Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Quảng Sơn

Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Quảng Sơn

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

1. Khởi động:

- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi. Kiểm tra bài cũ.

- GV giới thiệu bài học mới.

- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở.

- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.

2. Hình thành kiến thức:

* Hoạt động 1: Thành lập bảng nhân 6

Việc 1: Các em hãy quan sát tấm bìa có các chấm tròn trong SGK trang 19.

- Đọc và thực hiện các phép nhân tương ứng.

Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh để xác định phép nhân.

- Thực hiện tương tự và viết phép nhân vào nháp.

Việc 3: BHT tổ chức cho cả lớp đọc và học thuộc bảng nhân 6.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Bài tập 1: Tính nhẩm

Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT 1 trong SGK trang 19.

Việc 2: Nhẩm lại bảng nhân vừa học và suy nghĩ tự làm bài vào phiếu.

Việc 3: Trao đổi với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả đúng.

Bài tập 2: Giải bài toán có lời văn

Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT 2 trong SGK trang 19.

Việc 2: Nhóm trưởng nêu câu hỏi cho các bạn trả lời:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Để biết 5 thùng có tất cả bao nhiêu lít dầu ta làm phép tính nào?

- Nhận xét câu trả lời của các bạn.

Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trình bày kết quả và nhận xét.

Bài tập 3: Đếm thêm 6 rồi viết số thích hợp vào ô trống

Việc 1: Đọc yêu cầu BT3 trong SGK trang 19.

Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả đúng.

Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên nêu ý kiến của mình.

 

