Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

 Tập đọc – kể chuyện

 CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ

 I.MỤC TIÊU:

A Tập Đọc

 -Bước đầu đọc đúng các kiểu câu ,biết được phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK.

 -HiĨu ý ngha: mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau.(trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4)

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 794Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 	 Thứ 2 ngày 13 tháng 10 năm 2009	 	 Tập đọc – kể chuyện
 CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
 I.MỤC TIÊU: 
A Tập Đọc
 -B­íc ®Çu ®äc ®ĩng c¸c kiĨu c©u ,biÕt đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
 - Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGKù.
 -HiĨu ý nghÜa: mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau.(tr¶ lêi ®­ỵc c¸c c©u hái 1,2,3,4)
 B Kể Chuyện
 - HS biết nhập vai một bạn nhỏ trong truyện kể lại đươ c tõng ®o¹n cu¶ câu chuyện. 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ trong SGK 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ:
 -2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bận và trả lời câu hỏi 1 , 2 của bài.
 - GV nhận xét, cho điểm.
 TẬP ĐỌC
 B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
 Hôm nay các em sẽ đọc một truyện kể về các bạn nhỏ với một cụ già qua đường.Qua câu chuyện này các em sẽ thấy các bạn nhỏ quan tâm đến ông cụ như thế nào ? sự quan tâm đó có tác dụng ra sao? Chúng ta cùng đọc truyện để hiểu điều đó.
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Luyện đọc 
 - GV đọc mẫu toàn bài 
 - GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Đọc từng câu 
+ Đọc từng đoạn trước lớp 
- GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọngthích hợp.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm 
- GV theo dõi , hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
 + Thi đọc giữa các nhóm 
-Đọc đồng thanh
-HS kết hợp đọc thầm
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn . Chú ý nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng ở các câu hỏi.
- HS đọc các từ chú giải trong bài
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn 
- Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau 
-Lớp đọc đồng thanh
HĐ
1.Các ban nhỏ đi đâu? Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
2 Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?
3. Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?
4. Ôâng cụ gặp chuyện gì buồn?
Luyện đọc lại:
- GV yêu cầu HS đọc truyện theo vai
- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm đọc tốt nhất
- Các nhóm thảo luận ,trao đổi về nội dung bài
 -(các bạn đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ. Các bạn gặp một cụ già đang ngồi ven đường , vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.)
 -( các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau. Có bạn đoán cụ bị ốm, có bạn đoán cụ bị mất một cái gì đó . Cuối cùng các bạn đến hỏi thăm cụ.).
 -(Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu. Các bạn muốn giúp đỡ ông cụ.)
 -(Cụ bà bị ốm nặng,đang nằm trong bệnh viện rất khó qua khỏi.)
5. Chọn một tên khác cho truện theo gợi ý SGK? (HS tự chon tên truyện theo ý thích của mình.
- HS mỗi nhóm tự phân vai và đọc truyện.
 KỂ CHUYỆN
1
2
GV nêu nhiệm vụ: Trong phần kể chuyện hôm nay mỗi em sẽ nhập vai một bạn nhỏ trong câu chuyện, kể lại toàn bộ câu chuyện.
Giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập
- Câu chuyện được kể theo lời ai?
- Có thể kể từng đoạn của câu chuyện theo lời nhân vật nào?
- GV nhắc HS thực hiện đúng yêu cầu của bài tập nhập vai một nhân vật để kể. 
- GV mời HS kể chuyện.
- GV theo dõi, tuyên dương những HS kể tốt.
- HS nghe yêu cầu.
- Lời của một bạn nhỏ trong truyện
- Vai bạn trai hay một trong ba bạn gái còn lại.
- 1 HS mẫu đoạn 1
- Từng cặp HS tập kể.
- 4 HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của một bạn nhỏ trong truyện.
- Sau mỗi lần HS kể,cả lớp bình chọn những HS kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất, sinh động nhất
IV
CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì?
- GV yêu cầu HS tập kể lại câu chuyện vừa học cho bạn bè và người thân ở nhà.
- GV nhận xét tiết học. 
