Giáo án Lớp 3 Tuần 27 - Lương Cao Sơn - Trường tiểu học Quang Trung

Giáo án Lớp 3 Tuần 27 - Lương Cao Sơn - Trường tiểu học Quang Trung

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HTL (Tiết 1)

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc:

- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu giữa các cụm từ.

- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: HS trả lời được 2 – 3 câu hỏi về nội dung bài đọc.

2. Ôn luyện và nhân hóa: Tập sử dụng phép nhân hóa để kể chuyện làm cho lời kể thêm sinh động.

 

doc 34 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 27 - Lương Cao Sơn - Trường tiểu học Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai ngày 20 tháng 03 năm 2006
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
(Xem thiết kế bài dạy của khối)
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HTL (Tiết 1)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu giữa các cụm từ.
- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: HS trả lời được 2 – 3 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. Ôn luyện và nhân hóa: Tập sử dụng phép nhân hóa để kể chuyện làm cho lời kể thêm sinh động.
II/ CHUẨN BỊ:
- Phát phiếu tên từng bài tập đọc.
- Sáu tranh minh họa truyện kể (BT2) trong SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu nội dung học tập trong tuần: Ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môm TV trong 8 tuần đầu của học kì II.
- Giới thiệu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc: (1/4 số HS trong lớp)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc (HS xem bài 1 -2 phút)
- HS đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt một câu hỏi về đoạn văn vừa đọc.
- GV cho điểm.
3. Bài tập: Kể lại câu chuyện “Quả táo” theo tranh, dùng phép nhân hóa để lời kể được sinh động.
- Gọi HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- GV lưu ý HS.
+ Quan sát kĩ 6 tranh minh họa đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung câu chuyện.
+ Biết sử dụng phép nhân hóa làm cho các con vật có hành động, suy nghĩ, cách nói năng như người.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 6. GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi 6 HS của 6 nhóm kể tiếp nối, mỗi nhóm 1 bức tranh lần 1 à nhận xét HS kể về nội dung chuyện.
- Gọi 3 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gọi HS nhận xét.
- Từng em lên bốc xem lại bài 1 -2 phút.
- HS thực hiện.
- HS trả lời.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc trong nhóm.
- 6 HS kể tiếp nối. Cả lớp nhận xét.
- 3 HS kể lại câu chuyện.
- 3 HS nhận xét bạn kể.
+ Tranh 1: Thỏ đang đi kiếm ăn, nhìn lên bỗng thấy một quả táo. Nó nhảy lên định hái táo, nhưng chẳng tới nhìn quanh thấy chị Nhím đang say sưa ngủ dưới gốc táo. Ở một cây thông bên cạnh, 1 anh Quạ đang đậu trên cành. Thỏ mừng quá bèn cất tiếng ngọt ngào: Anh quạ ơi anh làm ơn hái tôi quả táo với!
+ Tranh 2: Nghe vậy Quạ bay tới cành táo, cúi xuống mổ quả táo rơi cắm chặt cào bộ lông sắc nhọn của Nhím. Nhím choàng tỉnh dậy khiếp đảm bỏ chạy biệt mạng. Thỏ liền chạy theo gọi: Chị Nhím đừng sợ quả táo của tôi rơi đấy! Cho tôi xin quả táo nào?
+ Tranh 3: Nghe Thỏ nói vậy, Nhím hết sợ dừng lại. Vừa lúc đó Thỏ và Quạ cũng tới nơi. Cả ba đều nhận quả táo là của mình. Thỏ quả quyết “Quả táo là tôi nhìn thấy trước”. Quạ khăng khăng “Nhưng tôi là người hái nó’. Còn Nhím bảo “Chính tôi mới là người bắt được quả táo”. Ba con vật chẳng ai chụi ai.
+ Tranh 4: Ba con vật cã nhau mãi. Bỗng bác Gấu đi tới, thấy Thỏ, Quạ và Nhím cãi nhau, bác Gấu bèn hỏi: Có chuyện gì thế các cháu? Thỏ, Quạ và Nhím tranh nhau nói. Ai cũng cho rằng mình đáng được hưởng quả táo
+ Tranh 5: Sau khi hiểu được đầu đuôi câu chuyện bác Gấu ôn tồn bảo: Các cháu người nào cũng góp công, góp sức để có được quả táo này. Vậy các cháu nên chia quả táo làm 3 phần bằng nhau.