doc 18 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 08/07/2022 Lượt xem 308Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Quảng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN ĐĂKGLONG
TRƯỜNG TH QUẢNG SƠN
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 4
Thứ/ngày
 Tiết 
Môn
Tên bài dạy
 Thứ hai 
24/9/2018
7
Tập đọc
Người mẹ
4
Kể chuyện
Người mẹ
16
Toán
Luyện tập chung
4
Chào cờ
Tuần 4
Thứ ba
25/9/2018
17
Toán
Kiểm tra
7
Chính tả
Người mẹ
7
TN- XH
Hoạt động tuần hoàn
4
Đạo đức
Giữ lời hứa (T2)
Thứ tư
26/9/2018
18
Toán
Bảng nhân 6
8
Tập đọc 
Ông ngoại
4
LT & Câu
Từ ngữ về gia đình.Ôn tập câu Ai là gì?
Thứ năm
27/9/2018
19
Toán
Luyện tập 
8
Chính tả
Ông ngoại
4
Tập viết
Ôn chữ hoa C
8
TN-XH
Vệ sinh cơ quan tuần hoàn
Thứ sáu
28/9/2018
20
Toán
Nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số(không nhớ)
4
TLV
Nghe-kể: Dại gì mà đổi.Điền vào giấy tờ.. 
4
SHL
HĐTNST
Tuần 4
Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2018
Môn :TẬP ĐỌC
Tiết 7 : Bài:NGƯỜI MẸ
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ND: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.(trả lời được các CH SGK).
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
2. Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Luyện đọc
Việc 1: Các em mở SGK trang 29 nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn giọng đọc.
- BHT tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét, chia sẻ cách đọc với bạn.
Việc 2: BHT tổ chức cho HS đọc từ khó trên bảng lớp. Sau đó nhận xét, sửa sai.
- BHT tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
- Các em thảo luận nhóm đọc và giải nghĩa các từ mới trong SGK trang 30.
Việc 3: Nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm.
- Chia sẻ và nhận xét bạn đọc.
- BHT tổ chức cho các nhóm thi đọc.
+ Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Việc 1: Em đọc thầm các câu hỏi trong SGK trang 30.
- Suy nghĩ và tự trả lời các câu hỏi đó.
Việc 2: 2 bạn nêu và trả lời câu hỏi để thống nhất kết quả.
Việc 3: Nhóm trưởng lần lượt nêu các câu hỏi cho các bạn trong nhóm trả lời, nhận xét và rút ra nội dung của bài.
- Lắng nghe GV chốt nội dung.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Việc 1: Các em lắng nghe GV đọc mẫu giới thiệu giọng đọc của từng đoạn.
Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn luyện đọc phân vai.
+ Nhận xét, chia sẻ cách đọc với bạn.
Việc 3: BHT tổ chức cho các nhóm thi đọc phân vai.
- Nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em học được điều gì qua câu chuyện này?
 Môn :KỂ CHUYỆN
Tiết 4 : Bài : NGƯỜI MẸ
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động:
- BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi kết hợp kiểm tra bài cũ: Nối tiếp nhau kể lại từn đoạn câu chuyện Chiếc áo len.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Hoạt động 1: Phân vai (người dẫn chuyện, bà mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết), dựng lại câu chuyện Người mẹ.
Việc 1: Các em đọc yêu cầu trong SGK trang 30.
- Cả lớp lắng nghe GV hướng dẫn cách kể chuyện.
Việc 2: BHT tổ chức cho cả lớp chia nhóm kể chuyện theo vai: mỗi nhóm 6 người). Các nhóm tự chia vai và tập dựng lại câu chuyện.
Việc 3: BHT tổ chức cho các nhóm thi dựng lại câu chuyện trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương và bình chọn người kể tốt.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Qua câu chuyện này, em hiểu gì về tấm lòng của người mẹ?
Em hãy kể lại câu chuyện này cho bạn bè hoặc người thân nghe ở nhà.
-----------------------------------------------------------
Môn :TOÁN
Tiết 16 : Bài : LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết làm các phép tính về cộng, trừ, nhân, chia số có 3 chữ số, bảng nhân chia đã học. 
- Giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị).
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập1: Đặt tính rồi tính
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và quan sát hình ở BT1 trong SGK trang 18.
- Suy nghĩ và tự làm bài vào phiếu.
Việc 2: Suy nghĩ tự làm bài.
Việc 3: Trao đổi, nêu cách làm với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả đúng.
Bài tập 2: Tìm x
Việc 1: Các em hãy đọc phép tính và nội dung BT 2 trong SGK trang 18. 
Việc 2: Trao đổi, nêu cách làm với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả đúng.
Việc 3: Nhóm trưởng yêu cầu từng bạn nêu cách thực hiện phép tính.
- Nhận xét, chia sẻ với nhau trong nhóm.
Bài tập 3: Tính
Việc 1: Đọc nội dung BT3 trong SGK trang 18.
Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên đọc các phép tính và nêu lên cách làm.
- Sau đó các nhóm thảo luận thống nhất kết quả làm vào bảng nhóm.
Việc 3: BHT tổ chức cho các nhóm thi trình bày kết quả trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương nhóm có kết quả đúng và nhanh nhất.
Bài tập 3: Giải bài toán có lời văn