Toán
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
 - Thuéc b¶ng chia 7 vµ vËn dơng ®­ỵc p hÐp chia 7 trong gi¶i to¸n.
 - BiÕt x¸c ®Þnh 1/7 cu¶ mét h×nh ®¬n gi¶n 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - SGK, bảng phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
A.KIỂM TRA BÀI CŨ : Gọi học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng chia 6. hỏi về kết quả của một phép chia bất kì trong bảng.
 - GV nhận xét cho điểm HS.
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Luyện tập
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm phần a).
- Khi đã biết 7 x 8 = 56, có thể ghi ngay kết quả của 56 : 7 được không, vì sao?
- Yêu cầu HS giải thích tương tự với các trường hợp còn lại.
- Yêu cầu HS đọc từng cặp phép tính trong bài.
- Cho HS tự làm tiếp phần b).
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2(cét 1,2,3)
- Xác định yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
- Tại sao để tìm số nhóm em lại thực hiện phép chia 35 : 7?
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hình a) có tất cả bao nhiêu con mèo?
- Muốn tìm một phần bảy số con mèo có trong hình a) ta phải làm thế nào?
- Hướng dẫn học sinh khoanh tròn vào 3 con mèo trong hình a).
- Tiến hành tương tự với phần b).
- 4 em lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Khi đã biết 7 x 8 = 56, có thể ghi ngay kết quả của 56 : 7 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
- HS đọc từng cặp phép tính.
- HS làm bài, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con.
-Một em đọc, lớp đọc thầm 
- Một em lên bảng làm, cả lớp làm bài vaò vở.
 Bài giải
 Số nhóm chia được là:
 35 : 7 = 5(nhóm)
 Đáp số: 5 nhóm.
- Vì có tất cả 35 học sinh, chia đều thành các nhóm mỗi nhóm có 7 học sinh. Như vậy số nhóm chia được bằng tổng số học sinh chia cho số học sinh của một nhóm.
- Tìm một phần bảy số con mèo trong mỗi hình sau.
- Hình a) có tất cả 21 con mèo. 
- Một phần bảy số con mèo trong hình a) là: 21 : 7 = 3 (con mèo).
- HS dùng bút chì khoanh tròn vào 3 con mèo.
 IV
CỦNG CỐ- DẶN DÒ
- Muốn tìm một phần mấy của một số em làm như thế nào?
- Gọi HS đọc lại bảng chia 7.
- Về nhà làm bài tập 2 (các câu còn lại).
- Xem trước bài: Giảm một đi nhiều lần.
- GV nhận xét tiết học.
Đạo đức
 QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM
I. MỤC TIÊU :
 1. Học sinh hiểu:
 - Trẻ em có quyền được sống với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm, chăm sóc, trẻ em không nơi nương tựa có quyền được Nhà nước và mọi người hỗ trợ, giúp đỡ.
 - Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
 2. HS biết yêu quí, quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Vở bài tập đạo đức.
 - Phiếu giao việc cho các nhón học sinh dùng trong hoạt động 1 và hoạt động 3.
 - Các bài thơ, bài hát, các câu chuyện về chủ đề gia đình.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
 - Em hãy kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho mình.
 - GV nhận xét bài cũ.
B GIỚI THIỆU BÀI MỚI Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.(tiết 2)
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
Hoạt đông 1: Xử lí tình huống.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận xử lí hai tình huống sau bằng cách sắm vai.
 + Nhóm 1, tình huống 1.
 + Nhóm 2, tình huống 2.
- Tình huống 1: Bố mẹ đều đi công tác, nhà vắng hoe. Mấy hôm nay trở trời, bà Mai bị mệt, đang nằm nghỉ trên giường. mai đinh ở nhà chăm sóc bà nhưng các bạn lại kéo đến, rủ Mai đi sinh nhật. Mai phải làm gì?
- Tình huống 2 : Ngày mai, em của Lâm sẽ kiểm tra toán. Bố mẹ bảo Lâm cùng giúp em ôn tập toán. Nhưng cùng lúc ấy trên ti vi lại chiếu bộ phim mà Lâm rất thích. Lâm cần hành động như thế nào?
