Giáo án Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2008-2009 - Đỗ Thị Thu Hương

Giáo án Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2008-2009 - Đỗ Thị Thu Hương

I- Mục đích, yêu cầu:

 A. Tập đọc:

1- Rèn kỹ năng đọc đúng.

 - Đọc đúng: làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủi,

 - Biết đọc phân biệt lời nhân vật “tôi” với lời người mẹ.

2- Rèn kỹ năng đọc hiểu.

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ: khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn.

 - Đọc thầm khá nhanh, nắm được nhứng chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Từ đó, hiểu lời khuyên: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phảI làm cho được điều mình nói.

B. Kể chuyện:

1- Rèn kỹ năng nói.

 - Biết cách sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của truyện.

 - Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện bằng lời của mình.

2- Rèn kỹ năng nghe.

 - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

 * Giáo dục lòng yêu thích môn học.

II- Đồ dùng dạy – học:

 - GV: Tranh minh hoạ truyện kể (SGK).

 - HS: SGK.

 

doc 20 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1046Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2008-2009 - Đỗ Thị Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6.
Thứ hai ngày 29 tháng 9 năm 2008
Chào cờ
Tổng phụ trách đội tổ chức
Toán
Tiết 26: Luyện tập
I –Mục tiêu: Giúp HS:
 - Thực hành tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số.
 - Giải bài toán liên quan đến tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.
 - Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II - Đồ dùng dạy – học:
 - HS: bảng con.
III – Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 1.Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng làm: Tìm:
 1/5 của 10 lít dầu; 1/6 của 36m vải.
 - HS ở dưới lớp trả lời câu hỏi: Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm như thế nào?
2- Bài mới:* Giới thiệu bài (trực tiếp).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
* Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Phân tích bài toán.
- Muốn biết Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa ta làm như thế nào?
* Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở.
- HS giỏi tìm 2/4 số HS đang tập bơi của lớp?
* Bài 4: Yêu cầu HS quan sát hình.
- Mỗi hình có mấy ô vuông?
-1/5 của 10 ô vuông là bao nhiêu ô vuông?
-Hình nào đã tô màu 1/5 số ô vuông?
 Gọi 3 HS lên bảng làm phần a
- Lớp làm bảng con phần b.
- Nhận xét, sửa, chốt:
1/2 của 12 cm là: 12 : 2 = 6 (cm)..
- 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 em giải trên bảng, HS cả lớp nhận xét,chữa bài, chốt: Vân tặng bạn số bông hoa là: 
 30:6 =5(bông)
 Đ/S: 5 bông
- Lớp làm vào vở.Đổi vở chữa bài.
- Nhận xét, sửa, chốt: Lớp 3a có số bạn đang tập bơi là:
 28 : 4 = 7(bạn)
Đ/S: 7 bạn
- Là 10 : 5 = 2(ôv)
- H2 và H4
3-Củng cố – dặn dò: - Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ học. - Dặn dò giờ sau.
Tập đọc - Kể chuyện
Bài tập làm văn (tr 46 - 47)
I- Mục đích, yêu cầu:
 A. Tập đọc:
1- Rèn kỹ năng đọc đúng.
 - Đọc đúng: làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủi,
 - Biết đọc phân biệt lời nhân vật “tôi” với lời người mẹ.
2- Rèn kỹ năng đọc hiểu.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ: khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn.
 - Đọc thầm khá nhanh, nắm được nhứng chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Từ đó, hiểu lời khuyên: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phảI làm cho được điều mình nói.
B. Kể chuyện:
1- Rèn kỹ năng nói.
 - Biết cách sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của truyện.
 - Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện bằng lời của mình.