Việc 1: Các em đọc nội dung bài toán ở BT4 trong SGK trang 18.
Việc 2: Nhóm trưởng nêu câu hỏi cho các thành viên trả lời:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để làm được bài toán ta thực hiện phép tính gì?
- Sau đó, các thành viên suy nghĩ tự làm bài vào nháp.
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên nêu bài làm của mình.
- Nhận xét, tuyên dương những bạn có kết quả đúng.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em hãy thực hiện vẽ hình theo mẫu ở BT4 trong SGK trang 18 để chia sẻ với bạn trong tiết học sau.
Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2018
 Môn :TOÁN
Tiết 17 : Bài :KIỂM TRA
I. Mục tiêu:
- Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần).
- Khả năng nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị (dạng , , , ).
- Giải bài toán có một phép tính.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi kết hợp KTBC.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- HS làm bài vào vở BT
----------------------------------------
Môn :CHÍNH TẢ ( NGHE – VIẾT)
Tiết 7: Bài : NGƯỜI MẸ
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT 2a, 3b.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi, kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở.
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.2. Hình thành kiến thức:
2.1 Nghe viết:
* HS chuẩn bị:
Việc 1: Các em mở SGK trang 30 lắng nghe GV giới thiệu và đọc đoạn chính tả.
Việc 2: BHT tổ chức cho một vài bạn đọc lại đoạn văn trước lớp, các bạn khác đọc thầm lại đoạn văn.
Việc 3: Tổ chức cho cả lớp nhận xét bạn đọc.
* HS nhận xét:
Việc 1: Nhóm trưởng nêu câu hỏi cho các thành viên nghe và suy nghĩ:
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Tìm các tên riêng có trong bài?
+ Các tên riêng ấy được viết như thế nào?
+ Những dấu nào được dùng trong đoạn văn?
Việc 2: Đại diện nhóm nêu câu hỏi cho các thành viên trả lời và nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung các câu trả lời đó.
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho cả lớp viết một số từ khó vào bảng con: Thần Chết, Thần Đêm Tối, giành lại, ...
- Nhận xét chữ viết của các bạn trong nhóm.
2.2 HS viết bài và nhận xét:
Việc 1: Các em lấy đồ dùng và chuẩn bị viết bài.
Việc 2: Lắng nghe GV đọc và viết vào vở, chú ý lỗi chính tả.
Việc 3: Trao đổi vở cho nhau để soát lỗi.
- BHT tổ chức cho cả lớp chia sẻ, nhận xét bài viết của bạn.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 2 a: Điền vào chỗ trống d hay r?
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT 2a trong SGK trang 31.
Việc 2: Suy nghĩ và tự làm bài vào phiếu.
Việc 3: Trao đổi với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả đúng.
Bài tập 3 b: Tìm các từ chứa tiếng có vần ân hoặc âng, có nghĩa như sau:
Việc 1: Các em đọc yêu cầu và nội dung BT 3b trong SGK trang 31.
- Suy nghĩ tự làm bài vào phiếu.
Việc 2: Đọc kết quả của mình cho bạn bên cạnh nghe, chia sẻ, nhận xét kết quả.
Việc 3: Nhóm trưởng điều khiển các thành viên chia sẻ kết quả cho cả nhóm.
- Các bạn nhận xét, bổ sung đưa ra kết quả đúng.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em hãy thực hiện BT2b, 3a để chia sẻ với bạn trong tiết học sau.
-----------------------------------------------------------
 Môn:TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
 Tiết:7 Bài: HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN
I. Mục tiêu:
- HS biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không 
lưu thông được trong các mạch máu cơ thể sẽ chết
 II. Hoạt động học: 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
2. Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Thực hành 
- Việc 1: Em quan sát vào H1,2 trang 16 SGK 
 Các bạn trong hình đang làm gì ?
 - Việc 2: Trao đổi ý kiến với bạn. Thống nhất ý kiến với bạn. 
- Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thảo luận, chia sẻ ý kiến.
- Việc 4: Thư kí tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm báo cáo giáo viên.
- GV giúp đỡ HS cho HS đọc điều cần biết SGK / tr 16
Hoạt động 2 : Làm việc với Sách giáo khoa
- Việc 1: Em quan sát vào H 3 trang 17 SGK và TLCH .
+ Chỉ động mạch tĩnh mạch trên sơ đồ? 
+ Nêu chức năng của từng loại mạch máu ?
+ Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ? Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì?
+ Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn? Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì?
- Việc 2: Trao đổi ý kiến với bạn. Thống nhất ý kiến với bạn. 
- Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thảo luận, chia sẻ ý kiến.
- Việc 4: Thư kí tổng kết ý kiến thốn ...  ĐỘNG ỨNG DỤNG
Tìm những từ chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r ở BT2b để chia sẻ với bạn trong tiết học sau.
-----------------------------------------------------
Môn :TẬP VIẾT
Tiết 4 : Bài : ÔN CHỮ HOA C
