Giáo án Luyện tập Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2019-2020

Giáo án Luyện tập Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2019-2020

 ĐẠO ĐỨC

BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SỸ (Tiết1)

(Lồng ghép Đạo đức Bác Hồ)

I. MỤC TIÊU:Giúp HS:

- Hiểu rõ hơn về gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng, về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

- Biết làm những việc hợp với khả năng để tỏ lòng biết ơn thương binh, liệt sĩ.

- Có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ.

* Lồng ghép ĐĐ Bác Hồ:

- Cảm nhận được tình cảm, sự trân trọng, mến yêu của Bác dành cho các anh hùng thương binh, liệt sĩ.

- Hiểu được công lao to lớn của các anh hùng thương binh liệt sĩ đối với độc lập của đất nước, tự do của dân tộc.

- Có ý thức rèn luyện bản thân, có những hành dộng thiết thực để thể hiện lòng biết ơn đối với các anh hùng thương binh liệt sĩ.

 

doc 8 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 08/07/2022 Lượt xem 264Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện tập Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 16
 Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2018
 	 Tiết 1 Luyện toán
 Luyện Tập 
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
- Củng cố cách tính về giải bài toán bằng hai phép tính.
- Củng cố về nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.	
 II. Cách tiến hành:
 - Cho HS làm và chữa các bài tập sau:
 Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 476 2 358 4 249 3 364 4 348 5
 07 238 32 89 24 83 36 91 30 69
 6 038 09 04 48
 16 36 9 4 45
 16 2 0 0 3
 0 
Bài 2 : Chị Lan có 549 quả cam, chị đã bán 1 số quả cam . Hỏi chị Lan còn bao nhiêu quả cam? 9
 Bài giải
 Chị Lan đã bán số quả cam là:
 54 : 9 = 61 ( quả )
 Chị Lan còn lại số quả cam là:
 549- 61 = 488 ( quả)
 Đáp số: 488 quả cam.
 Bài 3: Tìm x:
 a, x : 6 = 151 b, x : 5 = 159 c, x : 3 = 263
 x = 151 x 6 x = 159 x 5 x = 263 x 3
 x = 906 x = 795 x = 789
- Chữa bài và nhận xét.
 ************************************************
 Tiết 2: Tiếng Anh
 Tiết 3: Tin họ
 Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2018
 ĐẠO ĐỨC 
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SỸ (Tiết1)
(Lồng ghép Đạo đức Bác Hồ)
I. MỤC TIÊU:Giúp HS:
- Hiểu rõ hơn về gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng, về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.
- Biết làm những việc hợp với khả năng để tỏ lòng biết ơn thương binh, liệt sĩ.
- Có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ.
* Lồng ghép ĐĐ Bác Hồ:
- Cảm nhận được tình cảm, sự trân trọng, mến yêu của Bác dành cho các anh hùng thương binh, liệt sĩ.
- Hiểu được công lao to lớn của các anh hùng thương binh liệt sĩ đối với độc lập của đất nước, tự do của dân tộc.
- Có ý thức rèn luyện bản thân, có những hành dộng thiết thực để thể hiện lòng biết ơn đối với các anh hùng thương binh liệt sĩ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
HĐ DẠY
HĐ HỌC
A. Kiểm tra bài cũ: 
Hỏi: Vì sao chúng ta phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
 GV và HS nhận xét.
B. Bài mới: GTB:
HĐ1: Phân tích chuyện:
Mục tiêu: Giúp HS hiểu thế nào là thương binh, liệt sĩ, có thái độ biết ơn thương binh liệt sĩ.
+ Cách tiến hành:
- GV kể chuyện Một chuyến đi bổ ích.
- Đàm thoại theo câu hỏi:
Các bạn lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27-7?
Qua câu chuyện trên em hiểu thương binh liệt sĩ là người như thế nào?
Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với thương binh liệt sĩ?
 GV: Thương binh liệt sĩ là người đã hy sinh xương máu để giành độc lập, tư do cho dân tộc. Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ.
* Kể chuyện: Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt sĩ. (Đạo đức Bác Hồ L3 - Tr 22)
HĐ2: Thảo luận nhóm:
Mục tiêu: HS phân biệt được một số việc cần làm để tỏ lòng biết ơn thương binh liệt sĩ và những việc không nên làm .
+ Cách tiến hành:
- GVchia nhóm, giao việc nội dung: Nhận xét các việc nên làm và không nên làm(VBT)
a)Nhân ngày 27-7, lớp em tổ chức đi thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ.
b)Chào hỏi lễ phép các chú thương binh.
c)Thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ neo đơn bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
