Giáo án lớp 3 Tuần học thứ 15 năm học 2012

Giáo án lớp 3 Tuần học thứ 15 năm học 2012

 I/ Mục tiêu:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài.

 - Hiểu ND: Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em (trả lời được các CH trong SGK).

* Bảo vệ môi trường: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.

* Kĩ năng sống: Xác định giá trị.( - Phương pháp thảo luận nhóm)

- Tự nhận thức về bản thân( Phương pháp trình bày ý kiến cá nhân)

II/ Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn HS đọc.

- HS: sgk

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học thứ 15 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012
Chào cờ đầu tuần
	Môn: Tập đọc 	 Tiết 43- 44 
	Tên bài dạy: Hai anh em
	Sgk: 119,120 / Tgdk:70’ 
 I/ Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩ của nhân vật trong bài.
	- Hiểu ND: Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em (trả lời được các CH trong SGK).
* Bảo vệ môi trường: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.
* Kĩ năng sống: Xác định giá trị.( - Phương pháp thảo luận nhóm)
- Tự nhận thức về bản thân( Phương pháp trình bày ý kiến cá nhân)
II/ Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn HS đọc.
- HS: sgk
III/ Các hoạt động dạy học:
1/Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Nhắn tin. 
 - Nhận xét- ghi điểm.Nhận xét bài cũ 
2/Hoạt động dạy học bài mới: 
a/ Hoạt động 1:Giới thiệu bài: Hai anh em
b/ Hoạt động 2: Luyện đọc 
- GV đọc mẫu lần 1
* Luyện đọc câu
- HS luyện đọc câu nối tiếp mỗi em 1 câu - GV theo dõi,rút từ hkó hs đọc sai hướng dẫn hs đọc
- Luyện đọc nối tiếp câu lược hai
+ Giảng từ: rình, xúc động
+ Hướng dẫn hs đọc câu dài: Nghĩ vậy,/ người em ra đồng lấy lúa của mình/bỏ thêm vào phần của anh.//
* Luyện đọc đoạn:
- HS đọc nối tiếp đoạn lượt 1, GV giải nghĩa các từ trong sgk: công bằng, kì lạ
+ GV đính bảng đoạn văn và hướng dẫn hs đọc diễn cảm, GV hướng dẫn hs cách ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng một số từ ngữ
+ GV đọc mẫu, GV gọi 1 vài hs đọc lại
- HS đọc nối tiếp đoạn lượt 2, GV và cả lớp nhận xét 
* HS luyện đọc đoạn trong nhóm
- Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 
- Lớp nhận xét- GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương.
* Đồng thanh đoạn 1,2 
c/ Hoạt động 3: Tìm hiểu bài 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm – Đọc câu hỏi sgk và TLCH. GV chốt ý:
Câu 1: Anh mình còn phải nuôi vợ con.Nếu phần của mình cũng bằng phần của anh thì không công bằng. Nghĩ vậy người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần cho anh.
Câu 2: Người anh nghĩ: em ta sống một mình vất vã.Nếu phần của mình cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng. Nghĩ vậy người anh đã ra đồng lấy lúa của mình bỏ qua cho em.
* Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Tự nhận thức về bản thân ( phương pháp trình bày ý kiến cá nhân)
Câu 3: Anh hiểu công bằng là phải chia cho em nhiều hơn vì em sống một mình vất vả. Em hiểu công bằng là chia cho anh nhiều hơn vì anh còn phải nuôi vợ con.
* Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Xác định giá trị. ( phương pháp trình bày ý kiến cá nhân)
Câu 4: Hai anh em thương yêu, lo lắng cho nhau thật là cảm động./ Hai anh em rất thương yêu nhau, sống vì nhau/
- Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?( Anh em phải biết thương yêu đùm bọc nhau.)
* Nội dung tích hợp giáo dục Bảo vệ môi trường: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.
* GV rút nội dung ghi bảng: Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em
d/ Hoạt động 4: Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn cách đọc: GV huớng dẫn giọng đọc: Chậm rãi, tình cảm.Nhấn mạnh ở những từ ngữ như: công bằng, ngạc nhiên, xúc động, ôm chầm lấy nhau.
- Gv đọc mẫu lần 2
- HS luyện đọc phân vai hoặc nối tiếp trong nhóm. Đại diện 1 số nhóm đọc trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc bài tốt 
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: 
- Em nghĩ gì về tình cảm của anh chị em trong gia đình em?