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa C, tên riêng “Cửu Long” câu ứng dụng: 
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa
Việc 1: Các em đọc tên riêng trong SGK trang 34. Suy nghĩ và tìm các chữ hoa trong bài.
Việc 2: Quan sát chữ mẫu của GV và nghe quy trình viết. Lắng nghe GV giới thiệu về địa danh Cửu Long.
Việc 3: BHT tổ chức cho cả lớp viết lần lượt các chữ hoa và từ ứng dụng Cửu Long.
- Nhận xét, tuyên dương những bạn viết chữ đẹp.
* Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng
Việc 1: Em đọc thầm cả câu ứng dụng trong SGK trang 34.
Việc 2: Các em lắng nghe GV giới thiệu nội dung câu ca dao. Suy nghĩ để chia sẻ ý hiểu của em về câu ca dao đó.
Việc 3: BHT tổ chức cho cả lớp tập viết trên bảng con các chữ: Công, Thái Sơn, Nghĩa.
- BHT tổ chức nhận xét, tuyên dương những bạn viết đúng, đẹp.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Hoạt động 3: Viết bài vào vở
Việc 1: Em mở vở Tập Viết 3 tập 1 trang 9, quan sát nội dung cần viết.
Việc 2: Các em lắng nghe GV nêu yêu cầu viết, nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ trong nhóm tư thế ngồi viết đúng.
Việc 3: Tự viết vào vở, chú ý viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* Hoạt động 4: Nhận xét bài viết
Việc 1: Em hoàn thành bài viết và chia sẻ với bạn bên cạnh để kiểm tra lỗi chính tả, độ cao con chữ, khoảng cách giữa các chữ.
Việc 2: BHT tổ chức cho các nhóm thi đua chọn ra bài viết đúng và đẹp nhất.
- Tuyên dương, khen ngợi và động viên các bạn.
Việc 3: Báo cáo với GV kết quả của cuộc thi.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em hãy viết thêm phần ứng dụng trong vở Tập viết trang 10 và chia sẻ với người thân để nhận xét chữ viết của mình.
------------------------------------------
 Môn: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 Tiết 8 Bài: VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN 
 I. Mục tiêu:
 Qua bài học, em biết:
 - So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn.
 - Nêu các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
 - Tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
 - KNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin.Liên hệ thực tế.
 II. Hoạt động học: 
 A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
2. Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Trò chơi vận động.
- Việc 1: GV phổ biến các trò chơi với mức độ vận động tăng dần.
 - Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang.
 - Mèo đuổi chuột.
 - Việc 2: HS chơi 
 - Việc 3: Xong mỗi trò chơi, em thấy mạch đập và nhịp tim thế nào? 
 Trao đổi với bạn ý kiến của mình.
- Việc 4: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thảo luận, chia sẻ ý kiến.
- Việc 5: Thư kí tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm báo cáo giáo viên.
- GV giúp đỡ HS chốt nội dung chính.
* Hoạt động 2:Nhận biết việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tim mạch.
- Việc 1: Em quan sát vào H2,3,4,5,6, trang 19 SGK 
 Việc nào nên làm, việc nào không nên làm?
- Việc 2: Trao đổi ý kiến với bạn. Thống nhất ý kiến với bạn. 
- Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thảo luận, chia sẻ ý kiến.
- Việc 4: Thư kí tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm báo cáo giáo viên.
- GV giúp đỡ HS cho HS đọc điều cần biết SGK / tr 19
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
- Việc 1: Quan sát các mạch máu trên tay, chân của mình. 
 Chỉ cho bạn các mạch máu em nhìn thấy trên tay, chân của mình.
 C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 Hãy thực hiện:
 Tìm một số mạch máu trên tay chân của người thân trong gia đình.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2018
 Môn :TOÁN
Tiết 20 : Bài : NHÂN SỐ CÓ HAI CHŨ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (KHÔNG NHỚ)
I. Mục tiêu:
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số không nhớ.
- Vận dụng để giải bài toán có một phép nhân.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
2. Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Phép tính 26 x 3
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung phép tính 26 x 3 trong SGK trang 22.
Việc 2: Nghe GV hướng dẫn cách đặt tính và tính 26 x 3.
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức trao đổi, nêu cách làm để hiểu cách thực hiện.
* Hoạt động 2: Phép tính 54 x 6
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung phép tính 54 x 6 trong SGK trang 22.
Việc 2: Chia sẻ với bạn bên cạnh nêu cách làm.
Việc 3: Nhóm trưởng yêu cầu từng bạn nêu cách thực hiện.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1: Tính
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT1 trong SGK trang 22.
Việc 2: Suy nghĩ và tự làm bài vào phiếu.
Việc 3: Trao đổi, nêu cách làm với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả đúng.
Bài 2: Giải bài toán có lời văn