2- Rèn kỹ năng nghe.
 - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
 * Giáo dục lòng yêu thích môn học. 
II- Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Tranh minh hoạ truyện kể (SGK).
 - HS: SGK.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 A. Tập đọc.
 1- Kiểm tra bài cũ:- 2 HS đọc nối tiếp bài “Cuộc họp của chữ viết”.
 - Nêu vai trò của dấu chấm câu?
 - Nhận xét, cho điểm.
 2- Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Giới thiệu bài( trực tiếp).
b. Luyện đọc+ giải nghĩa từ.
* GV đọc cả bài + hướng dẫn cách đọc.
- Đọc từng câu: kết hợp luyện đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó có trong bài.
- Đọc từng đoạn: kết hợp giải nghĩa từ ngữ mới: khăn mùi soa,(như chú giải).
 c. Tìm hiểu bài.
- Nhân vật “tôi” trong truyện này tên là gì?
- Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào?
- Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn?
- Thấy các bạn viết nhiều, cô-li-a làm cách gì để viết dài ra?
- Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo:
a. Lúc đầu Cô-li-a ngạc nhiên?
b. Sau đó bạn vui vẻ làm theo lời mẹ?
- Bài đọc giúp em hiểu ra điều gì?
 d. Luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu.
 B. Kể chuyện.
1. Nêu nhiệm vụ: Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện, rồi chọn kể lại 1 đoạn của truyện bằng lời của em.
2. Hướng dẫn kể:
a. Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện.
b. Kể lại 1 đoạn bằng lời của em.
- GV nhắc nhở HS: kể bằng lời của em chứ không phải theo lời của Cô - li – a như trong chuyện.
- HS theo dõi
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu cho đến hết bài.HS tự phát hiện từ khó đọc để luyện đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
- HS đặt câu với từ: ngắn ngủn.
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- 1 HS đọc cả bài.
- Cô - li - a.
- Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?
- HS phát biểu, chốt: vì ở nhà, mẹ Cô - li – a thường làm mọi việc...
- Cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng mới làm và kể cả việc chưa bao giờ làm.
- Vì chưa bao giờ em phải giặt quần áo,.
- Vì nhớ ra đó là việc bạn đã nói trong bài tập làm văn.
- Lời nói phải đi đôi với việc làm. Những điều HS đã tự nói tốt về mình phải cố làm cho bằng được.
- HS luyện đọc đoạn 3; 4. 
- 1 số HS đọc diễn cảm bài văn.
- 4 HS tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài.
- Nhận xét, bình chọn.
- HS nêu lại.
- HS quan sát 4 tranh, nêu nội dung tranh rồi sắp xếp lại các tranh.
-HS nêu sau đó nhận xét và chốt: 3- 4-2- 1 – HS đọc mẫu.
- 1 HS kể mẫu 2 hoặc 3 câu.
- Từng cặp HS tập kể.
- 3 – 4 HS tiếp nối nhau thi kể lại 1 đoạn bất kì của truyện, HS cả lớp nhận xét, bình chọn.
3- Củng cố, dặn dò:
- Em có thích bạn nhỏ trong câu chuyện này không? Vì sao?
- Nhận xét giờ học
.
Buổi chiều
Giáo viên chuyên soạn giảng
Thứ ba ngày 30 tháng 9 năm 2008
Toán
Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số(chia hết ở các lượt chia)
- Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn bài tập 2
II. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi học sinh chữa bài tập 3
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
* Hướng dẫn học sinh thực hiện chia
Giáo viên nêu bài toán
Yêu cầu học sinh thực hiện
Giáo viên quan sát giúp đỡ
* Bài 1: Đọc đề bài
Cho học sinh làm bài
Giáo viên nhận xét, sửa chữa
* Bài 2: Đọc yêu cầu
Giáo viên hỏi củng cố cách tìm 1/2; 1/3 của một số
Cho học sinh làm bài
Giáo viên nhận xét, chữa bài
* Bài 3: Đọc đề bài
Hướng dẫn học sinh tóm tắt, làm bài
- Giáo viên chấm vở
3. Củng cố.
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1 Học sinh làm, lớp nhận xét, bổ sung.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- Học sinh nghe