+ Tranh 6: Nghe bác Gấu nói vậy, cả ba hiểu ra ngay. Thỏ bèn chia quả táo làm 4 phần, phần thứ 4 nó mời bác Gấu. Bác Gấu bảo:
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục luyện kể câu chuyện. Những HS chưa có điểm kiểm tra giữa kì II về nhà tiếp tục luyện đọc.
ÔN TẬP – KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HTL (Tiết 2)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (yêu cầu như tiết 1).
2. Tiếp tục ôn về nhân hóa: Các cách nhân hóa.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
- Bảng lớp nghi bài thơ “Em Thương”(BT2).
- 3 - 4 tờ phiếu viết nội dung BT2: Kẻ bảng để HS làm bài tập 2.
- Bảng để nối hai cột (BT2b).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài: 
Nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc: (1/4 số HS trong lớp). Thực hiện như tiết 1.
3. Bài tập 2: 
- GV đọc bài thơ “Em Thương”.
- Gọi 1 HS đọc các câu hỏi a, b, c.
- Phát phiếu cho HS và yêu cầu HS làm việc theo nhóm. GV giúp đỡ các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm làm xong, dán phiếu trên bảng.
+ Lời giải a: 
Sự vật được nhân hóa
Chỉ từng đặc điểm của con người
Từ chỉ hoạt động của con người
Làn gió
Mô côi
Tìm ngồi
Sợi nắng
Gầy
Run run, ngã
+ Lời giải b:
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS đọc lại, lớp theo dõi SGK.
- Cả lớp theo dõi.
- HS chia 4 nhóm và thảo luận, ghi nội dung cần thiết vào phiếu.
- Đại diện 4 nhóm dán phiếu trên bảng.
Làn gió
Giống một người bạn ngồi trong vườn cây.
Sợi nắng
Giống một người gầy yếu.
Giống một bạn nhỏ mồ côi.
+ Lời giải c: Tác giả rất yêu thơ, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn, những người ốm yếu không nơi nương tựa.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc thuộc lòng bài thơ “Em Thương”.
- Nhắc HS chưa kiểm tra tập đọc yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
TOÁN
Tiết 131.	 CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Nhận biết các con số có 5 chữ số.
- Nắm được cấu tạo thập phân của các số có 5 chữ số, có các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- Biết đọc viết các số có 5 chữ số.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Bảng các hàng của số có 5 chữ số. Bảng số trong bài tập 2/140.
HS: Bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét bài kiểm tra.
2. Dạy bài mới: 
a> Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
b> GV treo bảng có gắn các số như phần bài học của SGK/140.
* Giới thiệu số 42316:
- Coi mỗi thẻ ghi số 10000 là một chục nghìn, vậy có mấy chục nghìn?
- Có bao nhiêu nghìn?
- Có bao nhiêu trăm?
- Có bao nhiêu chục?
- Có bao nhiêu đơn vị?
- Gọi HS lên bảng viết số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số.
* Giới thiệu cách viết số 42316.
-Dựa vào cách viết số có 4 chữ số, bạn nào có thể viết số có 4 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 6 đơn vị?
+ Số 42316 có mấy chữ số?
- Khi viết số này chúng ta bắt đầu viết từ đâu?
* Giới thiệu cách đọc số 42316:
- Bạn nào có thể đọc được số 42316?
-GV đọc lại: bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu.
- GV viết lên bảng các số 2357 và 32357; 8759 và 38759; 3876 và 63876 c> Luyện tập thực hành:
+ Bài 1/140: (viết theo mẫu)
- Yêu cầu HS quan sát bảng số thứ nhất, đọc và viết số đựơc biểu diễn trong bảng số.
- Yêu cầu HS tự làm phần b.
+ Bài 2/141: (viết theo mẫu)
- Bài toán yêu cầu làm gì?
- Hãy đọc số có 6 chục nghìn, 8 nghìn, 3 trăm, 5 chục, 2 đơn vị?
- Yêu cầu HS làm tiếp bài tập.
- Nhận xét, chữa bài.
+ Bài 3/141: Đọc số.
- GV viết các số 23116, 12427, 3116, 82427 và chỉ số bất kì cho HS đọc.
+ Bài 4/141 Điền số?
- Yêu cầu HS điền số còn thiếu vào ô trống trong từng dãy số.
Nhận xét, sửa bài.
4. Củng cố dặn dò: 
- Khi đọc viết số có 5 chữ số chúng ta viết đọc từ đâu đến đâu.
- Nhận xét tiết học
D : Về nhà luyện tập thêm và đọc, viết số có 5 chữ số.