- GD HS biết nhường nhịn, thương yêu anh em để cuộc sống gia đình hạnh phúc.
- Về nhà đọc lại bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét tiết học.
VI/ Phần bổ sung :
- Thời gian ......
- Nội dung...
- Phương pháp.........
 Toán Tiết 67
 65 - 38, 46 - 17, 57 - 28, 78 - 29
Sgk: 67 / Tgdk: 40’
	I/ Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 65 - 38; 46 - 17; 57 - 28; 78 - 29.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng trên.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng con
III/ Các hạot động dạy học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc lại bảng trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. 
- Gọi 2 HS làm bài tập đặt tính rồi tính bài 1/sgk-66. 
- Kiểm tra bài về nhà – Nhận xét.
2/ Hoạt động dạy học bài mới:
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: TT
b/ Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện phép tính trừ 65 - 38, 46 - 17, 57 - 28, 78 - 29.
Bước 1: Thực hiện phép trừ 65 - 38
- GV ghi phép tính lên bảng - HS nêu cách thực hiện phép tính và tính vào bảng con.
- GV gọi HS nêu lại cách thực hiện phép tính – GV ghi bảng như trong sgk.
Bước 2: Tương tự GV ghi các phép tính còn lại 
- HS tự thực hiện cách đặt tính rồi tính vào bảng con.
* Gọi 1 HS yếu lên bảng làm bài. Đặt tính rồi tính 65 - 19.
- GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
c/ Hoạt động 3: Thực hành 
Bài 1 cột 1,2,3/vbt: Đặt tính rồi tính
- HS làm bảng con - GV kèm HS yếu làm bài. 
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 2 hàng trên/vbt: Số ?
- GV hướng dẫn cách làm bài – HS làm vbt.
- GV kèm HS yếu làm bài – 1 HS làm bảng phụ.
80
98
89
- HS nhận xét, sửa bài. 
70
79
60
 - 9 - 10 - 9 - 9
Bài 3/vbt: Giải toán.
- Gọi HS đọc đề toán - GV tóm tắt bài toán. 
- HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét.
- HS làm vbt, 1 em làm phiếu bài tập
- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
Bài giải
Số tuổi năm nay mẹ có là:
65 – 29 = 36 ( tuôi.
Đáp số: 36 tuổi.
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại bảng trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. 
- HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính.
VI/ Phần bổ sung :
- Thời gian ......
- Nội dung...
- Phương pháp.........
Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2012 
	Môn: Mĩ thuật Tiết 11
Tên bài dạy: Vẽ trang trí: vẽ tiếp họa tiết vào đường diềm 
và vẽ màu
Vtv: 15 /Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết cách trang trí đường diềm đơn giản.
- Vẽ tiếp được họa tiết và vẽ màu vào đường diềm.
- HS khá giỏi: Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: một số đồ vật có trang trí đường diềm.
HS: vở tập vẽ, màu, bút chì.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
- GV nhận xét.
2/ Hoạt động dạy học bài mới:
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài: TT
b/ Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét.
GV cho HS xem một số đường diềm trang trí ở đồ vật và gợi ý thêm để hs nhận biết thêm về đường diềm:
- Trang trí đường diềm làm cho đồ vật thêm đẹp.
- Các họa tiết giống nhau thường vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu.
Gv yêu cầu Hs tìm ví dụ thêm về đường diềm.
c/ Hoạt động 3: Cách vẽ họa tiết vào đường diềm và vẽ màu:
- GV nêu yêu cầu của bài tập:
 + Vẽ theo họa tiết mẫu cho đúng
 + Vẽ màu đều và cùng màu ở các họa tiết giống nhau hoặc vẽ màu khác nhau xen kẽ giữa các họa tiết.
- GV cho hs quan sát hình 1 và 2 ở vở tập vẽ.
d/ Hoạt động 4: Thực hành
- GV gợi ý hs vẽ cá nhân đường diềm hình 1
- GV hướng dẫn học sinh cách vẽ màu và yêu cầu hs vẽ ra giấy.
đ/Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá.
GV nêu tiêu chí đánh giá một sản phẩm:
+ Vẽ họa tiết (đều hay chưa đều); cách vẽ màu họa tiết; màu nền.
+ Hs tìm ra các bài vẽ đẹp theo ý thích.