- Học sinh phân tích tìm cách giải
- Lấy 96: 3
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài 
- 1 em chữa bài, đổi vở kiểm tra kết quả
-Học sinh đọc
- Học sinh nêu cách tìm
- Học sinh tự làm bài, chữa bài
- Lớp nhận xét
- Học sinh làm vở, 1 em lên bảng chữa
- Học sinh lĩnh hội.
Chính tả
Nghe viết: Bài tập làm văn.
I. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác đoạn văn tóm tắt câu chuyện.
- Rèn viết đúng chính tả, viết sạch, đẹp, viết đúng tên riêng người nước ngoài.
- Giáo dục ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ chép bài tập chính tả.
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ.
-Viết bảng con: Nắm cơm, lắm việc, gạo nếp, lo lắng
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
* Hướng dẫn viết chính tả
- Giáo viên đọc đoạn viết
(?) Cô- li- a đã giặt quần áo bao giờ chưa?
Vì sao Cô- li- a lại vui vẻ đi giặt quần áo
* Hướng dẫn cách trình bày.
- Đoạn văn có mấy câu? 
Tên người nước ngoài viết như thế nào? 
* Hướng dẫn viết từ khó.
- Giáo viên đọc một số từ khó
- Chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
* Giáo viên đọc cho học sinh viết bài
* Đọc soát lỗi
* Chấm bài, sửa lỗi.
* Hướng dẫn làm bài tập:
- Treo bảng phụ.
3. Củng cố.
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh viết bảng lớp, lớp viết vở nháp.
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- 1 em đọc lại, lớp theo dõi, đọc thầm theo.
- Rất ít
- Vì đã nói trong bài văn
- Học sinh trình bày.
- Lớp viết giấy nháp, bảng con.
- Học sinh nghe, viết bài vào vở.
- Đổi chéo vở cho bạn
- Học sinh làm bài, chữa bài
- Học sinh lĩnh hội
Luyện tập Tiếng việt
Luyện viết bài 6
I, Mục tiêu
-Hs nắm được nội dung bài viết.
-Viết đúng ,đẹp các chữ cáI ,từ ứng dụng.
-Giáo dục Hs giữ vở sạch ,viết chữ đẹp.
II.Đồ dùng dạy học.
-Gv:Chữ mẫu
-Hs:Đồ dùng học tập.
III.Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Gv giới thiệu mẫu chữ -
-Hướng dẫn Hs viết -GV nhận xét sửa sai
+Giới thiệu từ ứng dụng, câu ứng dụng 
-GV hướng dẫn Hs viết 
-GV nhận xét chỉnh sửa.
2. Hướng dẫn hs viết vở 
- Giáo viên theo dõi nhắc nhở
3. Chấm chữa bài
- Thu chấm một số bài nhận xét
IV. Củng cố –Dặn dò
Nhận xét tiết học 
Dặn dò viết bài ở nhà, chuẩn bị bài sau
-HS quan sát nhận xét
-HS viết bảng con
-HS nhận xét
-HS đọc quan sát nhận xét.
-Hs viết bảng con, nhận xét
- Hs viết vở
.
Luyện tập toán
Chia số có 2 chữ số cho só có một chữ số
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh biết cách tìm số dư trong phép chia. Nhận biết được phép chia hết và chia có dư.
- áp dụng để giải những bài toán có liên quan.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán. 
II. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ.
- Đặt tính và tính: 39 : 3; 49 : 6
- Giáo viên nhận xét
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
* Hướng dẫn học sinh làm các bài tập
* Bài 1
Đặt tính rồi làm tính chia
16 : 3; 34 : 4; 17 : 2; 35 : 6; 49 : 5
* Bài 2: Có 69 cái kẹo chia đều cho 6 bạn. Hỏi mỗi bạn được bao nhiêu cái kẹo và còn dư bao nhiêu cái kẹo?
* Bài 3: Phép chia có số dư là 0 gọi là phép chia gì?
* Bài 4: Trong một đại hội thể dục thể thao có 84 vận động viên đua tranh môn lặn, 1/4 số vận động viên đó đoạt huy chương vàng. Hỏi môn lặn của đại hội đó có bao nhiêu huy chương vàng?
3. Củng cố.
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 Học sinh làm bảng lớp, lớp nhận xét
- Ghi vở.
- Học sinh làm vở
- 5 em chữa bài bảng lớp
- Học sinh làm bài
- 1 em chữa bài
Học sinh trả lời
- Học sinh làm bài, chữa bài theo hướng dẫn của giáo viên
- Chữa bài, nhận xét
- Học sinh lĩnh hội.
..
	Buổi chiều
Giáo viên 2 soạn giảng
Thứ tư ngày 1 tháng 10 năm 2008
Buổi sáng
Giáo viên 2 soạn giảng
..
Buổi chiếu	
Toán
Luyện tập.
I. Mục tiêu: 