- Nghe nhận xét.
- Nghe giời thiệu.
- HS quan sát bảng số.
- Có 4 chục nghìn.
- Có 2 nghìn.
- Có 3 trăm.
- Có 1 chục.
- Có 6 đơn vị.
- HS lên bảng viế số theo yêu cầu.
- 2 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con.
- Số có 5 chữ số.
- Viết theo thứ tự từ hàng cao đến hàng thấp (hoặc viết từ trái à phải)
- 2 HS đọc – lớp theo dõi.
- 1 HS đọc lại số 42316.
- HS đọc từng cặp số.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào bảng con.
- HS làm vào SGK.
- Đọc số và viết số.
- Sáu mươi tám nghìn ba trăm năm mươi hai.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở 
- HS đọc số và phân tích theo yêu cầu:
+ Hai mươi ba nghìn một trăm mười sáu.
- 1 HS yêu cầu.
- 3 HS lên bảng làm 3 ý
- HS dưới lớp làm vào SGK
- Từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU:
1. Học sinh hiểu.
- Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em.
2. HS biết tôn trọng giữ gìn, không làm hư hỏng thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng
3. HS có thái dộ tôn trọng thư từ, tài sàn của người khác.
II/ CHUẨN BỊ:
- Phiếu học tập HĐ1 
- Cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư..để chơi đóng vai.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cữ:
- Em hãy kể 1 tấm gương, mẩu chuyện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác mà em biết.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đề.
2. Hoạt động 1: Nhận xét hành vi.
- Mục tiêu: HS có kĩ năng nhận xét những hành vi liên quan đến tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
* GV phát phiếu giao việc cho từng nhóm và yêu cầu HS thảo luận để nhận xét hành vi nào đúng, hành vi nào sai?
a> Thấy bố đi công tác về, Thắng liền lục túi xem bố mua quà gì cho mình?
b> Mỗi lần sang nhà hàng ... thú nuôi?
Kết luận
Nuôi thú có nhiều ích lợi, lấy lông, da, sữa, thịt, lấy sức kéo,trông nhà, bắt chuột.
- Làm thế nào bảo vệ thú nuôi?
Kết luận: thú nuôi đem lại nhiều lợi ích. Chúng ta phải bảo vệ chúng: cho ăn đầy đủ, giữ môi trường sạch sẽ, thoáng mát , tiêm phòng bệnh.
Kết thúc:
- Về nhà sưu tầm tranh ảnh về thú rừng
- Nhận xét tiết học
- HS thực hiện theo yêu cầu,dùng thẻ màu nhận định đúng sai.
- Đ
- S
- S
- S
- Đ
- S
- Đ
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm:mỗi HS giới thiệu một con vật:
VD: Đây là con trâu, con trâu có các bộ phận là đầu, mình, chân, đuôi, trên đầu trâu có sừng.
-Một số điểm giống:
Đẻ con ,có 4 chân và có lông.
-một sô điểm khác:
Có nơi sống và thức ăn khác nhau,có con có sừng, con không co sừng
-HS trả lời
-Các nhóm trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung
-1,2 HS nhắc lại kết luận.
- Các nhóm nhận giấy và ghi kết quả thảo luận:
- Lấy thịt, sữa, lấy lông, da, lấy sức kéo
- Các nhóm lần lượt kể
-HS lắng nghe.
-Cho thú ăn đầy đủ,làm chuồng trại phù hợp, chăm sóc thú để không bị bệnh, lai tạora giống thú mới.
- Các nhóm thảo luận chọn một con vật vẽ hình,chú thích các bộ phận.
-Sau 6 phút,các nhóm dán kết quả lên bảng.
Mỗi nhóm cử đại diệnlên giới thiệu về con vật được vẽ
- HS nêu lại ghi nhớ trong SGK(4HS)
THỂ DỤC
ÔN BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ
 TRÒ CHƠI: HOÀNG ANH-HOÀNG YẾN
I/MỤC TIÊU:
-Ôân bài thể dục phát triển chung với cờ. Yêu cầu thuộc bài va øthực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi: Hoàng Anh – Hoàng Yến, tham gia chơi chủ động nhanh nhẹn.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN.
Sân trường rộng, sạch, đảm bảo an toàn tập luyện.
Mỗi HS có hai cờ.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
ĐL
PHƯƠNG PHÁP
1. Phần mở đầu:
-phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
-Chạy chậm trên địa hình tự nhiên
-Đứng tại chỗ khởi động các khớp
-Trò chơi:Làm theo hiệu lệnh.