- GV chọn một số bài vẽ của HS cùng lớp nhận xét, đánh giá.
- Tuyên dương bạn vẽ đẹp. Khuyến khích HS chưa hoàn thành bài vẽ về nhà vẽ thêm
e/Hoạt động 6: Giới thiệu nghề nghiệp đia phương.
- GV cho học sinh xem hình ảnh về nghề dệt thổ cẩm.
III. Củng cố, dặn dò: 
- Tìm các hình trang trí đường diềm.
- Quan sát các loại cờ.
VI/ Phần bổ sung :
- Thời gian ......
- Nội dung...
- Phương pháp.........
Môn: Toán	 Tiết 68
Tên bài dạy: Luyện tập
	Sgk: 68/ Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu: 
- Thuộc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
	- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng đã học.
	- Biết giải bài toán về ít hơn
II/ Đồ dùng dạy học: 
- GV: Phiếu bài tập 
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc bảng trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. ( TCTV)
- 1 số hs làm 1 số phép tính như: 65-28,36-17, 87-35, 78-29
- GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
2/ Hoạt động dạy học bài mới:
a/ Hoạt dộng 1: Giới thiệu bài: Luyện tập
b/ Hoạt dộng 2: Thực hành vbt 
*Bài 1/vbt: Tính nhẩm.
* Củng cố tính nhẩm bảng trừ 15, 16 ,17, 18 trừ đi một số.
- 1 hs đọc yêu cầu.
- HS làm bài rồi nêu miệng kết quả. ( TCTV)
- GV cùng lớp nhận xét, sửa bài.
 a)	15-6=9	16-7=9	
	15-7=8	16-8=8	
	15-8=7	16-9=7
	15-9 =6
 b)	18-8-1=9	15-5-2 =8	
	18-9 =9	15-7 =8	
* Bài 2/vbt: Đặt tính rồi tính.
* Củng cố cách đặt tính và tính có nhớ theo hàng dọc.
- Thực hiện tương tự như bài 1
- HS làm vở bài tập – GV kèm HS yếu – HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, sửa bài.
	76	55	88	47
 -28	-7	 -59	-8
	48	48	29	39
* Bài 3/vbt: Giải toán.
* Củng cố giải bào toán về ít hơn.
- Gọi HS đọc bài toán ( TCTV)– GV tóm tắt và hướng dẫn:
+ Mẹ vắt được bao nhiêu lít sữa bò
+ Chị vắt được bao nhiêu lít?
+ Bài toán hỏi gì?
- Tóm tắt bài toán:
 Mẹ vắt: 58l
 Chị vắt ít hơn mẹ: 19l
 Chị vắt:l?
- HS nêu cách giải bài toán ( TCTV) – GV nhận xét.
- HS làm vở bài tập – GV kèm HS yếu làm bài 
- 1 em làm phiếu bài tập. 
- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
Bài giải
Chị vắt được số lít sữa bò là
58-19=39( lit)
Đáp số: 39 lít
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài.
- HS nhắc lại bảng trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. ( TCTV)
- Nhận xét bài cũ.
VI/ Phần bổ sung :
- Thời gian ......
- Nội dung...
- Phương pháp.........
	Môn: Chính tả (Tập chép) 	 Tiết 29 
	Tên bài dạy: Hai anh em
	Sgk:120 / Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu:
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn có lời diễn tả ý nghĩ nhân vật trong ngoặc kép.
 - Làm đúng BT(1); BT 2b
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ bài tập 1, 2b/vbt.
- HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t1, vbtTV2/t1
II/ Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS lên bảng viết các từ : kẽo kẹt, thắc mắc, miệt mài...
- HS dưới lớp viết bảng con – GV nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.Nhận xét bài cũ.
 2/ Hoạt động dạy học bài mới: 
a/ Hoạt động 1:Giới thiệu bài: Tập chép: Hai anh em
b/Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập chép.
* GV đọc đoạn chính tả cần viết
- 1 HS khá đọc lại - Lớp theo dõi.
* GV đặt câu hỏi để HS nắm nội dung và cách trình bày đ ... 
- HS làm vở bài tập, 1 em làm phiếu bài tập – GV kèm HS yếu làm bài.
- Cả lớp nhận xèt, sửa bài. 
Bài giải
Bao bé có số ki lô gam gạo là:
35-8=27(kg)
Đáp số: 27kg
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài. 