- Học sinh củng cố về phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
- Biết cách tìm 1/4 của một số , một phần mấy của một số.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi tóm tắt bài tập 3
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ.
-Chữa bài tập 3
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
 * Bài 1: Đọc yêu cầu
Yêu cầu học sin ... ữ viết hoa D, Đ; tên riêng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ li.
 - HS: vở tập viết, bảng con.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 1- Kiểm tra bài cũ:- HS nhắc lại từ câu ứng dụng bài 5.
	- 2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con: Chu Văn An, Chim.
 - GV, HS cùng nhận xét, đánh giá.
 2- Bài mới: 	a- Giới thiệu bài (trực tiếp).
b- Hướng dẫn viết trên bảng con.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Luyện viết chữ viết hoa.
- Tìm các chữ viết hoa có trong bài?
- GV giới thiệu mẫu chữ.
- GVviết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
* Luyện viết từ ứng dụng.
 - GV cho 1,2 HS nói những điều em biết về Kim Đồng.
- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn viết.
* Luyện viết câu ứng dụng.
- Gv giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ?
- GV viết mẫu, hướng dẫn viết (chú ý kỹ thuật viết)
 c- Hướng dẫn viết ở vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết ở vở tập viết.
- GV theo dõi, uốn nắn (chú ý kĩ thuật viết cho HS).
 d- Chấm, chữa bài.
- GV chấm bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
- K, D, Đ.
- HS quan sát, nêu cách viết.
- HS tập viết ở bảng lớp, bảng con.
- Nhận xét, sửa.
- HS đọc từ ứng dụng và quan sát mẫu, - HS nêu cách viết.
- HS quan sát và tập viết ở bảng lớp, bảng con.
- Nhận xét, sửa.
- HS đọc câu ứng dụng và quan sát mẫu.
- HS nêu cách viết.
- HS tập viết ở bảng lớp, bảng con chữ: Dao.
- Nhận xét, sửa.
- HS viết vào vở tập viết.
 3- Củng cố, dặn dò: - Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn dò giờ sau.	
.
Luyện tập Toán
Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ só 
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh biết cách tìm số dư trong phép chia. Nhận biết được phép chia hết và chia có dư.
- áp dụng để giải những bài toán có liên quan.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán. 
II. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ.
- Đặt tính và tính: 39 : 3; 49 : 6
- Giáo viên nhận xét
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
* Hướng dẫn học sinh làm các bài tập
* Bài 1
Đặt tính rồi làm tính chia
16 : 3; 34 : 4; 17 : 2; 35 : 6; 49 : 5
* Bài 2: Có 69 cái kẹo chia đều cho 6 bạn. Hỏi mỗi bạn được bao nhiêu cái kẹo và còn dư bao nhiêu cái kẹo?
* Bài 3: Phép chia có số dư là 0 gọi là phép chia gì?
* Bài 4: Trong một đại hội thể dục thể thao có 84 vận động viên đua tranh môn lặn, 1/4 số vận động viên đó đoạt huy chương vàng. Hỏi môn lặn của đại hội đó có bao nhiêu huy chương vàng?
3. Củng cố.
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 Học sinh làm bảng lớp, lớp nhận xét
- Ghi vở.
- Học sinh làm vở
- 5 em chữa bài bảng lớp
- Học sinh làm bài
- 1 em chữa bài
Học sinh trả lời
- Học sinh làm bài, chữa bài theo hướng dẫn của giáo viên
- Chữa bài, nhận xét
- Học sinh lĩnh hội.
	.
Buổi chiều
Luyện tập Tiếng việt
Luyện đọc bài: Ngày khai trường
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng: Nhw là, hớn hở, nắng mới, lá cờ, năm xưa. Ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.
- Hiểu từ: Tay bắt mặt mừng, gióng giả.
- Bài thơ cho thấy niềm vui sướng của học sinh trong ngày khai trường.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc, bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ.
- Học sinh đọc bài: Nhớ lại buổi đầu đi học và TLCH
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
