Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 - Trường Tiểu học số 2 Cát Minh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 - Trường Tiểu học số 2 Cát Minh

Tiết1:SHTT

 - Giáo viên trực tuần điều khiển chào cờ.

 - Nhắc nhở một số ưu khuyết điểm trong tuần .

 -Nhắc lại một số nhiệm vụ cần thực hiện trong tuần.

 - Cho lớp ra sân sinh hoạt sao.

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 854Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 4 - Trường Tiểu học số 2 Cát Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ hai ngày 29 / 9 / 2008
 TUẦN:4
Tiết1:SHTT
 - Giáo viên trực tuần điều khiển chào cờ.
 - Nhắc nhở một số ưu khuyết điểm trong tuần .
 -Nhắc lại một số nhiệm vụ cần thực hiện trong tuần.
 	 - Cho lớp ra sân sinh hoạt sao.
Tiết 2: Thể dục : (GV chuyên đảm nhiệm)
Tiết 31+4 : Tập đọc – kể chuyện :	 
 Bài : NGƯỜI MẸ (Tiết7)
 “An-đéc-xen”
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
§ Rèn kĩ năng đọc :
- Đọc đúng các từ ngữ : hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo.
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã.
- Hiểu nội dung chuyện : Người mẹ rất yêu con. Vì con người mẹ có thể làm tất cả.
§ Rèn kĩ năng nói :
- Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai ; nhận xét và thể hiện giọng điệu phù hợp với từng nhân vật.
§ Rèn kĩ năng nghe :
- Có kĩ năng tập trung theo dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai ; nhận xét, đánh giá đúng theo cách kể của mỗi bạn.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, biết kể tiếp lời kể của bạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh minh hoạ như SGK.
Bảng phụ viết đoạn văn : “ Thần chết chạy. . . cho bà”
	III/ LÊN LỚP 	
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
1’
15’
10’
10’
20’
1/ Ổn định tổ chức : 
- Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS đọc bài“Quạt cho bà ngủ”, trả lời câu hỏi ở SGK.
- GV nhận xét, ghi điểm cho từng em.
3/ Bài mới : 
 a- Giới thiệu và ghi đề bài :
 b-Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HS đọc nối tiếp từng câu.
-GV theo dõi kết hợp sửa sai cho HS về lỗi phát âm.
-Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
-
 Yêu cầu HS dừng lại giải nghĩa từ ngữ có trong đoạn vừađọc.
-Yêu cầu HS đọc theo nhóm.Nhóm trưởng theo dõi sửa sai cho các bạn.
 c- Tìm hiểu bài :
- Gọi 2 HS đọc đoạn 1 và 2.
? Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
? Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà?
? Thái độ của thần Chết thế nào khi thấy người mẹ ?
? Người mẹ trả lời như thế nào ?
 d- Luyện đọc lại :
- GV đọc lại đoạn 4.
- Yêu cầu các nhóm phân vai và đọc bài.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc.
 Cả lớp nhận xét, đánh giá.
KỂ CHUYỆN :
- Yêu cầu HS phân vai các nhân vật và dựng lại chuyện
Þ Các em nên nói lời nhân vật theo trí nhớ của mình, không nhìn sách. Có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, . . .
- Gọi những em khá thực hiện trước, sau đó đến các em khác.
4/ Củng cố – dặn dò :
? Qua bài đọc em hiểu gì về tấm lòng người mẹ ?
- Dặn HS về nhà tập dựng lại câu chuyện vừa học
- GV tuyên dương một số em tích cực trong học tập .
- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp – bắt bài hát.
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi ở SGK.
- HS lần lượt đọc từng câu nối tiếp nhau.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn chuyện và giải nghĩa từ.
- HS đọc bài theo nhóm.
- 1 HS đọc đoạn 1 và 1 HS đọc đoạn 2. 
- . . .bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai : ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó, làm nó đâm chồi, nảy lộc và nở hoa giữa mùa đông buốt giá.
- . . .bà mẹ làm theo yêu cầu của hồ nước :khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ hoá thành hai hòn ngọc.
-. . . Thần ngạc nhiên, không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở.
- . . .người mẹ trả lời vì bà là mẹ- người mẹ có thể làm tất cả vì con và bà đòi Thần Chết trả con cho mình.
- HS theo dõi ở SGK.
- Các nhóm phân vai và đọc bài.
- HS lần lượt thi đọc.
- HS tự phân vai và dựng lại câu chuyện.
- HS lắng nghe gợi ý để thực hành dựng lại chuyện.
