Giáo án Luyện tập Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2019-2020

Giáo án Luyện tập Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu:

 - HS biết cách đan nong mốt.

 - Đan được nong mốt đúng qui trình kĩ thuật.

 - Yêu thích các sản phẩm đan nan.

II. Chuẩn bị.

 - Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa (hoặc giấy thủ công dày, lá dừa, tre, nứa,.) có kích thước đủ lớn để HS quan sát được, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau.

 - Tranh qui trình đan nong mốt.

 - Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau.

 - Bìa màu hoặc giấy thủ công ( hoặc vật liệu khác), bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

A.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

B.Bài mới. Giới thiệu bài.

Hoạt động1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.

- GV giới thiệu tấm đan nong mốt (H1) và hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.

- GV liên hệ thực tế: Đan nong mốt được ứng dụng để làm đồ dùng trong gia đình như đan làn hoặc đan rổ, rá .

- Để đan nong mốt người ta sử dụng các nan đan bằng các nguyên liệu khác nhau như mây, tre, dang, nứa, lá dừa .

 GV nêu: Trong thực tế, người ta thường sử dụng các nan rời bằng tre, nứa, dang, mây, lá dừa . để đan nong mốt, nong đôi làm đồ dùng trong gia đình.

 Trong bài học này, để làm quen với việc đan nan, chúng ta sẽ học cách đan nong mốt bằng giấy, bìa với cách đan đơn giản nhất.

 