*Hướng dẫn luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu.
- Cho học sinh đọc nối tiếp từng dòng thơ
- Giáo viên sửa phát âm cho học sinh.
- Cho học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó. 
- Đọc từng khổ theo nhóm.
- Đọc đồng thanh.
*Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Gọi học sinh đọc bài
Ngày khai trường có gì vui?
Tìm câu thơ diễn tả rõ nhất niềm vui?
Đọc lại bài và cho biết ngày khai trường có gì mới lạ?
Tiếng trống khai trường muốn nói điều gì với em?
* Luyện đọc thuộc lòng
3. Củng cố. 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 Học sinh đọc, trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét
- Học sinh theo dõi đọc thầm
- Nối tiếp mỗi em đọc 1 dòng thơ
- Học sinh luyện đọc từ khó
- Đọc nối tiếp từng khổ và giải nghĩa từ 
Học sinh đọc nhóm đôi
- Cả lớp thực hiện
1 em đọc
Vui như là đi hội
Học sinh trình bày
Học sinh đọc nhiều lần
- Học sinh lĩnh hội
	..
Luyện tập Tiếng việt
Luyện từ và câu tuần 6
	I. Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ về trường học qua trò chơi ô chữ.
- Ôn tập về cách dùng dấu phẩy. Rèn cho học sinh nói và viết thành câu, có nghĩa.
- Giáo dục học sinh yêu quí tiếng việt
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi sẵn ô chữ bài 1.
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. mở đầu
Đặt câu có sử dụng hình ảnh so sánh
Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
*Bài 1: trò chơi Ô chữ
Giáo viên treo bảng phụ
Gợi ý cho học sinh điền mẫu
Yêu cầu học sinh đọc từ hàng dọc
*Bài 2: Cho học sinh đọc yêu cầu.
Yêu cầu học sinh tự làm bài, chữa bài
Giáo viên chốt lại bài
3. Củng cố.
- Nhấn mạnh nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh đặt câu trên bảng, lớp nhận xét chữa bài
- Ghi vở, mở sách giáo khoa.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh nối tiếp điền vào ô trống các từ theo gợi ý
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài, đọc chữa bài, đọc cả dấu phẩy
Học sinh lĩnh hội
Luyện tập toán
Luyện chia và luyện giải toán
I-Mục tiêu:
Hs nắm được thành thạo phép chia và giảI toán liên quan đến phép chia
Rèn kỹ năng tính nhanh,tính đúng
Giáo dục hs ham học toán.
II.Chuẩn bị 
-Đồ dùng dạy và học.
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Gv chép một số bài tập lên bảng
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
23: 3 46: 5 65:7
28:2 33 :3 48 :4
Bài 2: Tính
 45 : 5 + 532 = 84 : 2 – 30=
 96 : 3 - 25 = 50 : 5 + 276 =
Bài 3:
Mẹ mua 28 quả cam ,mẹ biếu bà một nửa số cam đó . Hỏi mẹ biếu bà bao nhiêu quả cam ?
Hướng dẫn hs làm bài. 
 -Chấm chữa bài nhận xét.
IV. Củng cố dặn dò
-Nhận xét tiết học 
- Chuản bị bài sau.
- Hs nhận xét từng dạng bài tập
- Hs làm bảng con- nx
-Hs làm bảng con- nx
- Hs đọc đề bài 
- Hs làm vở
Thứ sáu ngày 3 tháng 10 năm 2008
Toán
Luyện tập (tr 30)
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố nhận biết về chia hết, chia có dư và đặc điểm của số dư.
 - Rèn kĩ năng giải toán.
 - HS yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị: - GV: bảng phụ ghi sẵn bài 4.
 - HS: SGK, giấy nháp, bảng con.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 1- Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con:
	13:3 ; 42:6 ; 49:6
 - Phép chia nào có dư? Số dư là mấy?
 - GV, HS cùng nhận xét, đánh giá.
 2. Bài mới: 	* Giới thiệu bài trực tiếp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Bài 1: 
- Yêu cầu từng HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình.
- Tìm các phép chia hết trong bài.
- Củng cố về phép chia hết và phép chia có dư
* Bài 2: Đặt tính rồi tính.
Yêu cầu HS lên bảng vừa làm vừa nêu rõ cách thực hiện phép tính.
- Củng cố phép chia hết và phép chia có dư.
* Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nêu dạng toán của bài.
- Củng cố về dạng toán tìm một phần mấy của một số.
* Bài 4: GV treo bảng phụ.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- HSG: Tìm số dư lớn nhất trong các phép chia với số chia là 4, 5, 6.
 - 3 HS lên bảng làm.
- Lớp làm bảng con.
- Hs nhận xét, chữa.
- HS nêu.
+ 6 HS lần lượt lên bảng làm, HS cả lớp nhận xét, sửa. 
- 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS giải trên bảng lớp, lớp làm vào vở rồi nhận xét và chốt:
 Số HS giỏi: 27 : 3 = 9 (em)
 Đáp số: 9 (em)
- HS đọc đề bài rồi thảo luận theo cặp đôi. Sau đó trình bày kết quả, rồi chốt: khoanh vào B.
- HS nêu cách giải.
 3- Củng cố, dặn dò:- Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn dò giờ sau.
.
Tập làm văn
Kể lại buổi đầu em đi học.
I- Mục đích, yêu cầu: 
1- Rèn kỹ năng nói.
 - HS kể lại hồn nhiên, chân thật buổi đầu đi học của mình.
2- Rèn kỹ năng viết.
 - Viết lại được những điều vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn (5 câu), diễn đạt rõ ràng.
 - Rèn kĩ năng nói, viết thành câu.
II- Đồ dùng dạy – học:
 - HS: SGK, vở.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 1- Kiểm tra: - Để tổ chức 1 cuộc họp, cần phải chú ý những gì?
 - Vai trò của người điều khiển cuộc họp?
 - GV, HS cùng nhận xét, đánh giá.
 2- Bài mới: 	
a- Giới thiệu bài (trực tiếp).
 b- Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 1: Kể lại buổi đầu đi học của em.
- GV nêu yêu cầu: Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật, có cái riêng.Không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường, có thể kể về ngày khai giảng hoặc buổi đầu cắp sách đến lớp.
- GV gợi ý: Cần nói rõ đó là buổi sáng hay buổi chiều? Thời tiết thế nào? Ai dẫn em tới trường? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học kết thúc như thế nào? Cảm xúc của em về buổi học?
* Bài 2: Viết những điều em vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn (5 7 câu).
- Chú ý: viết giản dị, chân thật, đúng ngữ pháp, đúng chính tả là đạt yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu của bài 
- 1 HS khá, giỏi kể mẫu rồi nhận xét.
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe.
- 3 – 4 HS thi kể trước lớp.
- Ví dụ: đã hơn 2 năm rồi mà hình ảnh của buổi đi học đầu tiên không phai mờ trong em. Sáng hôm đó, em dậy rất sớm, ăn sáng xong em mặc bộ đồng phục và lên xe để mẹ đưa em đến trường...
- HS cả lớp nhận xét, bình chọn.
- HS nêu yêu cầu của bài rồi viết bài vào vở.
- 5 – 7 em đọc bài.
- GV, HS cùng nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.
 3- Củng cố, dặn dò:- Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn dò giờ sau.
Ngoại ngữ
Giáo viên chuyên soạn giảng
..
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp.
I- Mục tiêu:
- HS nhận thấy ưu khuyết điểm có trong tuần. Từ đó biết phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm.
- Đề ra phương hướng tuần 7.
II- Chuẩn bị: nội dung sinh hoạt.
III - Sinh hoạt lớp. 
 a, Các tổ trưởng lên báo cáo tình hình của tổ
- HS cả lớp bổ sung ý kiến.
- Lớp trưởng điều hành và nhận xét.
 b, GV nhận xét:
+ Đạo đức: Đa số các bạn ngoan, biết nghe lời thầy cô và bố mẹ, lễ phép chào hỏi khi gặp người lớn tuổi.
+ Học tập: các bạn trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, học bài và làm bài chu đáo.Bên cạnh đó còn có bạn Cải chưa thuộc bảng cửu chương.bạn cần cố gắng hơn trong tuần tới.
+ Các công tác khác:Nề nếp truy bài đầu giờ tốt, có ý thức giữ gìn của công, phong trào VSCĐ được duy trì tốt, các bạn trong lớp đoàn kết.
 c, Phương hướng tuần tới:
- Đẩy mạnh phong trào học tập.
- thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
 d, Lớp vui văn nghệ.
Hết tuần 6

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6-GIAO AN 3.doc