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Kết luận: Mỗi người trong gia đình cần biết thu xếp công việc riêng của mình để giành thời gian quan tâm, chăm sóc đến các thành viên khác.
Hoạt động 2: Liên hệ bản thân.
- Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân theo định hướng: 
+ Hàng ngày em thường làm gì để quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em?
 + Kể lại một lần khi ông bà, cha mẹ, anh chị em ốm đau (hoặc gặp khó khăn có chuyện buồn) em đã làm gì để quan tâm giúp đỡ họ.
- Tuyên dương những HS đã biết quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. Khuyên nhủ những HS còn chưa biết quan tâm hoặc chưa biết chăm sóc những người thân trong gia đình.
- HS các nhóm thảo luận xử lí tình huống theo sự phân công của GV.
- Bà bị mệt, Mai nên ở nhà chăm sóc bà. Có như thế, bà mới yên tâm và mau khỏi bệnh. Maicó thể chuyển lời xin lỗi không đi dự xin nhật được tới bạn. Chắc chắn người ấy cũng sẽ thông cảm với Mai.
- Phim Lâm không xem ngày hôm nay thì có thể xem ngày mai nếu không xem được, Lâm có thể nghe người khác kể lại. Còn việc quan trọng là bài kiểm tra ngày mai của em. Nếu không được Lâm giúp, em Lâm sẽ khó có thể làm bài kiểm tra tốt và đạt kết quả cao được. Bởi vậy, Lâm nên giúp em ôn lại kiến thức cũ. Nếu em Lâm thi tốt, Lâm sẽ rất vui và chắc chắn cả bố mẹ Lâm cũng rất vui.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung nếu cần.
- HS nhắc lại.
- HS kể lại những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bản thân tới ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình. 
- HS tự liên hệ và trình bày trước lớp.
- Theo dõi và ghi nhớ.
 IV
CỦNG CỐ- DẶN DÒ
- Học sinh hát, đọc thơ  ... û bài tập trang 23.
- Yêu cầu HS trao đổi thời gian biểu của mình với bạn ngồi bên cạnh và cùng góp ý cho nhau để hoàn thiện.
- Gọi một vài HS giới thiệu thời gian biểu của mình trước lớp.
+ Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?
+ Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì?
- Yêu cầu HS rút ra kết luận sau hoạt động 
- HS thảo luận theo yêu cầu của GV.
- Một số cặp HS trình bày kết quả thảo luận của mình mỗi học sinh chỉ trình bày phần trả lời 1 câu hỏi.
- HS theo dõi.
- HS điền thử vào bảng thời gian biểu treo trên bảng lớp.
- Viết thời gian biểu của mình vào bảng
- HS trao đổi thời gian biểu của mình với bạn ngồi bên cạnh và cùng góp ý cho nhau để hoàn thiện.
- Một số HS giới thiệu thời gian biểu của mình trước lớp. Các em khác theo dõi góp ý, bổ sung 
- Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập.
IV
CỦNG CỐ- DẶN DÒ
- Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt?
- Thời gian nào trong ngày bạn học tập có kết quả tốt nhất?
- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài: Ôn tập và kiểm tra con người và sức khoẻ.
- GV nhận xét tiết học.
Thứ 6 ngày 10 tháng 10 năm 2008
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
 Giúp học sinh củng cố về: Tìm một thành phần chưa biết của phép tính, nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, chia số có hai chữ số cho số có một chữ số, xem đồng hồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - SGK, bảng phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
A.KIỂM TRA BÀI CŨ : Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con.
	42 : x = 6 X x 7 = 70
	- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS
 B GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Luyện tập
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ, số bị chia, số chia chưa biết.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
- Hãy nêu cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 4:
- Yêu cầu HS quan sát đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ.
- Vậy khoanh vào câu trả lời nào?
- HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết của phép tính theo yêu cầu của GV.
- Một số em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
-3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Một em đọc, lớp đọc thầm
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 - Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta lấy số đó chia cho số phần bằng nhau.
- Đồng hồ chỉ 1 giờ 25 phút.
- Khoanh tròn vào câu B.
IV
CỦNG CỐ- DẶN DÒ
- Nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ, số bị chia, số chia chưa biết.