2. Phần cơ bản:
a) Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ
Cho cả lớp ôn bài thể dục 8 động tác 2-3 lần mổi lần tập liên hoàn 2x8 nhịp.Cán sự điều khiển-GV giúp đỡ sửa sai cho HS.
-Cho HS triển khai đội hình đồng diễn để tập bài thể dục phát triển chung 1 lần, mỗi động tác 3 lần 8 nhịp.
-Thi trình diễn giữa các tổ thể dục phát triển chung
b.Trò chơi Hoàng Anh-Hoàng Yến
- Yêu cầu HS phải tập chung chú ý. Chạy hoặc đuổi thật nhanh, không được xuất phát truớc lệnh của GV
-Đội thắng khen, đội thua phải nắm tay thành hình tròn vừa nhảy vừa hát bài:Lớp chúng ta đoàn kết.
3. Phần kết thúc
-Vừa đi vừa hít thở sâu
-GV và HS hệ thống lại bài.
-Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Nhận xét giờ học.
4’
10’-12’
1 lần
1’-2’
2’
*
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
- 4 hàng ngang
GH
A * * * * 
B * * * * 
GH
THỦ CÔNG
LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (tiết 3)
I. MỤC TIÊU
- Làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật.
- Hứng thú với giờ học làm đồ chơi.
II. CHUẨN BỊ
- Mẫu lọ gắn tường làm bằng bìa.
- Một lọ hoa gắn tường đã gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bài.
- Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra đồ dùng : giấy màu, kéo, hồ dán.
2. Hoạt động 3 : HS thực hành làm lọ hoa gắn tường và trang trí.
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy ?
-GV dùng tranh quy trình làm lọ hoa để hệ thống lại các bước làm lọ hoa gắn tường.
- Tổ chức cho HS làm theo nhóm.
- Gợi ý cho HS cắt, dán các bông hoa có cành, lá để cắm trang trí vào lọ hoa.
- Đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Nhận xét, dặn dò
- Chuẩn bị giờ học sau mang giấy, kéo, bút chì, hồ dán để học bài : Làm đồng hồ để bàn.
- Nhận xét tiết học.
-HS kiểm tra đồ dùng, tổ trưởng báo cáo.
-B1 : gấp tờ giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
-B2 : tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi nếp gấp làm thân lọ hoa.
-B3 : Làm thành lọ hoa gắn tường.
-HS trang trí và trưng bày sản phẩm theo nhóm.
Thứ sáu ngày 24 tháng 3 năm 2006
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP – KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG(tiết 7)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL.
Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảy phiếu, mỗi phiếu ghi tên một bài thơ và mức độ yêu cầu HTL.
Một số tờ giấy cỡ to phôtô ô chữ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra HTL
- HS lần lượt lên bốc thăm chọn bài và HTL như đã yêu cầu.
3. Giải ô chữ:
- Gọi 2HS đọc lại yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS quan sát ô chữ trong SGK, hướng dẫn HS làm bài:
B1: Dựa theo lời gợi ý, phán đoán từ ngữ đó là gì?
B2: Ghi từ ngữ vào các ô trống dòng (hàng ngang) có đánh số thứ tự viết bằng chữ in hoa, mỗi ô trống ghi một chữ cái. Các từ này phải có nghĩa đúng như là gợi ý và có số chữ khớp với số ô trên từng dòng.
B3: Sau khi điền đủ 8 từ ngữ vào các ô trống theo dòng ngang, đọc từ mới xuất hiện ở dãy ô có in màu.
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một bảng từ như SGK, yều cầu các nhóm thảo luận tìm từ điền vào ô chữ.
- Mỗi từ tìm đúng tính 10 điểm, sai trừ 5 điểm. Tìm đúng từ ở ô chữ in màu được 20 điểm. Nhóm xong đầu tiên được cộng 3 điểm, nhóm xong thứ hai được cộng 2 điểm, nhóm xong thứ 3 được cộng 1 điểm, nhóm xong cuối cùng không được cộng điểm.
- Yêu cầu HS nhận xét?
Dòng 1: phá cỗ
Dòng 2: Nhạc sĩ
Dòng 3: Pháo hoa
Dòng 4: Mặt trăng
Dòng 5: Tham quan
Dòng 6: Chơi đàn
Dòng 7 Tiến sĩ
Dòng 8: Bé nhỏ
à Từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ: PHÁT MINH.