- HS nêu lại cách đặt tính, qui tắc tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ. ( TCTV)
- Tiết sau: 100 trừ đi một số.
- Nhận xét tiết học.
VI/ Phần bổ sung :
- Thời gian ......
- Nội dung...
- Phương pháp.........
Môn: Âm nhạc	Tiết 11
	Tên bài dạy: Học hát: Bài Cộc cách tùng cheng.	 (Nhạc và lời: Phan Trần Bảng)
	Tbh: 11/ Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu : 
- Biết tên một số nhạc cụ gõ dân tộc: sênh, thanh la, mõ, trống.
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Tham gia trò chơi
II/ Đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ chép lời ca. Nhạc cụ quen dùng
III/ Các họat động dạy học : 
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ 
- Hs hát lại bài “Chúc mừng sinh nhật” (TCTV)
- Nhận xét, tuyên dương. Nhận xét bài cũ.
2/ Hoạt động dạy học bài mới 
a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
b/ Hoạt động 2 : Dạy hát bàI “ Cộc cách, tùng cheng”
- GV hát mẫu bài hát
- HS đọc lời ca (TCTV)
- Dạy hát từng câu.
- Cả lớp hát lại bài hát 1 ,2 lần; sau đó chia từng nhóm, từng dãy bàn hát theo kiểu đối đáp từng câu(TCTV)
- Nhắc nhở các em khi hát phát âm gọn gàng, thể hiện tính chất vui tươi
c/ Hoạt động 3 : Trò chơi với bài hát
- Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm tượng trưng cho 1 nhạc cụ gõ. Các nhóm lần lượt hát từng câu ( theo tên nhạc cụ). Khi hát đến câu “Nghe sênh, thanh la, mõ, trống” thì tất cả cùng hát , rồi nói “Cộc – cách – tùng – cheng !”
d/ Hoạt động 4: Hoạt động tuyên truyền, giới thiệu truyền thống văn hóa.
- GV giới thiệu một số nhạc cụ gõ dân tộc.
3/ Hoạt động cuối cùng : Củng cố , dặn dò 
- Thi hát cá nhân trước lớp(TCTV)
- Dặn dò, về tập lại bài hát .
- Nhận xét tiết học.
VI/ Phần bổ sung :
- Thời gian ......
- Nội dung...
- Phương pháp.........
 Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2012
 	 Hoạt động tập thể
 Biết ơn thầy cô giáo
 S: / Tgdk: 35’
( Xem tài liệu hướng dẫn)
 Môn: Tập làm văn 	 Tiết 15 
	Tên bài dạy: Chia vui. Kể về anh chị em
	Sgk:126/ tgdk: 35’
I/ Mục tiêu
- Biết nói lời chia vui (chúc mừng) hợp tình huống giao tiếp (BT1, BT2).
	- Viết được đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em (BT3).
* Bảo vệ môi trường: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình.
II/Đồ dùng dạy học:
- GV: tranh bài tập 1. phiếu cho HS làm bt2.
III/Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
 - HS đọc nhắn tin đã viết của bài tập 2 tiết TLV trước.
- GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét bài cũ
2/ Hoạt động dạy học bài mới: 
a/ Hoạt động 1:Giới thiệu bài: Chia vui. Kể về anh chị em
b/ Hoạt dộng 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 1/sgk: Bạn Nam chúc mừng chị Liên được giải nhì trong kì thi hs giỏi của tỉnh. Hãy nhắc lại lời của Nam( Miệng )
- HS đọc yêu cầu bài tập – GV treo tranh : 1 HS đọc lời chúc mừng trong tranh.
- HS nối tiếp nhau nói lại lời chúc mừng chị Liên.
- GV nhận xét và chốt lời chúc mừng hay nhất
* Bài tập 2/vbt: Em sẽ nói gì để chúc mừng chị Liên?(Miệng) 
- Lưu ý HS không nhắc lại lời của bạn Nam mà nói bằng lời của mình.
- HS nối tiếp nhau nói lời chúc mừng – GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương bạn có lời chúc hay, tự nhiên.
- GV chốt một số ví dụ:
+ Em xin chúc mừng chị
+ Chúc mừng chị đã đạt được giải nhất trong kì thi vừa rồi
+ Chị đã đạt được giải nhất xin chúc mừng chị
-> Khi chúc mừng lời chúc phải thể hiện sự tự nhiên thái độ vui mừng
* Bài tập 3/vbt: Hãy viết 3-4 câu kể về anh chị em ruột của mình( hoặc anh chị em họ) của em
- HS đọc yêu cầu bài tập – GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập.