- Chuẩn bị bài: Góc vuông, góc không vuông.
- GV nhận xét tiết học.
-------------------------------------------------------------------------
Chính tả
TIẾNG RU
I. MỤC TIÊU
 1.Rèn kĩ năng viết chính tả
 - Nhớ và viết lại chính xác , khổ thơ 1 và 2 của bài Tiếng ru. Trình ày đúng hình thức của bài thơ viết theo thể lục bát.
 - Làm đúng bài tập tìm các từ chứa iếng bắt đầu bằng r/gi/d hoặc có vần uôn/ uông theo nghĩa đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bút dạ, giấy khổ to cho các nhóm làm bài tập 3
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
Hướng dẫn nghe viết 
- GV đọc khổ thơ 1 và 2
- Bài thơ viết theo thể thơ nào?
- Tên bài viết ở vị trí nào?
- Những chữ nào trong bài thơ được viết hoa?
- Dòng thơ nào có dấu chấm phẩy?
- Dòng thơ nào có dấu gạch nối?
- Dòng thơ nào có dấu chấm hỏi?
- Dòng thơ nào có dấu chấm than?
- Hướng dẫn HS viết bảng con các từ dễ viết sai: chẳng nên, nhân gian, đốm lửa tàn.
- Nêu cách trình bày bài viết ? 
- Nêu tư thế khi viết bài ?
- GV nhắc HS ngồi ngay ngắn , viết nắn nót .
- GV đọc toàn bài sau đó nhắc HS viết lại hai khổ thơ theo trí nhớ. 
- GV đọc lại toàn bài.
- Thu khoảng 1/3 vở chấm và nhận xét 
 Hướng dẫn làm bài tập chính tả
 Bài 2 
- GV yêu cầu HS đọc đề
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV theo dõi, nhận xét. Tuyên dương những HS làm bài đúng.
- 2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ
- Thể thơ lục bát
- Viết giữa trang vở. 
- Các chữ đầu dòng thơ
- Dòng thứ hai
- Dòng thứ bảy
- Dòng thứ bảy
- Dòng thứ tám
- HS viết bảng con các từ GV vừa hướng dẫn.
- Viết đề bài ở giữa trang vở, chữ cái đầu dòng thơ phải viết hoa. Dòng 6 chữ viết cách lề đỏ 2 li. Dòng 8 chữ viết cách lề vở 1 li.
- Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, mắt cách quyển vở từ 25- 30 cm. Vở để hơi nghiêng so với mặt bàn.Viết nắn nót từng chữ.
- HS thực hiện.
- HS viết bài vào vở.
- HS soát lỗi.
 - 1 HS đọc đề , cả lớp đọc thầm.
 - Tìm từ chúa tiếng có vần uôn/uông theo yêu cầu. 
 - 1 HS làm trên bảng lớp , cả lớp làm vào bảng con. Một số em đọc bài của mình. Cả lớp theo dõi , nhận xét.
IV. CỦNG CỐ –DẶN DÒ
 - Vừa viết chính tả bài gì ?
 - GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng.
Tập làm văn 
 KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
 I. MỤC TIÊU:
 1. Rèn kĩ năng nói:HS kể lại tự nhiên, chân thật về một người hàng xóm mà em quý mến.
 2.Rèn kĩ năng viết : Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn tù 5 đến 7 câu, diễn đạt tương đối rõ ràng.
 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - GV kiểm tra HS : 
 + 2 HS kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn, sau đó nói về tính khôi hài của câu chuyện. 
 - GV nhận xét, cho điểm.
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
 Hướng dẫn HS làm bài tập 
- GV yêu HS đọc đề bài
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV nhắc HS: SGK gợi ý cho các em bốn câu hỏi để kể về một người hàng xóm. Em có thể kể 5 đến 7 câu sát theo những gợi ý đó. Cũng có thể kể kĩ hơn, với nhiều câu hỏi hơn về đặc điểm hình dáng, tính tình của nguời đó, tình cảm của gia đình em với người đó, tình cảm của người đó đối với gia đình em, không hoàn toàn lệ thuộc vào bốn câu hỏi gợi ý.