3. Củng cố, dặn dò
- Những em nào làm chưa xong bài tập 2 về nhà làm tiếp.
-Ôn kĩ bài chuẩn bị KT giữa HKII.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- 2HS đọc, lớp đọc thầm. Quan sát ô chữ điền mẫu.
- HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu.
- Các nhóm nhận phiếu thảo luận từng từ.
- Cả lớp nhận xét, sửa chữa rồi điền chữ vào VBT.
CHÍNH TẢ
Kiểm tra tập đọc (Đọc hiểu - LTVC)
TOÁN
T135: SỐ 100000 – LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
Giúp HS:
Nhận biết được 100 000
Củng cố cách đọc, viết các số có 5 chữ số.
Cũng cố về thứ tự các số có 5 chữ số
Nhận biết được số liền sau 99999 là 100 000
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
10 mảnh bìa, mỗi mảnh bìa có ghi số 10 000.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên làm bài.
a, 4500 + 300 =
 6400 – 400 =
b, 8900 – (4500 + 400)=
 8900 – 4500 – 400 =
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài.
- Số lớn nhất có 5 chữ số là số nào?
b) Giới thiệu số 100000 lên bảng sau:
10000, 10000, 10000, 10000, 10000, 10000 , 10000
- Có mấy chục nghìn?
- Gắn tiếp một mảnh bìa có ghi 10000, hỏi mấy chục nghìn – 80000
- Gắn tiếp một mảnh bìa ghi 10000 đặt cạnh mảnh bìa 80000. Có mấy chục nghìn?
- Gắn thêm một mảnh bìa ghi 10000 đặt cạnh 9 thẻ số lúc trước. 
- Chín chục nghìn thêm 10000 nữa:
à Vì mười chục là một trăm nên mười chục còn gọi là một trăm nghìn à ghi 100000 nghìn( nhiều HS đọc một trăm nghìn).
- Chỉ vào từng số, cho HS đọc lại nhiều lần
- Số 100000 gốm mấy chữ số?
c) Luyện tập thực hành
Bài 1:
- Bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số trong dãy số này bằng số đứng liền trước thêm bao nhiêu đơn vị?
- Vậy số nào đứng sau số 20000?
- Nhận xét, chữa bài
- Yêu cầu HS tự làm b, c, d.
+ Các số trong dãy b là số như thế nào?
+ Các số trong dãy c là số như thế nào?
+ Các số trong dãy d là số như thế nào?
Bài 2:
- BT yêu cầu gì?
- Vạch đầu tiên trên tia số?
- Trên tia số có tất cả bao nhiêu vạch?
- Vậy vạch cuối cùng biểu diễn số nào?
- Vậy hai vạch biểu diễn hai số liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 3:
- BT yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS từ phân tích và giải bài toán.
- Chữa bài cho điểm
3. Củng cố, dặn dò
- Về nhà luyện tập thêm về toán vừa học.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS thực hiện.
- 99999
- Có 7 chục nghìn.
- Có tám chục nghìn.
- HS thao tác theo
- Có 9 chục nghìn.
- HS thao tác
- Có 10 chục nghìn.
- Nhiều Hs đọc một trăm nghìn.
- 70000, 80000, 90000, 100000
- Gồm 6 chữ số, chữ số 1 đứng đầu, và 5 chữ số 0 tiếp theo.
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Thêm mười nghìn (1 chục nghìn)
- Số 30000
 - 1HS lên bảng, lớp làm vào SGK :
10000, 20000, 30000, 40000, 50000, 60000, 70000, 80000, 90000, 100000.
-HS thực hiện theo yêu cầu
- Tròn nghìn, bắt đầu từ số 10000
- Tròn trăm, bắt đầu 18000
- Là số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 18235
- Điền số thích hợp vào chỗ trống trên tia số.
- 40000
- 7 vạch
- 100000
- 10000
- Tìm số liền trước, liền sau của một số có 5 chữ số.
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
12533
43904
62369
39998
99998
12534
43905
62370
39999
99999
12535
43906
62371
40000
100000
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
- 1HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
Tóm tắt:
Có 7000 chỗ
Đã ngồi 5000 chỗ
Chưa ngồi  chỗ?
Bài giải
Số chỗ chưa có người ngồi
7000 – 5000 = 2000(chỗ)
Đáp số : 2000 chỗ
TẬP LÀM VĂN
KIỂM TA VIẾT (CHÍNH TẢ – TẬP LÀM VĂN)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN - 27.doc