Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 21 - Bài: Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 21 - Bài: Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

Giúp HS:

1. Mở rộng vốn từ theo chủ điểm sáng tạo. Tìm được các từ chỉ trí thức và các từ chỉ hoạt động của trí thức thông qua các bài tập đọc và chính tả trong cùng chủ điểm.

2. Ôn luyện về dấu phẩy: đặt đúng các dấu phẩy sau vị trí của trạng ngữ chỉ địa điểm. Ôn luyện về dấu chấm và dấu chấm hỏi.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng lớp viết sẵn nội dung BT1 và các câu văn trong bài tập 3.

Bảng phụ

doc 2 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 21 - Bài: Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Luyện từ và câu
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Mở rộng vốn từ: Sáng tạo
Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi
Tuần : 21
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
Mở rộng vốn từ theo chủ điểm sáng tạo. Tìm được các từ chỉ trí thức và các từ chỉ hoạt động của trí thức thông qua các bài tập đọc và chính tả trong cùng chủ điểm.
Ôn luyện về dấu phẩy: đặt đúng các dấu phẩy sau vị trí của trạng ngữ chỉ địa điểm. Ôn luyện về dấu chấm và dấu chấm hỏi.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn nội dung BT1 và các câu văn trong bài tập 3.
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hoá:
+ gọi người để gọi vật.
+ Tả người để tả vật.
+ Nói thân thiết với vật như nói thân thiết với người.
- Đặt và trả lời câu hỏi theo mẫu ở đâu?
* PP kiểm tra, đánh giá
- GV nêu yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm.
35’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
Tiết này cô và các con cùng mở rộng vốn từ theo chủ điểm sáng tạo, sau đó chúng ta sẽ cùng luyện tập về cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: 
a. Trong bài thơ trên, những vật nào được nhân hoá ? ( Kim giờ, kim phút, kim giây, cả ba kim.)
b. Những sự vật ấy được nhân hoá bằng cách nào ? 
- Những vật ấy được gọi bằng: Bác, anh, bé.
- Những vật ấy được tả bằng những từ ngữ: Thận trọng, nhích từng li, từng li, lầm lì, đi từng bước, tùng bước, tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng, cùng tới đích, rung một hồi chuông vang. 
* PP trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài, HS ghi vở.
* PP luyện tập – thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu và bài thơ.
- 2 HS đọc lại.
- HS làm mẫu 1 phần.
- HS khác nhận xét - GV nhận xét, chốt.
- HS làm bài vào vở.
- HS chữa miệng.
- HS khác nhận xét. 
- GV nhận xét, chấm điểm.
Bài 2 : Dựa vào bài thơ trên, viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
Bác kim giờ nhích về phía trước như thế nào?
- Bác kim giờ nhích về phía trước từng li, từng li.
- Bác kim giờ nhích về phía trước một cách thận trọng.
Anh kim phút đi như thế nào?
- Anh kim phút đi từng bước, từng bước.
- Anh kim phút đi thong thả từng bước một.
Bé kim giây chạy lên trước hàng như thế nào?
- Bé kim giây chạy lên trước rất nhanh.
- Bé kim giây chạy lên trước hàng một cách tinh nghịch,...
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS làm bài vào vở.
- HS chữa miệng.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt đáp án.
Bài 3 : Viết câu hỏi cho bộ phận in đậm:
a.Trương Vĩnh Ký hiểu biết rất rộng.
- Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào?
b. Ê- đi –xơn làm việc miệt mài suốt ngày đêm.
- Ê- đi –xơn làm việc như thế nào?
c. Hai chị em thán phục nhìn chú Lí.
- Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào?
d.Tiếng nhạc nổi lên réo rắt.
- Tiếng nhạc nổi lên như thế nào?
- Câu hỏi : Các từ in đậm có đặc điểm gì ? (là các từ chỉ hoạt động, đặc điểm) => Các từ ngữ như thế này có thể trả lời cho câu hỏi Như thế nào ?)
- 1 HS đọc yêu cầu và các câu văn.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS chữa miệng. 
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS đặt câu hỏi. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
1’
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại 3 cách nhân hoá => dặn dò : vận dụng khi làm bài
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • dociao_an_luyen_tu_va_cau_tuan_21_bai_mo_rong_von_tu_sang_tao_d.doc