d)Cười đùa, làm việc riêng trong khi chú thương binh đang nói chuyện với HS toàn trường. 
-Thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ xung.
GV kết luận: Các việc a, b, c là nên làm 
HĐ3: Thảo luân nhóm đôi:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nội dung bài tập C.
-Một số nhóm nêu cách giải quyết trước lớp.
*Kết luận chung: Chúng ta cần phải ghi nhớ, đền đáp công lao to lớn của các
thương binh, liệt sĩ bằng những công việc thiết thực của mình.
 C. Hoạt động nối tiếp: Tìm hiểu các gia đình thương binh liệt sĩ ở địa phương để giới thiệu trước lớp trong tiết học sau.
-1HS trả lời.
HS trả lời:
- Các bạn lớp 3A đã đi thăm các cô chú ở trại điều dưỡng thương binh nặng.
- Qua câu chuyện trên em hiểu thương binh liệt sĩ là người đã hy sinh xương máu để giành độc lập, tư do cho dân tộc
- Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ.
- HS nghe GV kể - Đọc truyện và kể chuyện.
- TLCH trong phần đọc hiểu rút ra bài học.
Nhóm trưởng nhận nhiệm vụ.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả tìm hiểu, lớp nhận xét bổ sung
- HS thảo luận nhóm đôi nội dung bài tập C.
- Một số nhóm nêu cách giải quyết.
 ***************************************** 
 Tiết 2 Tin học
 Tiết 3 Luyện toán
 Luyện tập
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính theo cột dọc.
 - Củng cố về giải toán có lời văn.
 II. Cách tiến hành:
 * Cho HS làm và chữa các bài sau: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 56 247 328 56 357 4 679 5
 9 4 3 7 37 89 17 135
 504 988 984 392 1 29
 4
Bài 1: Cửa hàng có 27 chiếc xe đạp, đã bán số xe đạp đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu chiếc xe đạp?
Bài giải
Số xe đạp đã bán là:
27 : 9 = 3 ( chiếc )
Số xe đạp còn lại là:
27 - 3 = 24 ( chiếc )
 Đáp số: 24 chiếc xe đạp
 III. Nhận xét tiết học.
**********************************************************************
Thứ tư ngày 19 tháng 12năm 2018
 Tiết 1: Luyện đọc
 Ba điều ước
I, Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố cách đọc đúng, đọc hay bài TĐ: Ba điều ước.
- Trả lời được các câu hỏi cuối bài.
II, Cách tiến hành:
 * YC HS đọc toàn bài một lần.
 * YC HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
 * GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS.
 * YC HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
* Nhận xét, tuyên dương.
Tiết 2 : Thể dục
Tiết 3: HĐGDNGLL
**********************************************************************
Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2018
 Tiết 1 TẬP VIẾT
TUẦN 16
I .MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:Giúp HS: 
- Viết đúng chữ hoa M ( 1 dòng ), T, B ( 1 dòng); viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi
 (1 dòng) và câu ứng dụng: Một cây ... hòn núi cao( 1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
II. CHUẨN BỊ: Mẫu chữ M. mẫu viết từ ứng dụng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HĐ DẠY
HĐ HỌC
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra bài viết ở nhà của HS 
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: GTB:
HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa:
a. Quan sát nêu quy trình:
GV đưa mẫu chữ M
GV viết mẫu chữ M kết hợp nhắc lại cách viết.
b.Viết bảng:
GV sửa sai cho HS.
HĐ2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng 
a. Giới thiệu từ ứng dụng:
GV giới thiệu nữ du kích: Mạc Thị Bưởi.
b. Quan sát nhận xét:
Hỏi: Khi viết ta phải viết hoa những chữ nào?
 Các con chữ có độ cao như thế nào?
GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết.
c. Viết bảng:
 GV sửa sai cho HS .
HĐ3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng
a.Giới thiệu câu ứng dụng:
- Nêu câu ứng dụng.
Một cây ... hòn núi cao
- Câu tục ngữ này khuyên con người phải đoàn kết, đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
b. Quan sát nhận xét:
Hỏi: Các chữ có độ cao như thế nào?
GV hướng dẫn khoảng cách viết chữ.
c. Viết bảng: 
GV sửa sai cho HS.
HĐ4:Hướng dẫn HS viết bài vào vở.
GV nêu yêu cầu.
GV quan sát giúp đỡ HS viết đúng, đẹp.
+ Chữa bài, nhận xét:
 C. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Về viết phần ở nhà.
- 2HS lên viết, lớp viết bảng con: Lê Lợi, Lựa lời.
Nêu chữ hoa có trong bài: M,T, B
Quan sát nêu quy trình viết
+2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con: M
Nêu từ ứng dụng có trong bài: Mạc Thị Bưởi
Các con chữ đầu của mỗi chữ ghi tiếng.
Các con chữ: M, T, H, B cao hai li rưỡi, còn lại cao 1 li
2 HS lên bảng, lớp viết bảng con
Đọc câu ứng dụng: Một cây ... núi cao.
Các chữ: M, y, l, h, B cao hai li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
Viết bài vào vở.
**********************************************
 Tiết 2 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ
I .MỤC TIÊU : GiúpHS:
- Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị.
- Kể được làng, bản hay khu phố nơi em đang sống.
- GD HS thêm yêu quý làng quê nơi mình ở.
- GDKNS: So sánh tìm ra những đặc điểm khác biệt giữa làng quê và đô thị.
II. CHUẨN BỊ:
- Các hình trong SGK / 62,63.
- Một số tranh, ảnh vẽ cảnh làng quê, đô thị.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
HĐ DẠY
HĐ HỌC
A. Kiểm tra bài cũ: 
Hỏi: Hoạt động CN, thương mại diễn ra chủ yếu ở đâu? 
B. Dạy bài mới. GTB:
HĐ1: Làm việc theo nhóm đôi:
Mục tiêu: Tìm hiểu về phong cảnh, nhà cửa, đường xá ở làng quê và đô thị.
+ Cách tiến hành:
B1: Làm việc theo nhóm đôi.
GV giúp HS thảo luận đầy đủ, đúng với 3 ý đó.
B2: Trình bày.
+ Kết luận : ở làng quê người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi. ở đô thị người dân thường đi làm trong các công sở.
HĐ2:Thảo luận theo tổ:
Mục tiêu: Kể được tên nghề mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm.
+ Cách tiến hành:
B1: Nêu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời.
B2: Trình bày:
GV và HS nhận xét.
B3: Liên hệ.
+ Kết luận: ở làng quê người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công,... ở đô thị người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy,...
C.Củng cố, dặn dò:
GDHS thêm yêu quý làng quê nơi mình ở.
- GV nhận xét tiết học.
- Hoạt động CN, thương mại diễn ra chủ yếu ở TP
2HS ngồi cạnh nhau, quan sát tranh SGK thảo luận qua 3 câu hỏi SGK: Hãy nêu sự khác biệt giữa làng quê và đô thị.
+ Phong cảnh nhà cửa.
+ HĐ sinh sống chủ yếu của ND.
+ Đường xá, HĐ giao thông.
-Một số cặp lên trình bày 1 câu cặp khác nhận xét bổ sung.
- HS căn cứ vào kết quả thảo luận ở HĐ1 để tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân làng quê và đô thị.
- Một số nhóm trả lời.
- HS liên hệ về nghề nghiệp và HĐ chủ yếu của ND nơi các em đang sống.
- Lắng nghe.
*******************************************************
 Tiết 3 Luyện - Luyện từ và câu
 Tuần 16
I, Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố vốn từ về thành thị - Nông thôn ( tên một số thành phố và vùng quê ở nước ta; tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn ).
- Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy.
II, Cách tiến hành:
- YC HS làm bài và chữa bài.
 Bài 1. Đoạn thơ dưới đây nhắc đến những thành phố nào của đất nước ta ?
- YC HS đọc đề bài, đọc đoạn thơ thảo luận làm bài theo cặp và trả lời:
 Tên các thành phố của đất nước ta: Lạng Sơn, Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
- GV nhận xét, chốt bài.
Bài 2. Tìm trong đoạn văn dưới đây những sự vật tạo nên nét riêng biệt của cảnh vật ở nông thôn.
- YC HS thảo luận theo cặp và trả lời: 
- GV nhận xét.
Bài 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu dưới đây:
- YC HS đọc thầm và tự làm 
- Gọi HS đọc kết quả bài làm của mình. 
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4. Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong mẩu chuyện dưới đây:
- Gọi HS đọc YC.
- YC HS làm bài theo cặp và trả lời: 
- GV nhận xét, chữa bài.
III, Củng cố, dặn dò.
 - Nhận xét tiết học.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Tiết 1 Tiếng anh
Luyện viết
Vở thực hành luyện viết
I, Mục tiêu. Giúp HS :
 - Củng cố và rèn kỹ năng viết tên riêng Mạc Thị Bưởi và câu ứng dụng.
 - Viết đúng, đẹp và trình bày sạch sẽ bài.
II,Cách tiến hành.
 - YC HS nêu chữ cần luyện viết, cả lớp luyện viết vào bảng con
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
 - HD HS viết bài vào vở luyện viết.
 - HS viết bài theo YC. 
 - GV theo dõi, uốn nắn cho HS.
 ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ KHỐI

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tap_lop_3_tuan_16_nam_hoc_2019_2020.doc