- . . . người mẹ rất yêu con, rất dũng cảm. Người mẹ có thể làm tất cả vì con. Người mẹ có thể hi sinh bản thân của mì để cho con được sống.
- HS lắng nghe và thực hiện .
* RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : 
Tiết 5 : Toán :
 Bài : LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 16)
	I/ MỤC TIÊU :
Giúp HS : 
▪ Ôn tập củng cố cách tính cộng,trừ các số có ba chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng đã học.
▪ Củng cố cách giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị)
▪ Giáo dục HS lòng say mê học toán, cẩn thận, sáng tạo trong toán học.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ : Ghi bài tập 5.
	III/ LÊN LỚP : 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
1’
22’
3’
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra vở bài tập của HS nhóm 3, 4.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
 a-Giới thiệu và ghi đề bài.
 b-Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 : Đặt tính rồi tính :
 - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
 - Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu để các em làm được bài. 
 - Gọi vài em nêu kết quả.
-Bài 2 : Tìm x :
 - Ghi bài tập lên bảng, gọi HS thực hiện, các em khác làm vào bảng con.
 - GV kiểm tra, nhận xét. 
Bài 3 : Tính :
 - Ghi bài tập lên bảng, gọi 2 HS thực hiện, các HS khác làm vào bảng con.
 - GV nhận xét, đánh giá.
Bài 4 : Giải toán có lời văn :
 - Gọi 1 HS đọc bài toán.
 Tóm tắt : 
Thùng thứ nhất : 125 l
Thùng thứ hai : 160 l
Thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất :l ?
? Bài toán cho biết gì ? 
? Bài toán hỏi gì ?
? Muốn biết thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiêu l em làm thế nào ? 
 - Gọi 1 HS làm ở bảng, các em khác làm vào vở
 - GV nhận xét, sửa chữa.
Bài 5 : Vẽ hình theo mẫu :
-Yêu cầu HS quan sát hình ở SGK và vẽ vào vở.
4/ Củng cố – dặn dò :
Dặn dò HS chuẩn bị bài tiếp theo.
- Lớp hát tập thể
- HS trình vở để GV kiểm tra.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- HS nêu kết quả.
415 + 415 = 234 + 432 =
666
X x 4 = 32 X : 8 = 4
 X = 32 : 4 X = 4 x 8
 X = 8 X = 32
5 x 9 + 27 = 45 + 27 80 :2 – 13 = 40 –13 
 = 72 = 27
- HS đọc bài toán.
-. . . thùng thứ nhất có 125 l, thùng thứ hai có 160 l.
- . . hỏi thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiêu lít ?
- - . . . lấy 160 - 125 
- HS thực hiện ở bảng.
Giải :
Số lít dầu thùng thứ hainhiều hơn thùng thứ nhất là :
160 - 125 = 35 (l)
Đáp số : 35 l dầu .
- HS vẽ hình theo mẫu vào vở. 
	* RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
 Thứ ba / 30 / 9 / 2008
Tiết 1 : Toán :
Bài : KIỂM TRA (Tiết17)
	I/ MỤC TIÊU
▪ Kiểm tra kết quả ôn tập đầu năm của HS, tập trung vào :
Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ (có nhớ một lần) các số có ba chữ số.
Nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị (dạng 1/2 ; 1/3 ; 1/4 ; 1/5)
Giải bài toán đơn về ý nghĩa phép tính.
Kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc.
 ▪ Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, óc sáng tạo và thẩm mĩ trong học toán.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Chuẩn bị sẵn đề kiểm tra.
	III/ LÊN LỚP :
Ghi đề kiêûm tra (7’)
Bài 1 : Đặt tính rồi tính :
327 + 416 ; 561 - 244 ; 462 + 354 ; 728 - 456 
Bài 2 : Khoanh vào 1/3 số bông hoa :
❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀
❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ 
❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀
 Hình a : Hình b :
 Bài 3 : Mỗi hộp cốc có 3 cái cốc. Hỏi 9 hộp cốc như thế có bao nhiêu cái cốc ?
Bài 4 :a) Tính độ dài đường gấp khúc ABCD :
 b) Đường gấp khúc ABCD có độ dài là mấy mét ?
2) HS làm bài ra giấy kiểm tra (30’)
3) GV thu bài về nhà chấm (2’)
4) Dặn dò (1’)
- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết kiểm tra.
	* RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
.,	
Tiết 2 : Chính tả (nghe - viết) :
	Bài : NGƯỜI MẸ (Tiết7)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
§ Rèn kĩ năng viết chính tả :
- Nghe viết chính xác đoạn văn tóm tắt nội dung truyện : Người mẹ(62 tiếng). Biết viết hoa các chữ đầu câuvà các tên riêng. Viết đúng các dấu câu : dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt các vần dễ lẫn : ân / âng ; các âm dễ lẫn : d / gi / r.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Vở bài tập.
	III/ LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
1’
7’
10’
5’
10’
3’
’
1/Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS viết bảng, các HS khác viết bảng con các từ sau : ngắc ngứ, ngoắc tay, ngoặc đơn, leo, trèo.
- GV nhận xét, sửa chữa.
3/ Bài mới 
 a-Giới thiệu và ghi đề bài :
 b-Hướng dẫn HS nghe viết:
- GV đọc mẫu toàn bài viết.
- Gọi 2 – 3 HS đọc lại.
? Đoạn văn có mấy câu ?
? Tìm các tên riêng trong bài viết?
? Các tên riêng ấy được viết như thế nào?
? Những dấu câu nào được dùng trong đoạn văn ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn, viết ra nháp các từ mình hay viết sai.
 c/ HS viết bài :
 - GV đọc bài cho HS viết vào vở.
- GV theo dõi uốn nắn cho HS : Tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở. . . 
 Chấm chữa bài :
- Yêu cầu HS nhìn SGK tự chấmbài và ghi lỗi ra lề vở.
 - GV chấm 5 – 7 vở để nhận xét.
 d/ Bài tập :
§ Bài 2 : Điền vào chỗ trống r / d / gi :
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Gọi một HS nêu lời giải câu đố.
▪ Bài 3 : Tìm các từ :
- Chứa tiếng bắt đầu bằng : r / d / gi :
- GV đọc từng câu HS tìm từ ghi ra bảng con. GV nhận xét đánh giá.
* Hát nhẹ và êm cho trẻ ngủ.
* Có cử chỉ êm ái, dễ chịu.
* Phần thưởng trong cuộc thi hay trong trò chơi.
 4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS hoàn thiện bài tập ở vở và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học 
- Lớp hát
- HS luyện viết từ .
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- 2 – 3 HS đọc lại.
- . . .có 4 câu.
- . . . Thần Chết, Thần Đêm Tối.
- .  ... 
? Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo quá chật ?
? Kể tên một số thức ăn, đồ uống. . . giúp bảo vệ tim mạch.
? Kể tên đồ ăn, thức uống . . . làm tăng huyết áp và gây xơ vữa động mạch.
Ø KL : Thể thao, đi bộ. . . rất có lợi cho tim mạch nhưng phải hoạt động vừa sức.
 Cuộc sống vui vẻ, thư thái. . . giúp tim mạch hoạt động vừa phải, nhịp nhàng. . . tránh các cơn co thắt tim đột ngột.
 Các thức ăn : thịt,cá,rau. . . rất tốt cho tim mạch ; tránh các thức ăn nhiều mỡ động vật, rượu, bia, thuốc lá. . . làm tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch . . . 
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học.
- Lớp hát tập thể.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS tự kiểm tra nhịp đập của tim mình.
- HS làm theo lời hô của GV.
- . . . mạch đập và nhịp tim có nhanh hơn bình thường.
- HS tập động tác nhảy của bài thể dục.
- . . . khi vận động mạnh nhịp tim và mạch nhanh hơn so với lúc nghỉ ngơi.
 - HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức vừa học.
- . . . các hoạt động như : tập thể dục thể thao, đi bộ. . . có lợi cho tim mạch. Không nên luyện tập quá sức vì sẽ có hại cho sức khỏe.
-. . . lúc hồi hôïp, xúc động mạnh, lúc tức giận . . . có thể làm cho tim đập nhanh hơn . . .
-. . . vì như thế máu sẽ khó lưu thông hơn . . .
- . . . các thức ăn, đồ uống nên dùng vì tốt cho tim mạch : rau, quả, thịt, cá, vừng, lạc . . . 
-. . . các thức ăn, đồ uống . . . không tốt cho tim mạch : thức ăn chứa nhiều mỡ động vật, rượu, thuốc lá, ma túy. . . 
- HS theo dõi và ghi nhớ chắc chắn những điều vừa học.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 	* RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
 Thứ sáu ngày 3/10/2008
Tiết1:Âm nhạc:
 	 (GV chuyên đảm nhiệm)
Tiết 2 : Toán :
 Bài : NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ
 CÓ MỘT CHỮ SỐ(KHÔNG NHỚ) (Tiết 20) 
 I/ MỤC TIÊU :
Giúp HS : 
- Biết cách đặt tính rồi tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).
- Củng cố về ý nghĩa của phép nhân.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ : Đề bài tập.
	III/ LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
4’
1’
10’
20’
4’
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra vở bài tập của 2 nhóm HS (4, 5).
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới : 
 a- Giới thiệu và ghi đề bài :
 b- Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân :
Ghi 12 x 3 = ?
- 12 x 3 nghĩa là 12 đơn vị được lấy ba lần.
? Có cách nào để tính kết quả ?
 Vậy : 12 x 3 = 36
Ta có thể đặt tính như sau :
+ 3 nhân 2 bằng 6 viết 6 
+ 3 nhân 1 bằng 3 viết 3
- Gọi vài HS nhắc lại cách nhân.
@ Lưu ý : Khi đặt tính : thừa số 12 đặt ở dòng trên, thừa số 3 ở dòng dưới sao cho 3 thẳng cột với 2. Viết dấu nhân giữa hai dòng rồi vạch ngang.
 Khi tính phải lấy 3 nhân lần lượt từng chữ số của thừa số 12 kể từ phải sang trái.
 Các chữ số ở tích phải viết sao cho 6 thẳng cột với 3 và 2 ; 3 thẳng cột với 1.
 c- Luyện tập :
Bài 1 : Tính :
- Gọi HS lần lượt làm ở bảng, các em khác làm vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa chữa.
Bài 2 : Đặt tính rồi tính :
- Gọi HS lần lượt làm ở bảng, các em khác làm vào bảng con.
Bài 3 : Giải toán có lời văn :
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
? Bài toán cho biết gì ?
?Bài toán hỏi gì ?
? Muốn biết 4 hộp như thế có bao nhiêu bút chì màu ta làm thế nào ?
- Gọi 1 HS giải ở bảng, các em khác làm vào vở.
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Gọi 1 HS nhắc lại cách đặt tính và tính.
 - Dặn HS làm bài tập ở vở bài tập và chuẩn bị bài tiếp theo. 
- Lớp hát.
- HS 2 nhóm 4, 5 thực hiện.
- HS lắng nghe.
- lấy 12 + 12 + 12 = 36
- . . . lấy 3 nhân 2 bằng 6 viết 6
 3 nhân 1 bằng 3 viết 3.
- HS theo dõi ở bảng.
 32 ´ 3 42 ´ 2
1 HS đọc đề bài toán.
-. . . cho biết mỗi hộp có 12 bút chì màu.
- Hỏi 4 hộp như thế có bao nhiêu bút chì màu ?
- - . . . lấy 12 ´ 4 = 48.
Giải :
Số bút chì màu ở 4 hộp là :
12 ´ 4 = 48 (bút)
Đáp số : 48 bút chì.
- . . . ta viết thừa số này dưới thừa số kia sao cho chữ số hàng đơn vị thẳng cột với nhau.
 Nhân thừa số thứ hai với từng chữ số của thừa số thứ nhất kể từ phải sang trái.
- HS lắng nghe và thực hiện.
* RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : 
	 		..
Tiết 3 : Tập làm văn 
Bài : NGHE – KỂ : DẠI GÌ MÀ ĐỔI.
 ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN. (Tiết 4)
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
Rèn kĩ năng nói :
Nghe kể câu chuyện : Dại gì mà đổi, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên..
Rèn kĩ năng viết :
 - Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo..
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh minh họa câu chuyện.
Bảng lớp viết 3 câu hỏi SGK.
Vở bài tập.
	III/ LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
4’
1’
30’
4’
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS đọc bài văn : Kể về gia đình em ở tiết trước.
- Gọi 1 HS đọc lá đơn xin nghỉ học.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
 a- Giới thiệu và ghi đề bài 
 b- Hướng dẫn HS làm bài.:
- GV kể chuyện : Dại gì mà đổi.
- Cả lớp quan sát tranh minh họa.
? Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé?
? Cậu bé trả lời mẹ thế nào ?
? Vì sao cậu bé nghỉ như vậy ?
- GV kể lại lần 2.
- 1 HS đọc các câu hỏi ở bảng lớp.
- Gọi HS tập kể
- Gọi 5 à 6 HS thi kể.
- Cả lớp nhận xét và đánh giá.
 ? Truyện này buồn cười ở điểm nào ?
GV tuyên dương 1 số em kể tốt.
- Hướng dẫn HS lamø bài 2.
 Điền nội dung vào điện báo :
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập
? Tình huống cần viết điện báo là gì ?
? Yêu cầu của bài là gì ?
Þ Họ, tên, địa chỉ người nhận cần phải chính xác, cụ thể. Đây là phần bắt buộc phải có. Nếu không Bưu điện sẽ không biết chuyển cho ai.
▪ Nôïi dung : Phần này cần ghi vắn tắt nhưng phải đủ ý để người nhận điện hiểu. Bưu điện sẽ đếm chữ tính tiền.
▪ Họ, tên, địa chỉ người gửi : Phần này cũng tính tiền nên nếu thấy không cần thiết thì không ghi hoặc ghi vắn tắt.
▪ Họ, tên người gửi (ở dòng dưới) phần này không tính tiền nên phải ghi đầy đủ để Bưu điện cần liên hệ.
- Gọi vài em làm miệng trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS hoàn thành bài tập ở vở.
- Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
- Lớp hát.
- 2 HS kể về gia đình em ở tiết trước.
- 1 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- . . . vì cậu bé nghịch ngợm.
- . . . mẹ sẽ chẳng đổi được đâu.
- . . . vì cậu cho là không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm
- HS lắng nghe.
- . . . một HS đọc các em khác theo dõi ở bảng.
- HS kể chuyện.
-. . . lần lượt từng em kể
- . . . buồn cười vì cậu bé nghịch ngợm mới 4 tuổi cũng biết rằng không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm.
- 1 HS đọc cả lớp theo dõi.
- . . . em được đi chơi xa : đến nhà bà con ở khác tỉnh, đi nghỉ mát, cắm trại, . . . Trước khi em đi, ông bà, bố mẹ lo lắng nhắc em đến nơi phải điện về ngay. Đến nơi em phải điện báo tin để cả nhà yên tâm.
- . . . viết họ tên người gửi, người nhận vào vở và viết nội dung bức điện vào vở.
- HS lắng nghe để hiểu và biết cách điền vào mẫu điện báo ở bài tập.
- Người nhận, Cát Minh, Phù Cát, Bình Định.
Nội dung : Con đã đến nơi rất an toàn. Bố mẹ hãy yên tâm.
- HS lắng nghe GV dặn dò và làm theo.
	* RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Tiết4: Thủ công :
 Bài : GẤP CON ẾCH (TIẾT 2) (Tiết 4)	
	I/ MỤC TIÊU :
 - HS gấp được con ếchđúng kĩ thuật.
 - HS cảm thấyhứng thú với giờ học gấp hình.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Mẫu con ếch đã gấp sẵn bằng giấy màu.
- Giấy, kéo.
- Bút màu đen.
	III/ LÊN LỚP :
T/L
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
1’
28’
2’
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- Gọi 2-3 HS nêu các bước tiến hành gấp con ếch.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
* Giới thiệu và ghi đề bài :
- Gọi 1 HS thực hiện các thao tác gấp con ếch.
- GV nhận xét bổ sung.
4/ Thực hành :
- Tổ chức cho cả lớp thực hành gấp con ếch.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS còn lúng túng để các em gấp được con ếch.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của mình
- GV nhận xét, đánh giá từng sản phẩm.
5/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS ôn lại các thao tác gấp con ếch và chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sa
- Hát tập thể.
- HS trình đồ dùng để GV kiểm tra.
- HS nêu các bước tiến hành gấp con ếùch.
- HS thực hiện trước lớp.
- HS thực hành gấp con ếch.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
	* RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Tiết 5: SHTT:
 1/ Nhận xét tình hình hoạt động trong tuần:
 Nhìn chung các em đã đi vào nề nếp học tập, thực hiện tốt nội qui nhà trường. Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, đi học đầy đủ hơn , vệ sinh sạch sẽ.
 Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số em đi học trễ vì lý do vào lớp sớm hơn 15 phút. Một số em còn lơ là trong việc tiếp thu bài nên ít phát biểu xây dựng bài như :Chi, Cúc, Luân.
 2/ Kế hoạch hoạt động tuần đến:
Tiếp tục truy bài 15’ đầu giờ để giúp đỡ học sinh yếu .
Nhắc nhở HS khắc phục những sai sót đã nêu cố gắng phấn đấu học tốt hơn.
Tiếp tục thu các khoảng tiền theo qui định.
Nhắc nhở HS đi học đúng giờ hơn. Thực hiện tốt an toàn giao thông. 
Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, phân công những em giỏi đến nhà kèm những em yếu học tốt hơn
 CHÂU THANH DŨNG 
. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN -04-V.doc