- Nhắc HS viết câu cần diễn đạt ngắn gọn, rõ ý
- GV hướng dẫn: các em chỉ viết về một người anh hoặc một người chị hoặc em của mình.Ta giới thiệu tên, đặc điểm về hình dáng, tính tình của người ấy, tình cảm của em đối với người ấy
- HS viết vào vbt – GV kèm HS yều viết đoạn văn.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết.
- GV nhận xét, bổ sung
- GV ghi điểm những đoạn văn viết hay, diễn đạt rõ ràng.
* Nội dung tích hợp giáo dục Bảo vệ môi trường: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình.
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò:
- Giáo dục HS biết nói lời chia vui khi cần thiết.
- Về nhà viết lại đoạn văn cho hay hơn.
- Nhận xét tiết học.
VI/ Phần bổ sung :
- Thời gian ......
- Nội dung...
- Phương pháp.........
	 Môn: Toán 	Tiết 71 
Tên bài dạy: 100 trừ đi một số
 Sgk: 71/ Tgdk: 40’
I/ Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng: 100 trừ đi một số có một hoặc hai chữ số.
- Biết tính nhẩm 100 trừ đi số tròn chục.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu ghi bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng làm bài: x+ 8=34	14+x=55
- Nhận xét bài làm của học sinh.
- Nhận xét bài cũ- ghi điểm.Nhận xét bài cũ.
2.Hoạt động day học bài mới: 
a/ Hoạt động 1:Giới thiệu bài: 100 trừ đi một số
b/ Hoạt động 2: Giới thiệu phép tính 100 trừ đi một số.
* Thảo luận cách tính và tính: 100-36,100-5
-GV ghi phép tính lên bảng: 100 - 36 = ? 
- GV nêu bài toán: Có 100 que tính, bớt 36 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? ( TCTV)
- Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm như thế nào? (100-36) ( TCTV). Nhận xét
- HS tự tìm cách thực hiện phép tính
- Gọi 1 hs lên bảng đặt tính và thực hiện tính, hs còn lại làm bảng con. Nhận xét( TCTV)
- GV nhận xét, sửa sai.
- GV hỏi: Vậy 100-36=? (64). gv ghi bảng
- HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính ( TCTV)– GV hướng dẫn cách tính.
* Phép tính 100 – 5 (Cách làm tương tự)
* Gọi HS yếu lên bảng làm bài: 100 - 46 – HS dưới lớp làm bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
c/ Hoạt động 3: Thực hành 
Bài 1/vbt: Đặt tính rồi tính.
* Củng cố cáhc đặt tính và tính trừ có nhớ dạng 100 trừ đi một số.
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu ( TCTV) 
- HS nêu lại 2 bước: đặt tính và tính. ( TCTV)
- HS tự làm bài – GV kèm HS yếu làm bài.
- HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài
 100	100	100	100
 - - - -
 3	 8	 54	 77
 097	092	 046	 023
* Bài 2/vbt: Tính nhẩm.
* Củng cố cách tính nhẩm trừ tròn chục, tròn trăm.
- HS đọc yêu cầu ( TCTV)
- GV hướng dẫn bài mẫu – HS tự làm bài và nêu miệng phép tính và kết quả. ( TCTV)
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
	100 - 60 = 40	100 – 90 = 10
	100 – 30 = 70	100 – 40 = 60
3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố dặn dò
- Gọi HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính. ( TCTV)
- Dặn hs về nhà xem bài: Tìm số trừ.
- Nhận xét tiết học.
VI/ Phần bổ sung :
- Thời gian ......
- Nội dung...
- Phương pháp.........
 Môn: Tiếng việt
	 Tên bài dạy: Tiết 2
Vbt: 71,72/ Tgdk: 35’
I/ Mục tiêu
- Nhìn và viết lại đoạn: “ từ cũng đêm ấyđến bỏ thêm vào phần của em” của bài Hai anh em.
- Làm được BT2, BT(3) a/b (BT củng cố KT &KN tiếng việt 2 tập 1).
II/ Đồ dùng dạy – học:
- GV: bảng phụ ghi đoạn cần viết.
III/ Các hoạt động dạy - học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc chọ học sinh viết bảng: nuôi, công bằng, bỏ thêm.