Việc 1: Đọc yêu cầu BT2 và bài toán trong SGK trang 22.
Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trả lời câu hỏi:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để biết 2 cuộn vải như thế dài bao nhiêu mét ta làm phép tính gì?
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhóm thảo luận làm bài vào bảng phụ.
Việc 4: BHT tổ chức cho cả lớp nhận xét kết quả của các nhóm và tuyên dương.
Bài 3: Tìm x
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu ở BT3 trong SGK trang 22. 
Việc 2: Suy nghĩ tự làm bài vào nháp.
Việc 3: Nhóm trưởng yêu cầu từng bạn nêu bài làm của mình.
- Nhận xét, chia sẻ ý kiến với nhau để thống nhất kết quả đúng.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em hãy đặt tính rồi tính để chia sẻ với bạn trong buổi học sau:
21 x 4
44 x 2
23 x 3
-----------------------------------------
 Môn :TẬP LÀM VĂN
Tiết 4 : Bài : NGHE KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu:
- Nghe - kể lại được câu chuyện dại gì mà đổi (BT1).
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi, kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1: Hãy kể về gia đình em với một người bạn em mới quen
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu, gợi ý và quan sát tranh minh hoạ BT1 trong SGK trang 36.
- Lắng nghe GV kể chuyện.
- Nhóm trưởng tổ chức cho các nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé?
+ Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
+ Vì sao câu bé nghĩ như vậy?
Việc 2: Lắng nghe GV kể lần hai.
Việc 3: BHT tổ chức cho cả lớp thi kể trước lớp.
- Các bạn khác lắng nghe và nhận xét, bình chọn người kể tốt.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em hãy kể lại câu chuyện: Dại gì mà đổi cho bạn bè và người thân nghe.
------------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
TUẦN 4
 I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm được tình hình hoạt động của lớp trong tuần.
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 4. nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động tuần
- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 5, phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
- GD HS ý thức tổ chức kỉ luật, đoàn kết chan hòa với bạn bè.
II.Các hoạt động dạy - học:
1. Đánh giá các hoạt động tuần qua:
 * Nề nếp tác phong :
 - Có ý thức tự giác làm vệ sinh lớp học. Học tập khá nghiêm túc, một số em phát biểu xây dựng bài sôi nổi:
 - Nhìn chung các em đi học tương đối đầy đủ, đúng giờ. 
 - Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học chưa chú ý nghe cô giáo giảng bài:
*Tuyên dương một số em có tiến bộ trong học tập : My Ni Huy..
*Nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt : Trần Hiếu, Hòa , Thuyết.
2. Kế hoạch tuần 5.
- Duy trì sĩ số chuyên cần. nề nếp học tập của lớp
- Rèn chữ viết hàng ngày.
- Tham gia ủng hộ quỹ vì bạn nghèo do đội phát động.
- Thực hiện tốt nội quy của trường của lớp .
- Duy trì tốt nề nếp qui định của trường , lớp.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.
- Vệ sinh lớp và cá nhân sạch sẽ.
III. Trải nghiêm sáng tạo
* CHỦ ĐIỂM : MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM
Tiết 4: CHỦ ĐỀ 1 : AN – BUM SỞ THÍCH CỦA TÔI
I.Mục tiêu:
- Em làm được cuốn an – bum về sở thích của bản thân
- Biết giới thiệu về bản thân qua cuốn an- bum.
- Biết bắt đầu có ý thức xây dựng hình ảnh mong muốn về bản thân để mọi người yêu quý.
. A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
1.Khởi động
- Việc 1: Ban tự quản cho các bạn hát và làm động tác theo lời bài hát.
- Việc 2: Cá nhân đọc mục tiêu bài (2 lần).
- Việc 3: Trao đổi mục tiêu bài trong nhóm . 
- Việc 4: Ban tự quản tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu bài trước lớp.
 Giáo viên giới thiệu bài học tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Hoạt động 1: Khám khá sở thích của tôi 
- Giáo viên hướng dẫn .
- Học sinh tìm các sở thích ở nhiệm vụ 1
Ví dụ : Bông ơi cậu thích gì, cậu định giói thiệu sở thích gì cho cả lớp. tớ sẻ nói sở thích nuôi mèo cho cả lớp
Ví dụ : Cậu hảy nhảy theo tớ, cậu sẻ rất thích đấy. Ôi ngại lắm. Cậu thử đứng dậy thử bước theo tớ. Đấy cậu đã nhay được rồi đấy. Hóa ra nhảy cũng thích cậu nhỉ, tớ cũng thấy thoải mái.
- Đến lớp trao đổi sở thích với các bạn, sở thích các bạn là gì.sở thích nào giống khác em.
- Giáo viên yêu cầu trao đổi kĩ hơn về sở thích của bạn bè
- Giáo viên hướng dẫn:Hãy viết lại cảm nhận của mình khi khám phá thêm sở thích mới.
- Các nhóm cử 1- 2 bạn giới thiệu
- Các nhóm nhận xét, tuyên dương
- Giáo viên quan sát giúp đỡ
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
- Giáo viên khen ngợi, động viên học sinh
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và xem nội dung tiếp theo trong bài
- Nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_4_nam_hoc_2019_2020_truong_tieu_hoc_quang.doc