- Yêu cầu 1 HS khá giỏi kể mẫu một vài câu. 
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Nêu yêu cầu của bài?
- GV nhắc HS viết giản dị, chân thật những điều vừa kể. Có thể viết từ 5 đến 7 câu hoặc nhiều hơn 7 câu.
- GV mời khoảng 2 đến 3 em đọc bài. GV nhận xét, cho điểm.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Kể về một người hàng xóm mà em quý mến.
- HS nghe hướng dẫn để làm bài đúng theo yêu cầu 
- 1 HS khá giỏi kể mẫu một vài câu. 
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe về người hàng xóm của mình.
- Một số HS thi kể trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 1HS đọc đề bài.
- Viết những điều vừa kể ở bài tập 1 thành một đoạn văn ngắn.
- HS nghe và thực hiện.
- HS viết bài vào vở.
- Một số HS đọc bài viết của mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
IV
CỦNG CỐ –DẶN DÒ
- Tiết TLV hôm nay các em được học nội dung gì?
- 1 HS kể về người hàng xóm của mình cho cả lớp nghe.
- GV nhận xét tiết học; yêu cầu HS chưa hoàn thành bài ở lớp thì về nhà viết tiếp.
 Mĩ thuật	
 VẼ CHÂN DUNG
I.MỤC TIÊU:
 - HS tập quan sát, nhận xét về đặc điểm khuôn mặt người.
 - Biết cách vẽ và vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè.
 -Yêu quý người thân và bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Giáo viên :
 -Sưu tầm một số tranh ảnh chân dung các lứa tuổi.
 -Hình gợi ý cách vẽ.
 -Một số bài vẽ chân dung của HS các lớp trước.
 Học sinh
 -Bút chì, tảy , màu, vở vẽ.
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A.KIỂM TRA BÀI CŨ
 -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Vẽ chân dung
HĐ
GIÁO VIÊN
 HỌC SINH
 1
 2
 3
 4
 Quan sát, nhận xét 
-GV cho HS quan sát một số tranh chân dung của các hoạ sĩ và thiếu nhi.
+Tranh chân dung thường vẽ những gì ?
+Ngoài khuôn mặt có thể vẽ những gì nữa?
+Nét mặt người trong tranh ra sao?
Cách vẽ chân dung
GV hướng dẫn cách vẽ qua hình minh hoạ :
+Quan sát các bạn trong lớp hoặc vẽ theo trí nhớ. Cố gắng nhận xét và tìm ra những đặc điểm, hình dáng riêng của người mình định vẽ.
+Dự định vẽ khuôn mặt, nửa người hay toàn thân để bố cục hình vào trang giấy cho phù hợp.
+Vẽ khuôn mặt chính diện hoặc nghiêng
+Vẽ hình khuôn mặt trước, vẽ mái tóc, cổ, vai sau.
+Sau đó vẽ các chi tiết : mắt , mũi, miệng, tai.
Thực hành
-GV gợi ý cho HS chọn vẽ những người thân như: ông,bà, cha,mẹ, anh,em, bạn
-GV theo dõi, giúp đỡ thêm.
Nhận xét, đánh giá
GV khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp để động viên HS.Gợi ý cho một số HS chưa vẽ xong về nhà vẽ tiếp.
- HS quan sát các loại tranh chân dung và trả lời câu hỏi.
+Hình dáng khuôn mặt, các chi tiết: mắt, mũi, miệng, tóc, tai.
+Cổ, vai, thân.
+Vui, buồn, hiền hậu, tươi cười, hóm hỉnh.
-HS theo dõi để nắm được cách vẽ.
-HS nghe gợi ý và thực hành vẽ chân dung vào vở vẽ.
-HS nghe và rút kinh nghiệm cho bài vẽ sau.
VI
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
 - Tranh chân dung vẽ những gì?
 -Nêu cách vẽ tranh chân dung?
 -Về nhà quan sát và nhận xét đặc điểm nét mặt của những người xung quanh.
- -GV nhận xét tiết học; dặn HS làm tiếp bài ở nhà nếu ở lớp chưa làm xong.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc