ngày chủ nhật. Hỏi ngày mùng 1 tết dương lịch (1-1) của năm liền theo là ngày thứ mấy?
 Bài 5: Tháng 2 có thể có 5 ngày chủ nhật không? Khi nào xảy ra điều đó.
- Học sinh nêu miệng cách làm bài toán.
- Tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Nêu cách làm.
- Chữa bài, nhận xét.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
- Trình bày cách làm.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Trình bày miệng cách làm.
- Chữa bài, nhận xét.
3- Củng cố - Dặn dò. Nhận xét giờ học.
sinh hoạt lớp
Tuần 21
I- Kiểm điểm công tác tuần 21.
	a- Ban cán sự lớp lên nhận xét một số tình hình chung diễn biến trong tuần.
	b- Giáo viên tổng kết chung công tác trong tuần:
	- Thực hiện nghiêm túc thời gian học sau khi nghỉ tết: Nghỉ học có xin phép, đi học đúng thời gian qui định.
	- Tích cực ôn lại các bài đã học trong thời gian nghỉ tết dài.
	- Có ý thức luyện chữ, giữ vở sạch chữ đẹp. Chữ viết có tiến bộ: Minh Tiến, Vân Anh, Lê Hiếu.
	- Tham gia đầy đủ các buổi múa hát, sinh hoạt tập thể do trường tổ chức.
	- Tuyên dương học sinh: 
	* Hoàng Lê Đạt.
	* Vũ Hằng Nga.
	* Nguyễn Quỳnh Nga.
	* Phạm Văn Trung.
II- Phương hướng phấn đấu.
	- Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được.
	- Giữ vững thành tích đã đạt được trong tuần 21
	- Nghiêm cấm hiện tượng nói tục khi giao tiếp với bạn. 
	- Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch chữ đẹp.
	- Kết hợp vừa học kiến thức mới vừa ôn tập để chuẩn bị thi giữa kì II.
	- Hoàn thành 100% các thu kì II về nhà trường.
III- Chương trình văn nghệ.
	- Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 3 chuan tuan 28.doc