doc 7 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện tập Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 21
 Thứ hai ngày tháng năm 2020
 Tiết 1: Tiếng Anh
 Tiết 2: Tin học
 Tiết 3 Luyện toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về phép cộng các số trong phạm vi 10 000.
- Củng cố về phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
II. Cách tiến hành:
 - Cho HS làm và chữa các bài tập sau:
 Bài 1: Đặt tính rồi tính:( cho HS nhắc lại cách đặt và cách tính).
 6491 8072 896 6074 4263
 + + + + +
 2574 168 1892 3768 5319
 9065 8240 2788 9842 9582
 Bài 2: Đặt tính rồi tính: ( cho HS nhắc lại cách đặt và cách tính).
476 5 328 4 248 3 464 7 437 5
45 95 32 82 24 82 42 66 40 87
 26 08 08 44 37
 25 8 6 42 35
 1 0 2 2 2
 Bài 3: Một cửa hàng có 4550 kg đường, đã mua thêm được 1935 kg đường. Hỏi cửa hàng có tất cả bao nhiêu ki- lô- gam đường?
Bài giải
Cửa hàng có tất cả số đường là:
4550 + 1935 = 6485 ( kg )
 Đáp số: 6485 kg đường.
 - Chữa bài và nhận xét.
 Thứ ba ngày tháng năm 2020
 Tiết 1 Luyện viết
Vở luyện viết
I, Mục tiêu. Giúp HS :
 - Củng cố và rèn kỹ năng viết tên riêng Nguyễn Văn Trỗi và câu ứng dụng.
 - Viết đúng, đẹp và trình bày sạch sẽ.
II,Cách tiến hành.
 - YC HS nêu chữ cần luyện viết, cả lớp luyện viết vào bảng con
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
 - HD HS viết bài vào vở luyện viết.
 - HS viết bài theo YC. 
 - GV theo dõi, uốn nắn cho HS.
 Tiết 2 Tin học
 Tiết 3 Thủ công
 Đan nong mốt (Tiết1)
I. Mục tiêu:
	- HS biết cách đan nong mốt.
	- Đan được nong mốt đúng qui trình kĩ thuật.
	- Yêu thích các sản phẩm đan nan.
II. Chuẩn bị.
	- Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa (hoặc giấy thủ công dày, lá dừa, tre, nứa,...) có kích thước đủ lớn để HS quan sát được, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau.
	- Tranh qui trình đan nong mốt.
	- Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau.
	- Bìa màu hoặc giấy thủ công ( hoặc vật liệu khác), bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B.Bài mới. Giới thiệu bài..
Hoạt động1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu tấm đan nong mốt (H1) và hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- GV liên hệ thực tế: Đan nong mốt được ứng dụng để làm đồ dùng trong gia đình như đan làn hoặc đan rổ, rá ...
- Để đan nong mốt người ta sử dụng các nan đan bằng các nguyên liệu khác nhau như mây, tre, dang, nứa, lá dừa ...
 GV nêu: Trong thực tế, người ta thường sử dụng các nan rời bằng tre, nứa, dang, mây, lá dừa ... để đan nong mốt, nong đôi làm đồ dùng trong gia đình.
 Trong bài học này, để làm quen với việc đan nan, chúng ta sẽ học cách đan nong mốt bằng giấy, bìa với cách đan đơn giản nhất.
Hoạt động2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
Bước1: Kẻ, cắt nan đan
- Đối với loại giấy, bìa không có dòng kẻ cần dùng thước kẻ vuông để kẻ các dòng kẻ dọc và dòng kẻ ngang cách đều nhau 1 ô( đã học ở lớp 1).
- Cắt các nan dọc: Cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 như hình 2 để làm các nan dọc.
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1ô, dài 9 ô. Nên cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh (H3).
Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa (H4).
 Cách đan nong mốt là nhấc một nan, đè một nan và lệch nhau 1 nan dọc giữa 2 hàng nan ngang liền kề.
 Đan nong mốt bằng bìa được thực hiện theo trình tự sau:
- Đan nan ngang thứ nhất: Đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc
 nằm ở phía dưới. Sau đó, nhấc nan dọc 2,4,6,8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc.
- Đan nan ngang thứ 2: Nhấc nan dọc 1,3,5,7,9 và luồn nan ngang thứ 2 vào. Dồn
 nan ngang thứ 2 cho khít với nan ngang thứ nhất.
- Đan nan ngang thứ 3: giống như đan nan ngang thứ nhất.
- Đan nan ngang thứ tư: giống như đan nan ngang thứ 2.
Cứ đan như vậy cho đến hết nan ngang thứ 7.
 Chú ý: Đan xong mỗi nan ngang phải dồn nan cho khít rồi mới đan tiếp nan sau.
Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan
 Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột (giống như tấm đan hình1). Chú ý dán cho thẳng và sát với mép tấm đan để được tấm đan đẹp.
 GV gọi HS nhắc lại cách đan nong mốt và nhận xét. Sau đó tổ chức cho HS kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong mốt.
HĐ 3: Thực hành. 
- HS thực hành đan trên giấy thủ công hoặc giấy nháp theo các bước đã học.
-GV giúp HS đan đúng.
C.HĐ nối tiếp: Chuẩn bị giờ sau thực hành.
 Thứ tư ngày tháng năm 2020
 Tiết 1 Luyện toán
 Luyện Tập