- Nhận xét cách viết của học sinh.
2/ Hoạt động dạy học bài mới:
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
b/ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả
* GV đọc mẫu đoạn chính tả của bài Hai anh em – cả lớp lắng nghe.
- GV đặt câu hỏi : đoạn viết gồm có mấy câu? Người anh bàn với vợ điều gì?
- GV chốt : Đầu câu phải viết hoa, sau dấu chấm phải viết hoa, tên riêng phải viết hoa.
* GV đọc các từ khó: đêm ấy, vất vả.
- HS viết bảng con các từ ngữ khó – GV gạch chân các từ dễ lẫn lộn.
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
* GV đọc - HS nghe, viết bài chính tả .
* HS đổi vở soát lỗi – GV thu 1/3 vở chấm bài.* GV nhận xét chung.
c/ Hoạt động 3: Bài tập 
* Bài 2: Điền tiếp vào chỗ trống 2 từ ngữ có chứa vần ở cột bên trái.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài- Nhận xét- Gv nhận xét chung.
ai
 tài giỏi, hái, thái rau,
ay
giày dép, thợ may, hát hay,
* Bài 3a: Điền vào chỗ trống s hoặc x cho phù hợp:
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Gv hướng dẫn học sinh cách chọn vần đúng.
- Học sinh làm bài- Nhận xét- Gv nhận xét chung.
 Chim sâu	xâu kim	con sáo	xáo trộn.
3/ Hoạt động cuối cùng : Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc nhở học sinh cần luyện phát âm đúng thì dễ dàng ghi đúng chính tả
- Về nhà đọc lại bài .
- Nhận xét tiết học 
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 15
I. Đánh giá hoạt động tuần 15:
1. Hạnh kiểm:
 * Ưu : Học sinh đi học đúng giờ, chuyên cần hơn trước. Ra về đi theo hàng thẳng.
- Đồng phục gọn gàng , sạch sẽ. Nghỉ giữa trưa nghiêm túc hơn tuần trước. - Tập đều các động tác thể dục, có chú ý thẳng tay, bước chân đều theo nhịp..
- Xếp hàng thể dục nhanh nhẹn.
* Khuyết: 
- Vài em học trễ.
- Chưa tự giác trong việc nhặt rác.
2. Học tập: 
* Ưu : 
- Đa số học sinh về nhà có chuẩn bị bài. 
- Có chú ý nghe giảng, một số em tích cực tham gia xây dựng bài.
- Học sinh biết soạn sách vở và dụng cụ học tập.
* Khuyết : 
- Một số bạn chưa chú ý bài. Vẫn còn nói chuyện riêng trong giờ học nhiều.
II/ Phương hướng hoạt động tuần 16: 
- Khắc phục những nhược điểm tuần qua
- Nhắc nhở các em có ý thức tự giác học, khắc phục tình trạng tự ý nghỉ học giữa buổi
- Xếp hàng ra vào lớp trật tự, đi vệ sinh đúng nơi qui định.
- Không chạy nhảy rượt đuổi khi ra chơi
- Nhắc hs học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Trong giờ học cần tập trung nghe giảng không làm viêc riêng hay nói chuyện trong giờ học
- Đi học chuyên cần, hạn chế việc đi học trễ 
- Nhắc hs cần chú ý an toàn giao thông trên đường về nhà
- GV nhắc nhở các em cần cố gắng rèn đọc và rèn viết thêm ở nhà
III/ Giáo dục HS:
- GV giáo dục hs cần giữ ATGT như: Khi đi học về cần đi sát lề và về phía tay phải của mình; Lưu ý khi qua đường cần quan sát kỹ, không được tự ý băng qua đường
- Giáo dục HS phòng tránh tai nạn học đường như: Không leo trèo lên cổng trường, tường rào,bàn ghế, cửa sổ
-Giáo dục hs phòng tránh các tệ nạn xã hội như: Không bắt chước người lớn hút thuốc, uống rượi,đánh bài hoặc chơi các trò chơi có tính chất ăn tiền
- Giáo dục cho hs những kĩ năng sống cơ bản như: Tự phục vụ việc ăn uống của mình ở nhà khi không người lớn ở nhà
- Giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em
IV/ Vui chơi- giải trí:
- Tập hát, múa cho hs 
- Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Bác Hồ với cụ Phan Châu Trinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuân 15_3.doc