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về phép trừ trong phạm vi 10 000.
- Củng cố về chia số có ba chữ số với số có một chữ số dưới dạng tìm x.	
 II. Cách tiến hành:
 - Cho HS làm và chữa các bài tập sau:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:( cho HS nhắc lại cách đặt và cách tính).
 _6491 _8072 _ 8900 _ 6074 _8263
 2574 168 898 4768 5319
 3917 7904 8002 1306 2944
Bài 2: Một cửa hàng có 4550 kg đường, đã bán được 1935 kg đường. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki- lô- gam đường?
Bài giải
Cửa hàng còn lại số đường là:
4550 - 1935 = 2615 ( kg )
 Đáp số: 2615 kg đường.
 Bài 3: Tìm x:
 a, x × 4 = 184 b, x ×5 = 395 c, x × 3 = 267
 x = 184 : 4 x = 395 : 5 x = 267 : 3
 x = 46 x = 79 x = 89
- Chấm, chữa bài và nhận xét.
 Tiết 2: Luyện đọc
 Người trí thức yêu nước
I, Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố cách đọc đúng, đọc hay bài TĐ: Người trí thức yêu nước.
- Trả lời được các câu hỏi cuối bài.
II, Cách tiến hành:
 * YC HS đọc toàn bài một lần.
 * YC HS đọc nối tiếp từng đoạn.
 * GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS.
 * YC HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
* Nhận xét, tuyên dương. 
 Tiết 2: Thể dục
 Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Thứ năm ngày 24 tháng 1 năm 2019
 	 Tiết 1 Luyện toán
Luyện Tập
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố và khắc sâu cách tính trừ các số trong phạm vi 10 000.
- Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
 II. Cách tiến hành:
 * Cho HS làm và chữa các bài sau: 
 Bài 1: Tính giá trị của biểu thức sau:
+ 34 + 7 = 250 + 7 16 x 2 x 4 = 32 x 4
 = 257 = 128
 369 - 69 + 15 = 300 + 15 72 : 8 x 6 = 9 x 6
 = 315 = 54
 Bài 2: Đặt tính rồi tính: ( YC HS nhắc lại cách đặt tính và cách tính)
 _ 6491 _8072 _8900 _6074 _8263
 2584 368 358 3794 5319
 3907 7704 8542 2280 2944
+
+
+
+
 4756 6972 5555 6074 _8263 _ 9090
 2834 835 445 3794 5319 8989
 7590 7807 6000 9868 2944 0101
Bài 3: Một thư viện có 960 cuốn truyện tranh, sau đó mua thêm được bằng số truyện tranh đã có. Hỏi thư viện có tất cả bao nhiêu cuốn truyện tranh? 
Bài giải
 Số truyện tranh mua thêm là:
 960 : 6 = 160 ( cuốn )
 Thư viện có tất cả số truyện tranh là:
 960 + 160 = 1120 ( cuốn )
 Đáp số: 1120 cuốn truyện tranh.
III. Nhận xét tiết học.
 Tiết 2 Luyện viết
Ông tổ nghề thêu
I, Mục tiêu: Giúp HS: 
- Nghe viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ đoạn một của bài: Ông tổ nghề thêu. 
II, Cách tiến hành:
 - YC cả lớp đọc đoạn đầu của bài: Ông tổ nghề thêu.
 - YC hai HS đọc lại, cả lớp theo dõi và nêu từ khó viết.
 - HS nghe đọc viết bài vào vở và đổi chéo vở cho nhau để soát bài.
 - GV theo dõi, uốn nắn và chấm bài.
 - Nhận xét chung.
***************************************************
 Tiết 3 Luyện - Luyện từ và câu
 Tuần 21
I, Mục tiêu: Giúp HS:
- Tiếp tục học về nhân hóa: nắm được ba cách nhân hóa..
- Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?
II, Cách tiến hành: - YC HS làm bài và chữa bài.
 Bài 1. Những chi tiết nào cho thấy chú chim sâu trong bài thơ dưới dây được gọi và tả như người(nhân hóa)?
Bạn Chim Sâu
Ơ kìa có bạn Chim Sâu
Đầu không đội mũ đi đâu thế này
Mùa hè nắng chói gắt gay
Về nhà bị ốm mời thầy thuốc sang
Thầy thuốc căn dặn nhẹ nhàng:
“ Thấy trời hè nắng phải mang mũ liền ” .
 Vũ Quang Vinh
- YC HS đọc đề bài, thảo luận làm bài theo cặp và trả lời:
- GV nhận xét, chốt bài.
Bài 2. Đọc bài thơ dưới dây và trả lời câu hỏi:
Buổi sáng nhà em
Chú mèo rửa mặt bên hè
Soi gương làm dáng, bụi tre chải đầu
Chổi đi quét lá vườn sau
Giếng trong, nước đã có gầu múc lên
Đến thăm buổi sáng nhà em
Ai ai cũng có việc làm bận ghê !
 Đặng Vương Hưng
a, Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hóa?
b, Chúng được nhân hóa bằng cách nào?
c, Miêu tả sự vật bằng cách nhân hóa có gì hay?
- YC HS đọc đề bài, đọc bài thơ . HS thảo luận theo cặp và trả lời: 
- GV nhận xét.
Bài 3. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi " Ở đâu ? ":
A, Em học bài thơ Anh Đom Đóm ở học kì 1 ?
B, Nhà em ở xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh.
C, Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
- YC HS đọc thầm và tự làm 
- Gọi HS đọc kết quả bài làm của mình. 
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4. Viết một câu có chứa bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ ở đâu ? ”:
- Gọi HS đọc YC. 
- YC HS làm bài và trả lời: 
- GV nhận xét, chữa bài.
III, Củng cố, dặn dò.
 - Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tap_lop_3_tuan_21_nam_hoc_2019_2020.doc